Chả cá Lã Vọng

Để thưởng thức chả cá Lã Vọng chính gốc, nhiều người phải tìm đến 14 phố Hàng Sơn, nay là số nhà 14 phố Chả Cá. Đây là nơi gia đình họ Đoàn đã làm ra món chả cá Lã Vọng nổi tiếng lâu đời ở Hà Nội.

Bà Lê Thị Bích Lộc năm nay trên 70 tuổi, là con dâu trưởng của nhà họ Đoàn và cũng là người nắm giữ bí quyết của món ăn nổi tiếng này hơn 50 năm qua.

Người Hà Nội ai cũng biết chả cá Lã Vọng có từ lâu nhưng không phải ai cũng biết nhà hàng được mở từ năm 1871. Trong nhà hàng luôn bày một ông Lã Vọng - Khương Tử Nha ngồi bó gối câu cá - biểu tượng của người tài giỏi nhưng đang phải đợi thời. Vì thế khách ăn quen gọi là chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên nhà hàng và cũng là của món ăn.

Chả cá Lã Vọng. (Ảnh: Internet)

Chả cá ngày nay không còn lạ lẫm với thực khách Hà Thành, bởi có rất nhiều cửa hàng ở Hà Nội kinh doanh món ăn này. Nhưng người làm ra món ẩm thực đặc sắc này là cụ Đoàn Hữu Phúc, người làng Tự Lê, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

Chàng thanh niên xứ Kinh Bắc thuở ấy lên đất Kẻ Chợ làm ăn, gặp cô gái đồng hương Bì Thị Vân rồi nên duyên vợ chồng. Gia đình họ sống trong ngôi nhà nhỏ ở phố Hàng Sơn, phía sau nhà là sông Tô Lịch, gần nơi thuyền bè từ sông Hồng thường mang cá vào bán.

Mỗi khi bạn hữu của cụ Đoàn Hữu Phúc đến chơi, cụ Bì Thị Vân thường mua cá về làm món ăn cùng các loại rau, gia vị để chồng đãi khách. Ngày ấy, cụ Đoàn Hữu Phúc tham gia phong trào yêu nước nên ngôi nhà của gia đình cụ trở thành điểm hội họp kín.

Nhằm tránh sự dòm ngó, họ Đoàn mở nhà hàng chả cá vừa để nuôi sống gia đình, vừa che mắt bọn mật thám Pháp. Chả cá họ Đoàn ngày càng được ưa chuộng, danh tiếng vang khắp đất kinh kỳ, thu hút thực khách không chỉ người Việt.

Phố Chả Cá trước đây có tên là phố Hàng Sơn. Lúc đầu con phố chỉ là một ngõ nhỏ, đi vừa một xe tay. Một số người Phú Thọ đến đây để buôn bán sơn, lâu ngày phát triển ra thành khu phố. Sau năm 1945 không ai bán sơn ở đây nữa, dần dần khu phố nổi tiếng vì quán bán chả cá của gia đình cụ Đoàn Hữu Phúc. Và dù cả phố chỉ có một hàng chả cá, người ta vẫn gọi đây là phố Chả Cá.

Cách ướp cá để làm món ăn này khá đơn giản. Sau khi rửa sạch cá, người đầu bếp sẽ dùng dao lạng hai bên sườn cá, thái từng miếng vừa ăn rồi ướp với nhiều loại gia vị như riềng, mẻ, nghệ... Một món ăn có nguyên liệu không quá cầu kỳ, nhưng lại được lòng thực khách đến vậy có lẽ là do sự kết hợp tài tình của các gia vị và sự khéo léo của người đầu bếp.

Mắm tôm là thứ gia vị quan trọng của món chả cá Lã Vọng, được mua từ một gia đình ở vùng biển Hậu Lộc, Thanh Hóa. Gia đình này có truyền thống làm ra thứ mắm tôm không nơi nào có được.

