Cảnh báo tình trạng thất thoát tài nguyên đất

Quy hoạch đô thị ven sông Hồng hiện mới dừng lại ở trên giấy. Nếu không triển khai sẽ dẫn đến việc thất thoát tài nguyên đất. Quỹ đất ven sông, nguồn lực để phát triển đô thị sẽ mất.

Hướng phát triển phía đông của thành phố Hà Nội

Cuối tháng 3/2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quy mô gần 11.000ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện. Câu chuyện khai thác khu vực sông Hồng được đưa ra bàn thảo cụ thể sau nhiều lần chỉ dừng lên kế hoạch.

Ủy viên thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng cho biết, trước đây, quan điểm của chúng ta xem trục sông Hồng là đường biên phát triển Hà Nội. Nhiều bệnh viện trong nội đô di dời ra khỏi thành phố chủ yếu về phía Nam, các trường đại học di dời về phía Tây, chưa có trường học đi qua sông Hồng về phía Đông.

 Thời gian gần đây, những điểm sáng phía Đông xuất hiện ngày càng nhiều, vai trò của chính quyền quan trọng. Khu vực phía Đông tạo sức hút khi dự kiến quận Gia Lâm được thành lập vào năm 2023 rồi đến quận Đông Anh cùng với việc triển khai đô thị sông Hồng.

Cầu Trần Hưng Đạo một điểm nhấn trong quy hoạch đô thị ven sông Hồng. (Ảnh: KT)

“Đô thị ven sông Hồng cần lấy trục kinh tế phát triển tạo sức mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển dịch vụ đi kèm chứ không phải nhà ở. Nếu nhà ở đi trước một bước, trục kinh tế đi chỗ khác thì những khu nhà đó lại thành những khu nhà ma” - kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng phân tích.

Cùng quan điểm, bà Phạm Thị Nhâm, đại diện Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Quốc gia cho rằng, việc lựa chọn dự án đầu tư xây dựng 2 bên bờ sông Hồng cần chú trọng hình thành các trọng điểm kinh tế mới, thay vì lựa chọn chức năng nhà ở thuần túy.

“Không gian chức năng đô thị 2 bên sông và cây cầu kết nối đều phải là những biểu tượng mới về kiến trúc cảnh quan đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Thiết kế đô thị phải để người dân tiếp cận dễ dàng với dòng sông. Mặt khác, đô thị hóa 2 bên sông Hồng cần phải tôn vinh các giá trị văn hóa; tạo dựng thêm giá trị văn hóa mới, hiện đại, thân thiện” - bà Phạm Thị Nhâm nói.

Đừng để quy hoạch trên giấy, thất thoát nguồn tài nguyên

Theo ông Đỗ Viết Chiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, so với phía Tây và phía Nam thì phía Bắc và phía Đông Hà Nội đang sở hữu những xung lực tăng trưởng mạnh với lợi thế về hệ thống hạ tầng giao thông, cảng biển nước sâu. Nếu quy hoạch sớm được hiện thực hóa thì phía Bắc và phía Đông sẽ các cực tăng trưởng mạnh, có tốc độ đô thị hóa lớn của Thủ đô. Tuy nhiên, đừng để quy hoạch chỉ trên giấy.

Một phần đồ án quy hoạch đô thị ven sông Hồng. (Ảnh: KT)

“Do tất cả mới chỉ dừng ở quy hoạch nên đã dẫn đến việc thất thoát tài nguyên đất như bãi Tứ Liên đã thành một khu vực phát triển tự phát, không có sự đồng bộ, bài bản trong quy hoạch chung của thành phố. Nếu không triển khai nhanh, quỹ đất ven sông, nguồn lực để nuôi đô thị sẽ bị triệt tiêu” - ông Đỗ Viết Chiến nói.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, khi các đề án quy hoạch được nghiên cứu và công bố đều trở thành cái cớ để không ít người “vin” vào đó đẩy giá bất động sản.

