Chiến tranh không phải trò đùa
Chúng ta đều hiểu chiến tranh là hy sinh, mất mát, đau thương. Chiến tranh không phải trò đùa. Ngày hôm nay, chúng ta cùng ôn lại những ký ức về một thời bom đạn để thêm trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập, tự do và để thêm yêu quý hình ảnh cao đẹp của người lính.
Hôm nay là ngày 22/12, tròn 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong một ngày đầy ý nghĩa này, những dòng ký ức về một thời bi tráng của dân tộc, quê hương lại trở về. Nghĩ về người lính, ta thường liên tưởng đến những cuộc chiến tranh, trận mạc: sự xả thân, hy sinh. Nghĩ về người lính, ta càng nhân lên khát vọng hòa bình, càng thấy yêu hơn hình ảnh người lính trong hòa bình, những người luôn thường trực ý chí bảo vệ môi trường hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột. Không một ai, cả tôi và bạn lại không khát vọng hòa bình, căm ghét chiến tranh.
Chiến tranh là đau thương, chia ly, là mất mát và chết chóc. Hôm nay, tôi mời bạn cùng tôi xuôi theo dòng ký ức của một người, trở về một thời đạn bom, để thấy chiến tranh thực sự không phải trò đùa.
Nhớ lại những năm tháng chiến tranh. Tuổi thơ tôi vừa trọn những năm đế quốc Mỹ đem không quân, hải quân đánh phá, phong tỏa cơ sở hậu cần, giao thông miền Bắc. Quê tôi, xứ cồn chông bãi cát, nằm sát biển Đông. Dù không phải là trọng điểm cầu đường giao thông hay kho tàng bến bãi, nhưng đã nhiều lần chịu cảnh bom rơi đạn nổ. Tất cả những gì mà chiến tranh đem đến, người dân quê tôi đều hứng chịu, nếm trải. Đạn pháo từ tàu biển bắn vào. Đạn bom từ máy bay dội xuống. Những lần làng quê nhận tin dữ, những tờ giấy báo tử từ chiến trường gửi về.
Hàng ngày, chiếc máy bay do thám AD6 của không quân hải quân Mỹ bay dọc bờ biển. Lũ trẻ chúng tôi gọi loại máy bay này là máy bay bà già. Nó bay rất chậm, tiếng vè vè ù ù rất khó chịu. Phát hiện mục tiêu khả nghi là lượn vòng, xả đạn. Rồi bất kể ngày đêm, từng đợt máy bay ào ào từ biển vào, những loạt đạn phòng không vạch trời bay lên; những loạt bom dội xuống. Những lần bị hệ thống phòng không của ta đánh trả rát rạt, chúng cắt bom rồi chuồn nhanh. Trước khi trở lại tàu sân bay đậu ngoài khơi, chúng trút toàn bộ bom đạn xuống mặt đất, mặt biển.
Đêm đầu tháng 9 năm 1967, đó là một đêm trăng. Mới khoảng 10 giờ, vừa nghe pháo phòng không phía Hàm Rồng nổ giòn giã, đã nghe tiếng máy bay xẹt qua. Phía ngoài biển ù ù ì ì tiếng máy bay bà già. Rồi một loạt bom ba quả cắt chéo từ hướng tây bắc xuống đông nam. Quả bom thứ hai rơi xuống vườn nhà tôi, thổi bay hai cái nhà với toàn bộ tài sản. May mắn khi ấy cả nhà đã kịp xuống hầm. Quả bom đầu rơi phía tây bắc, cách nhà tôi khoảng 300 mét làm một anh thanh niên thiệt mạng.
Ròng rã đến gần ba tháng, gia đình tôi ở nhờ một gia đình xóm trong. Thầy tôi gom nhặt những gì còn sót lại, cùng với mọi thứ cây, tre trong vườn dựng lên hai căn nhà lấy chỗ tá túc. Năm ấy, tôi bước vào lớp 3. Sách vở chuẩn bị cho năm học mới bị mảnh bom xiên thủng, không cuốn nào còn nguyên vẹn. Mẹ tôi từ đấy mắc hội chứng sợ máy bay. Suốt nhiều năm sau đó, bà hầu như lấy hầm làm nhà. Chỉ nghe tiếng ì ì ù ù từ đâu đó là bà vội nháo nhào tìm hầm. Có lần tôi tựa trán vào cây cột nhà, kéo một đường từ phía trên xuống phía dưới, tạo ra cái thứ âm thanh âm âm u u, na ná tiếng động cơ máy bay từ xa, khiến bà giật mình, hốt hoảng chạy ra hầm trú ẩn. Nhận ra đó chỉ là trò đùa của con trai, bà buồn và giận tôi. Đến tận bây giờ, mỗi lần hồi tưởng về những ngày tháng đã qua, về thứ trò đùa quái ác ấy, tôi lại thêm một lần thầm hối lỗi.
