Cha tôi – thế hệ Điện Biên

Trải qua các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đất nước ta đã sản sinh ra những thế hệ thanh niên đại diện cho mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Như thế hệ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; thế hệ một thời hoa đỏ 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'; thế hệ 'sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử' trong chiến tranh bảo vệ biên giới...

Chiều nay, Hường sẽ chia sẻ câu chuyện của Trần Minh kể về người cha của anh - thế hệ Điện Biên năm xưa.

"Cha tôi thuộc thế hệ đã góp máu xương vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đó là thế hệ sinh ra và lớn lên dưới ách đô hộ của chế độ thực dân. Họ có lòng tự trọng dân tộc, đau xót và đồng cảm khi thấy đồng bào mình bị bóc lột, áp bức. Họ tự nguyện thoát ly gia đình đi theo cách mạng, đi theo lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", cùng lời thề "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Một bộ phận không nhỏ thế hệ làm nên chiến thắng Điện Biên là lớp cán bộ tiền khởi nghĩa, họ là những "công thần" của chế độ nhưng không mảy may vướng vào thứ chủ nghĩa công thần.

Ngày đó, những người như cha tôi sống trong sáng, sống có lý tưởng, làm gì biết đến tham ô, tham nhũng; làm gì biết đến tha hóa, đồi bại; làm gì biết luồn cúi, nịnh bợ, ô dù để vụ lợi  cá nhân... Đó là đánh giá của thế hệ hôm nay khi nhìn về thế hệ chống Pháp như cha tôi. Khẳng khái là đặc trưng tính cách của cha tôi cũng như một số  bạn bè cùng thế hệ của ông.

Hàng dài xe đạp thồ trên đường ra chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu: TTXVN

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cha tôi là thanh niên xung phong có nhiệm vụ vận chuyển lương thực, đạn dược, quân yếu phẩm cung cấp cho mặt trận. Cũng như tuyến đường Trường Sơn huyền thoại sau này, tuyến đường vận chuyển lên mặt trận Điện Biên, càng tới gần tuyến lửa càng bị giặc Pháp ném bom đánh phá dữ dội, nhằm chặn đường tiếp viện của quân và dân ta. Trong một lần vận chuyển hàng hóa lên mặt trận, cha tôi không may bị thương, nhưng vết thương không phải do bom đạn giặc gây ra mà do cha tôi bị thụt lầy, khiến một thanh tre xuyên vào bắp chân. Vết thương khá nặng, bị nhiễm trùng, khiến ông sau đó phải đi điều trị.

Lúc khỏi bệnh, cha tôi được điều sang Công an Liên khu I công tác. Tại đây, ông được cấp trên phân công làm nhiệm vụ bí mật, thầm lặng làm kinh tế cho Chính phủ cách mạng và phá hoại kinh tế địch... Hoàn thành nhiệm vụ, theo nguyện vọng cá nhân, cha tôi được điều sang làm việc tại Ty Thương nghiệp Hà Nội cho đến lúc nghỉ hưu.

Một lần, khi còn công tác trong ngành thương nghiệp, ông nhận được giấy mời của cơ quan thương binh xã hội gửi về địa chỉ gia đình, mời ông lên làm chế độ thương binh. Ngày ấy, Nhà nước chưa có chính sách cho thanh niên xung phong như bây giờ. Việc được mời lên làm chế độ thương binh làm ông bất ngờ. Cha tôi tự nhủ với bản thân chắc có sự nhầm lẫn nào đó, vì ông chỉ là thanh niên xung phong, mặc dù vết thương xảy ra trong khi làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, nhưng do không phải là bộ đội chính quy nên ông từ chối không làm chế độ thương binh.

Sau này, khi báo đài đưa tin một số vụ tiêu cực phanh phui các đường dây làm giấy chứng nhận thương binh giả, nhìn vết sẹo to tướng ở chân cha, chúng tôi lại trách ông quá khẳng khái, cha tôi chỉ mỉm cười im lặng.

Sự khảng khái khiến ông còn chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí còn bị ghét. Trong thời gian đương chức, ông làm ở bộ phận thanh tra, nhưng liêm khiết, không lợi dụng công việc để trục lợi. Song do quá thẳng thắn, làm mất lòng cấp trên nên mỗi đợt cơ quan phân đất, phân nhà, ông đều không có tên. Đến khi nghỉ hưu, tham gia công tác tại địa phương, ông cũng luôn nói thẳng, nói thật; đấu tranh với những sai phạm, thiếu sót của lãnh đạo phường. Khi lãnh đạo phường không sửa chữa, ông xin thôi mọi công tác để đỡ phải chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt.

Cha của tác giả Trần Minh (hàng trên bên phải) cùng đồng đội trong đơn vị thanh niên xung phong. Ảnh: NVCC

Cha tôi đã khuất bóng. Thế hệ Điện Biên như cha tôi chắc cũng không còn nhiều nữa. Nếu còn thì cũng đều ngoài tuổi chín mươi.

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, lật giở những kỷ vật của người cha kính yêu được bọc gói kĩ trong tủ, trong đó có tờ giấy chứng nhận và tấm huy hiệu Thanh niên xung phong tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi nhớ lại hình ảnh thân thương về người cha của mình. Thế hệ của cha tôi mãi mãi là tấm gương sáng ngời về đạo đức, nhân cách, đặc biệt là sự khẳng khái, trong bất cứ việc gì cũng đặt lòng tự trọng cá nhân lên trên hết. Điều đó đáng để các thế hệ tiếp theo phải trân trọng và noi theo./.

User
Ý KIẾN

Tuổi thơ, ai cũng trải qua những ngày tháng cắp sách đến trường. Đó là một hành trình dài với nhiều gian khổ nhưng cũng nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hành trình này luôn bắt đầu bằng những mùa khai trường đáng nhớ.

Một năm học mới đã bắt đầu. Mỗi một chặng đường mới luôn mang theo rất nhiều những hy vọng, niềm tin, có cả những vui mừng xen lẫn sự lo âu...

Có người kể với tôi, cô ấy may mắn có hai lần được vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai lần cách nhau 25 năm, từ lúc cô còn là một đứa trẻ sinh sống ở một làng quê đồng bằng Bắc Bộ đến khi đã trưởng thành tận miền sông nước Tây Nam Bộ, cô vẫn nguyên một cảm xúc rưng rưng.

Có một mùa thu không trở lại. Có nhiều mùa thu không trở lại. Có những khoảnh khắc tưởng chừng rơi vào lãng quên, nhưng rồi lại thành chiếc neo của kỷ niệm. Nhất là khi tình cờ, ta chạm phải một tín hiệu gợi nhớ thu. Lúc đó thì cảm xúc hôm nào, hình ảnh hôm nào bỗng bừng sống lại như vừa hôm qua.

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều có một miền ký ức yêu thương không thể nào quên. Trong trái tim của một cô gái, luôn có một khu vườn xanh mát, nơi có cây khế buông những trái chín vàng xuống nền cát trắng.

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát/ Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Nhà thơ Nguyên Sa đã phải thốt lên như thế khi gặp “Áo lụa Hà Đông”, để rồi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên thổi hồn vào bài thơ ấy, làm nên một ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng mà say đắm người nghe.

Có một cô gái đem lòng yêu mùa thu Hà Nội. Tựa như hạt mầm chớm nở qua trang sách, thơ văn, qua lời giảng của thầy cô dưới mái trường mến thương thuở nào, cô gái ấy có tên là Ngọc Nữ.

Có người đã từ lâu thuộc nằm lòng những câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng. Những câu thơ yên ắng, thân thương, như là những buổi trưa trong vườn, tuổi thơ bình yên nằm nghe chim hót líu lo, ánh mắt chạm những tia nắng đong đưa trong vòm lá.

Có người nói với tôi, cô ấy luôn thấy người tận tâm tự cảm nhận được hạnh phúc. Cho dù hạnh phúc ấy có thể không giống ai, không ai hiểu thấu được. Tận tâm là bởi thương thầm đấy thôi.

Có người chia sẻ với tôi cô ấy đôi khi vẫn cảm thấy hồi hộp khi nhớ lại giai đoạn khó khăn ấy. Và đặc biệt, cô nhớ mãi hành động quan tâm của một người bạn thân dành cho mình.

Có người kể với tôi rằng, ngày đó có nằm mơ cô cũng không đoán được cô sẽ tình cờ tìm thấy tình yêu của mình trên một hòn đảo nhỏ. Phải chăng đến cùng, chúng ta trải qua nhiều nỗi buồn dường như để gặp một người cùng ta xây hạnh phúc...

Hà Nội đã vào thu với bao lời ước hẹn. Từng sắc màu, từng hương vị trên mỗi góc phố, mỗi con đường khi Hà Nội vào thu lại khiến cho lòng người nao nao, ngơ ngẩn nhớ về những kỷ niệm yêu thương ngày xưa cũ.

Có người nói với tôi rằng mỗi người đều có hai cuộc sống. Lần đầu tiên là sống vì người khác, lần thứ hai là sống vì chính mình. Cuộc đời thứ hai thường bắt đầu vào năm 40 tuổi.

Mẹ thương yêu của con, Vu Lan này con không còn mẹ nữa. Nhưng trái tim thương yêu của mẹ vẫn còn đang đập trong một lồng ngực ấm áp khác nên mẹ cho con được cài lên ngực trái một bông hoa đỏ, kề cạnh một bông hoa đỏ khác của con, mẹ nhé. Bởi với con, trái tim mẹ còn đập, con còn nhớ, còn yêu là mẹ vẫn còn đang sống.

Có một cô gái vẫn thường viết những câu thơ và đọc cho người trong lòng cô nghe, kể cho anh những khao khát của mình.

Năm nào cũng thế, khi khu chợ trước nhà tấp nập người bán buôn, tiếng bạn hàng gọi nhau í ới khi trời còn chưa sáng tỏ, góc mai ở bàn thiên chi chít đầy những nụ mới, cô chợt nghĩ đến nàng dâu hụt của bà mình, một trong rất nhiều người phụ nữ đã chịu nhiều mất mát hy sinh.

Ngày cô cất tiếng khóc chào đời vào mùa thu cũng là lúc mẹ cô ra đi. Cha đặt tên cô là Thuỳ Vân – áng mây phiêu bồng. Mỗi khi mùa thu về, tâm trí cô lại phiêu du cùng niềm nhớ thương vô bờ người cha thân yêu của mình.

Những cơn mưa dai dẳng gợi nhớ mùa mưa rằm tháng 7, nhắc nhở một mùa Vu Lan hiếu đạo gần kề. Đây là mùa thứ hai có một người con không còn được cài đóa hoa hồng tươi thắm. Cũng là mùa thứ hai nỗi nhớ mẹ cứ chênh vênh.

Bài thơ Mưa tháng bảy, của Trần Tế Xương có câu: "Sang tuần tháng bảy tiết mưa ngâu/ Nắng mãi thì mưa cũng phải lâu". Sau những trận mưa, nắng cũng bừng lên, nhưng không còn cảm giác hầm hập, chói chang như trước. Thu đã về, không ồn ào, mà lướt nhẹ như một cơn gió thoảng. Trên đường phố Hà Nội, bắt đầu nhìn thấy sắc vàng của trái thị trên những mẹt hàng chở sau xe đạp rong ruổi từng con phố, mang hương thơm gợi nhắc về cái mùa đẹp nhất của Thủ đô đang đến gần.

Có một người từng ép những cánh phượng vào trang vở học trò. Cái màu đỏ rực rỡ khi khô rồi vẫn còn nguyên vẹn. Màu phượng đỏ mỗi mùa luôn bền bỉ như thế, để những kỷ niệm thân thương của những tháng năm học trò cứ theo ta mãi không bao giờ mờ phai.

Có lẽ trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng có những giây phút phải hòa mình trong một buổi chiều tan tầm với tắc đường, khói bụi và đông nghẹt phương tiện. Những lúc như thế, bạn đã thấy gì và mong muốn điều gì?

Kết thúc một ngày dài, một cô gái quyết định lên xe chạy dọc con đường ven biển để hít thở chút khí trời tự do tươi mát. Rồi cơn mưa từ đâu ào tới, làm cô nhớ đến những câu thơ của ai đó.

Có một dòng sông, lúc hiền hòa, trong veo, lúc cuồn cuộn, đỏ ngầu vì mưa lũ, ôm cả mây trời, mang theo cả những buồn vui của một đời người theo tháng năm. Kể cả khi sông vào mùa nước cạn, tình người gửi theo dòng sông ấy vẫn vẹn nguyên…

Có một người con gái lấy chồng xa, hơn hai mươi năm xa quê, xa gia đình, vật lộn với cuộc sống mưu sinh, trong một lần trở về nhà, cô chợt giật mình thảng thốt: Tóc mẹ đã bạc đến thế rồi sao?

Vào buổi trưa hè, mắc võng ngủ dưới gốc cây thì còn gì thú bằng! Ngoại giăng cho tôi một cái võng dù dưới tán cây vú sữa và cây khế trong vườn. Chẳng biết cây vú sữa đã trồng từ khi nào mà tán xòe rộng rợp mát cả ngày.

Sau mùa gặt, cánh đồng như dành riêng cho sự tự do. Đứng nhìn cánh đồng rộng mênh mông không lúa khoai che phủ, có người như lạc về tuổi thơ một thuở dại khờ, ngày mà cô còn là một bé con đầu trần chân đất băng hết bờ nọ ruộng kia mà chẳng bao giờ lo sợ chuyện da cháy nắng.

Liệu có phải sự trưởng thành của mỗi người dân nơi đất Việt đều gắn bó với ít nhất một dòng sông? Trong trái tim của một người, luôn có một dòng sông chở nặng phù sa, chở theo cả bao ký ức đầy thương nhớ.

Có ai đó nói rằng, hôn nhân là tấm vé một chiều, chẳng ai có thể quay ngược để thay đổi lịch trình. Nhưng tôi luôn mong bạn đã chọn đúng tấm vé của cuộc đời mình. Giữa thế giới bao la rộng lớn này, sẽ luôn có một người thực sự hiểu bạn, quan tâm bạn và sẵn sàng cùng bạn đi đến cuối cùng.

“Làm anh khó đấy/ Phải đâu chuyện đùa”. Phải công nhận làm anh thật khó, đặc biệt là làm anh của một đứa em tinh nghịch, nhõng nhẽo. Nhà cô ấy có hai anh em, cách nhau ba tuổi. Anh hai luôn thương yêu và chở che cho cô.

Mỗi lần ngang qua đầm sen của làng, có người lại chùng chình. Như có một sức mạnh huyền diệu nào đó nơi đầm sen níu hồn cô lại, để bước chân ngập ngừng mãi không muốn rời đi.

Có một người trở lại Hà Nội vào một chiều mùa hạ. Người ngồi ngắm phố mà lòng lại nhớ về những năm tháng cũ.

Nghe tiếng ve râm ran vòm lá, ta biết mùa hạ đã đến. Mùa hạ đến dắt theo ánh mặt trời chói chang và cả những cơn mưa rào vội vã. Ta nheo mắt nhìn xuyên qua màn mưa, thấy bụi bặm đã được rửa trôi, để rồi một trời ký ức ào ạt ùa về như chưa hề phôi phai.

Có một loài hoa vừa có một vẻ đẹp khiêm nhường, lặng lẽ, lại vừa nổi bật, thậm chí khiến người khác phải trân trọng đắm say.

Có người chợt nhận ra rằng cuộc sống này tích cực hay tiêu cực đều do góc nhìn của chính mình. Và trong bước đường chúng ta đi, đôi khi không nhất thiết phải cứng nhắc theo kế hoạch đã được định trước, lựa chọn một ngã rẽ mới cũng là điều đáng để trải nghiệm.

Có một lúc nào đó, ta chợt nhận ra rằng, khi những người yêu quý ở bên, ta thường vô tâm không để ý. Khi họ đã không còn ở bên, ta lại hoài thương nhớ và nuối tiếc.

Đã 6 năm từ ngày mẹ ra đi, nhưng những ký ức về mẹ của một người con vẫn còn như ngày hôm qua. Nay về thăm mẹ, cô bâng khuâng đội chiếc nón của mẹ lên đầu. Sáu năm mẹ đi, mà chiếc nón chẳng phai màu, như nỗi nhớ thương của cô dành cho mẹ vẫn còn vẹn nguyên…

Từ thuở ấu thơ, trong suy nghĩ non nớt khờ dại của một đứa con, bố cô là một người lính mạnh mẽ, thô cứng. Đi qua bao vất vả khó khăn, vấp ngã trên đường đời, người cha - người lính kiên trung năm xưa mãi là chỗ dựa tinh thần ấm áp cho cô mỗi khi cô trở về nhà.

Tháng Sáu ồn ào với những mưa nắng bất chợt rồi cũng qua đi nhường lại cho một tháng Bảy trầm lắng. Tháng Bảy, tháng của tri ân.

Tháng bảy là tháng tri ân các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những gia đình có công với nước. Tháng bảy, còn là ngày giỗ chung của rất nhiều liệt sĩ.

Một người con ưu tú của làng Lại Đà vừa qua đời. Chiều 26/7, dân làng Lại Đà, già trẻ gái trai cùng lên con đường đê, ra đường cái quan, trước làng mình, hướng về Thủ đô, bái vọng, tiễn đưa người con của làng…

Tràn ngập trên báo chí và mạng xã hội mấy hôm nay là tình cảm tiếc thương và đau buồn của mọi tầng lớp nhân dân trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Như một cách tự nhiên, một sự thôi thúc từ bên trong, mọi người đều muốn bằng nhiều cách và nhiều hình thức để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình.

Có một nơi mà thanh xuân mẹ được nán lại, cũng là nơi người con được chắp cánh bay xa. Đó là một tiệm vải không to không nhỏ, nằm khiêm tốn giữa rất nhiều cửa hàng rực rỡ trên phố chợ.

Bố không phải người đàn ông tuyệt vời nhất. Nhưng bố là người bố tuyệt vời của riêng con...

Những ngày mùa màng ở thôn quê bao giờ cũng gợi lại trong ta cả một vùng ký ức. Ký ức ấy, dù có là hình ảnh hay âm thanh nào đi nữa, thì cũng luôn gắn với mẹ - người đàn bà của làng quê Việt Nam nắng mưa, tần tảo...

Từ ngày ba mất, có một người con gái có thói quen mỗi cuối tuần hay trở về lặng lẽ ngồi bên cánh cổng khép hờ trước ngôi nhà của má. Như chiều nay, trong một buổi chiều nhạt nắng, cô trở về ngồi dưới tán hoa giấy nơi đầu ngõ. Mải mê nhìn lũ trẻ chơi trò bắn bi, cô bất giác nhìn lên, trên đầu cô là những bông hoa màu hồng tươi đang đong đưa trong gió. Nắng lao xao, gió lao xao, từng chùm hoa lao xao gọi nỗi nhớ ùa về...

Làm mẹ rồi mới hiểu được lòng mẹ, người ta nói quả chẳng sai. Chiều nay, có một người con gái chạnh lòng nhớ về ngày xưa mà thương mẹ mình quá đỗi.