“Thực tế ghi nhận thời gian qua, khi quy hoạch về đô thị ven sông Hồng và triển khai đường vành đai 4 được công bố, giá bất động sản đã bị đẩy cao một cách bất hợp lý. Tại các khu vực này, nhiều chỗ mới chỉ cỏ mọc um tùm, chưa hề được đầu tư bài bản hạ tầng nhưng giá đất cao ngang với các khu vực nội đô Hà Nội” - ông Nguyễn Văn Đính nói.

Những khu vực quy hoạch giá đất bị đẩy lên cao khiến giá bất động sản vượt tầm với của đại bộ phận người dân, kế đó là các khó khăn trong quản lý, thực thi pháp luật khiến thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều bất ổn, quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải được tính toán, triển khai đồng bộ ông Đính phân tích thêm.

Quy hoạch đô thị ven sông Hồng, cần tránh tình trạng tăng giá ảo, giá rất cao nhưng không tạo ra giá trị. Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc hai bên bờ sông với thông tin công khai, minh bạch để hạn chế tiêu cực và sử dụng tốt "mỏ vàng" ven sông Hồng.

User
Ý KIẾN

Cục Đăng ký dữ liệu và thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, tính đến ngày 20/12, cả nước còn 405 huyện chưa xây dựng xong cơ sở dữ liệu giá đất.

Thị trường bất động sản Hà Nội đang bước vào giai đoạn điều chỉnh. Giá chung cư tại Long Biên, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm và Cầu Giấy giảm nhẹ, phản ánh sức ép từ giai đoạn tăng trưởng nóng.

Lối thoát hiểm thứ 2 được coi là cơ hội sống khi chẳng may xảy ra hỏa hoạn. Tuy nhiên, ở các đô thị, nhà ống thường bị xây kín phần ban công để tăng diện tích sử dụng và chống trộm cắp, đã bịt lối thoát hiểm thứ 2. Vi phạm này hiện khá phổ biến nhưng không được quan tâm xử lý.

Nhằm đảm bảo trật tự xây dựng, hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra đối với loại hình nhà ở riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật chung trong thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ.

Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực áp dụng từ nay đến ngày 31/12/2025.

Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.

Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².

Ngành bất động sản Việt Nam đang hòa cùng làn sóng chuyển đổi xanh trên toàn cầu với số lượng dự án xanh tăng nhanh. Tính đến nay, cả nước có hơn 400 dự án.

Theo thống kê mới nhất, dân số Việt Nam gần chạm ngưỡng 100 triệu người với mức tăng dân số hàng năm khoảng 0,95%. Từ đó kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng nhanh.

Thời gian qua, giá bất động sản ghi nhận mức tăng đột biến nghịch lý là lượng hàng tồn kho cũng không ngừng gia tăng. Hàng loạt dự án treo, những khu đô thị ma, các căn biệt thự bỏ hoang cỏ mọc um tùm gây lãng phí đất đai.

Sáng nay, 19/12, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê.

Việc đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo năm sở hữu có thể giảm tình trạng đầu cơ, lướt sóng, tuy nhiên cần nghiên cứu lộ trình cụ thể cũng như điều kiện áp dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta.

Triển lãm Quốc tế VietbuilHome TP Hồ Chí Minh 2024 khai mạc sáng nay, 18/12, tại trung tâm triển lãm SkyExpo Việt Nam ở Quận 12. Đây là sự kiện cuối cùng trong chuỗi 10 kỳ triển lãm của năm 2024.

Làm thế nào giảm giá nhà để người dân dễ tiếp cận nhà ở là nội dung được thảo luận tại tại tọa đàm Bất động sản 2025 do VTV Digital phối hợp cùng hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Thành phố Hà Nội có thêm một dự án nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, được khởi công. Sau khi hoàn thành, sẽ cung cấp 466 căn hộ cho người thu nhập thấp và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang.

Đánh giá về tác động chung của nền kinh tế, các chuyên gia cho biết năm 2024 mang đến nhiều thay đổi và biến động có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường bất động sản.

Thu ngân sách của Hà Nội lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng. Thành phố dự kiến thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất, trong đó tiền sử dụng đất khoảng 36.100 tỷ, tăng hơn 40%.

