Chiến dịch thần tốc cứu cây

Ngay sau bão, trong suốt hơn 10 ngày qua, cả Hà Nội xắn tay vừa dọn bão vừa cứu cây xanh. Chiến dịch “Cứu cây thần tốc” được khởi động, với hy vọng hồi sinh những cây xanh quý giá, khôi phục không chỉ màu xanh mà cả giá trị tinh thần vô giá mà cây xanh mang lại.

Cây xanh đang hồi sinh sau bão

Cơn bão Yagi với cấp siêu bão đã vào Hà Nội tối 7/9. Người Hà Nội chứng kiến cơn cuồng phong kèm mưa lớn ở mức độ chưa từng thấy, trong đêm, suốt nhiều giờ.

Bão qua, đường phố Hà Nội ngổn ngang cây gãy, đổ. Những người từng đi qua chiến tranh, nhìn đường phố Thủ đô ngày sau bão Yagi, liên tưởng đến cảnh tượng cây rừng sau những trận bom rải thảm.

Cây bật gốc, ngã, đổ, nhưng từng chùm rễ không chịu dứt khỏi đất…

Cây gãy ngang thân, ngang cành, cành không muốn rời thân. Ở vết gãy, nhựa không thôi ứa trào…

Cây non, cây già, cây trồng mới và cây thành cổ thụ. Cây ở tầm di sản, cây gửi gắm những tầng ký ức, trước cơn cuồng phong chẳng thể trụ vững.

Bão qua, đường phố Hà Nội ngổn ngang cây gãy, đổ.

Chị Hoàng Thu Thủy, phố Hàng Bạc, cho biết: "Đợt trước có bão, mình đi quanh bờ hồ thấy có mấy cành cây bị xẻ ngang, xẻ dọc thôi, còn giờ đến mấy cây cổ thụ lâu năm cũng bị bật gốc, chứng tỏ cơn bão lớn đến nhường nào".

Anh Đoàn Hoàng Long, phố Tân Mai: "Thiệt hại của Hà Nội, đăc biệt về cây xanh là ngoài sức tưởng tượng. Thực sự tôi thấy rất tiếc vì cây xanh là một phần không thể thiếu của thành phố".

Ngay sau bão, trong suốt hơn 10 ngày qua, cả thành phố đã xắn tay, vừa dọn bão, vừa cứu cây xanh. Chiến dịch “Cứu cây thần tốc” được khởi động, với hy vọng hồi sinh những cây xanh quý giá, khôi phục không chỉ màu xanh, cảnh quan đô thị mà cả giá trị tinh thần vô giá mà cây xanh mang lại.

Nhờ sự chung tay quyết liệt của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng, cùng với tinh thần nhiệt huyết của người dân, hàng hàng cây xanh đã được dựng lại, dần phục hồi. Bà Trương Thị Chí, phường Xuân La, quận Tây Hồ, nhận xét: "Thành phố đang hồi sinh nhiều, những mầm non đang trỗi dậy và mọi người đều hoan hỉ xây dựng, tái thiết lại thành phố. Hôm trước bão thì cảnh quan xung quanh thực sự kinh hoàng còn hôm nay tôi thấy rất sạch sẽ và tôi thấy chúng ta đúng xứng đáng với danh xưng thành phố hòa bình".

Với bà Đặng Thị Linh, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân: "Hà Nội đã gần như hồi phục lại các cây xanh, các cây gãy đổ thì đã được dọn dẹp, và có thể nói sự sống đã trở lại với nhịp sống thường ngày của thành phố này".

Theo bạn Nguyễn Thị Phương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân: "Một người sống gắn bó với cây xanh, cây xanh gần như gắn liền với tuổi thơ của mình, khi một cây như thế mất đi mình thấy rất là tiếc. Khi mà cây xanh được phục hồi trở lại, mình thấy vui hơn".

Những thân cổ thụ từng tơ tướp vì gió bão, được chăm sóc, phục hồi, đã bật nhú mầm xanh. Khắp các con phố của Thủ đô, vóc dáng hàng cây xanh đang định hình trở lại. Trên đầu cành, đầu nhánh cây đã le lói màu xanh.

Những cây di sản được cứu như thế nào?

Khi nhắc đến Hà Nội, cùng với 36 phố phường, hồ Gươm, hồ Tây, không thể không kể đến những cây cổ thụ. Nhưng cây cổ thụ ở Hà Nội đang ít dần và càng trở nên quý hiếm, vì vậy một số cây đa, cây đề hàng chục, hàng trăm năm tuổi được chính quyền, người dân chăm sóc, bảo vệ.

