'Chất' Hà Nội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, người Hà Nội đã cất bút nghiên, xếp lại những cuốn sách và cây đàn để sẵn sàng lên đường tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tham gia đoàn quân Tây Tiến năm xưa phần đông là thanh niên, sinh viên, học sinh Hà Nội, hội đủ anh tài ở nhiều lĩnh vực.

Những thế hệ người Hà Nội đã đi vào các cuộc trường chinh của dân tộc với một tâm hồn bay bổng, kiêu hùng. Họ là những “mảnh” hào hoa ghép thành hào khí Thăng Long - Hà Nội, góp phần tô thắm những trang sử vẻ vang của dân tộc, để lại tiếng thơm muôn đời cho mảnh đất nghìn xưa yêu dấu.

Thời hoa lửa của những người lính Thủ đô năm xưa

Dấu ấn của những người Hà Nội với chiến dịch Điện Biên Phủ, đầu tiên phải nhắc đến sự kiện đấu giá chiếc áo sợi pha len màu be, cổ tròn - món quà của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các chiến sĩ vào mùa Đông năm 1946. Chiếc áo sợi pha len đó đã được Ban Vận động ủng hộ “Mùa đông binh sĩ” Hà Nội tổ chức đấu giá tại Nhà hát Lớn. Số tiền thu được sau đấu giá được sử dụng để ủng hộ phong trào may áo trấn thủ cho chiến sĩ. Trong cuộc đấu giá đó, cụ Trương Văn Thìn (ở Thi Sách, Hà Nội) đã bỏ ra 3.500 đồng bạc Đông Dương (tương đương gần 200 lượng vàng) để mua chiếc áo đặc biệt này.

Và từ đây, những chiếc áo trấn thủ - hình ảnh đặc trưng của những chiến sĩ Điện Biên đã trở thành biểu tượng gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong những ngày này, khi cả nước đang diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, với những cựu chiến binh Hà Nội đã từng tham gia trận chiến lịch sử này, họ lại có dịp nhớ về một thời hoa lửa, những dặm dài kháng chiến theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Ngày ấy, những nam thanh, nữ tú của Hà thành tạm gác những ước mơ để trở thành những chiến sĩ cao xạ bên mâm pháo, cô giao liên đưa thương binh vượt ngầm, là những chiến sĩ công binh phá núi mở đường,…

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, những kí ức đầy tự hào về thời thanh xuân tươi đẹp của cô y tá Trần Thị Thục Oanh lại ùa về.

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, những kí ức đầy tự hào về thời thanh xuân tươi đẹp của cô y tá Trần Thị Thục Oanh (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội) - người chiến sĩ quân y trực tiếp làm nhiệm vụ cứu chữa và chăm sóc thương bệnh binh tại chiến trường Điện Biên Phủ, lại ùa về. Đó là những năm tháng đầy khó khăn nhưng vô cùng tự hào của một thế hệ đã hy sinh hạnh phúc riêng của mình để dành cả thanh xuân và tuổi trẻ cho đất nước, cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Trong những năm tháng chiến tranh gian khó đó, hàng vạn người con thanh xuân phơi phới của Hà Nội đã lên đường ra mặt trận. Không ít người đã hy sinh, nhiều người trở về khi thân thể không còn lành lặn. Họ là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô.

Nhạc sĩ Doãn Nho và ký ức Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…

Trong lĩnh vực thơ ca, âm nhạc, đã có hàng loạt sáng tác nổi bật:  Tây tiến (nhà thơ Quang Dũng); Sẽ về Thủ đô (nhạc sĩ Huy Du); Tiến bước dưới quân kì (nhạc sĩ Doãn Nho); Tiến về Hà Nội (nhạc sĩ Văn Cao)…

Những người lính Hà Nội khi ra chiến trận đem theo tình yêu với tổ quốc và niềm lạc quan, hào hoa, yêu đời, yêu người. Nhạc sĩ Doãn Nho, người con Hà Nội, người lính đã trực tiếp tham gia chiến trận, đã sáng tác nhiều tác phẩm vừa mang giá trị lịch sử, vừa mang giá trị nghệ thuật.

Dù năm nay đã 92 tuổi, nhưng nhạc sỹ Doãn Nho hàng ngày vẫn chơi đàn. Mỗi khi nhắc đến những ca khúc cách mạng để đời của mình, ông vẫn như còn nguyên xúc cảm ngày nào. Ca khúc “Tiến bước dưới quân kỳ” của ông đã trở thành một trong mười ca khúc truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và là bản nhạc không thể thiếu trong nghi lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình. Ca khúc được ra đời năm 1958, khi ông đến thăm Di tích đồi A1 Điện Biên Phủ và xúc động trước sự hy sinh của đồng đội, nghĩ về sự tiếp nối của những thế hệ người lính trẻ tiến bước dưới ngọn cờ của Đảng.