Một năm trước trận bom, năm 1966, vào tháng 4, cũng một đêm trăng sáng. Chị gái đầu của tôi cũng bị bom Mỹ giết hại. Đang đêm, nghe tiếng máy bay chị bế con gái, lúc ấy mới hơn một tuổi ra hầm. Vừa đến cửa hầm thì bom nổ, một viên bi xuyên qua nách, vào tim. Trước đó, khi chị đang mang bầu con gái, anh rể tôi cũng bị trúng bom. Anh là công nhân ở mỏ Crommite Cổ Định, Thanh Hóa. Buổi trưa đi làm về, đang nghỉ trưa thì máy bay Mỹ đến thả bom.
Từ khi tôi bước vào lớp 1 đến nửa năm đầu cấp 3 là liên tục cảnh đầu đội mũ rơm, lưng mang nùn rơm, lại còn kè kè túi bông băng, thuốc đỏ, nước muối, nẹp tre... Lớp học thì nay chỗ này mai chỗ khác. Chủ yếu nằm khuất dưới tán cây sa mộc, tre, xoan. Xung quanh đắp đất cao, dày như thành lũy, có đường dẫn ra hào giao thông và hầm trú ẩn. Thời kỳ đầu, hầm trú ẩn đơn giản, gác tre, gỗ rồi đổ đất lên. Sau này, học kiểu hầm Triều Tiên, dựng tre gỗ như mái nhà, chìm sâu dưới đất, có hai cửa để thoát hiểm... Năm nào vào năm học mới cũng khệ nệ tranh tre gỗ lạt để dựng lán, làm hầm.
Năm đầu cấp 3 - lớp 8 bấy giờ, tôi được tuyển chọn vào lớp chuyên văn đầu tiên của tỉnh. Thầy trò sơ tán lên tận Vĩnh Lộc, bên bờ sông Mã không xa thành Nhà Hồ. Lớp học khi ấy nép vào thân đê, cũng nửa chìm nửa nổi. Nhiều đêm nghe tiếng bom rền, chủ nhà chúng tôi trọ học bảo máy bay B52 của Mỹ thả bom bên mạn Thọ Xuân. Mãi đến hồi ký kết Hiệp định Paris, đầu năm 1973 thầy trò mới về lại Trường cấp 3 Lam Sơn giữa lòng thị xã Thanh Hóa. Thị xã Thanh Hóa khi ấy ngổn ngang đổ nát.
Suốt năm tháng tuổi thơ tôi sống trong không khí nơm nớp chiến tranh bom đạn. Có đêm đang ngủ, bị đánh thức dậy, cả nhà vội vội vàng vàng vơ vội ít đồ rồi gồng gánh tản cư. Là có tin đêm nay B52 của Mỹ sẽ rải thảm dọc bờ biển này. Có hôm, cấp trên cấp báo tàu biệt kích sẽ đổ bộ, lại sơ tán. Có thời kỳ, cả khẩu đội pháo DKZ ở trong nhà tôi. Nơi đặt khẩu DKZ cách nhà chỉ vài trăm mét canh chừng tàu Mỹ đổ bộ ban đêm. Có năm, cả một tiểu đoàn pháo mặt đất 122 li đặt trận địa trước làng. Từ nhà tôi ra trận địa pháo gần nhất chỉ vài trăm mét. Một vài lần ra xem tàu chiến Mỹ lùi lũi từ khơi vào, rồi quay ngang câu pháo vừa thích vừa sợ. Đôi lần chứng kiến mấy khẩu pháo 122 li của bộ đội nhằm tàu chiến Mỹ khai hỏa, thấy tàu Mỹ xịt khói đen, quay đầu chạy, hô toáng lên cháy rồi.