Tép đánh từ biển lên còn tươi rói phải làm sạch, không để lẫn cát rồi xay nhuyễn và ủ lên men theo quy trình. Thành phẩm làm ra thơm ngon, có độ sánh vừa phải, màu sim tím. Hơn trăm năm qua, mối quan hệ thương mại giữa hai gia đình vẫn được tiếp nối, giữ gìn.

Nhà hàng Chả cá Lã Vọng không chỉ nức tiếng gần xa mà đã đi cả vào thơ văn. Các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Băng Sơn... từng xuýt xoa mà viết bao điều ca ngợi về món ăn độc nhất vô nhị này. Năm 1989, thương hiệu Chả cá Lã Vọng đã được Nhà nước chính thức công nhận.

Chả cá Lã Vọng nức tiếng gần xa đã đi cả vào thơ văn. (Ảnh: Internet)

Trong “Miếng ngon Hà Nội”, nhà văn Vũ Bằng viết: “Món chả cá này, muốn ăn cho thật thú, lắm khi cũng phải cầu kỳ một chút, không thể nào xong thôi. Nhất là các gia vị thì có những thứ không thể nào thiếu được: Hành, mắm tôm, chanh ớt, lạc rang, bánh đa vừng…

Còn về rau cũng không nhiều, nhưng thiếu một thứ, bữa chả kém ngon đi nhiều lắm. Đầu vị là rau thì là và hành hoa. Sau khi đã sửa soạn các đĩa rau và các gia vị rồi, mời ông nâng chén nhắm “chay” vài củ lạc hay mấy miếng bánh đa; nhà bếp đem chả gắp lên, gỡ ra bát, rồi phủ thì là, rưới mỡ nóng lên là ta lên đũa… nhắm ngay đấy, đừng có để chùng chình mà nguội!

Trên lớp rau thì là êm ái mướt xanh như nệm cỏ, những miếng cá nục nạc màu vàng nghệ nằm thảnh thơi như những đứa bé nằm chơi ở cánh đồng quê trông thật ngộ nghĩnh và đẹp mắt. Tiếng mỡ nóng phi hành hoa rưới lên kêu lép bép mới làm cho lòng khách ăn rộn ràng làm sao!...”.

Ngay từ khi về làm dâu gia đình họ Đoàn, bà Lộc đã học hỏi, tuân thủ những nguyên tắc, bí quyết chế biến món gia truyền này. Theo bà Lộc, thời gian đầu, món chả cá được chế biến từ cá anh vũ bởi giống cá này thịt chắc, thơm ngon, bổ dưỡng. Nhưng cá anh vũ ngày càng khan hiếm. Vì thế, gia đình chuyển sang chế biến bằng cá quả hoặc các loài cá da trơn khác.

Sau hai tiếng tẩm ướp cho gia vị ngấm đều mới đem kẹp bằng thanh tre và nướng trên than Tàu. Dù bây giờ có nhiều loại lò nướng tân tiến nhưng chả cá Lã Vọng vẫn được làm theo cách gia truyền để miếng cá chín đều, chắc, đượm mùi thơm.

Chả cá Lã Vọng là một món ăn tinh tế, thanh nhã, cầu kỳ (ẢNh: Internet)

Khi chuẩn bị thưởng thức chả cá Lã Vọng, những kẹp cá nướng chín vàng ươm sẽ được trút vào trong chảo mỡ đang sôi. Những loại rau được ăn kèm gồm thì là và hành hoa cắt khúc dài. Ăn món này phải ăn ngay khi còn nóng và ăn kèm với bánh đa vừng nướng giòn, bún rối, lạc rang bùi bùi, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ. Mỗi thứ một chút rồi chấm vào bát mắm tôm đã được pha với chanh điểm thêm vài lát ớt đỏ vô cùng hấp dẫn.

Chẳng thế mà hơn 140 năm qua, nhà hàng Chả cá Lã Vọng chưa bao giờ vắng khách và trở thành địa chỉ thu hút du khách trong và ngoài nước khi tới Hà Nội.

Năm 2016, chả cá Lã Vọng được CNN đánh giá là một trong những món Việt ngon nhất thế giới.