Thế nhưng trong cơn bão số 3, nhiều cây cổ thụ đã không trụ vững. Phải chứng kiến và nói lời tạm biệt với những bóng cổ thụ đã gắn liền với bao thế hệ, nhiều người dân Thủ đô không khỏi bùi ngùi.

Cây sưa đỏ ven hồ Thiền Quang, theo người dân kể lại và công ty công viên cây xanh đánh giá, với đường kính thân khoảng 40cm, cây này phải có tuổi đời đến 60-70 năm. Sau 1 tuần gãy đổ, chiều qua, sau khi tỉa gọn các cành gãy và rễ bị dập nát, cây đã được các đơn vị chức năng dựng lại.

Những dây bản to được dùng để bảo đảm cây xanh không bị trầy xước trong quá trình vận chuyển.

Anh Đào Xuân Ích - Tổ trưởng tổ 10 - Xí nghiệp cắt sửa cây xanh, cho biết: "Theo quy trình thì cây đổ xuống, chúng tôi phải cắt cái đầu cây sinh trưởng và phần rễ bị dập, sau đó chúng tôi phải đào hố để trồng lại, bên cạnh đó xử lý các vết cắt, bôi thuốc liền sẹo để bảo đảm không bị thoát nước để cây sinh trưởng".

Ông Nguyễn Văn Long - Hiệp hội cây xanh Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi dùng những dây bản to để bảo đảm cây xanh không bị trầy xước. Khi trồng cây xanh, lúc nào chúng tôi cũng phải làm từ từ, không thể vội được, chúng tôi còn phải xem xét phải xoay cây theo hướng nào, bảo đảm cây được đặt ngay ngắn".

Hai cây đa cổ thụ tuổi đời hơn 200 năm, trước cửa Đền thờ Hai Bà Trưng ở phố Hương Yên, phường Đồng Nhân - di tích lịch sử cấp quốc gia, đều bị gãy đổ. Các cây này cũng được cưa tỉa cành để dựng lại. Người dân trong khu vực rất phấn khởi.

Ông Vũ Ngọc Ánh - phường Đồng Nhân, nói: "Rất mong cấp trên sẽ trồng lại cây đa này lại cho chúng tôi, rất nhiều kỉ niệm của người dân gắn với cái cây này".

Cây đa Bác Hồ trồng trong Công viên Thống Nhất từ năm 1960, bị tét một nửa nhánh bên trái và 3 trong số 9 bộ rễ của cây bị bão xô đứt. Ngay sau bão, cây được dựng lại trước tiên, và được những chuyên gia cây xanh chăm sóc bảo tồn.

Ông Ma Kiên Hán - Phó Tổng giám đốc Công ty Công viên Thống Nhất, cho biết: "Tôi nghĩ sẽ phải mất 2-3 năm để cây có thể trở lại hiện trạng như cũ, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, chúng tôi cũng sẽ phấn đấu để nuôi sống và phục hồi về cơ bản cái nét ban đầu của cây đa Bác Hồ".

Lực lượng chức năng nỗ lực cứu sống cây.

Hai cây sưa trắng, ở góc đường Chùa Một Cột - Chu Văn An, quận Ba Đình, bị đổ trong cơn bão số 3, đã được Công ty Công viên cây xanh Hà Nội dựng lại đúng vị trí cũ. Hai cây sưa này có tuổi đời vài chục năm, đường kính khoảng 70-80cm.

Để cứu cây bị đổ, các công nhân phải cắt bỏ lá, tỉa bớt cành, nhằm tập trung dưỡng chất nuôi thân, tăng khả năng sống sót của cây. Ông Nguyễn Đức Mạnh - Phó TGĐ Công ty công viên cây xanh Hà Nội, cho biết: “Cây bị ngã đổ chúng tôi sẽ tiến hành cắt sửa còn lại chiều cao khoảng 6-8m tùy loại cây và địa điểm cụ thể. Sau đó, chúng tôi sẽ bôi chất liền sẹo để đảm bảo thân cây phát triển ổn định. Sau khi dựng lại cây, chúng tôi sẽ bôi chất kích thích rễ phát triển. Cuối cùng là chống dựng cây để đảm bảo cây không ngã đổ trong mưa bão”.

