'Chảo lửa' Trung Đông sục sôi sẽ kích hoạt Thế chiến 3?

Việc quân đội Israel tấn công Tổng lãnh sự quán Iran ở Syria đã thổi bùng ngọn lửa xung đột âm ỉ nhiều tháng qua ở Trung Đông và đẩy khu vực này đến bờ vực của một cuộc chiến với nhiều bên tham gia. Liệu đây có phải là chỉ dấu cho sự khởi đầu của Thế chiến lần thứ ba?

Chảo lửa Trung Đông ngày càng nóng

Tình hình ở Trung Đông ngày càng trở nên căng thẳng sau khi quân đội Israel tấn công Tổng lãnh sự quán Iran ở Syria. Kết quả là tòa nhà lãnh sự Iran ở Thủ đô Damascus của Syria đã bị san phẳng bởi một cuộc không kích bất ngờ, khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có Chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi, chỉ huy cấp cao của lực lượng Quds thuộc Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi.

Iran và Syria đã cáo buộc Israel tập kích và cam kết sẽ trả đũa tương xứng. Đây là vụ tấn công mới nhất trong chuỗi các cuộc tấn công gần đây được cho là của Israel ở Syria, nhằm vào lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran và nhóm vũ trang Hezbollah thân Iran ở Liban.

Tòa nhà lãnh sự quán Iran ở Thủ đô Damascus đã bị san phẳng.

Được đánh giá là sự leo thang nguy hiểm nhất bên ngoài Dải Gaza kể từ khi cuộc chiến Israel - Hamas nổ ra gần sáu tháng trước, cuộc tấn công vào lãnh sự quán Iran dẫn đến nguy cơ thổi bùng ngọn lửa xung đột âm ỉ nhiều tháng qua và đẩy Trung Đông đến bờ vực của một cuộc chiến tranh khu vực.

Bộ Quốc phòng Syria cho biết máy bay quân sự được cho là của Israel đã phóng tên lửa từ cao nguyên Golan vào Thủ đô Damascus, đánh trúng tòa nhà lãnh sự thuộc khu vực đại sứ quán Iran trong quận Mezzeh. Lực lượng phòng không Syria không thể đánh chặn toàn bộ tên lửa. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, có trụ sở tại Anh, dẫn nguồn tin cứu hộ nói rằng ít nhất 11 người chết trong vụ tập kích. Trong số này, 7 người là thành viên Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Tòa nhà lãnh sự trong khu sứ quán Iran ở Syria bị phá hủy sau một cuộc không kích nghi của Israel ngày 1/4 (Ảnh: Reuters).

Đại sứ Iran tại Syria Hossein Akbari cáo buộc Israel sử dụng tiêm kích F-35 phóng 6 tên lửa nhắm vào tòa nhà ngoại giao, khiến nhiều sĩ quan cấp cao của nước này thiệt mạng, trong đó có Chuẩn tướng Mohammad Reza Zahedi. Đại sứ Akbari xác nhận gia đình ông vẫn an toàn do không có mặt trong tòa nhà bị tập kích.

Theo truyền thông nhà nước Iran, vụ tập kích chủ yếu nhắm vào tướng Zahedi. Đài Al Alam của Iran mô tả tướng Zahedi là cố vấn quân sự tại Syria, từng lãnh đạo hoạt động ở Liban và Syria cho IRGC trước năm 2016. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết tướng Zahedi trên thực tế đang lãnh đạo mọi hoạt động của đặc nhiệm Quds thuộc IRGC tại ba mặt trận Palestine, Syria và Liban. Cuộc tập kích còn khiến cấp phó, trợ lý của tướng Zahedi, cùng ba cố vấn chuyên trách thiệt mạng.

Tòa nhà lãnh sự của đại sứ quán đã phục vụ người dân Iran được 30 năm. Tầng trên của khu lãnh sự là nơi ở của đại sứ. Tòa nhà này không được xây mới mà đã sử dụng nhiều năm. Tất cả người dân Syria đều biết rằng đây là tòa nhà lãnh sự của đại sứ quán Iran. Hành động của Israel vi phạm mọi chuẩn mực của luật pháp quốc tế.