Ngày nay, vì sự thơm ngon khó cưỡng của món chả cá này, vì nhu cầu của thực khách mà ngày càng có nhiều quán chả cá Lã Vọng được mở lên tại Hà Nội. Quán chả cá sang trọng cao cấp cũng có, quán chả cá bình dân, vỉa hè cũng có, nhưng không nhiều trong số đó có được nét hương vị truyền thống xưa của món chả cá Lã Vọng trứ danh.

Người Hà Nội xưa luôn đánh giá cao sự tinh tế, thanh nhã trong thưởng thức ẩm thực. Có lẽ cũng vì nguyên nhân này mà món chả cá Lã Vọng mặc dù dân dã nhưng lại trở thành một nét ẩm thực tinh túy đặc trưng của Hà Thành.

User
Ý KIẾN

Một tháng trở lại đây tại Hà Nội có món “Phở treo” đặc biệt trên phố Báo Khánh, quận Hoàn Kiếm. Phở treo có cách làm giống các loại phở khác nhưng lại mang hương vị của sự san sẻ, ấm áp, của tình người nơi đô thành.

Trà chanh có nhiều nơi bán, nhưng uống trà chanh trên phố cổ luôn đem lại cảm giác khác biệt.

Là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu, quảng bá du lịch mùa thu Hà Nội, Lễ hội Quà tặng du lịch 2024 mới được khai mạc tại không gian phố đi bộ Trần Nhân Tông. Đây không chỉ là cơ hội để người dân có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm thủ công mỹ nghệ giá trị, đẹp mắt đặc trưng của Thủ đô, mà còn là dịp để du khách quốc tế tìm hiểu, trải nghiệm sâu sắc nét đẹp văn hóa Hà Nội thông qua những sản vật độc đáo.

Ăn quà vặt đêm đã dần như một thói quen, một nét văn hóa đã hình thành suốt vài chục năm qua, góp thêm sự phong phú trong bức tranh ẩm thực của đất Hà Thành.

Trong tiết trời mùa thu mát dịu thế này, không gì tuyệt vời hơn sáng ngày thứ Bảy được dạo quanh phố cổ Hà Nội, thưởng thức một cốc trà sen, một dúm cốm để cảm nhận rõ hương vị mùa thu...

Ăn chay ngày nay không còn giới hạn trong tôn giáo hay với những người giảm béo, chữa bệnh mà đã trở thành xu hướng. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do, bao gồm niềm tin tôn giáo, lựa chọn lối sống xanh, các mối quan tâm về đạo đức, tính bền vững của môi trường, lợi ích sức khỏe...

Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas mới công bố danh sách 86 món ăn có nấm ngon nhất thế giới, trong đó, thịt đông xếp thứ 44, canh bóng xếp thứ 60.

Khi ánh nắng mùa hè dần nhường chỗ cho sắc vàng hanh hao cùng những cơn gió heo may thì đó là thời điểm Hà Nội vào thu và cũng là lúc hương cốm dịu nhẹ lan tỏa khắp phố phường. Hương cốm gọi thu về.

Phở Hà Nội là món ăn đặc trưng của mảnh đất Hà Thành, mang đậm nét văn hóa ẩm thực Việt Nam được rất nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích. Theo dòng thời gian, phở Hà Nội nay càng phong phú và hấp dẫn hơn, đem tới nhiều trải nghiệm thú vị cho mọi thực khách khi thưởng thức.

Vài năm trở lại đây, ẩm thực của Việt Nam đã được nhiều du khách nước ngoài, các tạp chí quốc tế khen ngợi, một số món ăn đã được vinh danh, lọt vào top những món ngon hàng đầu thế giới. Trong đó, bánh rán Việt Nam cũng đã được CNN bình chọn, đánh giá và lọt top 30 món ăn chiên rán thơm ngon nhất thế giới.

Di chuyển qua những con phố, bún ốc dạo là một trong những món quà phố cổ vẫn được duy trì từ bao năm nay và được nhiều thực khách yêu thích.

Từ lâu, phở là món ăn đã gắn với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hoá ẩm thực của Thu đô. Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di sản Văn hoá Phi vật thể Quốc gia.