Để Hà Nội trở lại một màu xanh 

Hà Nội đang dần hồi phục. Điều thể hiện rõ nhất là tinh thần đoàn kết của người dân Hà Nội, từ các cấp chính quyền đến từng người dân, mọi người đều chung tay dọn dẹp, cứu chữa cây xanh, cùng nhau xây dựng một Hà Nội xanh.

Hà Nội sớm thôi sẽ trở lại màu xanh vốn có.

Với tinh thần lạc quan và ý chí mạnh mẽ “đoàn kết là sức mạnh”, giờ đây khi đi ra đường, chúng ta cảm nhận rõ những cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão Yagi đã được chăm sóc kỹ càng cẩn thận, những con đường đã sạch đẹp và gọn gàng, và cuộc sống đang dần trở lại bình thường.

Điều đó cho thấy, với sự chung tay của cả cộng đồng, Hà Nội sẽ sớm hồi sinh và trở nên xanh tươi hơn bao giờ hết. Cây xanh Hà Nội sẽ sớm hồi sinh, trở thành biểu tượng của sự sống và sức mạnh của thành phố. Hà Nội sớm thôi sẽ trở lại màu xanh vốn có.

User
Ý KIẾN

Công an tỉnh Bắc Ninh vừa triệt phá vụ án buôn bán ma túy bằng thiết bị bay không người lái, một trong nhiều thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy hiện nay.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện 28 website giả mạo thương hiệu ngân hàng, trong tổng số 68 website giả mạo nhiều đơn vị, được phát hiện trong 6 tháng.

Ngày 20/9, Công an TP. HCM thông tin đã khởi tố, bắt tạm giam hai đối tượng tham gia tổ chức khủng bố, dự định rải truyền đơn trong ngày Quốc khánh 2/9 nhằm lật đổ chính quyền.

Festival Thu Hà Nội 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử” đã khai mạc vào tối 20/9 tại khu vực vườn hoa Đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm.

Hơn 35 tấn hàng hoá viện trợ nhân đạo đã được chuyên cơ của Bộ Tình trạng khẩn cấp Liên bang Nga chuyển tới Nội Bài vào tối 20/9 nhằm hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả tàn khốc của cơn bão số 3 (Yagi).

Chiều 20/9, ông Hồ Công Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An xác nhận thông tin hàng tấn ngao, vạng giấy, sò biển đã bị sóng đánh dạt vào bãi biển vào sáng ngày 20/9, sau cơn bão số 4.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên, Hà Nội, đang xác minh đơn tố giác Lê Thị Bích Ngọc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chiều 20/9, UBND quận Ba Đình, Hà Nội, đã tổ chức chương trình tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho gần 800 học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.

Thẻ vé xe buýt ảo đi vào vận hành thời gian qua được đánh giá là giải pháp tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng.

Ngày 20/9, phiên xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn hai bước sang phần xét hỏi, làm rõ sai phạm của các bị cáo trong việc thực hiện chủ trương của bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch tập đoàn.

Sau nhiều ngày điều trị, một nạn nhân được tìm thấy trong vụ lũ quét ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai) đã tử vong do vết thương quá nặng.

Tại phố Từ Hoa thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, ô tô đỗ kín lòng đường đang cản trở giao thông và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cư dân.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp.

Các huyện ngoại thành Hà Nội đang nỗ lực khắc phục hậu quả mưa bão, trồng lại và thu dọn cây xanh bị gãy đổ. Công tác vệ sinh cũng được thực hiện nhằm trả lại cảnh quan sạch đẹp.

Tối 20/9, chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ nhân đạo giúp Việt Nam vượt qua hậu quả của cơn bão số 3 (YAGI) đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài.

Cơn bão số 3 vừa qua đã khiến gần 12.000 cây đô thị bị gãy đổ, thành phố đã nỗ lực phục hồi khoảng 3.400 cây, trong đó có nhiều cây cổ thụ lâu năm, quý hiếm. Nhiều cây đã hồi sinh, mầu xanh đã bật nhú trên các hàng cây sau bão.

Ngay sau bão, trong suốt hơn 10 ngày qua, cả Hà Nội xắn tay vừa dọn bão vừa cứu cây xanh. Chiến dịch “Cứu cây thần tốc” được khởi động, với hy vọng hồi sinh những cây xanh quý giá, khôi phục không chỉ màu xanh mà cả giá trị tinh thần vô giá mà cây xanh mang lại.