Những người lính Hà Nội khi ra chiến trận, không chỉ đem theo tình yêu với tổ quốc mà còn có cả niềm lạc quan, hào hoa, yêu đời, yêu người.

Rồi bước vào kháng chiến chống Mỹ, khi trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt ở miền Trung, ông đã bắt gặp ý thơ hay của nhà thơ Hữu Thỉnh và cho ra đời ca khúc “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” hào hùng, máu lửa.

Hay khi có dịp đi thực tế đến vùng đất Đồng Lộc huyền thoại, dựa trên câu chuyện về 10 cô gái thanh niên xung phong hy sinh ở tuổi trăng tròn và cuộc gặp gỡ đầy cảm động với Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân La Thị Tám, ông đã viết ca khúc “Người con gái sông La” bằng cả trái tim cảm phục, lòng biết ơn sâu sắc.

Những thế hệ nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn Hà Nội như nhạc sĩ Doãn  Nho đã đóng góp  không nhỏ vào những chiến công lẫy lừng của cả dân tộc trong sự nghiệp giành lại độc lập.

Bức họa panorama: dấu ấn của những họa sĩ tài ba Hà Nội ngày nay

>> Bức tranh Điện Biên Phủ - những hy sinh hóa thành bất tử

Trong thời bình ngày nay, nhiều người con Hà Nội hướng về lịch sử của dân tộc thông qua những đóng góp của riêng mình..

Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc - một người con Hà Nội, là người chủ trì thực hiện bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Ông cùng nhóm họa sĩ của Công ty Bảo tồn di sản văn hóa (Hà Nội) mang đến những bản phác thảo và được Hội đồng Nghệ thuật quốc gia phê duyệt, bắt tay vào thực hiện dự án đồ sộ chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hùng tráng, kỳ vĩ và đầy cảm xúc tự hào là cảm nhận của bất cứ ai khi đứng trước bức tranh panorama tái hiện toàn cảnh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Dù không sinh ra trong giai đoạn ác liệt của Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng với niềm tự hào dân tộc, trân trọng những hy sinh của thế hệ trước đã thôi thúc anh cùng nhóm họa sĩ trẻ Hà Nội quyết tâm bắt tay vào thực hiện tác phẩm đồ sộ này.

Khi xem tranh, nhiều người cho rằng bức tranh này được thể hiện bởi các họa sĩ kỳ cựu, nhưng họ đều là những họa sĩ được sinh ra trong thời bình. Chính vì vậy họ đã phải mất một thời gian dài tự tìm hiểu, tận mắt nhìn thấy quang cảnh núi rừng Điện Biên và rồi hình dung ra toàn bộ Chiến dịch để thể hiện lại trên bức tranh một cách chân thực. Nếu không xuất phát từ tình yêu nước, yêu lịch sử mãnh liệt và lòng tự hào dân tộc thì chắc hẳn các họa sĩ này đã không thể làm được điều đó.

Bằng bút pháp tài tình, các họa sĩ tham gia vẽ tranh đã tái hiện sống động hơn 4.500 nhân vật và khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ kết hợp với phần mô hình đắp nổi. Tất cả được xâu chuỗi, kết nối tạo nên một bức tranh toàn cảnh về trận chiến Điện Biên Phủ, gây ấn tượng mạnh mẽ tới người xem. Tác phẩm không chỉ ca ngợi tinh thần đoàn kết, đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân ta mà còn là một nguồn tư liệu quý góp phần bảo tồn, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.

User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.

Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày1/1/2025, về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công an có thể khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm.

Với sự kết nối mạnh mẽ và sự đa dạng của các ngành nghề, người trẻ đang đứng trước những cơ hội đầy hứa hẹn. Họ chọn những con đường sáng tạo hơn, chủ động hơn trong công việc. Không ít người đã rẽ lối sang công việc tự do để theo đuổi đam mê, mong muốn tự do thể hiện bản thân mình.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, rác thải nhựa từ thương mại điện tử có thể đạt 800.000 tấn vào năm 2030 nếu không có giải pháp đóng gói bền vững.

Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Với mong muốn hun đúc tình yêu quê hương đất nước và giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương, Quận đoàn Hà Đông đã tổ chức chương trình “Ngàn lá cờ Tổ quốc vì Trường Sa thân yêu”, thu hút đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên, học sinh tại các trường học nhiệt tình tham gia.

Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.

Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.

Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.

Sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 đã bắt đầu. Đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.

Sau hơn ba tháng xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, chiều 21/12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới.

Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát động cuộc thi sáng tác bài hát về phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhằm kêu gọi mọi người không hút thuốc, bỏ thuốc để cùng nhau xây dựng môi trường sống trong lành không khói thuốc lá.

Thời gian qua, những chiếc xe đạp ít nhiều đã giúp người dân, khách du lịch có thêm lựa chọn sử dụng phương tiện công cộng, từ đó dần thay đổi thói quen đi lại, góp phần bảo vệ môi trường.

Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ, nhưng sắc đỏ của hoa đào, vàng xanh của cây quất đã bắt đầu xuất hiện tại một số khu chợ của Thủ đô, tạo nên không khí Tết sớm.

Về thời tiết dịp Giáng sinh, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc phổ biến không mưa, sương mù nhẹ, rét đậm, có nơi rét hại về đêm và sáng, nắng nhẹ về trưa và chiều.

Sau khi kiểm tra hiện trường vụ phóng hỏa làm 11 người tử vong ở đường Phạm Văn Đồng, Bộ Xây dựng đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố siết quản lý trật tự xây dựng và an toàn PCCC cho nhà ở riêng lẻ, nhiều tầng và căn hộ.

Ngày mai 22/12, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM chính thức hoạt động và người dân TP.HCM đang háo hức chờ đón để được trải nghiệm.

Tháng 9/2023, cầu đường bộ thuộc dự án nâng cấp tuyến đường vận tải thủy sông Đuống chính thức khởi công xây dựng. Với tổng mức đầu tư gần 590 tỷ đồng, công trình dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2025. Song, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, dự án có thể sẽ phải kéo dài thời gian thực hiện thêm 3 năm.

Sở Giao thông Vận tải TP. HCM ngày 20/12 đã khai trương, đưa vào hoạt động 17 tuyến xe buýt điện kết nối tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành việc chuyển đổi và phát triển xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh vào năm 2035, sớm hơn 15 năm so với yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng cũng mong muốn thành phố sớm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.

Theo kế hoạch, đường song hành Vành đai 4 qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025. Hiện các nhà thầu đang tập trung thi công, bám sát tiến độ.

Hôm nay (21/12), 16 thí sinh Tiếng hát Hà Nội 2024 đã khởi động vòng chung kết cuộc thi bằng nhiều hoạt động chung tay bảo vệ môi trường tại bãi bồi ven sông Hồng thuộc phường Phúc Tân (Hoàn Kiếm).

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa thăm hỏi và trao tặng 220 phần quà cho các em nhỏ đang điều trị tại bệnh viện và học sinh Trường THCS Hy Vọng, với tổng trị giá 80 triệu đồng.

Sáng nay 21/12, UBND quận Thanh Xuân đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại khu đô thị Royal City (phường Thượng Đình).

Sáng nay (21/12), ngày đầu tiên mở cửa cho người dân tham quan Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, hàng nghìn người dân đã xếp hàng vào xem Triển lãm và tỏ ra hào hứng khi lần đầu được tận mắt chứng kiến vũ khí, khí tài quân sự của Việt Nam và các nước trưng bày tại đây.

Sáng nay (21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Báo Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ hai chủ đề “Chung tay bảo vệ đại dương - Vì một Việt Nam xanh hơn”.

Trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Với mục đích tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông ở Việt Nam, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Cuộc thi Ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông.

Hòa trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội, Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức một chương trình Giáng sinh đặc biệt dành cho hơn 2.000 bệnh nhi đang điều trị tại đây. Chương trình mang đến niềm vui và sự ấm áp cho các em nhỏ, giúp xua tan phần nào những đau đớn trong hành trình chiến đấu với bệnh tật.

Từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể thực hiện các giao dịch điện tử như rút tiền, chuyển khoản hay thanh toán thẻ online. Đây chính là nội dung được quy định tại Thông tư 17 và 18 của Ngân hàng Nhà nước.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao A05, Bộ Công an phối hợp Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức Diễn tập và lễ tổng kết Diễn tập An ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề "Ứng phó khắc phục sự cố tấn công mạng có chủ đích (APT) vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia".

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết Hà Nội ngày 21/12 có mây, đêm không mưa, ngày nắng; gió đông bắc cấp 2-3; trời rét.

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam là dịp để các địa phương đánh giá lại kết quả xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, sáng nay 21/12, thời tiết Hà Nội không mưa; rét đậm, có nơi rét hại.