Chợ ẩm thực 'nhà giàu' trên phố cổ

Ở Hà Nội có rất nhiều ngôi chợ lâu đời nổi tiếng, trong đó ngôi chợ gắn liền với người dân trong khu phố cổ là chợ Hàng Bè - một điểm đến quen thuộc, một không gian rất riêng của người Hà Nội.

Đã hàng trăm năm nay chợ Hàng Bè là nguồn chính cung cấp thực phẩm cho người dân phố cổ Hà Nội. Với người Kẻ Chợ - Thăng Long, chợ Hàng Bè là một phần trong cuộc sống của họ, là nơi sinh hoạt, giao lưu, là một không gian văn hóa của những người dân sống trong phố cổ. Chợ Hàng Bè được coi là "chợ nhà giàu" giữa lòng phố cổ.

Theo lẽ thường, hễ cứ chỗ nào đông dân cư sinh sống, ấy sẽ là nơi có chợ. Nhìn vào chợ, người ta sẽ biết được đời sống của người dân nơi ấy ra sao. Ở Kẻ Chợ - Thăng Long xưa, Hà Nội nay, chợ luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người dân.

Chợ Hàng Bè lúc nào cũng đông đúc, tấp nập. (Ảnh: Ngôi sao)

Nằm ngay cạnh Hồ Gươm, với người dân phố cổ, chợ Hàng Bè gắn bó, thân thiết với họ cả trăm năm nay và đã trở thành một không gian văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Xét về một khía cạnh nào đó, nó cũng phản ánh được một phần cuộc sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống của người dân nơi đây.

Bà Trần Bích Liên, nhà ở phố Hai Bà Trưng, năm nay đã gần bước qua tuổi 80. Với bà, đi chợ Hàng Bè đã trở thành một thói quen, một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. "Chợ này là chợ thân quen của tôi rồi, mấy chục năm nay rồi. Chợ Hàng Bè, tất cả những đồ đều đầy đủ và rất ngon. Giá cả cũng hợp lý. Cho nên dù đi đâu nhưng tôi vẫn về chợ này vì yên tâm hơn và thấy nó ngon hơn", bà Liên chia sẻ.

Chợ Hàng Bè chỉ có vài trăm mét chạy dọc con phố Gia Ngư, Hàng Bè và ngõ Trung Yên trong khu phố cổ Hà Nội, nhưng lại nổi tiếng bởi tập hợp đầy đủ các cửa hàng bán thực phẩm và đồ ăn chế biến sẵn. Những món ăn này không chỉ phục vụ cho người dân phố cổ mà cả những thực khách tỉnh xa, thậm chí là người nước ngoài cũng về đây để mua những món ăn hợp vị của người Hà Nội.

Với những bà, những chị yêu nội trợ, chợ Hàng Bè là một thiên đường phục vụ các mặt hàng cho họ trổ tài nấu nướng. Không những thế, chợ còn có rất nhiều hàng quà bánh đặc sản để phục vụ ngay tại chỗ cho những thực khách ưa ẩm thực phố phường. Với những người bận rộn, chợ có đủ các đồ làm sẵn, nóng hổi.

Ở Hà Nội có lẽ hiếm có khu chợ nào mà phố phải nhường đường cho chợ như là chợ Hàng Bè. Mặc dù đã chuyển nhà, nhiều người dân trước đây từng đi chợ Hàng Bè vẫn giữ thói quen lên đây để đi chợ. Người ta vẫn thường kháo nhau rằng đến chợ Hàng Bè thì gái vụng cũng trở thành gái đảm.

Ngoài mắm tép, gà luộc, các món cỗ sẵn, có một món ăn rất nổi tiếng ở chợ Hàng Bè, đó là cá kho. Thực ra chợ Hàng Bè có đến 3 - 4 hàng bán món cá kho "gây thương nhớ" cho thực khách. Các hàng bán cá kho ở đây có bán đủ món, nào là cá trắm kho riềng, cá kìm kho cà chua, cá quả kho củ cải, sườn xào chua ngọt, thịt kho… nhưng đắt hàng nhất là cá trắm kho. Đây cũng là món mang lại danh tiếng cho khu chợ này, cũng như khiến khách hàng ngày nóng cũng như ngày lạnh, ngày dưng hay ngày Tết đều tấp nập khách ra vào đợi mua.