Ông Hossein Akbari, Đại sứ Iran tại Syria.

Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian kịch liệt lên án vụ tấn công của Israel và gọi đó là hành vi vi phạm mọi nghĩa vụ và công ước quốc tế. Cùng chung quan điểm, Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad mô tả cuộc tập kích là sự vi phạm trắng trợn các quy định quốc tế, đặc biệt là công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961.

Đây cũng chính là lời tuyên chiến trực tiếp của Israel với Iran. Trong trường hợp này, mục tiêu có thể không chỉ là Israel mà còn cả các cơ quan ngoại giao của nước này trên khắp thế giới, Đại tá Timur Syrtlanov, thành viên Chủ tịch đoàn tổ chức "Sĩ quan Nga" cho biết.

CIA cảnh báo Israel rằng Iran đang chuẩn bị một cuộc tấn công trả đũa quy mô lớn bằng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay không người lái. Israel đáp lại bằng cách nói rằng họ sẵn sàng ra đòn và đưa ra phản ứng trực tiếp.

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm sắt).

Tel Aviv tuyên bố huy động lực lượng vận hành hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm sắt). Các hầm tránh bom được mở ra trên khắp cả nước. Tất cả các hệ thống phòng không đều ở trạng thái sẵn sàng. Tại Jerusalem, việc sơ tán các đền thờ, sách tôn giáo và hiện vật đã bắt đầu. Sự lo lắng, hoảng sợ đang hiện diện trên gương mặt của người dân Israel. Họ bắt đầu đổ xô vào các cửa hàng, mua nước uống, thực phẩm đóng hộp và các nhu yếu phẩm cơ bản vì lo ngại cuộc tấn công vào lãnh sự quán Iran có thể dẫn đến một cuộc chiến thực sự.

Ngân hàng Trung ương Israel đã đưa ra hướng dẫn và khuyến cáo về nghiệp vụ với các ngân hàng thương mại trong trường hợp người dân rút hết tiền tiết kiệm khỏi tài khoản của họ. Người dân sợ trong những trường hợp khẩn cấp, liên lạc có thể bị gián đoạn hoặc dịch vụ ngân hàng không hoạt động nên khi gặp nguy hiểm lớn, việc đầu tiên họ làm là chạy đi rút tiền để không bị thiếu tiền mặt.

Sẽ có một cuộc chiến tranh?

Một dấu hiệu gián tiếp khác cho thấy sự chuẩn bị cho hành động quân sự là các vấn đề liên quan đến hoạt động của thiết bị điện tử mà máy bay và tàu thuyền đang gặp phải ở Vịnh Ba Tư. Tất cả điều này có thể chỉ ra rằng Israel và các nước NATO đã bật các thiết bị gây nhiễu mạnh mẽ trong khu vực, bao phủ khu vực từ Jordan đến miền Trung Israel và từ Lebanon đến Thổ Nhĩ Kỳ. Rõ ràng, đây là những biện pháp phòng ngừa trong trường hợp Iran quyết định hành động trực tiếp mà không thông qua các lực lượng ủy nhiệm của họ - Hezbollah và lực lượng kháng chiến Hồi giáo Iraq.

Lực lượng cứu hộ khẩn cấp làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ oanh tạc khu vực gần Đại sứ quán Iran ở Damascus, Syria ngày 1/4/2024 (Ảnh: THX/TTXVN).

Nhà khoa học chính trị Vladimir Kireev, trong cuộc trò chuyện với kênh “Tsargrad” lưu ý rằng Iran thường hành động không trực tiếp mà thông qua các nhóm vũ trang được kiểm soát. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công vào lãnh sự quán ở Damascus, nước này rất có thể sẽ trực tiếp tham chiến.