May mà làng tôi chưa bị trúng pháo kích. Nghe tiếng “véo” là biết đạn pháo từ tàu Mỹ vượt qua làng mình. Nhưng bị bom đạn thì nhiều đận. Có lần bè đánh cá vào gần bờ, máy bay Mỹ lao tới, xả đạn ca-nông-vanh, có người chết, có người bị thương. Lần khác, lúc nửa đêm về sáng, bom nổ xóm trên, có gia đình chết và bị thương gần hết. Có lần, trận địa phòng không của dân quân xã đặt ở đầu làng trên, máy bay Mỹ phát hiện, chúng xả đạn một nữ dân quân hy sinh. Làng tôi, hồi đó có một nhân vật nổi tiếng, chị Tô Thị Cửi bị bom Mỹ tiện đứt cả hai bàn tay, nhưng chị vẫn làm được những việc như người lành lặn, từ khâu vá, củi lửa, cơm nước... đến học hành. Hồi đó chị được đi nhiều nơi, cả nước ngoài, để tố cáo tội ác đế quốc Mỹ.
Tôi có người bạn rất thân, chơi với nhau từ thuở nhỏ. Anh hơn tuổi tôi, học hết cấp hai là đi học trung cấp cầu đường giao thông. Năm Mỹ phong tỏa bến phà Ghép, anh làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông ở đây. Một lần anh xung phong cảm tử lái ca nô rà phá ngư lôi, bom từ trường. Bom nổ quá gần, anh hy sinh.
Người anh con bác ruột tôi, dáng cao, đẹp trai, lại hát hay. Đến giờ, tôi vẫn đinh ninh ở làng tôi anh là thanh niên đẹp trai nhất, tốt tính nhất. Ra đường gặp người quen hay lạ, anh chào hỏi từ xa. Chưa thấy ai trách anh một lời. Quê tôi ngày ấy bữa đói bữa no, cơm khoai sắn cũng chỉ ngày hai bữa. Anh có thói quen chưa ăn gì cũng ngậm cái tăm bên miệng. Xuống nhà tôi, gặp bữa thày mẹ tôi có mời chào gãy đũa, anh vẫn cứ cháu vừa ăn, cháu vừa ăn.Vào những năm chiến tranh ác liệt, anh đi thanh niên xung phong, chuyên làm đường ở miền tây Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Năm 1968, anh chuyển sang bộ đội. Trong lần cùng đoàn xe đưa hàng vào tuyến trong, anh hy sinh cùng với nhiều đồng đội khi trúng bom tọa độ của Mỹ. Ngày gia đình nhận tin dữ đúng hôm cơn bão lớn từ biển đổ vào. Tiếng khóc thương anh trong đêm bão gió quăng quật ấy cứ đọng mãi trong tôi. Điều làm tôi canh cánh bao năm qua, là đến hiện giờ vẫn chưa biết mộ anh ở đâu? Giấy báo tử gửi về có kèm theo sơ đồ mộ chí. Mộ anh nằm trên quả đồi, xóm Cây Bòng, xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Gia đình một vài lần theo giấy báo tử đi tìm anh, mà không có thông tin gì. Bác gái tôi bao năm khắc khoải chờ mong đưa hài cốt anh về, nhưng rồi vô vọng. Không biết bây giờ anh ở đâu?
Chúng ta đều hiểu, chiến tranh là hy sinh, là mất mát, là đau thương. Chiến tranh không phải trò đùa. Vậy mà nhiều nơi trên hành tinh này, vẫn còn chiến tranh, xung đột, vẫn còn bom rơi, đạn nổ. Ngày hôm nay, bạn cùng tôi ôn lại những ký ức thời chiến tranh để thêm trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập, tự do; để thêm yêu quý hình ảnh cao đẹp của người lính./.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.
Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....
Hôm nay, khi ngồi lại với chính mình, tôi cảm thấy như vừa mở ra một cuốn sách cuộc đời, mỗi trang là một dấu ấn, mỗi chương là một câu chuyện đáng nhớ. Thời gian cứ thế trôi đi, và mỗi năm qua, tôi lại có dịp ngẫm lại những bước đi của mình. Những lần vấp ngã rồi đứng lên, những khoảnh khắc vui buồn đan xen, tất cả như một bức tranh sống động, đầy màu sắc. Tôi tự hỏi mình: mình đã trưởng thành hơn bao nhiêu?
