Chân dung Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris
Phó Tổng thống Kamala Harris tuyên bố ý định tranh cử vị trí ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ rút lui khỏi cuộc đua.
Nếu nỗ lực này thành công, bà Harris đánh dấu rất nhiều điều đầu tiên trong lịch sử chính trường Mỹ: người phụ nữ da màu đầu tiên và người Mỹ gốc Á đầu tiên trở thành ứng cử viên Tổng thống của một đảng chính trị lớn tại đất nước cờ hoa …
Sau khi bất ngờ tuyên bố dừng tranh cử hôm 21/7, Tổng thống Joe Biden cho biết ông ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay. Bà Harris cảm ơn sự ủng hộ của Tổng thống Biden, đồng thời nhấn mạnh cam kết đoàn kết đảng Dân chủ và toàn bộ nước Mỹ để đánh bại ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump.

“Tôi rất vinh dự khi nhận được sự ủng hộ của Tổng thống và mục tiêu của tôi là giành được đề cử này”, bà nói thêm. “Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đoàn kết đảng Dân chủ, cũng như đoàn kết đất nước chúng ta, để đánh bại ông Donald Trump".
Mặc dù ông Biden đã lên tiếng ủng hộ bà Harris, nhưng đảng Dân chủ vẫn cần tuân thủ một quy trình đã được thiết lập để lựa chọn ứng cử viên của đảng. Bà Harris sẽ phải giành được sự ủng hộ của đa số đại biểu tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới.
Nhóm vận động tranh cử Đoàn kết vì Harris tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Phó tổng thống. Nhóm này gồm hàng loạt cựu cố vấn từng tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton và ông Bernie Sanders.
Theo hồ sơ nộp cho Ủy ban bầu cử liên bang hôm 21/7, chiến dịch tranh cử Biden - Harris đã đổi tên thành “Harris cho vị trí tổng thống"”.
"Phó Tổng thống Harris hiện là ứng cử viên cho chức vụ Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2024 và sẽ tiến hành các hoạt động tranh cử chỉ để theo đuổi chức vụ đó", chiến dịch tranh cử của bà Harris viết trong một bức thư kèm theo hồ sơ.
Theo bản sao của bức thư mà CNN tiếp cận được, hàng chục thành viên hiện tại và cựu thành viên của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ đã ký một lá thư ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay thế Tổng thống Joe Biden làm ứng cử viên của đảng.
Vài phút sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 hôm 21/7, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa - ông Donald Trump cho rằng Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ là đối thủ dễ đánh bại hơn so với ông Biden. Trong chiến dịch tranh cử những tuần gần đây, ông Donald Trump và một số đồng minh đã tiến hành các cuộc tấn công chính trị vào bà Kamala Harris trong bối cảnh có tin đồn bà có thể thay thế ông Joe Biden đứng đầu danh sách ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Chân dung ứng cử viên sáng giá Kamala Harris
Sinh ra tại Oakland, California, bà Harris tốt nghiệp trường Đại học Howard và Đại học California, Cao đẳng Luật Hastings. Mẹ bà, Shyamala Gopalan, là một nhà khoa học ung thư vú di cư từ Tamil Nadu, Ấn Độ, năm 1960 để theo học tiến sĩ ngành nội tiết học tại UC Berkeley. Cha bà, Donald J. Harris, là một giáo sư danh dự chuyên ngành kinh tế của Đại học Stanford, nhập cư từ Jamaica năm 1961 để học kinh tế tại UC Berkeley.
Bà bắt đầu sự nghiệp tại Văn phòng Công tố viên Quận Alameda, trước khi gia nhập Văn phòng Công tố viên San Francisco và sau là văn phòng của Luật sư thành phố San Francisco. Năm 2010, bà được bầu làm Tổng chưởng lý California. Năm 2016, bà trở thành phụ nữ người da màu và gốc Nam Á đầu tiên được bầu vào Thượng viện Mỹ.

Là một thượng nghị sĩ, bà ủng hộ cải cách y tế, hợp pháp hóa cần sa, hỗ trợ trao quyền công dân cho người nhập cư không có giấy tờ, đạo luật DREAM, cấm vũ khí tấn công, và cải cách thuế lũy tiến. Bà bắt đầu được quan tâm với những câu hỏi thẳng thắn cho quan chức chính quyền Trump trong những phiên điều trần Thượng viện.