Thực tế là cả hai nước đều đã khởi động và sẵn sàng cho cuộc đối đầu mở. Đối với Israel, đây có thể sẽ là cách để gây chiến trực tiếp với đối thủ truyền kiếp của mình. Người Israel rõ ràng tin tưởng vào việc Mỹ đứng sau họ, ủng hộ và cung cấp sự hỗ trợ đáng tin cậy cho họ, vì đối với Mỹ, Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng là một trong những đối thủ địa chính trị trọng yếu trong khu vực. Đây là thời điểm thích hợp để kết thúc mọi chuyện một lần và mãi mãi, đồng thời kéo cả Mỹ vào cuộc xung đột, ông Kireev nhận định.  Theo ông, Iran trông cậy vào sự hỗ trợ của Nga và Trung Quốc. Trên thực tế, "chúng ta đang nói về sự va chạm của hai khối – Đông và Tây, và cuộc chiến này hoàn toàn có thể là mồi lửa kích hoạt Thế chiến thứ ba".

Cựu lãnh đạo Đảng Dân chủ trung lập Nga (LDPR), Vladimir Zhirinovsky, từng dự đoán một cuộc chiến tranh thế giới sẽ nổ ra ở Trung Đông và Iran sẽ trở thành một trong những bên tham gia. Ngay sau cái chết của chính trị gia này, khu vực Trung Đông thực sự sôi sục. Đầu tiên, cuộc chiến giữa Israel và Palestine bắt đầu. Sau đó, người Houthis bắt đầu tiêu diệt các tàu phương Tây ở Biển Đỏ. Và bây giờ IDF đã tấn công lãnh sự quán Iran

Tướng Soleimani thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ tại Iraq hồi tháng 1/2020.

Iran không thể không có các hành động trả đũa. Các nhà phân tích đã so sánh vụ tấn công vừa xảy ra với vụ ám sát Tư lệnh lực lượng Quds, tướng Qasem Soleimani, một nhân vật có vai trò và tầm ảnh hưởng rất lớn ở Iran. Tướng Soleimani thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ tại Iraq hồi tháng 1/2020.

Trong quá khứ, Iran đã tiến hành một cuộc trả đũa bằng cách bắn tên lửa đạn đạo vào căn cứ quân sự Mỹ trên đất Iraq để đáp trả. Mặc dù vậy, hành động của Tehran được bình luận là ở mức rất kiềm chế, nhằm không gây thêm căng thẳng với Mỹ và có thể dẫn tới hành động trả đũa tiếp theo từ Washington. Ở vụ việc nêu trên, theo một nguồn tin giấu tên, phía Iran đã thông báo trước về ngày giờ tiến hành các vụ phóng tên lửa để binh sĩ Mỹ có đủ thời gian xuống hầm trú ẩn. Thậm chí, ngay trước khi khai hỏa tên lửa, Iran còn cẩn thận xác nhận không có binh sĩ Mỹ ở trong vùng nguy hiểm mới tiến hành “đòn trả đũa mạnh mẽ”.

Còn lần này, trong trường hợp với Israel, Tehran được cho là sẽ không đưa ra phản ứng một cách “hòa nhã” đến vậy.

Vụ tấn công vào lãnh sự quán Damascus đã gây ra cơn thịnh nộ ở Tehran.

Theo nguồn tin của tờ báo The New York Times của Mỹ, giới lãnh đạo Iran hoàn toàn sốc trước vụ sát hại các tướng quân đội IRGC. Vụ tấn công vào lãnh sự quán Damascus đã gây ra cơn thịnh nộ ở Tehran.

Đây không phải lần đầu tiên Israel loại bỏ những nhân vật quan trọng của Iran. Mossad được cho là đứng sau vụ sát hại nhà vật lý hạt nhân người Iran Mohsen Fakhrizadeh, người đang nghiên cứu phát triển đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đạn đạo. Nhà khoa học bị bắn ở Tehran từ một khẩu súng tự động có điều khiển từ xa được lắp ở phía sau một chiếc xe bán tải đậu đúng chỗ. Sau vụ ám sát, chiếc xe bán tải bị cho nổ tung để che giấu dấu vết. Nhưng đây là một hoạt động bí mật, sự tham gia của Israel vẫn chưa được chứng minh.