Có những ánh mắt ta chẳng thể nào quên, không cần lời nói nhưng lại lưu giữ một điều gì đó sâu thẳm trong tim, tựa như một lời yêu chưa kịp nói. Cuộc đời là những chuyến đi dài, và trong những ngày cũ kỹ, có ai đó đã từng bước qua đời ta, để lại một dấu lặng mang tên ký ức.
Với những người thuộc thế hệ 7X, 8X trở về trước, hình ảnh chiếc xe đạp dường như đều gắn liền với ký ức của mỗi người. Dù thời gian trôi qua nhanh như nước chảy qua cầu, nhưng những điều thân thương nhất gắn liền với chiếc xe đạp, với tuổi trẻ và tình yêu của một thời đã qua vẫn còn mãi trong ta…
Có một người theo gia đình về sống ở Hà Nội khi vừa bước vào quảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ. Chắc cũng vì đang ở độ tuổi ngây thơ, luôn nhìn mọi thứ bằng đôi mắt sáng trong nên cảm nhận về Hà Nội thân thương trong cô đẹp và dịu dàng vô cùng. Nhiều năm xa Thủ đô, chuyển vào miền Nam sinh sống, nhưng lòng cô vẫn không thôi hoài mong nhớ về...
Cơn gió bấc đầu mùa thổi về khiến cho đêm như sâu thêm, dài thêm. Sáng ra, có người cứ trở mình qua lại, cuộn trong chăn ấm như con tằm nằm trong bọc kén chẳng muốn chui ra ngoài. Chợt nhận ra trời đang chuyển mùa, và rồi lòng lại miên man với những vẻ đẹp ngày đông!
Mỗi người chúng ta, ai cũng có ước mơ và khát vọng của riêng mình. Và ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một con đường riêng để thực hiện những ước mơ, những khát vọng, những mong muốn ấy, dẫu điều chúng ta làm có thể là viển vông trong mắt người khác. Bởi, trong cuộc sống này, chỉ có chính chúng ta mới biết điều gì phù hợp với mình, điều gì mới thực sự mang lại cho mình sự tự do và hạnh phúc...
Có khi nào bạn tự hỏi: Có phải thực sự hạnh phúc chỉ đến khi chúng ta rảnh rỗi và có nhiều thời gian cho bản thân? Hay là bận rộn cũng mang lại niềm vui và ý nghĩa riêng, một loại hạnh phúc mang tên bận rộn?
Vậy là mùa thu đã đi qua, mùa đông đã về. Cuối năm, mỗi người chúng ta vẫn còn mải tất bật ngược xuôi trên những ngả đường mưu sinh vất vả, không dễ để có được một chút thảnh thơi, cảm nhận từng khoảnh khắc chuyển mùa. Có lẽ những cơn gió se lạnh của những ngày đầu đông ùa về là để nhắc nhở mỗi người hãy chậm lại phút giây, để không quên chăm sóc bản thân, không quên dành cho nhau một vòng tay ấm, một chốn nương náu cho tâm hồn.
Có những chiều lặng thinh, có người ngồi một mình bên ô cửa, lắng nghe nhịp thời gian chậm rãi trôi qua từng khoảnh khắc. Thời gian đi qua từng ngõ ngách của cuộc đời, vô tình và vội vã như dòng nước chảy chỉ xuôi mà không bao giờ quay lại. Có lẽ, thời gian là con đường một chiều vô tận mà ai rồi cũng phải bước qua, để rồi một ngày nhìn lại, lòng ta chất chứa biết bao xúc cảm chênh vênh, tiếc nuối.
Xin chào người bạn đồng hành thân thiết của tôi. Mỗi khi tan làm, tôi lại háo hức chờ đợi khoảnh khắc được gặp bạn lúc 18h15.
Cuộc đời là một chuỗi dài những sự kiện đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa tiếng cười và giọt nước mắt. Có đôi khi, niềm vui đến bất ngờ, còn nỗi buồn lại len lỏi trong từng khoảnh khắc không mong đợi. Nhưng dường như, sau mỗi giọt nước mắt là một bài học, sau mỗi lần vấp ngã là một bước chân mạnh mẽ hơn. Vậy thì, vui buồn, cứ thế mà đi nhé.
