Câu chuyện thú vị về ca khúc 'Tiến về Hà Nội'

Cùng với 'Tiến quân ca', cố nhạc sĩ Văn Cao đã để lại cho đất nước, cho Hà Nội, một ca khúc bất hủ, một 'khải hoàn ca' của ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, đó là 'Tiến về Hà Nội'...Song, cũng như nhiều ca khúc khác của ông, 'Tiến về Hà Nội' là cả một câu chuyện ly kỳ và thú vị của người nhạc sĩ.

 

Trùng trùng quân đi như sóng

Lớp lớp đoàn quân tiến về

Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố…

Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về

Như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào… 

Những lời hát của ca khúc 'Tiến về Hà Nội' hết sức quen thuộc với người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Hẳn nhiều người cho rằng, 'Tiến về Hà Nội' được viết trong hoặc sau ngày Giải phóng Thủ đô, bởi lời ca miêu tả một cách sinh động, chân thực hình ảnh của ngày Giải phóng. Song ít ai biết rằng, 'Tiến về Hà Nội' của cố nhạc sĩ Văn Cao  giống như một lời dự đoán trước của lịch sử, khi ca khúc ra đời 5 năm trước ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954.

Sự trùng khớp kỳ lạ

 'Tiến về Hà Nội' được xem như một bài hát mang tính dự báo về ngày Giải phóng Thủ đô nhưng lại trùng khớp một cách kỳ lạ với những gì đã diễn ra sau đó. Vào tháng 10/1954, Hà Nội đón những đoàn quân từ chiến khu Việt Bắc về tiếp quản và hình ảnh những đoàn quân “đi như sóng” tiến về Hà Nội đẹp không khác gì lời bài hát mà nhạc Văn Cao đã viết từ trước đó.

Câu chuyện về sự ra đời của 'Tiến về Hà Nội' đã được cố nhạc sĩ Văn Cao chia sẻ từ nhiều năm trước. Xuất xứ của ca khúc này từ cuộc họp chi bộ ở Liên khu 3, nhạc sĩ Văn Cao đã hứa với đồng chí Khuất Duy Tiến và đồng chí Lê Quang Đạo sẽ viết một ca khúc về Hà Nội.  Đó là vào cuối năm 1948, khi gặp nhau tại cuộc họp chi bộ của Liên khu 3, đồng chí Lê Quang Đạo đã gửi gắm nhạc sĩ Văn Cao rằng: 'Nếu cậu yêu Hà Nội, nhớ Hà Nội thì hãy sáng tác cho Hà Nội một bài hát vừa hùng tráng vừa trữ tình nhé!'.

'Đêm hôm ấy tôi ra về, đi dọc đường làng trăng sáng lung linh bên những bụi tre xanh và những nét nhạc đầu tiên của bài 'Tiến về Hà Nội'  đã đến với tôi "Trùng trùng quân đi như sóng. Lớp lớp đoàn quân tiến về...' Chỉ hai tuần lễ sau đó, tôi đã viết xong ca khúc  'Tiến về Hà Nội', khi ấy là mùa xuân 1949. Bài hát 'Tiến về Hà Nội' của tôi đã được anh Khuất Duy Tiến cho in vào tờ báo Thủ đô hồi ấy”, cố nhạc sĩ Văn Cao kể lại.

Cố nhạc sĩ Văn Cao

Trong vòng hai tuần sau đó, nhạc sĩ đã viết xong ca khúc  'Tiến về Hà Nội'. Bài hát ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh khói lửa mùa xuân năm 1949. Và đến ngày 10/10/1954, bài hát đã vang lên mạnh mẽ, như khúc khải hoàn chào mừng bước chân của những người lính tiến về Thủ đô.

Đến ngày Giải phóng Thủ đô, 'Tiến về Hà Nội' mới nổi tiếng

Đầu năm 1950, nhạc sĩ Tạ Phước đã dàn dựng bài 'Tiến về Hà Nội' phục vụ bộ đội và nhân dân địa phương, vì thế bài hát lan nhanh khắp nơi. Nhưng cũng ngay sau đó, ca khúc bị cất đi do quan điểm được cho là chưa hợp với thời cuộc lúc bấy giờ. Mãi tới ngày Giải phóng Thủ đô,  'Tiến về Hà Nội' mới được khơi dậy và vang lên khắp nơi.

Năm cửa ô đón chào đoàn quân tiến về....

'Chỉ tiếc là ngày ca khúc 'Tiến về Hà Nội' vang lên khắp phố phường vào thời khắc Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, thì tác giả - nhạc sĩ Văn Cao lại không có mặt để chứng kiến vì ông theo theo phái đoàn Văn hóa cứu quốc đầu tiên của Việt Nam sang thăm Liên Xô và Trung Quốc', con trai cố nhạc sĩ Văn Cao - họa sĩ Văn Thao chia sẻ.