Hội đồng Bảo an LHQ bất đồng quan điểm trước hành động của Israel

Nga ngay lập tức lên án hành động của Israel. Nước này gọi đây là một cuộc tấn công khủng bố và nhân dịp này đã triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Hầu như tất cả các thành viên Hội đồng Bảo an lên án vụ tấn công vào cơ sở ngoại giao. Tuy nhiên, Pháp lại tích cực minh oan cho Israel. Đại diện thường trực của Paris tại Liên hợp quốc, Nicolas de Rivière, cho biết các cuộc tấn công vào Damascus xảy ra như một phản ứng trước các cuộc tấn công của Hamas.  Ông cũng cho rằng Iran phải chịu trách nhiệm về sự leo thang ở Trung Đông.

Nước Anh phản ứng thận trọng hơn một chút. Đại diện thường trực của nước này tại Liên hợp quốc, James Kariuki, thừa nhận tầm quan trọng của việc tôn trọng tính toàn vẹn của các thể chế ngoại giao, nhưng cũng lưu ý “vai trò của Iran trong việc gây bất ổn cho khu vực”.

Đại diện Thường trực của Mỹ Robert Wood cũng phản ứng theo cách tương tự. Ông cho biết bất kỳ cuộc tấn công nào vào các cơ sở ngoại giao "sẽ khiến Mỹ lo ngại". Nhưng đồng thời ông cũng nhắc lại sự hy sinh của quân Mỹ trong khu vực. Trong trường hợp này, việc so sánh căn cứ quân sự và tổng lãnh sự quán là không hoàn toàn đúng, nhưng không hiểu vì lý do gì mà chính quyền Mỹ không thấy sự khác biệt ở đây. Ông Wood cũng viện lý do như mọi lần: "chúng tôi không biết về kế hoạch của Israel", bất chấp thực tế rằng Israel là đồng minh quân sự thân cận nhất của Mỹ trong khu vực, quốc gia nhận viện trợ về tiền, vũ khí và mọi thông tin tình báo.

Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya.

Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya đã thu hút sự chú ý bằng việc nói tất cả những lập luận này nghe có vẻ thiếu thuyết phục.

"Thưa các đồng nghiệp, nếu đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của các bạn trong khu vực bị tấn công, các bạn có phản ứng tương tự không? Hãy đặt vấn đề theo quy tắc chung gắn với giả thiết liên quan tới các bạn, với tất cả sự hiển nhiên của nó", ông Nebenzya kết luận.

User
Ý KIẾN

Hãng tin Tass ngày 21/12 cho biết, chuyên gia quân sự Andrey Marochko đã nói với hãng tin này rằng lực lượng Nga đang kiểm soát hơn một nửa thành phố Chasov Yar ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk .

Quân đội Israel thừa nhận đã không thể đánh chặn một "vật thể bay" được phóng từ Yemen tới Tel Aviv, làm ít nhất 16 người bị thương.

Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.

Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.

Theo một tuyên bố từ quân đội Iraq, nước này đã gửi gần 2.000 binh lính Syria trở về quê hương vào ngày 19/12, sau khi họ tìm kiếm nơi trú ẩn tại Iraq trong cuộc tấn công của các lực lượng đối lập nhằm lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad vào đầu tháng này.

Washington đã cung cấp khoảng 100 tỷ USD viện trợ tài chính và hỗ trợ quân sự cho Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào năm 2022 và phần lớn số tiền này được chi bên trong nước Mỹ cho sản xuất quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết nước này đang xem xét tăng quy mô lực lượng vũ trang lên 230.000 người, trong bối cảnh Đức và các nước thành viên khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ trước các thách thức địa chính trị hiện nay.

Trong khi quân Nga và Ukraine giao tranh khốc liệt trên chiến trường, phát biểu tại cuộc họp báo thường niên ngày 19/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất một cuộc đấu tên lửa với phương Tây để chứng minh tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik mới của Nga có thể đánh bại bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.

Cuộc chiến tranh ở Ukraine giữa Nga và Ukraine được Tổng thống Nga Vladimir Putin và giới chức quân đội Nga thảo luận, đánh giá công khai trong một cuộc trao đổi được truyền hình cho công chúng biết tường tận ở Nga.

Ukraine cho biết, họ đã phát triển một loại vũ khí laser có thể bắn hạ máy bay ở độ cao hơn 2 km.