Có một người vốn thích hơi thở sáng sớm của một thành phố. Chắc cũng vì lý do đó, dù sống tại bất kỳ đâu, người đó vẫn yêu thích cảm giác được thức dậy sớm, hít căng lồng ngực không khí trong lành của mỗi buổi sớm ban mai. Những chuyến công tác, có dịp tình cờ đến Hà Nội, cô không khỏi ngơ ngẩn vì cảm giác tĩnh lặng đến bình yên.
Đầu đông, những cây phượng bắt đầu trút lá. Trên vòm cây lá vẫn xanh đó mà dưới gốc cây xác lá đã trải vàng một đoạn đường. Một cơn gió nhẹ lay. Lòng người cũng say say với những chiếc lá phượng bay bay trong gió, vương vào mái tóc, vương trên vai áo. Vậy là cũng sắp hết một năm!
Chớm đông, ấy là khi những ngày cuối cùng của tháng 10 dần đi qua và tháng 11 bắt đầu kéo về. Ta chẳng còn mấy khi có dịp được ngắm bầu trời trong vắt với ánh nắng vàng ruộm trải dài mênh mang mỗi buổi chiều tà mà thay vào đó là một màu trời xám xịt với những cơn mưa phùn lê thê ướt rượt. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian. Ra đường đã thấy nhiều người khoác lên mình chiếc áo gió mỏng nhẹ hay tấm khăn voan choàng trễ nại hững hờ che chắn gió. Gió lạnh đầu mùa vô thức dễ khiến ta thấy lòng mình cô đơn, trống trải, càng khao khát một bờ vai, một mái ấm đủ đầy để tìm về nương náu, chở che.
Một đôi vợ chồng nhà nọ có một đứa con gái. Họ có cách giáo dục con cái làm không ít người hết hồn khi thả rông con. Nhiều người cho rằng cách giáo dục con của vợ chồng họ là phản tác dụng…
Trong xã hội hiện đại ngày nay, mỗi người chúng ta đều bị cuốn vào một guồng quay đến chóng mặt. Rời cơ quan về nhà, sự bận rộn vẫn chưa dừng lại, với vô vàn những việc không tên đến có tên, tiếp tục đau đầu với những mục tiêu và kỳ vọng đã đặt ra từ lâu mà chưa đạt được. Để có được một giây phút bình yên, một hạnh phúc giản đơn, thực sự khó khăn vô vàn…
Mới hôm nào Hà Nội đón thu, hồi hộp đón mùa cốm mới thơm mùi sữa lúa, hương sen thoang thoảng sót lại phía Tây Hồ. Trên đường phố thỉnh thoảng bắt gặp những quả hồng đỏ mọng như mời gọi, những quả thị trong đôi quang gánh chung chiêng, những quả ổi chín hồng tỏa mùi thơm dân dã, bình dị, xưa xưa cổ tích... Mà nay, những đợt gió lạnh đang tràn về Hà Nội, vậy là mùa đông đã gõ cửa. Mùa thu đi rồi sao…
Bao nhiêu năm xa Hà Nội là chừng ấy năm khắc khoải biết bao nỗi nhớ niềm thương. Mỗi người Hà Nội dẫu đi xa nhưng vẫn lưu giữ cho riêng mình nhiều hoài niệm quý giá cùng những cách nhớ khác nhau về thành phố này. Với một người, nỗi nhớ âm thầm trong tim luôn thoang thoảng hương vị của những bát cháo sườn vỉa hè.
Có một người tạo thói quen đạp xe vào buổi tối, lặng lẽ guồng quay trên từng con phố nhỏ, để lắng đọng và cảm nhận cuộc sống chậm rãi ở Thủ đô khi Hà Nội đã lên đèn.
Có người từng nghĩ rằng tìm kiếm bản thân là một hành trình đầy hào hứng, như những chuyến phiêu lưu đến miền đất mới, nơi sẽ có câu trả lời chờ sẵn cho mọi thắc mắc về ý nghĩa cuộc sống. Thế nhưng, khi từng ngày đi qua, khi đôi chân lặng lẽ đi qua bao nhiêu con đường, nỗi khắc khoải trong lòng lại càng rõ hơn, từng khoảnh khắc chông chênh trên hành trình ấy như một phần không thể thiếu trong việc xây dựng bản ngã của mình.
Trời xanh biêng biếc nơi Thủ đô, cái xanh như tự ngàn năm còn đó. Để rồi một ngày nắng ấy long lanh, để một tôi nhỏ bé nhớ, một Hà Nội nồng nàn gợi mở, Hà Nội sâu thẳm và bao dung.
