Cảnh báo bệnh xoắn khuẩn vàng da nguy hiểm sau bão Yagi

Sau đợt mưa lũ lịch sử do bão Yagi gây ra tại các tỉnh phía Bắc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có tiếp nhận nhiều ca mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da gây suy thận nguy hiểm.

Bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospira) là bệnh lý có tính chất đặc thù, do khả năng sống tự do trong đất, trong nước ngọt và hàng tháng trong môi trường nước mặn. Ở nước ta, bệnh hay gặp ở những người làm công việc trong rừng như bộ đội, công nhân địa chất, lâm nghiệp, công nhân chăn nuôi và nông dân. Đặc biệt, sau đợt mưa lũ lịch sử do bão Yagi gây ra tại các tỉnh phía Bắc, nhiều trường hợp đã mắc những triệu chứng của bệnh nguy hiểm này.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận nhiều ca mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da gây suy thận nguy hiểm.

Bệnh nhân T.V.Đ (sinh năm 1971, Yên Bái) được Bệnh viện Đa khoa Yên Bái chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết không xác định, suy gan, suy thận nặng, an thần, thở máy, duy trì các thuốc vận mạch.

Bệnh nhân có tiền sử bị gút mạn, phát hiện cách đây 2 năm. Khoảng 9 tháng trước, bệnh nhân kiểm tra sức khỏe tại nơi làm việc và phát hiện men gan cao, chưa phát hiện xơ gan.

Vừa qua, gia đình bệnh nhân sống trong vùng bão lũ, toàn bộ nhà bị ngập. Trong quá trình dọn dẹp phòng chống lũ, bệnh nhân có tiếp xúc nhiều với nước, bùn đất. Cách thời gian vào viện khoảng 1 tuần, bệnh nhân có biểu hiện đau mỏi cơ toàn thân.

Ngày 20/9, bệnh nhân xuất hiện sốt rét, run, không rõ nhiệt độ, đau mỏi cơ vùng chân nhiều hơn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, kèm đau vùng bắp chân 2 bên.

Ngày 23/9, bệnh nhân đi khám và phát hiện tình trạng suy thận. Ngày 24/9, bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Yên Bái trong tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, sốt, đại tiện phân lỏng, tụt huyết áp, suy hô hấp, ý thức giảm. Bệnh nhân được đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da nguy hiểm sau bão Yagi. Ảnh: BVCC

Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm khuẩn huyết có sốc, theo dõi do Leptospira, viêm phổi, viêm tụy cấp, suy thận cấp, gút, xơ gan. Sau 4 ngày nhập viện, được làm xét nghiệm tầm soát, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, cấy máu bệnh nhân có kết quả dương tính với Leptospira.

Sau 9 ngày điều trị, hiện tại sức khoẻ của bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt, không phải duy trì thuốc vận mạch, không phải thở ô xy, chức năng gan thận đã tiến triển. Bệnh nhân có thể ra viện trong tuần tới.

Ngoài trường hợp bệnh nhân Đ., Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận 5 người (ở Thái Nguyên) trong tình trạng sốt, mệt mỏi.

5 người có quan hệ huyết thống (gồm 2 vợ, chồng, con và hai cháu). Trong đó, vợ, con và 2 cháu điều trị tại Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, còn người chồng (bệnh nhân N.V.C, 48 tuổi) phải nhập Khoa Cấp cứu do diễn biến nặng, men gan tăng cao, suy thận cấp và giảm tiểu cầu.

Khoảng 4 ngày sau trận lũ lịch sử do bão Yagi gây ra tại các tỉnh phía Bắc, bệnh nhân N.V.C bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt cao không rõ nguyên nhân, kèm mệt mỏi, khó thở, bụng chướng căng và đau vùng mạn sườn phải. Bệnh nhân tiểu ít, tình trạng sức khỏe ngày càng kém.

Bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt sử dụng nhưng các triệu chứng không thuyên giảm. Bệnh nhân đến cơ sở y tế địa phương thăm khám và được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Theo lời kể của người thân, gia đình bệnh nhân sinh sống trong căn nhà cấp 4 tại vùng ngập nặng của Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Trận lũ khiến nước ngập sâu tới 1,8 mét, gia đình phải sinh hoạt trong điều kiện nước lũ ô nhiễm. Đồ dùng trong nhà đều ngập trong nước, chuồng trại chăn nuôi cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Dựa trên yếu tố dịch tễ, đặc biệt việc sống trong môi trường ngập lụt lâu ngày và tiếp xúc trực tiếp với nước lũ, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân N.V.C và 4 thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da.

Cách phòng ngừa bệnh xoắn khuẩn Leptospira

Ảnh minh hoạ: Mediatec.

ThS.BS Phạm Thanh Bằng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết, bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae gây ra.