Cá kho, món ăn nức tiếng của phố Hàng Bè. (Ảnh: Thanh niên)

Cá kho là một trong những món ăn truyền thống của người Hà Nội, nhưng kho làm sao cho chuẩn vị là điều không hề dễ dàng. Quán cá kho Huyền, ngõ Cầu Gỗ, Hà Nội là một trong những quán cá kho đắt khách trên khu chợ Hàng Bè. Chị Phạm Cẩm Huyền, chủ cửa hàng, chia sẻ gia đình chị có truyền thống nhiều đời gắn bó với những nồi cá kho, từ đời bà ngoại, rồi đến mẹ chị, bây giờ là đến đời chị vẫn dành trọn tình yêu với những nồi cá kho. Bởi gửi cả tấm lòng vào những nồi cá kho, nên khi ăn, ta như thấy cả quê hương, cả ân tình thấm vào hương vị.

Nhìn cách chị Huyền chăm chút để ý từng nồi cá kho trên bếp mới thấy dù vẫn những nguyên liệu cơ bản đó, thế nhưng để có được nồi cá kho muốn ngon còn phải phụ thuộc tay nghề và tình cảm của người nấu nướng. Giữa thời tiết se se lạnh có bát cá kho, thêm đĩa rau luộc chấm với nước cá béo ngậy, đối với nhiều người chẳng cao lương mỹ vị nào bằng.

Khách hàng tới lui cửa hàng nhà chị Huyền, phần lớn là do người này truyền tai người kia, chứ chẳng cần phải quảng cáo. Hữu xạ tự nhiên hương là thế, người ta kháo nhau cá kho ở đây đã có truyền thống từ nhiều đời, không những thơm ngon đậm đà, béo ngậy, rất đưa cơm. Tầm 4 - 5 giờ chiều là giờ cao điểm bán hàng của quán, khách đi làm về tạt qua chợ mua cá về ăn tối, đứng chật cả mặt đường. Có cả những khách du lịch cũng đến mua cá.

Trước đây, chợ Hàng Bè chiếm trọn cả con phố Gia Ngư và một phần các tuyến phố xung quanh. Lòng đường cũng là không gian của chợ. Nhưng cách đây vài năm, thành phố quyết định giải toả khu chợ này để trả lại lòng đường cho các phương tiện tham gia giao thông và sự thông thoáng của con phố này. Cũng có điều thật lạ, chợ họp trong lòng phố, thế nhưng đôi lúc người ta như bắt gặp những hình ảnh của một phiên chợ quê. Những ông già, bà cả, những cô gái bán hàng mộc mạc, giản dị với những món hàng mang chút hương vị quê khiến ta cứ nghĩ rằng khung cảnh ấy đang ở một phiên chợ xa nào đó ở một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.

Chợ Hàng Bè hay được coi là khu "chợ nhà giàu" nằm giữa phố cổ Hà Nội bởi các món ăn ngon chế biến sẵn và đồ cúng lễ làm sẵn ở đây đều rất phong phú và đa dạng. Mặc dù có giá cao gấp 2-3 lần so với các khu chợ khác ở Hà Nội nhưng chợ Hàng Bè lúc nào cũng đông nghịt khách đến mua, nhất là vào các dịp lễ, Tết, đặc biệt vào ngày Rằm tháng 7 hàng năm.

Chợ Hàng Bè bán đủ loại đồ ăn cho những ngày lễ, Tết. (Ảnh: Người đưa tin)

Hà Nội ở khắp các phố phường, ngõ hẹp, nơi nào cũng tấp nập kẻ buôn người bán. Những phố chợ vừa mang dáng dấp của cuộc sống đô thị lại vừa phảng phất những nét quê bình dị.