Trên chính trường, bà nổi bật nhờ tài năng chất vấn nhằm vào ứng cử viên được đề cử vào Tòa án tối cao Mỹ Brett Kavanaugh cũng như Tổng công tố liên bang William Barr tại các phiên điều trần ở Thượng viện hay cựu Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions và cấp phó Rod Rosenstein của ông.
Ba năm sau, vào tháng 1 năm 2019, Bà Kamala Harris tham gia cuộc bầu cử sơ bộ Tổng thống của đảng Dân chủ, với khẩu hiệu “Kamala Harris vì Nhân dân”. Bà Harris là một trong hơn chục đảng viên Đảng Dân chủ, bao gồm cả Biden, đang tìm kiếm đề cử của đảng năm 2020. Đảng Dân chủ thời điểm đó đã coi bà là ứng viên tiềm năng có thể đánh bại ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Nhưng cuối cùng bà đã bỏ cuộc vào tháng 12/2019 vì thiếu kinh phí tài chính. Tháng 8/2020, ông Joe Biden chọn bà làm người liên danh, ứng viên Phó Tổng thống và mô tả bà là chiến binh dũng cảm.
“Tôi đã quyết định rằng Kamala Harris là người tốt nhất để giúp tôi thực hiện cuộc chiến này với đối thủ Donald Trump và Mike Pence, sau đó lãnh đạo quốc gia này bắt đầu từ tháng 1 năm 2021,” Tổng thống Biden nói với những người ủng hộ trong một email.

Khi tuyên thệ nhậm chức cùng Tổng thống Joe Biden, bà Harris không chỉ là người phụ nữ đầu tiên giữ chức Phó Tổng thống Mỹ mà còn là người da màu đầu tiên, người gốc Nam Á đảm nhận vai trò này. Bà cũng là người phụ nữ nắm giữ chức vụ cao nhất trong chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, hành trình sắp tới đầy rẫy khó khăn, đặc biệt là trong những tháng gần đây. Theo BBC và Sky News, bà Harris sẽ chỉ có 3 tháng để vận động và đoàn kết đảng cũng như các nhà tài trợ đứng sau bà.
Mặc dù nhận được nhiều lời khen ngợi trong vài tuần qua vì đã bảo vệ mạnh mẽ Tổng thống Biden, song một số đảng viên Đảng Dân chủ vẫn lo ngại về hai năm đầu cầm quyền không ổn định của bà Harris cũng như những định kiến về phân biệt chủng tộc và giới tính ở Mỹ vốn đã tồn tại từ lâu tại quốc gia này.
Các cuộc thăm dò cho thấy, hầu hết đảng viên Dân chủ nghĩ rằng Phó Tổng thống sẽ làm tốt vai trò người kế nhiệm ông Biden. Theo các chuyên gia, bà Kamala Harris sẽ có lợi thế hơn những người kế nhiệm tiềm năng khác vì đã từng giành chiến thắng cùng ông Biden, có được được thiện cảm của các khu vực bầu cử cốt lõi của đảng và có khả năng sẽ kiểm soát một quỹ chiến dịch khổng lồ được tích lũy từ cuộc tái tranh cử của ông Biden.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Tổng thống Donald Trump sẽ áp các mức thuế mới vào ngày 2/4 - thời điểm mà ông gọi là “Ngày giải phóng” của Mỹ và chúng sẽ có hiệu lực ngay lập tức, Nhà Trắng cho biết vào thứ Ba 1/4.
Những chú lạc đà alpaca tại một trang trại ở Ireland không chỉ đơn thuần là vật nuôi mà còn đóng vai trò như những "bác sĩ đặc biệt".
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã công bố gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 11,25 tỷ euro, tức khoảng 12,1 tỷ USD để hỗ trợ Ukraine.
Một người đàn ông Hàn Quốc ở Bangkok, Thái Lan đã nhảy qua cây cầu gãy đôi giữa hai tòa cao ốc để tìm vợ và con bất chấp rung lắc dữ dội do ảnh hưởng của động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3, gây chấn động mạnh ở Thái Lan.
Chính quyền quân sự Myanmar cho biết đã có 2.719 người được xác định đã thiệt mạng do trận động đất hôm 28/3, song con số ước tính có thể đã vượt 3.000 người. Đến nay có 4.521 người khác bị thương và 441 người mất tích.