Tại Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã đưa "Tri thức dân gian Phở Hà Nội" vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định đưa "Tri thức dân gian Phở Nam Định, tỉnh Nam Định" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hà Nội không chỉ nổi tiếng với văn hóa và lịch sử mà còn được biết đến bởi ẩm thực đặc trưng. Và chả rươi là một trong số đó. Hà Nội tuy không phải là nơi có con rươi, nhưng ở đây lại có nhiều món ăn được chế biến từ rươi ngon nhất.

Chè là món quà quen thuộc của bao thế hệ người Hà Nội. Cùng với sự đổi thay của nhịp sống hiện đại, món ăn này đã đa dạng hơn với nhiều loại chè khác nhau nhưng những quán chè truyền thống mang đậm hương vị Hà Nội xưa vẫn được rất nhiều người yêu mến.

Không gì bằng vừa thưởng trà sen tao nhã, vừa tìm hiểu nghệ thuật ướp trà sen cầu kỳ, cẩn trọng. Từ xa xưa, khu vực Hồ Tây (Quảng An) trồng rất nhiều sen, người dân đã biết cách lấy trà xanh Tân Cương của vùng đất chè Thái Nguyên đem ướp với dòng hoa sen Bách Diệp được trồng ở Hồ Tây cho ra một hương vị trà rất đặc biệt.

Dưa cải muối chua là món ăn dân dã, quen thuộc ở Việt Nam, là món ăn kèm có tác dụng kích thích vị giác.

Tripadvisor vừa công bố Top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới, trong đó Hà Nội góp mặt nhờ bản sắc văn hóa ẩm thực tinh tế, lôi cuốn, hấp dẫn.

Ở Hà Nội có một số món ăn dù nguồn gốc không phải ở Hà Nội, thế nhưng theo thời gian, món ăn đó đã được biến tấu trở thành một thức quà mang hương vị truyền thống của Thủ đô. Một trong số đó là món nộm bò khô.

Cháo sườn là một món ăn khá quen thuộc đối với nhiều người bởi dễ ăn, thanh đạm mà bổ dưỡng.

Để thưởng thức chả cá Lã Vọng chính gốc, nhiều người phải tìm đến 14 phố Hàng Sơn, nay là số nhà 14 phố Chả Cá. Đây là nơi gia đình họ Đoàn đã làm ra món chả cá Lã Vọng nổi tiếng lâu đời ở Hà Nội.

Ẩm thực Hà Nội dường như là sự hội tụ tinh hoa ẩm thực của mọi miền. Trong số những tinh hoa ẩm thực ấy phải kể đến món bún thang. Đây được xem là một trong những món ăn tinh tế, chế biến cầu kỳ bậc nhất của người Hà Nội.

Ở Hà Nội, hầu như con phố nào cũng có hàng phở. Phở là món ăn sáng quen thuộc đã đi vào cuộc sống của người Hà Nội. Vậy nên các quán phở cũng vì thế mà luôn sáng đèn từ rất sớm để kịp có phở phục vụ thực khách.

Con ngõ Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng) chỉ dài gần 200m, nhưng nơi đây khá nổi tiếng với các món ăn về ngan, vịt như vịt luộc, vịt nướng, canh măng tiết, bún,…

Bánh tôm hồ Tây là một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ kinh kỳ, đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người Hà Nội.

Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói bình dị và thanh lịch như cốt cách người Hà Nội .

Ngày 21/6, Michelin đã công bố danh sách 42 cơ sở ăn uống của hạng mục Bib Gourmand tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Bánh đúc nộm là một trong những món ăn giản dị, được nhiều người Hà Nội yêu thích mỗi dịp vào hè bởi hương vị ngọt nhẹ, thanh mát, dễ ăn.

Vào mỗi độ tháng 6 hằng năm, sen Tây Hồ lại bước vào mùa đẹp nhất. Sen Tây Hồ không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp thanh tao, hương thơm ngát đặc trưng mà bởi loại sen này là nguyên liệu chính làm nên trà sen Tây Hồ trứ danh.