Nga đã kiểm soát được hai khu dân cử ở vùng Donbass, trong khi đó, Uỷ ban điều tra Nga thông báo đã bắt giữ một đối tượng có liên quan đến vụ sát hại Trung tướng Igor Kirillov hôm 17/12.

Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào lực lượng Ukraine - hiện đang cố thủ tại một vùng đất biệt lập ở khu vực Kursk của Nga, đồng thời gia tăng áp lực ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, giới lãnh đạo Ukraine sẽ sớm phải đối mặt đòn đáp trả vì liên quan tới vụ sát hại Trung tướng Igor Kirillov ở Moscow hôm nay.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, chính quyền Kiev sẽ phải trả giá đắt cho cái chết của Tổng tư lệnh Lực lượng Phòng thủ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga, Trung tướng Igor Kirillov.

Lực lượng Houthi ở Yemen ngày 16/12 tuyên bố đã phóng một tên lửa đạn đạo vào một mục tiêu quân sự ở Jaffa - thành phố ở miền trung Israel.

Tổng thống Vladimir Putin đã phát biểu trong phiên họp mở rộng của hội đồng Bộ Quốc phòng Nga, tóm tắt những diễn biến trong năm của hoạt động quân sự tại Ukraine; đồng thời nêu bật những thành tựu đáng kể và những thách thức đang diễn ra trong năm 2024.

Trong 24 giờ qua, xung đột Nga Ukraine có nhiều diễn biến mới, khi tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lên tiếng phản đối việc cho phép Kiev dùng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga. Nga khẳng định quan điểm này phù hợp với lập trường của Moscow.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov ngày 16/12 (giờ địa phương) đã thông báo về việc thành lập một đơn vị quân sự mới mang tên “Lực lượng hệ thống không người lái”.

Tại phiên họp mở rộng của hội đồng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov tuyên bố, Nga chuẩn bị thành lập một nhánh mới của lực lượng vũ trang chuyên về hệ thống không người lái.

Họp với các quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định quân đội Nga hiện chiếm ưu thế trên toàn bộ tiền tuyến ở Ukraine và đang đẩy nhanh tiến độ tấn công, đồng thời cáo buộc các nước phương Tây đẩy Nga tới lằn ranh đỏ.

Lực lượng dân quân người Kurd đang kiểm soát khu vực Đông Bắc Syria hôm nay kêu gọi chấm dứt mọi hành động giao tranh và đề nghị hợp tác với chính quyền mới.

Một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị tăng cường đáng kể việc cung cấp vũ khí cho Ukraine trong những tuần cuối nhiệm kỳ của ông.

Chỉ huy nhóm lực lượng Donetsk phía đông của Ukraine đã bị cách chức vì không thể ngăn cản đà tiến quân như vũ bão của Nga ở khu vực Pokrovsk. Tướng Oleksandr Tarnavskiy sẽ đảm nhiệm vị trí chỉ huy nhóm tác chiến và chiến thuật khu vực này, thay thế Tướng Oleksandr Lutsenko.

Israel đã thực hiện chiến dịch tấn công quy mô lớn vào Syria trong vài ngày qua, phá hủy năng lực quân sự của quân đội Syria dưới thời chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Hình ảnh vệ tinh do Maxar công bố ngày 13/12 cho thấy, Nga dường như đang chuẩn bị di dời máy bay và thiết bị quân sự khỏi các căn cứ của nước này tại Syria.

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công một cơ sở hạ tầng lưu trữ nhiên liệu ở vùng Oryol, miền trung nước Nga, gây ra cháy nổ lớn tại đây, thống đốc khu vực Andrei Klychkov cho biết vào sáng sớm ngày 14/12.

Ngày 13/12, Nga đã phóng hàng trăm tên lửa và UAV vào Ukraine, gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống năng lượng của Kiev, không lâu sau khi Ukraine nã tên lửa ATACMS vào sân bay quân sự Nga.

Theo nguồn tin từ giới chức quân sự được đăng trên tờ “Times of Israel”, lực lượng không quân nước này đang chuẩn bị cho khả năng tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội Nga đã tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng và nhiên liệu quan trọng của Ukraine nhằm đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS vào sân bay quân sự Taganrog.