Một nguồn tin an ninh Liban cho biết cuộc không kích ngày 1/4 của Israel đã làm 4 người thiệt mạng, bao gồm một quan chức Hezbollah ở vùng ngoại ô phía Nam Beirut.
Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia cho biết một trận động đất có độ lớn 6,0 đã làm rung chuyển khu vực ngoài khơi tỉnh Maluku ở miền Đông nước này, ngày 1/4.
Đội cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an Việt Nam đã đưa thi thể nạn nhân 17 tuổi ra khỏi đống đổ nát ở hiện trường bệnh viện thị trấn Xabuthiri, ngoại ô Thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, ngày 1/4.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 30/3 đã theo dõi một binh sĩ thuộc lực lượng không quân Mỹ chống đẩy trong chuyến thăm tới một đơn vị của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tại Căn cứ Không quân Yokota ở Tokyo, Nhật Bản.
Bên cạnh công tác cứu hộ, Công an Việt Nam đã trao tặng gần ba tấn thuốc và thiết bị y tế cho Myanmar, với mong muốn tìm kiếm được nhiều nhất những người gặp nạn, giúp người dân nơi đây sớm trở về cuộc sống thường ngày.
Sự thay đổi liên tục về chính sách thuế quan của ông Trump khiến thị trường toàn cầu lo ngại, các nhà đầu tư đang đau đầu tính toán xem liệu Tổng thống Mỹ có ý định áp dụng thuế quan vĩnh viễn hay chỉ coi đó là công cụ để thương lượng.
Thành phố Mandalay (Myanmar) tiếp tục ghi nhận một trận rung lắc vào khoảng 17h30 ngày 1/4.
Nhiều đối tác thương mại của Mỹ đang “nín thở” chờ đợi, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng chính sách thuế đối ứng mới từ ngày 2/4, nhằm giảm thâm hụt thương mại hàng hóa toàn cầu trị giá 1.200 tỷ USD.
Cơ quan chức năng Hàn Quốc ngày 31/3 đã bắt đầu tiến hành hành điều tra hiện trường nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến vụ cháy rừng đặc biệt nghiêm trọng ở phía Đông Nam thủ đô Seoul.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc thông báo, ngày 4/4, cơ quan này sẽ công bố quyết định về việc có nên phế truất hay phục chức cho Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Ukraine sẽ làm việc với Mỹ để đạt được một văn bản thỏa thuận khoáng sản có thể chấp nhận được mà hai nước có thể ký kết - tuyên bố được Ngoại trưởng Ukraine đưa ra hôm nay 1/4.
Trung Quốc ngày 1/4 đã tiến hành cuộc tập trận với sự tham gia của lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa xung quanh đảo Đài Loan của nước này.
Mốc thời gian vàng 72 giờ cứu hộ sau động đất đã trôi qua tại Thái Lan, cơ hội tìm kiếm người sống sót vô cùng mong manh. Thân nhân của các nạn nhân vẫn luôn túc trực theo dõi hoạt động cứu hộ và dần chấp nhận sự thật đau thương.
Bộ Y tế công cộng Thái Lan vừa ban hành hướng dẫn cho những cá nhân gặp phải các triệu chứng của tình trạng được gọi là "say động đất".
Quãng đường từ sân bay Yangon đến thành phố Mandalay, Myanmar khoảng 500 km, xe phải di chuyển với tốc độ chậm hơn bình thường do nhiều đoạn đường hư hỏng, nhiều chỗ bị xé nát bởi động đất.
Các phi hành gia của NASA từng mắc kẹt 9 tháng trên ISS đang thích nghi lại với cuộc sống trên Trái đất, đồng thời tiếp tục hợp tác với Boeing để thử nghiệm khoang tàu đã khiến họ bị mắc kẹt.
Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.
Một phụ nữ 63 tuổi đã được lực lượng cứu hộ tại thủ đô Naypyitaw của Myanmar giải cứu thành công vào sáng 1/4, sau 91 giờ bị chôn vùi dưới đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng.
Lực lượng cứu hộ tại Bangkok, Thái Lan tiếp tục cuộc tìm kiếm những người mắc kẹt dưới đống đổ nát của tòa nhà 30 tầng bị sập vào ngày 28/3, dù hầu hết nạn nhân không còn dấu hiệu sự sống.
