Chỉ số giá BĐS tại 2 thành phố lớn gia tăng

Theo số liệu thống kê của Công ty Savills Việt Nam, chỉ số giá bất động sản nhà ở và văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có xu hướng gia tăng.

Theo số liệu thống kê của Công ty Savills Việt Nam, chỉ số giá bất động sản nhà ở và văn phòng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có xu hướng gia tăng. Ở góc độ phát triển dự án, mặc dù chỉ số giá nhân công xây dựng công trình tại Thành phố Hồ Chí Minh không có biến động gì nhưng chỉ số giá xây dựng công trình và giá vật liệu xây dựng liên tục duy trì đà tăng từ quý III/2021 cho đến nay.

Khu chung cư căn hộ cao cấp trên đường Lê Đại Hành, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Chỉ số giá nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh là 130 điểm và tăng 1 điểm theo quý. Sự gia tăng này đến từ việc giá sản phẩm hạng B tại quận 9 tăng 13% theo quý và Nhà Bè tăng 5% theo quý.

Riêng trong quý III/2022, tỷ lệ hấp thụ tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đạt 15% giảm âm 54 điểm phần trăm theo quý nhưng lại tăng 1 điểm phần trăm theo năm. Sự sụt giảm đáng kể có nguyên nhân từ việc giá sơ cấp tăng cao, niềm tin của người mua nhà giảm bởi việc lãi suất tăng và kiểm soát tín dụng chặt chẽ.

Nguồn cung nhà ở hạng B chiếm 54% nguồn cung sơ cấp với giá cao nhất là 10 tỷ đồng/căn. Dòng sản phẩm hạng A chiếm 23% nguồn cung sơ cấp với mức giá lên tới 30 tỷ đồng/căn. 

Tương tự, tại Hà Nội, chỉ số này cũng ghi nhận đà tăng với 8 điểm theo quý, đạt mức 126,1. Như vậy, trong 12 quý liên tiếp đều duy trì đà tăng này và cao hơn 21% so với mức đáy 104,1 tại quý III/2019. Giá bán trung bình đạt ngường 37 triệu đồng/m2, tăng 8% theo quý do có một số dự án mới gia nhập thị trường và 65% các dự án mở bán tăng giá.

Phân tích của Savills cho thấy, nguồn cung hạn chế, chất lượng được cải thiện và chi phí xây dựng gia tăng đã thúc đẩy giá nhà ở tại Hà Nội tăng.

Với phân khúc văn phòng, thị trường văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh được cải thiện kẻ từ quý III/2022 sau một thời gian ổn định trong thời kỳ đại dịch. Chỉ số văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh đạt 98 điểm, tăng 3 điểm theo quý và 5 điểm theo năm.

Công suất cho thuê văn phòng hạng B tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3 điểm phần trăm theo quý lên 92%, hạng A tăng 2 điểm phần trăm theo quý lên mức 97% và hạng C tăng 1 điểm phần trăm theo quý lên 94%. Sự gia tăng đã thúc đẩy nhiều cải thiện tích cực trong phân khúc này.

Báo cáo SPPI (chỉ số giá dịch vụ) cho thấy, văn phòng khu vực ngoài trung tâm đang có tốc độ tăng trưởng về giá khá nhanh. Cụ thể, chỉ số của khu vực ngoài trung tâm đã tăng lên 111 điểm trong quý III vừa qua, tăng 4 điểm theo quý và 7 điểm theo năm. Tỷ lệ lấp đầy ở khu vực ngoài trung tâm cải thiện 2 điểm phần trăm theo quý và 4 điểm phần trăm theo năm lên mức 91% và giá thuê tăng 1% theo quý, 3% theo năm.

Chỉ số khu vực CBD (kinh doanh trung tâm) đạt 109 điểm, cải thiện 3 điểm theo quý và 7 điểm theo năm nhờ công suất thuê tăng 2 điểm và giá thuê tăng 1% so với quý trước. Nhóm văn phòng hạng A có mức tăng giá thuê cao nhất là 3% theo quý và 2% theo năm.

Trong khi đó, tại Hà Nội, chỉ số giá văn phòng đạt 72,9 điểm, tăng 2,4 điểm theo quý và 6 điểm theo năm, mức cao nhất trong vòng 5 năm. Công suất thuê ở tất cả các phân khúc đều tăng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường hậu COVID-19. Công suất cho thuê của hạng C có mức tăng lớn nhất 4 điểm % theo quý đạt 96%. Công suất của Hạng A đạt 84% và Hạng B đạt 89% sau khi cả hai hạng đều cải thiện 1 điểm % theo quý.