Ngày 13/12, Chính quyền Ukraine cho biết Nga đã phát động một cuộc tấn công mới trên diện rộng vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đêm 12/12, buộc nước này phải thực hiện lệnh cắt điện khẩn cấp.

Pháp đã chính thức chấm dứt hoạt động quân sự ở Cộng hòa Chad bằng việc đưa hai chiếc máy bay chiến đấu trở lại căn cứ. Động thái này diễn ra hai tuần sau khi Cộng hòa Chad chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng với Paris.

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) thông báo, Israel đã tiến hành đợt rút quân đầu tiên khỏi thị trấn Al-Khiam ở miền Nam Liban và được thay thế bằng quân đội Liban theo thỏa thuận ngừng bắn với nhóm Hezbollah.

Theo dịch vụ lập bản đồ DeepState, lực lượng Nga hiện chỉ còn cách ngoại ô thành phố Pokrovsk quan trọng ở miền đông Ukraine 3km sau khi tiến quân nhanh chóng trong ngày 11/12.

Các đơn vị thuộc Nhóm tác chiến phía Bắc của Nga tiếp tục cuộc tấn công, kiểm soát các khu định cư Daryino và Plyokhovo ở Khu vực Kursk, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin. Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 200 quân ở khu vực Kursk trong ngày qua.

Việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) Oreshnik trong cuộc xung đột tại Ukraine đã tạo “cơn địa chấn” tại châu Âu. Loại vũ khí này được xem là một bước tiến mới trong năng lực tên lửa của Nga, với khả năng tác động sâu rộng đến xung đột Nga - Ukraine cũng như cán cân quân sự khu vực và thế giới.

Israel đã phát động một chiến dịch không kích quy mô lớn nhắm vào các mục tiêu quân sự trên khắp Syria, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad vừa bị lật đổ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định sẽ không hạ thêm tuổi nhập ngũ, sau khi truyền thông đưa tin Mỹ đang yêu cầu Ukraine làm điều này.

Ngày 9/12 đánh dấu một giai đoạn mới với người Syria sau khi lực lượng đối lập chiếm thủ đô Damascus và Tổng thống Bashar al-Assad rời khỏi Damascus, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 13 năm và hơn 50 năm cầm quyền của gia tộc Assad.

Israel tuyên bố đã tiến hành nhiều cuộc không kích phá huỷ các kho vũ khí chiến lược của Syria nhằm ngăn chặn chúng rơi vào tay các phần tử cực đoan.

Theo hãng tin AFP, một trung tâm nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Syria ở khu vực Barzeh, thuộc thủ đô Damascus đã bị phá hủy hoàn toàn sau các cuộc không kích được cho là do Israel tiến hành.

Căng thẳng dọc biên giới Israel và Syria đã bất ngờ thu hút chú ý của dư luận quốc tế, khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố Israel sẽ tiếp tục kiểm soát Cao nguyên Golan, khu vực lãnh thổ được Liên hợp quốc xác định là thuộc về Syria.

Trong vòng chưa đầy hai tuần sau khi lực lượng đối lập mở lại các cuộc tấn công quy mô lớn, chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sụp đổ chóng vánh.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ ý mong muốn chào đón quân đội phương Tây vào Ukraine trong khuôn khổ thỏa thuận an ninh tiềm năng nhằm chấm dứt chiến tranh với Nga.

Hãng Al Jazeera đưa tin, ông Mohammed Al-Bashir - người đứng đầu “Chính phủ cứu nguy” ở tỉnh Idlib đã được giao nhiệm vụ thành lập một chính phủ mới để quản lý giai đoạn chuyển tiếp ở Syria.

Lực lượng Israel tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn trên khắp Syria, nhắm vào ba sân bay lớn và các cơ sở hạ tầng quân sự chiến lược khác, bao gồm cả thủ đô Damascus.

Hãng Reuters ngày 9/12 đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nêu ý tưởng triển khai quân đội nước ngoài tới quốc gia này cho đến khi Kiev gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).