Đoàn quân tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954

Nhiều người cho rằng, nếu ca khúc “Người Hà Nội” là lời thề son sắt buổi lên đường, thì  'Tiến về Hà Nội' là lời reo vui của ngày chiến thắng. Bài hát được viết theo thể loại hành khúc, đem lại không khí sôi nổi đầy khí thế, nghe trong câu hát có nhịp chân hành quân gấp gáp đầy kiêu hãnh, xôn xao, hạnh phúc giữa cả rừng cờ hoa chào đón hân hoan.

"Tiến về Hà Nội" là một lời tiên đoán lịch sử thật chính xác, nhưng có lẽ có một điều quan trọng hơn: đây một tác phẩm âm nhạc xuất sắc. Một lời tiên đoán đúng đến mấy thì chỉ sau khi sự việc xảy ra nó mới được kiểm chứng, còn một tác phẩm âm nhạc thì được kiểm chứng từng giây từng phút sau khi ra đời.

Trong những năm tháng 'mịt mù bão lửa' cho đến 'một thời hòa bình', 'Tiến về Hà Nội' vẫn tràn sức sống cho tới tận ngày nay, bởi nó mang lại cho người nghe một cảm giác lạc quan tin tưởng và hạnh phúc khó tả”.

Từ khi ra đời đến nay, âm thanh của  'Tiến về Hà Nội' vẫn thường xuyên vang lên, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô 10/10. Ca khúc như đã trở thành một 'khúc ca khải hoàn' của người Hà Nội trong ngày hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau, một bản hùng ca đầy khí thế, oai hùng, lãng mạn và cả tài tiên đoán của 'chàng Trương Chi' Văn Cao.

(Tổng hợp)

User
Ý KIẾN

Sáng nay 5/10, ngày thứ 2 diễn ra Lễ hội Áo dài Du lịch 2024, chương trình nghệ thuật tổng hợp đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm di sản Hoàng Thành Thăng Long và một số tuyến phố phụ cận.

Công ty Cổ phần Bảo tàng cầu Long Biên, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Cầu Long Biên - cây cầu huyền thoại”, do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tối 4/10, chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo dài" đã diễn ra tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội.

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo dài" đã khai mạc tối 4/10, nhằm tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa của tà áo dài truyền thống Việt Nam, biến áo dài thành sản phẩm quà tặng lưu niệm ấn tượng cho du khách quốc tế.

Thứ trang phục lịch lãm sang trọng ấy từng có thời là thường phục của những phụ nữ thành thị. Trong không gian Hà Nội, ở những nơi phù hợp, với những vị trí công việc phù hợp, hẳn đã đến lúc áo dài hòa vào đời sống thường nhật.

Sáng 4/10, Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển” đã chính thức được khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng 4/10 tại không gian bích họa Phùng Hưng, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã phối hợp với Tạp chí Xưa và nay, cùng các họa sĩ tổ chức chương trình "Ký ức Hà Nội" sắp đặt, tái hiện không gian Hà Nội mùa thu năm 1954.

Hội LHPN huyện Ứng Hòa đã vận động hội viên tham gia chụp ảnh với trang phục áo dài tại các địa danh và làng nghề, nhằm quảng bá tới du khách trong nước và quốc tế biết về truyền thống lịch sử cũng như làng nghề truyền thống lâu đời trên quê hương Ứng Hòa.

Ngày 3/10, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khai mạc Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 và trao giải Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024.

Đầu máy tự lực số hiệu 141-179 - một trong rất ít đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước mang dấu ấn “made in Viet Nam” sắp được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội.

Nhiều năm qua, nhà sưu tập Thúy Anh đã bền bỉ tổ chức chuỗi hoạt động về văn hóa, nghệ thuật thông qua các cuộc triển lãm, mạn đàm về mỹ thuật, văn hóa, văn chương, nhằm lan tỏa không gian, giá trị của văn hóa, con người Việt Nam.

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Bảo tàng Hà Nội sẽ phối hợp với Hội cổ vật Thăng Long trưng bày chuyên đề “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố”, trưng bày giới thiệu bộ sưu tập gần 300 cổ vật của các hội viên các nhà sưu tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào tối 4/10 tới tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội. Đây là sự kiện thường niên và năm nay đánh dấu lần tổ chức thứ ba kể từ năm 2022.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những cửa ô”, nhằm giới thiệu lịch sử của các cửa ô Hà Nội gắn liền với lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.

Trung tâm Thông tin Du lịch - Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án “Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt” nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Tại di tích tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) vừa diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng Bình Thuận và Khai mạc Lễ hội Kate năm 2024.