Chỉ số giá khu vực CBD thành phố Hà Nội tăng 1,9 điểm theo quý và 5,1 điểm theo năm lên 91 điểm nhờ giá thuê tăng 2% theo quý. Công suất thuê ổn định theo quý nhưng tăng 2,2 điểm phần trăm theo năm lên 92%. Công suất cho thuê đạt 89%, tăng 1,7 điểm phần trăm theo quý và giá thuê tăng 1,5% theo quý. Báo cáo SPPI nhấn mạnh điều này đã giúp chỉ số khu vực ngoài trung tâm tăng 2,8 điểm theo quý và 7,7 điểm theo năm lên 83,7 điểm.

Các chuyên gia đánh giá, môi trường kinh doanh tại Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục cải thiện trong những năm tới.

User
Ý KIẾN

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội thành phố không nhiều. Do vậy, công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.

Sau một thời gian "sốt" nóng, giá ảo, hiện nay giá chung cư cũ đã qua sử dụng ở Hà Nội đang có dấu hiệu chững lại.

Với nhiều điểm đột phá, phù hợp với thực tiễn, Luật Nhà ở 2023 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển nhà ở cho người dân. Chính phủ đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn, trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng.

Trong khi mặt bằng kinh doanh trên phố rơi vào tình trạng ế ẩm, thì tại các con ngõ ở Hà Nội, nhu cầu thuê đang ngày càng tăng cao.

Quý I/2024, toàn quốc có 38 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện mở bán, với quy mô khoảng 5.527 căn.

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, khiến thị trường chao đảo, người dân 'choáng váng' thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực. Những mức giá cao ngất, phi lý trước đây của phân khúc này đã không còn được tiếp tục 'bơm thổi' mà buộc phải quay đầu. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.

Việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách bài bản và đồng bộ đã ngày càng kéo gần khoảng cách bờ Đông sông Hồng với trung tâm thành phố. Vì thế, khu vực phía Đông Thủ đô thu hút nhiều dự án bất động sản, dẫn đầu làn sóng chuyển cư “làm trong phố, sống ngoại ô” của người dân Hà Nội.

Các quận, huyện của Hà Nội đã tích cực rà soát quy hoạch, xây dựng hạ tầng các vị trí đất đấu giá có nhiều tiềm năng, gần các trục đường giao thông, phù hợp với quy hoạch chung để thu hút người dân và các nhà đầu tư.

Liên quan đến công tác lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết đến thời điểm hiện tại mới chỉ có quy hoạch chi tiết Khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) gửi về Sở lấy ý kiến trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ công dân có thể dùng khi đăng ký thường trú.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.

Đầu tháng 5 này, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay. Đồng thời, Luật Đất đai 2024 cũng đang trong lộ trình tương tự.

Trong báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản, nguồn cung condotel quý I năm 2024 lên đến gần 5.000 căn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, nguồn cung này chủ yếu đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ.

Tại Kế hoạch số 122 vừa được UBND Thành phố ban hành, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có tốc độ gia tăng dân số cao, bình quân 2,15% mỗi năm. Nhằm kéo giãn dân và tạo tính lan tỏa cho các đô thị vùng, chính quyền Thành phố đã phê duyệt dự án phát triển các khu đô thị vệ tinh chiến lược, đồng thời tiến hành quy hoạch lại các khu vực đã phát triển quá nóng.

Quý II năm nay, ước tính nguồn cung mới về bất động sản sẽ tăng thêm 25% so với quý I.

Trong quý I, thị trường bất động sản đã chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là việc nguồn cung được cải thiện. Mặc dù chưa thực sự có những đột phá, nhưng đây là những dấu hiệu cho thấy các chính sách của chính phủ đang dần phát huy hiệu quả.

Để triển khai Luật Đất đai kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thi hành với những nội dung cụ thể.

UBND Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các quận, huyện đẩy nhanh công tác quy hoạch để có cơ sở xác định hệ số K (hệ số bồi thường), lựa chọn chủ đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ.

Trước tình trạng giá chung cư, nhà đất liên tục tăng phi lý trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đang triển khai nhiều biện pháp quản lý nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Báo cáo của Bộ Xây dựng về tình hình phát triển nhà ở xã hội quý I/2024 cho thấy cả nước có 13 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô hơn 16 nghìn căn. Trong đó, đã có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.

Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, giá thuê văn phòng dự kiến tiếp tục tăng trong trung và dài hạn. Vì vậy, khách thuê cần có một chiến lược dài hạn về nơi làm việc, dù là thuê mới, di dời, mở rộng văn phòng hoặc thậm chí đầu tư vào tòa nhà của riêng họ.

Luật Đất đai 2024 đã điều chỉnh theo hướng mở về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất cho kiều bào. Khi Luật chính thức có hiệu lực, Việt kiều sẽ được mua nhà, có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất như công dân trong nước.

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với dự kiến.