Sáng 20/9, thông tin từ Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết, sau khi đổ bộ, bão số 4 đã gây mưa hoàn lưu tại một số địa bàn thuộc hai tuyến biên giới.

Chiều 20/9, Uỷ ban MTTQ thành phố Hà Nội tiếp nhận ủng hộ của nhân dân huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, nhằm giúp các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Từ đêm 19/9 đến trưa 20/9, tại tỉnh Quảng Bình có mưa lớn kéo dài khiến nước ở các sông dâng cao gây ngập lụt nhà dân, chia cắt nhiều thôn bản.

Tối 20/9, chuyên cơ của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Nga chở 35 tấn hàng viện trợ nhân đạo giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của bão Yagi (cơn bão số 3) đã đáp xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội.

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.

Sau hơn một tuần xảy ra trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, Trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh đã đón học sinh quay trở lại trường học tập, trong đó có 107 em ở Làng Nủ.

Chiều 20/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã phối hợp tổ chức lễ xuất quân thực hiện công trình của các cơ quan thông tin đại chúng hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Chiều 20/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn tiếp đoàn Hội sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Paris, do Vụ trưởng Vụ châu Á, Trung Đông và châu Âu Cyrille Bellier dẫn đầu.

Sáng 20/9, UBND huyện Thanh Oai đã khởi công dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 429A đoạn từ ngã tư Vác đến Nhà lưu niệm Bác Hồ và Cụm công nghiệp Kim Bài.

Sáng 20/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì buổi họp chuẩn bị hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Xe bồn chở xăng đi vào vào đường hỗn hợp dành cho xe mô tô, xe thô sơ trên quốc lộ 5 (Hải Dương) gây tai nạn khiến người đi xe máy chết thương tâm.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam về kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1008 ban hành Kế hoạch triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.

Bắt đầu từ hôm nay, 20/9/2024, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho hành khách đi xe buýt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ triển khai ứng phó với vùng áp thấp và mưa lớn trong những ngày tới.

Cục Hàng không Việt Nam vừa đưa ra con số chuyến bay khai thác và tỷ lệ cất cánh đúng giờ của các hãng hàng không nước ta trong 8 tháng của năm nay.

Trung ương đã ghi phiếu giới thiệu nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bổ sung quy hoạch Trung ương khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031 trong ngày làm việc cuối cùng của Hội nghị Trung ương 10, ngày 20/9.

Một đợt không khí lạnh đang di chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam, sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới. Đây là đợt không khí lạnh đầu mùa của năm nay.

Chiều 20/9, một cây me cổ thụ trên đường Nguyễn Du (Q.1, TP HCM) bị bật gốc trong cơn mưa lớn, đè nhiều xe máy, may mắn không thiệt hại về người

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại hội nghị.

Triển lãm trực tuyến "Hỡi đồng bào Thủ đô!” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã khai mạc vào chiều 20/9, do UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức.

Do ảnh hưởng của mưa bão, từ đêm 19 đến rạng sáng 20/9, tại Hà Tĩnh đã xảy ra mưa to và gió mạnh khiến nước biển dâng cao và gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại nhiều vị trí dọc theo bờ biển huyện Nghi Xuân.

Lại thêm một địa phương xuất hiện vết nứt và sụt lún nghiêm trọng. Vết nứt này tại Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đối với 19 hộ dân sinh sống bên dưới triền đồi.

UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về việc đảm bảo an toàn hệ thống thủy lợi sông Nhuệ.

Hiện nay, những trung tâm du lịch lớn của cả nước như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Sa Pa (Lào Cai)… đang nỗ lực khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra nhằm đưa hoạt động du lịch trở lại bình thường.

Ngày 20/9, Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tổng kết phong trào thi đua đặc biệt năm 2024.

Một vết nứt lớn xuất hiện trên ngọn đồi phía sau khu dân cư tại xã Đắc Pre, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam do mưa lớn kéo dài và ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 4. Chính quyền đã tổ chức sơ tán khẩn cấp toàn bộ người dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại rất lớn về nông nghiệp, nhất là đối với người nông dân có nghề nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sau khi thời tiết nắng lên, nước đã rút, bà con chịu ảnh hưởng đang chạy đua để khôi phục lại sản xuất, dù vẫn còn rất nhiều nỗi lo sau bão, lũ.

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu. Cùng ngày, công tác trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập cũng đang được triển khai nhanh chóng.