Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động phối hợp khăng khít, hiệu quả

Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đồng chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hội nghị đánh giá, thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2023, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực, chủ động triển khai công tác phối hợp, bảo đảm hiệu quả các nhiệm vụ theo Quy chế phối hợp, các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh theo lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và yêu cầu thực tiễn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang chủ trì hội nghị.

Trong đó, tiếp tục phối hợp nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật về an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống của người lao động; giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh, giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh và Chính phủ “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”. Nổi bật là hưởng ứng các phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; chương trình “01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID - 19”.

Đáng chú ý, tại Kết luận hội nghị đánh giá công tác phối hợp kỳ trước, Thủ tướng Chính phủ đã giao 11 nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan; đến nay có 08 nhiệm vụ đã thực hiện; 01 nhiệm vụ đã và đang được phối hợp thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các cấp Công đoàn, các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ.

Tại Hội nghị, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương 12 nội dung và được các bộ, ngành thảo luận, giải đáp liên quan: quyền và lợi ích của người lao động và hoạt động công đoàn; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động; các chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non; bố trí ngân sách phát triển cơ sở khám chữa bệnh nơi có đông công nhân lao động…

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các cấp Công đoàn, các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và những vấn đề phát sinh một cách thiết thực, khăng khít, hiệu quả trên tinh thần “không màu mè”, “đã nói là làm; đã cam kết phải thực hiện có hiệu quả cụ thể” mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh và tổ chức Công đoàn vững mạnh, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện 01 nhiệm vụ trung tâm, 03 quan tâm, 05 đẩy mạnh thời gian tới. Trong đó, nhiệm vụ trung tâm là nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa hai bên, góp phần tích cực vào thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, hiện đại, đất nước hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Từ đó, quan tâm lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giai cấp công nhân, phản ánh kịp thời với Đảng, chính quyền, doanh nghiệp để có biện pháp tháo gỡ, giải quyết; Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; Quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động theo Hiến pháp, pháp luật và theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện “5 đẩy mạnh” về: xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về lao động; thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua; xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh; thực hiện tốt vai trò của Công đoàn, là cầu nối quan trọng của Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam.

Đối với các đề nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cơ bản nhất trí xem xét, giải quyết trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giao các bộ, ngành liên quan phối hợp với Tổng Liên đoàn Việt Nam rà soát danh sách, nghiên cứu, đề xuất phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện và yêu cầu phát triển đất nước.

User
Ý KIẾN

Trong nhiều nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Dược (Sửa đổi) lần này, việc điều chỉnh nhằm đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc sẽ tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận các loại thuốc mới.

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USIAD triển khai dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II.

Ngày 25/6, thảo luận tại tổ về các nội dung liên quan đến cải cách tiền lương, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về nguồn kinh phí đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ.

Sau một ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, tích cực, trách nhiệm, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra.

Các ý kiến tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII đều đánh giá cao công tác chuẩn bị của Ban Thường vụ Thành uỷ về chủ đề, phương châm, dự thảo đề cương chi tiết báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.

Giá vé máy bay dự kiến vẫn cao do các hãng hàng không phải đối mặt với nhiều vấn đề cả trong nước và quốc tế, số máy bay phải dừng khai thác tiếp tục tăng.

Cho ý kiến về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), quy định về việc mở rộng thẩm quyền cho công chứng viên trong giao dịch bất động sản và mô hình các văn phòng công chứng, là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu cẩn trọng quy định để phù hợp với mục đích, quan điểm sửa đổi luật là nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của công chứng viên.

Chiều 24/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bổ sung dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Hôm nay (25/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP, dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và bàn thảo về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Theo báo cáo của Bộ Công an, những năm gần đây số vụ buôn bán người trong nước ngày càng gia tăng, đặc biệt xuất hiện cả tình trạng buôn bán nam giới, buôn bán thai nhi còn trong bụng mẹ.

Thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đa số các đại biểu cho rằng cần rà soát kỹ và có lộ trình khi quyết định áp thuế với đối tượng vốn không chịu thuế như phân bón hay các vật tư nông nghiệp khác vì sẽ ảnh hưởng lớn đến người nông dân và kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng lương thực khác.

Trưa ngày 24/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Chu Thủy Tử, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc để dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc.