Israel đã tiến hành một cuộc tấn công không kích vào ngoại ô Thủ đô Beirut, Liban, sau khi cáo buộc một đặc vụ của Hezbollah đang chuẩn bị thực hiện các cuộc tấn công vào Israel.
Ba Lan đã ký thỏa thuận trị giá gần 2 tỷ USD với Mỹ nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu và hỗ trợ hậu cần cho các hệ thống phòng không Patriot.
Số người thiệt mạng do động đất ở Myanmar hiện đã lên tới 2.719 người. Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết số thương vong sẽ còn tăng lên, có khả năng vượt mốc 3.000 người.
Các đội tìm kiếm cứu nạn của Nga đã tham gia hỗ trợ Myanmar trong nỗ lực tìm kiếm người sống sót, sau trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ngày 28/3.
Đến 11h sáng 1/4, Đội cứu hộ, cứu nạn Quân đội Việt Nam tiếp tục đưa thêm một thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong đống đổ nát ra ngoài, bàn giao cho gia đình và chính quyền sở tại Thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.
Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Nga đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận bắn pháo ở Biển Nhật Bản tại khu vực Primorsky, ngày 31/3.
Cuộc chạy đua tìm kiếm các nạn nhân sau trận động đất lịch sử ở Myanmar vẫn đang diễn ra căng thẳng khi con số thương vong đã lên tới hàng nghìn người.
Một đường ống dẫn khí đốt do công ty năng lượng nhà nước Petronas của Malaysia vận hành đã bốc cháy vào ngày mùng 1/4, ở ngoại ô Kuala Lumpur.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ tin tưởng, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thực hiện cam kết của mình và đi tới một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài với Ukraine.
Nhà Trắng thông báo những tranh cãi liên quan đến việc chia sẻ nhầm kế hoạch quân sự qua ứng dụng Signal đã được giải quyết và “vụ việc đã chính thức khép lại”.
Đoàn cứu trợ Bộ Công an làm việc tại thị trấn Zabu Thiri ngoại ô Naypyidaw đã phát hiện thêm một nạn nhân trong đống đổ nát, vào lúc 10h30 ngày 1/4.
Các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang được triển khai tại công trường xây dựng bị sập ở Bangkok (Thái Lan) mặc dù mốc thời gian vàng 72 giờ đã qua.
Các nhà điều tra phát hiện ít nhất một mẫu thép không đạt chuẩn trong vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước 30 tầng ở Bangkok trong trận động đất chiều 28/3.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ ra phán quyết về việc có nên chính thức bãi nhiệm hay phục chức cho Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol vào 11 giờ ngày 4/4, theo giờ địa phương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce thông báo, một đội ngũ từ USAID sẽ đến Myanmar để đánh giá tình hình và hỗ trợ nhu cầu cấp thiết nhất sau trận động đất kinh hoàng.
Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã từ chức vào ngày 31/3, làm dấy lên nhiều lo ngại về sự rạn nứt trong liên minh cánh hữu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Lãnh đạo phe cực hữu Pháp Marine Le Pen tuyên bố sẽ kháng cáo sau khi tòa án ra phán quyết cấm bà tranh cử vào các chức vụ công quyền trong vòng 5 năm do cáo buộc sử dụng sai mục đích quỹ châu Âu.
Sau trận động đất xảy ra ngày 28/3, người dân Myanmar phải cắm trại bên lề đường trong khi các dư chấn vẫn tiếp tục.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã có "cuộc trao đổi" với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và chính quyền của ông có thể thực hiện một số động thái liên quan đến quan hệ với Bình Nhưỡng trong tương lai.
Tổng thống Donald Trump từ nhiều tuần qua đã tuyên bố ngày 2/4 là “Ngày giải phóng” nước Mỹ, khi ông sẽ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng toàn cầu, tuy nhiên đến nay hầu hết kế hoạch này vẫn là một bí ẩn.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thống nhất "hợp tác chặt chẽ trong tổ chức các cuộc đàm phán toàn diện, cấp cao" hướng tới một thỏa thuận thương mại tự do giữa ba nước sau cuộc họp vào ngày 30/3.
Các gia đình Iraq hiện vẫn giữ gìn truyền thống tự nướng bánh Kleicha tại nhà vào thời điểm khép lại tháng ăn chay Ramadan nhằm gắn kết tình cảm và bảo tồn phong tục truyền thống.
0