Dân Hà Nội vẫn mách nhau, muốn ăn ngon thì lên chợ Hàng Bè. Những ngày giáp Tết là những ngày đắt hàng nhất của chợ này. Chợ Hàng Bè bây giờ còn phảng phất chút không khí của phiên chợ quê, của Kẻ Chợ khi xưa. Dù có trải qua nhiều biến đổi, chợ Hàng Bè vẫn là một phần thân thương không thể thiếu của người dân Hà thành.

User
Ý KIẾN

Mùa thu Hà Nội - mùa lãng mạn nhất trong năm với tiết trời se se lạnh dễ chịu. Và mùa thu năm nay càng đẹp hơn trong lòng mỗi người bởi ngày kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô đang đến rất gần.

Một tình yêu Hà Nội hiện hữu trên mỗi góc nhìn, từng mảng màu, từng nét vẽ của ba họa sĩ sinh ra trên đất Hà Thành. Ba họa sĩ, đại diện ba thế hệ: Bùi Xuân Phái - Dương Việt Nam - Phạm Bình Chương, mỗi người mỗi vẻ, hội đủ “mười phân vẹn mười” cái đẹp phố và người Hà Nội

Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, Giải phóng Thủ đô sau 9 năm bị tạm chiếm. Hà Nội từ đây sạch bóng quân thù, cờ hoa hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về. Và đã có rất nhiều địa điểm đặc biệt đi cùng những giờ phút lịch sử ấy.

Hàng trăm chậu hoa trạng nguyên được xếp sát nhau ngay giữa ngã tư Nguyễn Chí Thanh, đoạn Huỳnh Thúc Khoáng kéo dài thuộc quận Đống Đa, tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho phố phường của Hà Nội.

Bán hàng livestream hay bán hàng trực tuyến giờ đây đã trở thành một công việc thường ngày quen thuộc, là một phần không thể thiếu của nhiều người, đặc biệt là người trẻ tại Hà Nội.

Khi mà ai bây giờ cũng thành nhiếp ảnh gia với chiếc điện thoại, giữa lòng Thủ đô Hà Nội còn đó một gia đình bốn đời làm nghề sửa máy ảnh cũ. Người ta gọi đó là một nghề cổ.

Vào mùa thu, hội chèo thuyền ở hồ Tây luôn là một trong những hoạt động thu hút nhiều người tham gia bởi không chỉ là hoạt động giải trí mà còn lưu giữ những kỉ niệm khó quên.

Mùa Thu Hà Nội - thời điểm lãng mạn nhất trong năm với tiết trời se se lạnh dễ chịu. Cảnh sắc cũng khiến con người trở nên bình dị hơn, nhẹ nhàng, thư thái hơn. Dạo quanh những con phố của Thủ đô, nhiều người dường như muốn đi chậm lại để tận hưởng không gian mát mẻ, lãng mạn.

Không biết tự bao giờ, khi nhắc tới mùa thu Hà Nội người ta nghĩ ngay tới một loài hoa với một mùi hương thật nồng nàn và rất đặc trưng - hoa sữa. Hoa sữa dường như đã trở thành một nét đẹp rất riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào có được.

Phố Hàng Đào ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng những người dân ở con phố ấy mỗi ngày đều cùng nhau nối tiếp các câu chuyện của thời quá khứ hào hùng và tươi đẹp.

Tháng 10 về rồi, hoa sữa đã thức dậy sau một năm dài chờ đợi, thu Hà Nội thực sự là đây. Những con phố đêm về lắng đọng trong sương và mùi thơm đã mãi là một phần của thành phố cổ kính.

Vào mùa thu, những cửa hàng chuyên sắp đồ lễ ăn hỏi và dạm ngõ ở Hà Nội luôn có khách ra vào, bởi đây là thời điểm đẹp nhất trong năm để các cặp đôi làm lễ cưới.

Những ngày này tiết trời Thủ đô đã dần se lạnh báo hiệu mùa của nhiều món quà đặc trưng của Hà Nội đã bắt đầu. Trong số rất nhiều món ăn ngon, dân dã, nổi tiếng của mùa thu Hà Nội, không thể không kể đến cốm - món quà quê kết tinh từ những bàn tay tảo tần và tài hoa của những người nông dân Hà Nội.