Theo báo cáo của Bộ Công an, số vụ phạm tội mua bán người trong nước có chiều hướng gia tăng, đặc biệt đã xuất hiện tình trạng mua bán thai nhi trong bụng mẹ.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp. Việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định.

Hôm nay (24/6), dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một số luật và nghị quyết quan trọng.

Theo chương trình dự kiến, sáng nay (24/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Tiếp theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ bước vào tuần họp cuối cùng từ ngày 24/6. Đáng chú ý, ngày 28/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Sáng 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra triển khai dự án Đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, đoạn qua tỉnh Nghệ An và làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các bộ, ngành, cơ quan liên quan nhằm thúc đẩy triển khai dự án đảm bảo tiến độ.

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính là một trong số ít Người đứng đầu Chính phủ được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và nước chủ nhà Trung Quốc mời tham dự Hội nghị trong hai năm liên tiếp, thể hiện WEF và Trung Quốc hết sức coi trọng vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như tầm nhìn phát triển của Việt Nam đối với nền kinh tế trong tương lai.

Sau hơn 2 tháng triển khai Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, quận Hoàn Kiếm đã nhận được hơn 1.400 bài dự thi.

Sáng nay, 22/6, Thường trực hai Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đã làm việc, trao đổi về một số vấn đề lớn, quan trọng của đất nước dự kiến được thể hiện trong Báo cáo Chính trị và Báo cáo Kinh tế - Xã hội.

Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua, với nội dung quan trọng là dịch vụ lưu trữ chính thức trở thành ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định "Đây là chuyến thăm với nhiều ý nghĩa quan trọng, có thể coi là một điểm nhấn nổi bật của đối ngoại Việt Nam năm 2024”.

Chiều 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng số, các đại biểu tán thành cao với việc sớm đưa các dự án luật quan trọng vào thi hành.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.

Chuyến thăm Việt Nam lần này được người đứng đầu Điện Kremlin đánh giá mang tính biểu tượng cao, khi diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (16/6/1994 - 16/6/2024), đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành khoảng 3/4 chương trình đề ra với chất lượng và hiệu quả cao. Góp phần truyền tải kịp thời, sinh động và đa dạng các nội dung của Kỳ họp phải kể tới sự đóng góp rất tích cực của báo chí.

Thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ về tính khả thi của các biện pháp xử lý chuyển hướng được quy định tại Điều 36 của dự thảo Luật.

Sáng 21/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Sáng nay (21/6), với 91,99% tỷ lệ phiếu ủng hộ, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.

Tối qua, 20/6, các cựu sinh viên từng học tập tại Liên Xô và Liên bang Nga đã vinh dự được gặp mặt Tổng thống Putin trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của ông.

Theo chương trình dự kiến, ngày hôm nay (21/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025.

Gần một ngày ở Hà Nội trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống Putin đã hội đàm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm, tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Chiếc Limousine Aurus Senat chở Tổng thống Putin qua nhiều tuyến phố, nơi có những địa danh tiêu biểu của Thủ đô, rồi di chuyển tới sân bay Nội Bài, kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Sau các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng thống Nga Putin đã cùng Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ lãnh đạo Hội hữu nghị Việt - Nga và các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam từng du học tại Liên Xô và Liên bang Nga. Buổi gặp mặt diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội vào chiều tối 20/6.

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn của báo chí quốc tế trong những ngày qua.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc xem xét Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo lập không gian phát triển mới, động lực và giá trị mới để xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại.

Sau cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin đã chủ trì cuộc họp báo chung, thống nhất hàng loạt vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.

Sau khi hoàn thành chương trình hội đàm, hội kiến lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến viếng và đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chiều ngày 20/6, sau lễ đón Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với người đứng đầu Điện Kremlin tại trụ sở Trung ương Đảng.

100% quân số cán bộ chiến sĩ của Phòng Cảnh sát giao thông và Công an các quận của Hà Nội đã được huy động ứng trực với mục tiêu đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đoàn của Tổng thống Nga và việc đi lại của nhân dân.

Thay mặt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi tặng Tổng thống Putin bức chân dung của chính người đứng đầu điện Kremlin được tạo tác bằng nghệ thuật điêu khắc ánh sáng.

Thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội đồng tình thi hành sớm 4 luật, nhưng cần đảm bảo, tránh trục lợi chính sách.