Sáng ngày 18/12, tại văn phòng bán hàng dự án Anlac Green Symphony (Hoài Đức, Hà Nội), lễ ký kết hợp tác phân phối sản phẩm thấp tầng đợt 3 giữa chủ đầu tư AnLac Group và Đất Xanh Miền Bắc đã chính thức diễn ra.

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa cho biết hiện có 37 dự án sử dụng vốn đầu tư công trong quá trình triển khai gặp khó khăn, vướng mắc, đang phải tạm dừng thi công.

Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện hai dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.

Tập trung rà soát và bám sát theo đúng quy định của pháp luật, hơn một năm qua, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6376 về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực nhà ở, thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng.

Thành phố Hà Nội đang tập trung xử lý dứt điểm hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, đều là những dự án treo, chậm tiến độ cả chục năm qua. Nhiều khu đất vàng để hoang hóa, một nguồn lực lớn về tài chính đang bị chôn vùi gây lãng phí và dẫn đến nhiều hệ lụy trong phát triển đô thị.

Cùng với giá chung cư thì giá đất nền đang có xu hướng chững lại. Nguyên nhân một phần đến từ việc kiên quyết lập lại trật tự trong công tác đấu giá đất ở vùng ven Hà Nội thời gian qua.

Bộ Xây dựng vừa công bố những mục tiêu quan trọng về phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, năm 2025, cả nước dự kiến hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội, đưa diện tích bình quân nhà ở lên 27m² sàn/người và tỷ lệ đô thị hóa đạt tối thiểu 45%.

Ở vùng ngoại thành của các thành phố lớn, tỷ lệ lấp đầy sau “phân lô, bán nền” chỉ là 5%! Con số được nêu lên tại một báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả liên quan đến thị trường bất động sản của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.

Quản lý và khai thác có hiệu quả tài sản công là nhà, đất, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành sắp xếp lại, xử lý đối với 100% cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý, sử dụng.

Những dấu hiệu bất thường trong đấu giá đất đã được chỉ ra từ lâu, sự việc phá đấu giá đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, chỉ như giọt nước tràn ly.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 134 yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Ngày 21/8/2024, Công điện số 82/CĐ-TTg được Thủ tướng ban hành ngay sau những phiên đấu giá có số người tham gia kỷ lục và giá trúng cao bất thường tại 2 cuộc đấu giá ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai và xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Tại Công điện 134/CĐ-TTg ban hành ngày 14/12/2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố rà soát nhu cầu đất ở tại địa phương, xem xét bố trí quỹ đất phù hợp để thực hiện giao đất tái định cư, giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất cho các đối tượng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm công khai, minh bạch.

Năm 2025, căn cứ từ số liệu các địa phương đã đăng ký, Bộ Xây dựng dự kiến cả nước sẽ hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội. Cùng đó, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên mức 27m² sàn/người; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt tối thiểu 45%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ liên quan và các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Tại Công điện 134/CĐ-TTg ban hành ngày 14/12/2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.

Thời gian tới, Hà Nội ghi nhận một số dự án "đắp chiếu" nhiều năm mở bán trở lại.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ môi trường và cảnh quan; phát triển đô thị và nông thôn; phát triển kinh tế; phát triển văn hóa - xã hội và phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Và với điểm mới của Luật Thủ đô, những nhiệm vụ này sẽ là động lực để triển khai quy hoạch hiệu quả.

Sáng 14/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Mới đây, lãnh đạo TP. HCM đã yêu cầu cơ quan chức năng và địa phương phá dỡ khẩn cấp chung cư 440 Trần Hưng Đạo, Quận 5, do nguy cơ đổ sập, mất an toàn.

Theo một báo cáo mới đây, giá bất động sản tại Việt Nam tăng trưởng thuộc top đầu thế giới.

Huyện Sóc Sơn sẽ có phân khu đô thị rộng hơn 1.400 ha thuộc địa bàn 8 xã và thị trấn. Quy hoạch với tỉ lệ 1/2000 vừa được UBND thành phố phê duyệt có quy mô dân số đến năm 2030 khoảng trên 46 nghìn người.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định công bố thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực nhà ở thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng.