Chái bếp của ngoại
Trong ký ức tuổi thơ của một cô gái trẻ, chái bếp của ngoại là nơi đẹp đẽ nhất, ấm áp nhất và là nơi mà cô được ăn nhiều món ngon nhất trên đời.
Chái bếp của ngoại là nơi có sức hấp dẫn đặc biệt với tôi. Chái bếp cũ kỹ bằng tranh tre nhưng ấm áp vô cùng. Tôi yêu từng sợi khói mỏng manh như tơ len lỏi trên mái tranh rồi bay la đà quyện vào làn sương mờ ảo. Tôi yêu mùi thơm lá khô ngoại nhen mỗi sớm, mùi ẩm ướt cay nồng của củi mục lúc đông sang. Tôi yêu ánh lửa hồng bập bùng và yêu cả tiếng xèo xèo phát ra từ cành củi ướt. Tôi yêu mùi thơm của bắp, của khoai ngoại nướng, mùi cơm sôi, mùi cá kho và cả mùi ẩm mốc nơi chái bếp của ngoại. Hình ảnh ấy, mùi vị ấy là tất cả những gì tinh khiết nhất, đẹp đẽ nhất mà tôi cất giữ mỗi khi nhớ về ngoại. Tôi thích cảm giác ngày bé hay ngồi trong lòng ngoại, nghe ngoại kể những chuyện ngày xửa ngày xưa. Tình yêu văn chương ở tôi có lẽ cũng bắt đầu từ những câu ca dao, câu Kiều của ngoại. Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì sao một người không biết chữ như ngoại lại thuộc làu những Truyện Kiều, những Lục Vân Tiên, những ca dao, tục ngữ.

Tôi nhớ những ngày đông lạnh giá đã xa. Tôi nhớ những cơn gió lùa trên mái tranh xuyên vào da rét căm căm, tiếng mưa rơi lộp bộp trên mái lá, tiếng nước dột chảy rỉ rả bên chái bếp của ngoại. Không biết ngày đó do dại khờ hay ngây thơ mà anh em chúng tôi mỗi lần thấy nước dột lại reo lên thích thú. Chúng tôi đâu biết rằng ánh mắt ngoại đỏ hoe, buồn mênh mang như đồng hoang cuối buổi chiều đông. Ngoại vẫn thường hay nói, cuộc đời ngoại ngoài nghèo khó, vất vả và mất mát ra thì chỉ có anh em chúng tôi là niềm vui, là hạnh phúc, là niềm an ủi lúc tuổi già. Những ngày mùa đông rất xa như thế, ba anh em chúng tôi sẽ ngồi quanh bếp lửa vừa sưởi ấm vừa nghe ngoại kể chuyện, vừa chờ con rô, con tép ngoại nướng dậy lên mùi thơm.

Lúc nhỏ, cứ mỗi chiều đi học về, nơi đầu tiên tôi chạy vào là chái bếp của ngoại. Bởi tôi biết ngoại tôi sẽ ngồi đó nhóm bếp, miệng móm mém nhai trầu. Trên bếp, nồi cơm đang sôi và trong đống lửa hồng reo vui kia sẽ vùi củ khoai lang nướng thơm lừng. Câu đầu tiên tôi nói khi còn chưa giáp mặt ngoại, là ngoại ơi con đói bụng quá. Và tất nhiên củ khoai lang nướng thơm lừng kia hoặc quả u mơ, trái chuối, thanh kẹo giấu trong sạp gạo sẽ là của tôi. Sau này, khi lớn lên ra thành phố học, có những chiều tôi nhớ quay quắt mùi khói bếp của ngoại, nhớ dáng ngoại lui cui ngoài vườn quét lá khô, nhớ mùi trầu, mùi mồ hôi muối mặn nồng nơi lưng áo ngoại. Những lúc như thế tôi lại vội vã trở về. Chỉ cần về đến đầu làng thấy ngọn khói trắng la đà bay lên từ chái bếp của ngoại là lòng tôi lại thấy bình yên.
Nhiều năm sau ngày ngoại mất, mỗi khi trở về, tôi lại bần thần ngồi bên chái bếp xưa. Tôi nghe trong nỗi nhớ vọng về tiếng cơm sôi, tiếng củi cháy, tiếng ngoại mắng yêu: "Cha cô, chỉ giỏi ăn chực".
Ngoại giờ đã hóa thành ngọn khói trắng mang theo muộn phiền phiêu diêu tận cuối trời xa. Và tôi, dù bây giờ được đi nhiều nơi, ăn nhiều món ngon nhưng không có món nào ngon như các món ngoại đã từng nấu cho tôi ăn; mãi mãi không nơi nào ấm áp bằng chái bếp cũ kỹ, đơn sơ của ngoại suốt một thời thơ dại.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Có người ngồi bên hiên nhà, tay cầm ly cà phê đen sóng sánh, nhìn mưa rơi lách tách ngoài sân. Hương cà phê thoảng lên, đắng mà thơm nồng nàn, như chính những ngày cô đã đi qua trong đời.
Tháng Tư, có người thường giữ thói quen đi dạo quanh những góc phố còn bảng lảng hơi sương của Thủ đô, tìm mua một bó hoa loa kèn trắng muốt. Thi thoảng, cô bán hoa có nụ cười tỏa nắng như sắc trời Hà Nội, hỏi anh: Là đàn ông mà anh yêu thích hoa loa kèn không kém gì các bà, các cô nhỉ? Anh khẽ mỉm cười, lặng lẽ ngắm nhìn mấy bông hoa trắng muốt bừng nở dưới ánh nắng óng ánh, thấy lòng mình dịu dàng trong phút chốc.
Tháng Ba khép lại bằng những ngày nồm ẩm, lạnh se sắt xen lẫn những cơn mưa phùn lê thê. Miền Bắc giao mùa như một cô gái đỏng đảnh, lúc nắng ấm dịu dàng, lúc lại trở mình hờn dỗi, để lại trong không gian hơi ẩm bức bối, khiến lòng người cũng chùng xuống theo những giọt mưa.
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.
Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.
Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.
Trong những giận dỗi ngơ ngẩn của trẻ con, những suy bì hiếu thắng ngây ngô của tuổi trẻ, những giọt nước mắt tủi hờn uất ức của tuổi trưởng thành, cô ấy luôn có cha bên cạnh. Người như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho cô giữa đêm tối mịt mùng.
Hạ chuẩn bị về trong nắng ấm. Chắc vì được gọi là Tháng thanh niên nên thời tiết lúc nào cũng rực rỡ. Năm nay, xuân còn dùng dằng chưa đi, nên cái nắng tháng Ba cũng nhẹ nhàng hơn, dịu dàng hơn…
Tháng Ba trở về, khe khẽ trong những cơn gió cuối xuân, rực rỡ trong sắc đỏ hoa gạo trải dài bên triền đê và thấm đẫm trong những cơn mưa phùn lất phất - thứ mưa mà người ta vẫn bảo là dành riêng cho hoài niệm. Tháng Ba - cũng là mùa hoa của tuổi trẻ.
Vườn Bách Thảo là không gian yên bình cho bất cứ ai muốn tìm đến phút giây tĩnh lặng hay đơn giản chỉ mong muốn một buổi thư thả dạo bộ. Không chỉ vậy, đây còn là nơi dành cho các tâm hồn đam mê nghiên cứu và khám phá.
Mùa xuân gõ cửa thành phố bằng những làn gió mát lành, bằng ánh nắng đầu ngày trải nhẹ trên những mái ngói rêu phong, bằng sắc xanh dịu dàng của những vòm cây vừa thay áo mới. Sáng nay, có người không vội vã lao vào công việc như mọi khi. Một cảm giác lạ len lỏi trong lòng như thể có điều gì đó đang chờ đợi cô phía ngoài ô cửa sổ.
Cách nhau một dải đê, những người sinh ra và lớn lên trên vùng đất cao ráo nơi trung tâm Hà Nội có lẽ sẽ chẳng mấy khi được chứng kiến cái uy thế dữ dằn và mãnh liệt của sông Hồng một thuở không tĩnh lặng.
Lúc còn ấu thơ, có hai chị em thường thơ thẩn dạo chơi quanh những cánh đồng lộng gió, nơi có những cây xoan thẳng chạy dài trồng đều tăm tắp ven đê. Mỗi tháng Ba về, những cánh đồng như một bầu trời đầy mây tím biếc, bồng bềnh trôi trong những giấc mơ tuổi thơ.
Xã hội càng phát triển nhanh chóng, con người càng nên biết cách sống chậm. Câu nói đó mới nghe tưởng như nghịch lý nhưng càng ngẫm càng thấy có lý. Người biết cách sống chậm hẳn sẽ có được niềm hạnh phúc đích thực, vững bền!
Có một người khi nghe một câu nói giản đơn của nhân vật trong phim "Đi đến nơi có gió" bỗng nhận ra rằng an tĩnh sẽ chữa lành tâm hồn…
Như có một sợi dây kết nối nào đó giữa những người chung dòng máu với nhau, có một người em gái luôn tin anh Hai đang ở bên cạnh mình bằng cách này hay cách khác. Anh ở trong tâm trí cô, dùng sức mạnh vô hình bảo vệ cô em gái nhỏ.
Có một người, cũng như bao người mẹ khác, luôn khao khát một mái ấm bình yên cho các con mình. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như ta mong muốn.
Những sáng mai thức giấc giữa vô vàn tiếng chim, có người chợt nhận ra thành phố nơi cô sống là một thành phố hiền lành, không chỉ dành cho con người mà còn dành cho chim muông hoa cỏ.
Có những điều trong đời, dù muốn hay không, người ta vẫn bị đặt trong một chiếc khung vô hình. Chiếc khung ấy mang tên định kiến. Định kiến giống như một tấm gương mờ, phản chiếu những hình ảnh lệch lạc và bóp méo mọi điều vốn dĩ thật giản đơn.
Phụ nữ hiện đại có rất nhiều mối quan tâm. Khi còn trẻ, họ tràn đầy nhiệt huyết, mục tiêu phấn đấu cho công danh sự nghiệp. Nhưng khi đã lập gia đình rồi, những lo toan đã ít nhiều chi phối họ, khiến họ luôn trăn trở làm sao để lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình?
Cuộc sống giống như một con đường dài, nơi mỗi bước chân ta đi qua đều mang theo những dấu vết của niềm vui, nỗi buồn và cả những vấp ngã. Không ai trong chúng ta bước đi mà không một lần trượt ngã. Nhưng điều kỳ diệu nhất của con người chính là khả năng đứng dậy từ những lần đó, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn.
Hà Nội tháng Ba, những ngày giao mùa khi trời còn vương chút se lạnh nhưng đã bắt đầu lẫn trong đó cái ấm áp dịu dàng của mùa xuân. Trong không gian ấy, có một loài hoa không thơm nhưng lại khiến lòng người xao xuyến, khiến ai từng gặp cũng phải dừng chân ngước nhìn - đó là hoa gạo.
Những ngày vừa qua, vụ việc TikToker Phạm Thoại và mẹ bé Bắp công khai sao kê tiền từ thiện đang gây xôn xao dư luận. Ở vai trò là một người mẹ có con đang độ tuổi với bé Bắp, nhiều người cảm thấy thương xót cho bé khi phải chịu đựng những cơn đau do căn bệnh hiểm nghèo giày vò, lại vô tình trở thành trung tâm của biết bao bàn luận và tấn công trên mạng xã hội.
Tỉnh thức giữa ảo mộng không chỉ là hành trình tỉnh giấc sau cơn mê dài, mà còn là cuộc hành trình nhìn lại bản thân giữa thực tại đầy những lối đi mờ mịt và hoa lệ.
Tháng Ba, mùa xuân đã rải nắng nhẹ trên từng kẽ lá, từng ngọn cỏ non. Những ngày này, đất trời dịu dàng đến lạ, nhưng trong lòng mỗi người con lại đầy những cảm xúc khó gọi tên, bởi tháng Ba luôn gắn liền với hình bóng của mẹ.
Có một nơi mà chúng ta có thể vay mãi, vay hoài mà chẳng bao giờ bị đòi lại - đó là vòng tay mẹ. Có một người cho đi tất cả mà không cần hoàn trả - đó là mẹ.
Thi thoảng, mẹ lại nắm bàn tay của cô con gái rồi ấp lấy trong bàn tay mình. Những ngón tay xương gầy, mu bàn tay gân guốc, bao trọn đôi tay cô mảnh dài. Mẹ đăm chiêu ngắm nghía, rồi lại vuốt ve, rồi lại nắn nhẹ. Đây là bàn tay khéo léo, chăm chỉ. Bàn tay của cô có thể được gọi bằng bất cứ cái tên nào nhưng quyết không thể là bàn tay số khổ, giống như bàn tay mẹ.
Những ngày dịu dàng của mùa xuân, có người thường giữ thói quen đi loanh quanh các góc phố nhỏ ở Hà Nội. Thi thoảng, tản bộ cạnh chiếc xe chở đầy ắp hoa bưởi trắng ngần của các cô bán hàng, rồi ngẩn ngơ trong vài khoảnh khắc. Ký ức về một thời tuổi thơ gắn liền với hương hoa bưởi thơm ngát, bất chợt quay trở lại trong tâm trí.
Có những ngày muốn rời xa những bộn bề của cuộc sống, tìm đến một góc nhỏ yên tĩnh để tái tạo năng lượng. Và hôm ấy, một cô gái quyết định ghé lại một quán cắt tóc - nơi đã từng để lại trong cô ấn tượng khó quên từ lần đầu bước vào.
Hương xuân vẫn còn bảng lảng trong tiết trời se lạnh. Mới đó mà đã qua những ngày đôn đáo ngược xuôi mong ngóng Tết về, giờ đây không khí của người người, nhà nhà bỗng trở nên trầm lắng lại.
Không biết tự lúc nào câu Ví, Giặm được sinh ra và nó được hoài thai từ đâu: từ hồn người, từ đất, hay từ mưa giông, nắng hạ?, mà sao nó ngọt ngào đến thế, ru vỗ hồn người đến thế.
Tháng Hai về, nhẹ nhàng như một cơn gió xuân lướt qua phố cũ, mang theo đợt gió mùa còn sót lại của mùa đông và những tia nắng mong manh đầu mùa.
Bất ngờ gặp hoa ban nở vạt dài trên phố phường Hà Nội, có người đã rất ngỡ ngàng, tưởng như mình đang lạc vào núi rừng miền Tây Bắc.
Tháng Hai, đất trời như gần nhau hơn bởi những màn mưa bụi mơn man, bởi hương bưởi hương xoan dịu dàng, thoang thoảng. Tháng Hai đối với một người có niềm mong chờ háo hức rất riêng, ấy là được cùng mẹ đi dự hội làng.
Người ta vẫn thường bảo bệnh từ miệng mà vào. Vậy nên, ăn uống cũng là một trong những cách để phòng trị bệnh. Bởi thế mà trong vườn nhà, thậm chí xung quanh nhà, có người thường tận dụng trồng nhiều loại rau cỏ, vốn là thảo dược, vừa để có không gian xanh vừa có được những đồ ăn, thức uống tốt cho sức khỏe.
Mưa phùn là một thứ mưa kỳ lạ. Nó không ào ạt như những cơn mưa rào mùa hạ, cũng không rả rích buồn bã như mưa ngâu hay thoáng qua như mưa bóng mây. Lặng lẽ và mỏng manh, những hạt nước nhỏ li ti rơi xuống tựa hơi thở của đất trời, len lỏi vào từng kẽ lá, từng góc phố, chậm rãi thấm vào lòng người, dịu dàng, trầm tư.
Ra Giêng, cái náo nức rộn ràng của mấy ngày Tết đã lắng xuống thật sâu. Nhường chỗ cho những khoảng dịu êm trong tâm thức để ta chiêm nghiệm vẻ đẹp xuân thì của tháng Giêng.
Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, giữa vô vàn tiếng ồn của động cơ, khói bụi phố phường và muôn ngàn hương vị của cuộc sống hiện đại, có một người vẫn mãi thương nhớ về cái cay nồng của vị gừng ngày xuân và những kỷ niệm không thể mờ phai.
Hà Nội ba mươi sáu phố phường, nói lớn, đi một ngày có khi đã nhẵn những cảnh điểm nổi bật; mà nói bé, vỏn vẹn gần ba mươi năm ký ức thôi mà có người lần hoài chưa hết…
Có cô gái gọi chạy bộ là trang mới của đời mình, bởi vì từ ngày dấn thân vào hành trình đầu tư cho sức khỏe, cô trở thành cô gái khác biệt, năng động và trẻ trung, sống với phiên bản hoàn toàn mới.
Mùa xuân đặc biệt bởi có Giêng Hai. Hết Tết, vẫn còn Giêng Hai dịu dàng neo vào hồn người những nhớ nhung, vương vấn.
Nếu ký ức hữu hình, nó hẳn giòn tan như quả cà pháo muối nén, chua dịu vị trái sấu bánh tẻ, thơm bùi những hạt cốm làng Vòng. Đó là hương sắc Hà Nội ướp ủ trong những thức quà phương xa, là mùi vị nỗi nhớ lên men nở ra cả một trời kỷ niệm.
Có một cô gái vì sợ đời mình sẽ có nhiều cay đắng nên cố tập tránh xa những đắng cay đời thường bằng cách tập ăn những món đồ ngọt. Nhưng vị ngọt đó vẫn không thể làm dịu đi những chông chênh trong lòng. Thế rồi, thời gian dần trôi, cô phát hiện ra, mình lại thích ăn món ngải đắng tự khi nào…
Ngày trẻ khi lựa chọn công việc, có người chưa bao giờ nghĩ mình có thể yêu gốm đến hai mươi năm như vậy. Ấy vậy mà khi nhìn lại chặng hành trình, người ấy thật ngạc nhiên khi nhận ra sự gắn bó ở môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất sét, thạch cao, củi, gốm và rất nhiều con người mộc mạc.
Có người đem sửa chiếc xe máy quen thuộc - người bạn đồng hành lặng lẽ qua bao nẻo đường, từ những con phố tấp nập đến những lối mòn yên ả, hay đôi lúc là những cung đường bụi bặm, gập ghềnh. Mỗi vòng bánh xe lăn qua như khắc ghi một câu chuyện riêng của thời gian.
0