Có một con đường dài, uốn lượn men theo lũy tre làng, từng lớp đất như hoà quyện với nhịp sống thanh bình, lặng lẽ. Con đường ấy không đòi hỏi sự chú ý, cũng chẳng bao giờ đòi hỏi những lời ca ngợi. Nó chỉ ở đó, im lặng và khiêm nhường, đón nhận từng bước chân qua lại suốt bao mùa gió bão, nắng mưa. Thời gian trôi qua, bụi đường phơi mình dưới ánh nắng gay gắt, lặng lẽ khi đêm về, vương vấn hương lúa nồng đượm của ruộng đồng.
Bác bảo vệ trường xưa nay đã về miền mây trắng. Mỗi lần nghĩ về bác, trong lòng một người dấy lên niềm thương yêu và kính trọng như một người cha, như một người thầy. Trong xôn xao niềm vui của Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô nghĩ rằng, bác chính là một dấu lặng, hay một nốt trầm rất đẹp trong bản hòa ca về nghề dạy học.
Gần 30 tuổi, cô – một giáo viên dạy Ngữ văn, trong những câu chuyện đùa vui với đồng nghiệp và bạn bè, luôn tự nhận mình già trước tuổi. Cô chỉ ưa những điều tối giản, cả trong cách ăn mặc và lối sống. Chỉ như vậy, cô mới cảm thấy lòng mình bình yên, dễ chịu. Cô biết, chỉ có một người hiểu vì sao tính cách của cô lại già dặn sớm như thế. Người phụ nữ ấy không phải mẹ cô mà là cô Nguyễn Thị Hoa, cô giáo dạy Ngữ văn của cô suốt 4 năm cấp 2. Cô không gọi cô Hoa là cô giáo cũ, bởi cô Hoa luôn là người dạy dỗ cô suốt đời.
Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.
Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.
Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!
Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.
Sau những chuyến muộn phiền, có người lại về ngồi với khu vườn, lặng yên nghe tiếng chim hót. Đôi khi ngửa mặt lên trời nhìn mây trôi về muôn nẻo. Mây trôi nhẹ tênh, trong thoáng chốc cô ước gì hồn mình cũng nhẹ như mây. Để tự do bay bổng, để đi về hướng nào mình muốn và để tan ra hay làm mưa xuống. Không như mình vẫn ngồi đây để tự hỏi, rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu?
Trong ký ức của một người con, có một căn nhà xưa sơ sài tới mức không có cổng, nhưng trong căn nhà nhỏ ấy, lại đầy ắp tình yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau…
Dạo gần đây mạng xã hội nổi rần rần về chữa lành. Chỉ cần mở YouTube, 10 podcast thì 9 cái nói về việc chữa lành. Có người nói với tôi, muốn hạnh phúc phải yêu chính mình trước đã, phải chiều chuộng bản thân, làm gì mình thích để chữa lành. Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, nghĩ đến bản thân nhiều hơn, đặt gánh nặng trách nhiệm trên vai xuống để đi chữa lành cho đầu óc thanh thản, nhẹ nhàng hơn...
Đêm ở biển, thanh âm của biển, vị của biển, giữa một màu đen bát ngát bao la. Lòng bình yên lắng dịu. Biển vắng giữa đêm mùa thu thật lạ mà thật quen. Ngỡ như ta đã gặp đâu đó một thời xa lắm. Nhớ về một đêm biển vắng năm nào, ngồi ở một căn chòi nhỏ, lặng nghe tiếng mưa rơi... Biển vẫn vậy, dịu dàng quá đỗi. Ta khác rồi, liệu đã thâm trầm như biển ngày xưa?
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng từng một lần theo đuổi điều gì đó tưởng chừng vĩ đại, tưởng chừng hoàn hảo. Đó có thể là những giấc mơ lớn lao hay chỉ là những điều giản dị, bé nhỏ mà tâm hồn chúng ta đã khắc khoải tìm kiếm. Với tôi, hành trình ấy bắt đầu từ những buổi chiều thơ bé, nơi tôi đắm mình giữa đồng cỏ xanh rì, tìm kiếm chiếc lá cỏ hoàn hảo - một thứ biểu tượng đẹp đẽ mà tôi tin rằng khi tìm thấy, cuộc đời tôi sẽ trọn vẹn theo cách kỳ diệu nhất. Có một người cũng giống như tôi.