Khi mua bán online, giao hàng qua mạng, giao thương liên tỉnh là nhu cầu thường xuyên và liên tục, hàng ngàn bưu tá, shipper hối hả làm việc, tạo thành mạng lưới giao nhận hàng hóa.

Khi nhắc đến đô thị hiện đại, chúng ta thường hình dung ra sự hối hả, nhịp sống tất bật. Nhưng đằng sau những tòa nhà cao tầng, sau từng con phố vẫn tồn tại những giá trị rất đẹp đó là tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Không chỉ là sự sẻ chia về vật chất, mà đó còn là sự đồng lòng trong từng hành động, từng cử chỉ giúp đỡ lẫn nhau chung tay vượt qua thử thách.

Một buổi sớm mùa thu ở Hồ Tây, khi ánh bình minh chưa kịp đánh thức cả thành phố, những làn sương mờ vẫn nhẹ nhàng phủ lên mặt hồ tĩnh lặng. Hồ Tây mênh mang như một tấm gương lớn, phản chiếu bầu trời đang chuyển mình giữa đêm và người dân Hà Nội đã bắt đầu một ngày mới.

Từ lâu nay, con phố Mai Dịch đã là nơi thường xuyên lui tới của những người cần thuê trang phục biểu diễn. Ở đây, bất kỳ loại trang phục nào cũng có, đa dạng màu sắc, mẫu mã, lứa tuổi, giới tính cũng như kích cỡ cho mọi người.

Hàng Đường, con phố gợi lên vị ngọt ngay từ cái tên là nơi ta có thể tìm thấy một thức quà ngọt ngào, đặc trưng của người Hà Nội.

Nếu Hà Nội của ban ngày là một thành phố năng động với sự hối hả, vội vã và xô bồ thì khi màn đêm buông xuống, các con phố lại gần như được trở về với những gì vốn có, tĩnh lặng, trầm mặc và cổ kính.

Việc tạo tác cho những chiếc đồng hồ tinh xảo không chỉ là công việc, mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật và sự đam mê và mỗi chiếc đồng hồ đều mang theo dấu ấn cá nhân và tâm huyết của người thợ chạm khắc.

Thời đại kinh tế phát triển, máy móc đã thay thế phần lớn sức người, nhưng vẫn có những gánh hàng rong kẽo kẹt giữa phố xá hiện đại. Có người nói vui rằng chừng nào Hà Nội còn "ngõ nhỏ, phố nhỏ" thì gánh hàng rong vẫn còn.

Trong cái nắng chiều thu, Hồ Gươm khoác lên mình lớp áo lấp lánh và diệu kì.

'Hà Nội có lẽ đẹp nhất về đêm', đây không chỉ là cảm xúc của riêng của chàng thanh niên trong ca khúc "Thu cuối", mà còn là cảm nhận của những người yêu thành phố này.

Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.

Bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, được phát hành ngày 26/9 trên nền tảng số của các kênh âm nhạc, là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung.

Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.

Đưa đón con hàng ngày trong bối cảnh lệch giờ làm, tắc đường,... luôn là nỗi trăn trở lớn của nhiều ông bố, bà mẹ. Chính vì vậy, việc thuê xe ôm đưa trẻ đến trường đang là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn và tin tưởng.

Trên đường Trịnh Văn Bô, dải phân cách đang trở thành điểm nhấn cảnh quan độc đáo. Những cây hoa giấy đã biến những hạng mục vốn khô cứng thành một không gian xanh tươi và đầy sức sống.

Làng bánh dày Quán Gánh, thuộc thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, có khoảng 50 hộ theo nghề làm bánh dày truyền thống.

Hà Nội đang vào thu, tiết trời đẹp nhất năm. Tại các tuyến phố Phan Đình Phùng, Thụy Khuê, Yên Phụ xuất hiện nhiều xe chở hoa xếp hàng dài bên lề đường, thu hút sự chú ý của giới trẻ.