Tối 1/10, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc triển lãm “Bản diện kim cương II” của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh. Triển lãm độc đáo giới thiệu đến công chúng 80 tác phẩm chân dung về các văn nghệ sỹ danh tiếng của Việt Nam, do họa sĩ sáng tác trong nhiều năm.

Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” diễn ra tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, nằm trong loạt sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tại khu phố cổ Hà Nội sẽ diễn ra chuỗi hoạt động văn hoá ý nghĩa phục vụ người dân và du khách tìm hiểu về lịch sử Hà Nội.

Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật.

Nhiều hoạt động, chương trình như triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, du lịch thực cảnh… sẽ được tổ chức tại các điểm di tích trên phố cổ Hà Nội những ngày tới.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 279 về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024.

Thời gian qua, điện ảnh đóng góp không nhỏ trong việc quảng bá danh lam thắng cảnh và giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới. Hiện ngành du lịch đang tập trung quảng bá xúc tiến du lịch kết hợp với điện ảnh nhằm thu hút các đoàn làm phim thế giới.

Hà Nội đã chuẩn bị sẵn sàng cho chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" được tổ chức tại hồ Hoàn Kiếm vào ngày 6/10 tới. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng, nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và là dấu ấn đặc biệt để quảng bá văn hóa Hà Nội, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch.

Chương trình "Long Biên ký ức hào hùng - Di sản văn hóa - Bản sắc Hà Thành" do quận Long Biên tổ chức để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong khán giả, đồng thời quyên góp được hơn 100 triệu đồng hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ.

Thực hiện kế hoạch của thành phố Hà Nội về phát triển mô hình đọc sách trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức hoạt động thư viện lưu động nhằm phục vụ nhu cầu đọc của nhân dân, nhất là các em thiếu nhi.

Nhằm chung tay bảo vệ môi trường sống, rất nhiều viêc làm thiết thực được triển khai đã mang lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo mỹ quan đô thị và từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Liên đoàn Lao động và Hội Liên hiệp phụ nữ quận Ba Đình đã tổ chức Chung kết Hội thi “Nữ sứ giả du lịch Ba Đình” năm 2024.

Sáng 27/9, Tạp chí Người Hà Nội đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết "Hà Nội & Tôi", tại Phố sách Hà Nội 19/12.

Tối 27/9, UBND thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024, chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”.

Tối ngày 28/9, Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII sẽ diễn ra. Đây cũng là sự kiện mở đầu chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Sở Văn hóa - Thể thao, Đài PT-TH Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan hiện đang hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng cho lễ trao giải.

Hội sách Hà Nội lần thứ 9 năm 2024 với chủ đề 'Hà Nội - Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình' sẽ diễn ra từ ngày 27/9 - 29/9/2024 tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Với hơn 1,4 tỷ dân, nhu cầu đi du lịch nước ngoài tăng mạnh, Ấn Độ đang trở thành thị trường mục tiêu được nhiều quốc gia trên thế giới chạy đua khai thác, trong đó có Việt Nam.

Trung ương Đoàn phối hợp SABECO mang hàng hóa và thực phẩm thiết yếu cho người dân các tỉnh vùng lũ, ước tính giá trị hỗ trợ dành cho mỗi tỉnh là 650 triệu đồng.

Tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế, vừa diễn ra chương trình nghệ thuật Lễ hội Áo dài Huế 2024 với chủ đề “Linh Phụng”.

UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định công nhận Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn, chùa Hương, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức và khu du lịch xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội là Khu du lịch cấp thành phố.

Đại diện Tập đoàn Google cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các dự án nhằm hỗ trợ truyền thông, quảng bá du lịch, văn hoá Việt Nam.

Chiều 23/9, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân đã công bố Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize mùa thứ hai 2024.

Cuối tuần qua, Festival Thu Hà Nội 2024 đã được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, đầy màu sắc, thu hút trên 50.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.

Gần 50 tác phẩm bằng chất liệu màu nước của nhiều họa sĩ đã được trưng bày tại ngôi biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, mang đến cho công chúng những góc nhìn về vẻ đẹp đời thường quen thuộc của Thủ đô.

Hưởng ứng lễ hội Festival Thu Hà Nội 2024, một chuỗi hoạt động ý nghĩa đã được tổ chức nhằm tôn vinh và quảng bá tà áo dài – biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về kế hoạch tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025.

Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề "Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình" sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

"Hỡi đồng bào Thủ đô!" là chủ đề của triển lãm 3D trực tuyến do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thực hiện nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Festival Thu Hà Nội 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử” đã khai mạc vào tối 20/9 tại khu vực vườn hoa Đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm.

Dự kiến Năm Du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 sẽ gồm 62 hoạt động trải dài xuyên suốt bốn mùa. Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia kết hợp Khai mạc Festival Huế và chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật mừng 50 năm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế sẽ diễn ra vào tối 25/3/2025.