Có một người không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng quãng thời gian mà người ta vẫn ưu ái gọi tên "đẹp nhất của đời người" - thời trung học của cô đã gắn với mảnh đất cổ kính, nên thơ này. Từ lâu, Hà Nội đối với cô đã vượt lên cả một miền ký ức, trở thành một phần hiện hữu trong cuộc đời.
Cuộc sống vội vã trôi, cuốn mỗi người chúng ta vào guồng quay không ngừng nghỉ. Để tới một lúc nào đó, ta bỗng phát hiện ra dường như mình đã quên mất những điều bình dị, ấm áp xung quanh, quên mất rằng ta và người ấy vẫn cần lắm những nồng ấm, yêu thương…
Hà Nội - một cái tên vừa nghe đã thấy nôn nao trong lòng, một miền ký ức không chỉ của riêng tôi mà còn của biết bao người đã từng đi qua nơi này, dù chỉ một lần.
Ước mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại Sài Gòn sắp trở thành hiện thực khi Nhà nước quyết định đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam. Ký ức một thời về những chuyến tàu xưa cũ sẽ dần chìm vào quên lãng...
Có người từng nói với tôi Hà Nội đâu có gì để si mê đến thế! Cũng có người kể rằng sống ở Hà Nội bao năm nhưng họ chẳng vấn vương gì thành phố tắc đường và khói bụi này. Không phải ai cũng đồng điệu trước những điều làm tôi quyến luyến với Thủ đô.
Những ngày thu dịu mát ở Sài Gòn, một người bước vào văn phòng, bất ngờ nhận một bó cúc họa mi được người bạn cất công mang từ Hà Nội vào gửi tặng. Nhìn sắc trắng giản dị của bó hoa, lòng ai đó không khỏi bồi hồi nhớ về khoảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ ở Thủ đô.
Có người kể với tôi, cô ấy ra trường năm 2015 và bắt đầu cuộc sống của người trưởng thành với một công việc trái ngành không thể bình thường hơn. Cùng thời điểm ấy, bạn bè cô có người hăm hở học lên cao, có người vào làm tập đoàn lớn, có người thì đã bắt đầu khởi nghiệp.
Trong khuôn viên của một ngôi trường cấp ba, nơi một cô giáo làm việc mỗi ngày, có trồng rất nhiều cây. Mỗi loài cây đều có sức hút riêng với những đặc tính khác nhau. Những gốc sala cuối góc sân trường luôn làm cô chú ý bởi vẻ đẹp thuần khiết nhưng mạnh mẽ; như bao thế hệ học trò vừa hồn nhiên trong trẻo, vừa tự tin. Mỗi khi trong lòng có những chênh vênh bất ổn, cô thường thả hồn mình trôi vào khoảng xanh mênh mông này để tìm lại bình yên.
Có một vẻ đẹp rất riêng của Hà Nội mà chỉ những người yêu nơi này mới cảm nhận rõ - vẻ đẹp của sáng sớm những ngày giao mùa. Khi đất trời chưa dứt hẳn khỏi thu mà đông đã lấp ló đâu đó, cả thành phố như trôi trong một tầng không gian mờ ảo, nơi sắc vàng nhạt của nắng sớm hòa lẫn với làn sương mỏng, giăng kín những con đường, len lỏi vào từng góc phố.
Có một người được sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất phương Nam đầy nắng gió. Cô luôn ao ước được chiêm ngưỡng vẻ rêu phong cổ kính, được đắm mình trong tiết thu se sắt hay cái giá rét của ngày đông phố cổ, được ngắm nhìn những phụ nữ Hà Thành với nét duyên dáng đặc trưng của mình… Và rồi cô cũng có dịp đến thăm mảnh đất kinh kỳ với bao háo hức, mong chờ.
Thời tiết năm nay khác hẳn năm trước. Năm trước mưa thường ghé lúc chiều chiều, mưa từng hồi nặng hạt kéo theo nước dâng ngập lối. Năm nay mưa đỏng đảnh và bất chợt, cứ đến rồi đi, bất kể thời gian nào trong ngày. Mưa đi ngang tưới mát con phố nhỏ, mưa vô tình làm ướt góc sân mới hôm trước còn đắm mình trong cái nắng oi ả. Có người cũng quen dần với sự thất thường ấy của những ngày mưa.
0