Thời gian qua trên một số diễn đàn, các bài viết có nội dung về giao dịch đất nền tăng đột biến nhất là những lô đất đã tách thửa thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên trên thực tế việc mua bán đất nền không sôi động như lời đồn. Rất có thể đó là cách mà nhiều môi giới hay nhà đầu cơ sử dụng nhằm thoát được hàng trước khi quy định siết phân lô bán nền được thực thi.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, bốn tháng đầu năm nay, gần 1.400 doanh nghiệp bất động sản thành lập mới, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2023.

Kết thúc kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán đã bắt đầu giao dịch trở lại vào sáng nay. Tuy nhiên nhà đầu tư có xu hướng giao dịch thận trọng cả 2 chiều, nền thanh khoản thị trường thấp.

Số liệu mới nhất cho thấy trong quý I/2024, có 8 dự án nhà ở xã hội đã khởi công xây dựng và được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô trên 16.000 căn; 5 dự án hoàn thành cung cấp hơn 2.000 căn. Như vậy, so với mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch từ nay đến năm 2025, số lượng dự án vẫn còn rất thấp.

Nghị quyết số 01/NQ-CP đặt mục tiêu năm 2024 cả nước phấn đấu xây dựng, hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Cùng với chủ trương chuẩn bị quỹ đất sạch, theo các doanh nghiệp, cần thêm nhiều sự cởi trói về thủ tục, chính sách khác.

Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội được ban hành và đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn không ít rào cản cần tháo gỡ, để từng bước hiện thực hóa mục tiêu “đến năm 2030 xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội”.

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Du lịch phục hồi được xem là một trong những động lực giúp phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng khởi sắc.

Thời gian qua, việc triển khai nhiều khu đô thị đồng bộ, tòa nhà cao tầng hiện đại đã và đang tạo nên những nét chấm phá, điểm nhấn đẹp cho bức tranh đô thị Hà Nội. Những đổi thay tích cực này đã giúp nâng tầm vị thế thủ đô, để Hà Nội xứng đáng là một đô thị đặc biệt, sánh cùng các thành phố lớn trên thế giới.

Khi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, cải tạo chung cư cũ là nhiệm vụ cấp thiết, là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để nâng cao chất lượng sống cho người dân và tái thiết đô thị.

Các ngành nghề đều cùng lúc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, và tất nhiên, ngành xây dựng cũng không phải ngoại lệ. Một trong những ứng dụng công nghệ nổi bật là Mô hình thông tin công trình BIM - đây được xem là giải pháp quan trọng được ngành xây dựng triển khai trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.

Trong đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, các định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái và nông thôn hiện đại đã được chú trọng, là cơ sở để đô thị - nông thôn cùng phát triển hài hòa.

Theo thống kê, hiện cả nước có 984 dự án đang triển khai xây dựng với quy mô khoảng hơn 420.000 căn, bằng 115,22% so với quý 4/2023 và 140,97 % so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên việc xây dựng các cơ sở chăm sóc cho người cao tuổi với sự đầu tư bài bản vẫn chưa dành được nhiều sự quan tâm.Sóc Sơn đang được coi là một điểm sáng khi có nhiều dự án dành cho người già được xây dựng.

Bộ Xây dựng vừa công bố báo cáo về thị trường bất động sản trong quý I năm 2024. Việc giá nhà tăng phi lý trong thời gian qua đã khiến thị trường không ổn định, Bộ sẽ đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp nhằm kiểm soát và điều chỉnh giá bất động sản trong thời gian tới.

Trong quý I/2024, nguồn cung căn hộ mới ở TP. Hồ Chí Minh vẫn chỉ nhỏ giọt, ở mức thấp nhất trong 10 năm qua. Nhiều người có nhu cầu đã tìm về các tỉnh lân cận để mua nhà có giá vừa túi tiền.

Dự án Tổ hợp dịch vụ thương mại và nhà ở QMS Top Tower dù đã thi công xong phần thô và cất nóc vào tháng 4/2020, nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng để bàn giao cho người mua như dự kiến.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, với nhiều đề xuất mới được bổ sung. Trong đó, đề xuất hai phương án về nguồn vốn hoạt động của Quỹ.

Năm nay, Công ty Cổ phần Vinhomes đặt mục tiêu đạt doanh thu 120.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 35.000 tỷ đồng (tăng lần lượt 16% và hơn 4% so với năm 2023).

Sáng 25/4, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam và Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức hội thảo về thị trường bất động sản "Khơi thông nguồn cung bất động sản khu vực phía Nam - Xu hướng đầu tư”.

Quốc hội sẽ tổ chức đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Nhà chung cư hiện đang phát triển với số lượng lớn tại Việt Nam, chỉ tính riêng tại TP.Hồ Chí Minh đã có hơn 1.400 khu nhà chung cư. Phải thừa nhận những khu nhà chung cư này đã góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo điểm nhấn văn minh đô thị. Tuy nhiên, thời gian qua, đã có không ít những mâu thuẫn, bức xúc, thậm chí tranh chấp liên tục xảy ra trong quá trình vận hành loại nhà ở mới này.