Leptospira thâm nhập vào cơ thể người qua những vết xước ở da, niêm mạc khi tiếp xúc với nước bị nhiễm khuẩn (đồng ruộng, ao, hồ, vũng nước đọng). Thậm chí nếu tiếp xúc lâu với môi trường nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua da, niêm mạc lành.

Bệnh hay gặp vào mùa mưa do xoắn khuẩn lan theo dòng nước. Trận lũ lụt do bão Yagi vừa qua tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát tán của vi khuẩn Leptospira, đặc biệt tại các vùng chăn nuôi lợn, nơi hệ thống vệ sinh không đảm bảo.

Bác sĩ Bằng chia sẻ: "Hiện tại, bệnh nhân N.V.C được theo dõi chặt chẽ tại Khoa Cấp cứu trong tình trạng suy thận cấp, men thận tăng cao gấp 6 lần bình thường và không có nước tiểu trong 12 giờ qua là những dấu hiệu đáng lo ngại. Chúng tôi đang nỗ lực điều trị các triệu chứng suy thận và tăng men gan do xoắn khuẩn vàng da gây ra".

Cũng theo Bác sĩ Bằng, ở Việt Nam, bệnh Leptospira vẫn xuất hiện tản phát, đặc biệt tại các vùng lụt lội, lũ. Dù đã giảm đáng kể so với những thập kỷ trước đây nhưng bệnh vẫn là mối đe dọa sức khỏe đối với những người tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước lũ, nhất là các khu vực chăn nuôi gia súc.

Bệnh Leptospira có thể điều trị bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm, nhưng với tình trạng của bệnh nhân N.V.C, việc theo dõi diễn biến bệnh là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Để phòng ngừa bệnh Leptospira, Bác sĩ Bằng khuyến cáo, các chuồng trại chăn nuôi súc vật, lò mổ phải cao ráo, dễ thoát nước, thường xuyên được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tẩy uế.

Tại các cơ sở chăn nuôi súc vật, các lò mổ, bể bơi cần phải kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ các chất thải để xử lý kịp thời phòng chống chuột và vệ sinh môi trường.

Những người làm việc trong môi trường nước lũ hoặc chuồng trại cần trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, ủng, găng tay để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

User
Ý KIẾN

Sau đợt mưa lũ lịch sử do bão Yagi gây ra tại các tỉnh phía Bắc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có tiếp nhận nhiều ca mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da gây suy thận nguy hiểm.

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như thúc đẩy sự tiến bộ trong lĩnh vực phòng bệnh.

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bé gái (3 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng búp ngón tay bị đứt lìa do bị kẹp tay vào cửa của siêu thị.

Tuổi thọ bình quân của Việt Nam những năm gần đây tăng lên, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Trung bình một người cao tuổi hiện phải “chung sống” với 3 bệnh lý phối hợp; chất lượng sống người cao tuổi hiện nay chưa tương xứng với tuổi thọ.

Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các cơ sở giáo dục, nhất là cấp tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các bữa ăn bán trú cho học sinh.

Bắt đầu từ 1/10, 30 trung tâm y tế được bàn giao về UBND các quận, huyện, thị xã quản lý. Hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không bị xáo trộn. Sở Y tế Hà Nội vẫn hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các trung tâm y tế về chuyên môn nghiệp vụ.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 6 trường hợp so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.

2 học sinh trường THCS Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội, đã có dấu hiệu ngộ độc sau khi sử dụng nước ngọt đóng chai được phát miễn phí ở cổng trường.

Các bác sĩ khoa Ngoại theo yêu cầu - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối u có kích thước lên đến 20 cm choán gần hết lồng ngực. Bệnh nhân đã phát hiện u cách đây một năm nhưng từ chối phẫu thuật.

Theo Bộ Y tế, thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các chất kích thích như rượu bia, ma túy là những mối đe dọa tới sức khỏe của trẻ em.

Workshop dành riêng cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi phát triển chiều cao, cân nặng để giải đáp về "giảm nguy cơ béo phì và thấp còi cho trẻ" đã diễn ra tại Triển lãm giáo dục quốc tế Vietedu fair 2024.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm.

Giải mã gen là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ - thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày hôm qua tại Hà Nội.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố năm 2024.

Hà Nội đã bắt đầu bước vào đầu giai đoạn cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết khi điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, kết hợp mưa nhiều.

"Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì hạnh phúc của chính mình, vì tương lai của đất nước” là chủ đề của Ngày tránh thai thế giới 26/09 năm nay.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang mới đây đã thực hiện thành công 3 ca ghép thận. Đây là bước tiến quan trọng giúp cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo có cơ hội trở lại cuộc sống bình thường.

Trong hai ngày 25/9 và 26/9/2024, Công an TP.HCM ghi nhận một số vụ việc mạo danh Thanh tra Sở Y tế lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai công tác y tế trường học năm học 2024-2025 trên địa bàn thành phố, gồm 8 mục tiêu và 10 chỉ tiêu về công tác y tế trường học.