Dù các cơ sở sản xuất, các xưởng làm nghề truyền thống đã dần chuyển ra khỏi nội đô, nhưng trong những con phố cổ ở Hà Nội vẫn có nhiều nhà giữ lại nghề truyền thống, trong đó có nghề làm hương.

Đường Thanh Niên luôn là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách mỗi khi đến thăm Hà Nội. Khi chiều tà, con đường thơ mộng đến khó tả.

Phở là món ăn đặc trưng nổi tiếng trong ẩm thực của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Những năm qua ở Hà Nội xuất hiện một biến tấu của phở, đó là phở cuốn. Món ăn này hấp dẫn thực khách bởi mang hương vị vừa lạ, vừa quen.

Đầu tháng 9, Hà Nội chịu sự tàn phá nặng nề của bão số 3 khiến nhiều khu vực bị ngập nặng, hàng vạn cây xanh bị bung rễ, bật gốc, gãy cành. Thế nhưng giờ đây, hệ thống cây xanh của thành phố đang dần được hồi sinh, những chồi non bắt đầu vươn lên giữa nắng vàng.

Thu đến là khi các góc phố cổ khoác lên mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, lãng mạn, cây cối dần chuyển sang sắc vàng dịu mắt. Những con phố cổ trầm mặc trong nắng thu hòa cùng cái se lạnh của gió đầu mùa. Tất cả đều khiến lòng người trở nên yên bình và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đó chính là lý do khiến mùa thu Hà Nội luôn chạm đến trái tim của bất cứ ai. Một mùa thu đầy sắc màu, hương vị và cảm xúc khiến ai cũng muốn quay về.

Dù công việc ở cơ quan khá bận rộn, nhưng những người phụ nữ làm công sở vẫn luôn cố gắng sắp xếp công việc và giờ giấc khoa học để vừa có thể đảm bảo cho bữa cơm tối được đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng, vừa tạo cảm giác thoải mái và ấm cũng bên những người thân yêu của mình sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.

Nếu đã sống đủ lâu và đủ gắn bó với Thủ đô chúng ta có thể nhận ra những mùi hương đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Hãy để khứu giác và trí tưởng tượng của bạn bay bổng cùng những mùi hương riêng có đó để cùng cảm nhận sự thú vị tuyệt vời của mùa thu Hà Nội.

Khác với thời ông bà, cha mẹ mình, ngày nay, người trẻ có nhiều sự lựa chọn và cơ hội để trải nghiệm nhiều thức trà đa dạng của Việt Nam.

Cơn bão số 3 đã làm hư hại nhiều cây xanh và công trình chiếu sáng. Sau hai tuần tập trung khắc phục, vườn hoa Bác Cổ đã được thu dọn, chỉnh trang sạch đẹp.

Cốm xanh là tặng vật của đất trời, là đặc sản của 36 phố phường Hà Nội. Với những ai có tình yêu đặc biệt với mùa thu Hà Nội chắc chắn không thể bỏ qua món ăn nức tiếng này.

Sau những ngày mưa lũ, nhiều xưởng sửa chữa ô tô ở Hà Nội bận rộn hơn do lượng phương tiện bị ngập nước hỏng hóc khá nhiều.

Từ những mảnh vải vụn được sưu tầm về, cùng với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của nữ họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống đã ra đời.

Nhắc đến những con phố ẩm thực ở Thủ đô, chắc chắn phải kể tới phố Tống Duy Tân, một trong số những tuyến phố ẩm thực đầu tiên tại Hà Nội, nơi quy tụ những món ẩm thực đường phố lâu đời ở Thủ đô như bánh cuốn, gà tần, xôi, cháo, phở, ốc luộc, bún đậu...

Cốm xanh, thức quà đậm hương Hà Nội giờ đây đã được biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn, hợp gu cả người trẻ lẫn người già.

Mùa thu đang đến cũng là lúc những trái hồng được bày bán khắp các khu chợ ở Hà Nội.

Ngày nay, khi mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách trên quần áo là điều hiếm thấy. Thế mà giữa Hà Nội vẫn có một người phụ nữ hàng ngày tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ vá lại những chiếc áo, quần rách.