Không chỉ thơm ngon, thuận tiện và dễ uống, nước ép trái cây cũng là thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, thức uống giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng.

Ấn bản Michelin Guide vừa chính thức cập nhật danh sách các nhà hàng đạt giải Bib Gourmand 2024 ở Hà Nội và TP.HCM, đã tạo nhiều tranh cãi trong giới ẩm thực Việt.

Dạo quanh Hà Nội, hầu như ở đâu có các khu tập thể cũ, ở đó có các hàng bán đồ ăn vặt, không ít thì nhiều.

Theo quan niệm dân gian, tháng 5 âm lịch là thời điểm có nhiều dịch bệnh do thời tiết nóng bức, ẩm ướt. Một số món ăn, trong đó có rượu nếp, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.

Với người Hà Nội thì khu vực Hồ Gươm có lẽ đã trở thành một nơi lưu giữ nhiều ký ức thân thuộc không thể nào quên. Mỗi góc nhìn, mỗi cảnh vật dù rất bé nhỏ tồn tại quanh Hồ Gươm đều mang trong mình biết bao câu chuyện, tình cảm được tâm hồn con người cất giữ. Gắn liền với tuổi thơ và bao niềm mơ ước của các thế hệ người Hà Nội đó chính là kem Tràng Tiền.

Trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), trên mâm lễ cúng gia tiên của nhiều gia đình không thể thiếu món rượu nếp thơm nồng truyền thống.

Chén trà sen đầm Trị - Tây Hồ tỏa hương mãi trong lòng những người yêu trà mỗi khi nhắc đến. Đó là dấu ấn riêng của trà sen Tây Hồ.

Quẩy Hà Nội chẳng cầu kỳ, phức tạp nhưng lại là một trong những món ăn kèm ưa thích của nhiều người.

Việc nâng tầm giá trị ẩm thực Hà Nội, xây dựng thành sản phẩm du lịch ẩm thực đang được thành phố quan tâm, góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Một sớm cuối tuần, sau những bộn bề công việc, còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi nhâm nhi một tách trà ướp sen Tây Hồ để cảm nhận hương thơm tinh khiết của hoa và dư vị ngọt dịu tan chậm trong miệng. Trà sen Tây Hồ, thức uống mang đậm nét văn hóa, tinh tế của người Hà thành, là món quà quý cho những người đi xa nhớ về miền đất kinh kỳ.

Những gánh hàng nặng trĩu mang đủ thức quà từ lâu đã trở thành một phần tất yếu của nhịp sống thủ đô, len lỏi vào từng ngóc ngách và hòa chung hơi thở của phố thị.

Người Hà Nội thưởng thức chè cả bốn mùa. Chè sen, chè đỗ xanh, chè đỗ đen giải nhiệt những trưa hè oi bức; xôi chè, chè trôi tàu nóng hổi ngon tuyệt cho một chiều đông lạnh.

Kem Hà Nội ngon nức tiếng, không chỉ là một món tráng miệng đơn thuần mà còn là một phần văn hóa của người dân Thủ đô. Mặc cho những hàng kem sang trọng mọc lên hàng loạt gần đây, ba quán kem tuổi đời hơn nửa thế kỷ vẫn giữ nguyên sức hút đặc biệt, là điểm đến yêu thích của cả dân địa phương và du khách.

Canh chua cá, món canh chua ngọt rất bản địa của Việt Nam, đã được tạp chí ẩm thực quốc tế TasteAtlas vinh danh trong top 10 món cá được đánh giá ngon nhất thế giới.

Đối với người Hà Nội, cháo đậu phụ, cà muối là một món ăn vô cùng giản dị và quen thuộc. Qua tài chế biến và kết hợp khéo léo của người thợ làm bếp một bát cháo đặc, kèm với đậu rim, cà muối cứ thế mà làm say lòng thực khách Hà thành.

Nước mơ vốn là thứ nước khát giải nhiệt ngày hè được nhiều người yêu thích. Quả mơ khi được ngâm kỹ với đường sẽ tạo thành loại thức uống có vị chua thanh và mùi thơm khó cưỡng.