Bệnh viện Nhi Hà Nội đóng trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông đã sẵn sàng phục vụ khám chữa bệnh về chuyên khoa Nhi giảm tải cho Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Nhi Trung ương.

Củng cố mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho người di cư là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Di cư và sức khỏe người di cư nội địa” do Cục Dân số (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tại Việt Nam tổ chức ngày hôm qua tại Hà Nội.

Ngày 24/9, anh L.A.H - người may mắn nhận được trái tim xuyên Việt từ một chàng trai 32 tuổi không may qua đời vì tai nạn ở Hà Nội đã chính thức được xuất viện.

Trong hai tháng triển khai thí điểm tích hợp giấy chuyển tuyến lên VNeID tính từ ngày 1/7, đã có gần 1 triệu giấy được cổng tiếp nhận, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người bệnh khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).

Sáng nay 25/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Thanh tra Sở Y tế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 11 cơ sở hành nghề y, dược với số tiền gần 346 triệu đồng, đình chỉ hoạt động của hai đơn vị trong thời gian 03 tháng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội báo cáo, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 285 ca mắc sốt xuất huyết, 23 ổ dịch sốt xuất huyết tại 19 quận, huyện, thị xã.

Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.

Mỗi ngày, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba tiếp nhận hàng trăm lượt bệnh nhân đến thăm khám và điều trị liên quan đến răng miệng. Bệnh viện đang triển khai nhiều kỹ thuật mới trong điều trị nha khoa.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn năm 2024.

Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, 60 điểm tiêm chủng trên địa bàn sẽ hoạt động xuyên suốt từ 7h30 đến 17h00 mỗi ngày, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật để phục vụ người dân thành phố.

40% nguyên nhân vô sinh là nam giới, 40% từ nữ, 10% đến từ cả hai và 10% chưa rõ nguyên nhân, đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo khoa học lần thứ 5 do Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức.

Chỉ trong 10 ngày qua, bệnh viện ở Lạng Sơn đã tiếp nhận 13 ca bị rắn cắn, trong đó 3 ca bị rắn lục cắn, 10 ca là do các loại rắn khác.

Sở Y tế TP.HCM đã triển khai phần mềm tra cứu thuốc cấp cứu, với 14 bệnh viện tham gia tra cứu, chia sẻ 37 loại thuốc.

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện nay 100% trường mầm non và phổ thông trên địa bàn TP.HCM đã bố trí nhân viên phụ trách công tác y tế trường học.

Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đang được Bộ Y tế xây dựng, dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua, Bộ đề xuất người bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, bệnh nặng có thể đến thẳng cơ sở y tế có chuyên môn để được khám chữa bệnh mà không cần chuyển tuyến.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều bệnh nhân gặp tai nạn nghiêm trọng do lũ lụt đã được chuyển về tuyến cuối là Bệnh viện Việt Đức, trong đó 6 ca nặng trong vụ sạt lở tại làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã được chuyển về đây để tiếp tục điều trị.

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, sau mưa bão, lũ lụt, rất nhiều vi sinh vật, chất thải trôi theo dòng nước gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ...

Một nội dung quan trọng của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi là chi trả bảo hiểm y tế cho việc chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh có tỷ lệ mắc cao, gánh nặng bệnh tật lớn và đạt hiệu quả khi điều trị can thiệp sớm như ung thư vú, ung thư cổ tử cung; điều trị một số bệnh nặng, hiểm nghèo.

Để học sinh được thụ hưởng bữa ăn đảm bảo chất lượng, tạo sự yên tâm cho phụ huynh, việc cung cấp bữa ăn hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng là vấn đề cần thiết của các bếp ăn ở trường học.

Ngày 19/9, Bộ Y tế phát đi công điện số 1757 về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4.

Bộ Y tế cho biết, theo quy định của Luật Dược 2016, có gần 700 loại thuốc và nguyên liệu được gia hạn giấy đăng ký lưu hành.

Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa bão, Bộ Y tế khuyến cáo người dân lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, ăn thức ăn nấu chín và uống nước đun sôi.

Chính phủ vừa ban hành Quyết định bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.

“Sàng lọc trước sinh và sơ sinh” là chương trình đang được TP. Hà Nội đẩy mạnh, thực hiện từ các bệnh viện tuyến huyện có chuyên khoa sản, nhằm nâng cao chất lượng dân số.

Sáng nay (18/9), Hội thảo "Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường" đã được tổ chức nhằm đưa ra vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.

Tỷ lệ vô sinh đang gia tăng, trong đó khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Thông tin được đưa ra tại Hội thảo về sức khoẻ sinh sản mới được tổ chức tại Hà Nội.