Chong đèn cấy lúa đêm

Để tránh nắng nóng tháng 7, những người nông dân ở ngoại thành Hà Nội lấy đêm làm ngày, chong đèn ra ruộng cấy lúa cho vụ mùa mới.

Những ngày này, lịch làm việc của nhiều gia đình nông dân ở xã Việt Hùng, huyện Đông Anh có chút đảo lộn, ban ngày, mọi người làm các công việc nhà và nghỉ ngơi; ban đêm, ra đồng cấy lúa.

Theo chia sẻ của những người nông dân, cấy đêm vất vả hơn làm ngày, nhưng khi đó nước mát, cây mạ dễ phát triển và người dân cũng đỡ ảnh hưởng sức khỏe.

19h, sau bữa cơm tối, các chị em mang đủ đồ nghề, từ đèn, ủng, găng tay, chậu tát nước, phân bón… bắt đầu ra đồng...
...nhổ mạ rồi chuyển ra ruộng, rắc phân bón lót rồi cấy lúa.
Thông thường, các chị em sẽ hỗ nhau cấy đổi công, cùng nhau cấy hết thửa ruộng nhà này rồi chuyển sang thửa ruộng nhà khác.

Chị Nguyễn Thị Hoan (thôn Gia Lộc, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh) cho biết, nếu cấy ban ngày có thể nhờ máy móc hỗ trợ, nhưng cấy ban đêm chủ yếu là cấy tay. Và chỉ ở trên đồng cao mới cấy được bằng máy, còn ở dưới ruộng trũng thấp thì phải cấy tay, để phòng tránh cây lúa bị ốc ăn.

Khi cấy lúa vào ban đêm chủ yếu là cấy tay.
Trung bình mỗi đêm, những người nông dân cấy trong khoảng thời gian 4 tiếng.
Hơn 10h đêm, khi công việc đã hòm hòm, những người nông dân trở về nhà để nghỉ ngơi.
Vất vả, cực nhọc nhưng mọi người đều nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, chăm chỉ, cần mẫn phủ xanh đồng ruộng với mong muốn và hy vọng đến ngày thu hoạch sẽ có thêm vụ mùa bội thu.
User
Ý KIẾN

Ngay sau khi cơn bão số 3 đi qua, chính quyền, lực lượng chức năng và người dân Hà Nội đã nhanh chống, nỗ lực, bất kể ngày đêm dọn dẹp, chỉnh trang đường phố. Những việc làm đầy tự giác, trách nhiệm này là minh chứng cho thấy, người Hà Nội dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn đoàn kết, đồng sức, đồng lòng vì một Thủ đô luôn tươi xanh, sạch đẹp, văn minh.

Trong suốt thời gian xảy ra bão số 3 và hoàn lưu bão, hoạt động tại nhiều nơi tại Hà Nội đôi phần gián đoạn. Ngày hôm nay, trời đã trong xanh trở lại, mọi thứ dần nhộn nhịp, trở lại cuộc sống ngày thường.

Hà Nội những ngày này, nước lũ dâng cao nhiều nơi do lưu lượng nước trên thượng nguồn đổ xuống. Đến làng Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm những ngày mưa lũ, không khó để bắt gặp không khí khẩn trương ở các xưởng làm thuyền tôn.

Cơn bão số 3 ập đến, để lại những dư chấn, mất mát, đau thương nhưng cũng đọng lại những câu chuyện cảm động về sự đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần tương trợ lẫn nhau và cả sự bình tĩnh, kiên cường của người dân Hà Nội trong khó khăn, hoạn nạn.

Miến lươn vốn là đặc sản của Hà Nội được nhiều người ưa thích. Hà Nội bây giờ không thiếu những hàng miến lươn, nhưng những quán miến lươn chuẩn Hà Nội lúc nào cũng đông khách.

Cuối tuần, thay vì đi du lịch hay đến các khu vui chơi, nhiều người chọn những hoạt động trải nghiệm thực tế tại các xưởng gốm để có thể thỏa sức sáng tạo những mẫu đồ gốm theo cách riêng của mình.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp và nguy hiểm của bão số 3, ngay từ khi bão còn ở xa đất liền, người dân hà Nội đã chủ động đề phòng, chuẩn bị ứng phó với thiên tại. Trước khi siêu bão đổ bộ, nhịp sống Hà Nội dường như hối hả hơn mọi ngày.

Mùa thu năm nào cũng tựu trường, nhưng cuộc đời mỗi đứa trẻ chỉ có duy nhất một lần được dự Lễ khai giảng lớp 1, lễ khai giảng đánh dấu bước đầu tiên của quãng đời học sinh tươi đẹp.

Người chơi môn thể thao nhảy dù phải trải qua quá trình huấn luyện dài, khắt khe để được bay trên bầu trời, ngắm nhìn đất nước từ trên cao.

Hà Nội đang trong những ngày đầu thu. Những cơn gió nhè nhẹ man mát đã bắt đầu thổi tới. Rồi thì sấu chín, hương thị thơm lựng và cốm xanh...

Vào dịp Quốc khánh 2/9 hàng năm, người dân Thủ đô và cả nước lại cùng nhau trang hoàng khu phố mình ở và treo cờ Tổ quốc.

Làng lụa Vạn Phúc (nay là phường Vạn Phúc, Q.Hà Đông, Hà Nội) là một trong những làng lụa dệt tơ tằm đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam, với hơn một nghìn năm tuổi.

Phát triển phương tiện giao thông công cộng chính là xu hướng tất yếu của một đô thị văn minh. Xu hướng đi lại hằng ngày bằng xe buýt điện đang trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người dân.

Hà Nội hiện đại với hàng trăm tòa nhà cao tầng và thang máy là phương tiện không thể thiếu. Bảo dưỡng định kỳ là cách để giữ cho thang máy hoạt động ổn định và an toàn.

Dù vị trí không thuận lợi, nằm sâu trong ngõ hẹp, nhưng nhiều quán hàng ăn ở Hà Nội vẫn đông nườm nượp khách.

Ăn quà vặt đêm đã dần như một thói quen, một nét văn hóa đã hình thành suốt vài chục năm qua, góp thêm sự phong phú trong bức tranh ẩm thực của đất Hà Thành.

Việc cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết thông qua các bữa ăn lành mạnh và cân đối hàng ngày đang được nhiều người trẻ hướng đến để duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lau kính nhà cao tầng - công việc nguy hiểm, vất vả biết nhường nào nhưng lại góp phần tạo nên vẻ đẹp chung cho cả thành phố.

Mùa thu Hà Nội là mùa của những chiếc xe đạp chở đầy hoa thơm ngát trên khắp các con phố, tạo nên cảnh tượng rực rỡ, lãng mạn và đầy màu sắc.

Giữa cuộc sống hiện đại, sôi động, trong những ngôi nhà cổ đến cả trăm năm tuổi ở Hà Nội, vẫn có những người dân gìn giữ nếp sinh hoạt truyền thống của ông bà, tổ tiên để lại, cho dù thời cuộc có đổi thay.

Nhiều người Hà Nội lâu nay chọn cho mình bữa sáng với món bánh cuốn tráng tay thơm ngon cùng vài miếng chả quế và chút nước mắm ngọt.

Đi chợ mua hoa quả để dâng lễ thờ cúng tổ tiên vào những ngày mùng Một, ngày Rằm hay các ngày lễ đặc biệt đã là một thói quen, một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp trong đời sống của người Việt.

Pickleball là môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam. Với ưu điểm dễ chơi, tính mới lạ, Pickleball đang nhanh chóng trở thành một trào lưu, thu hút đông đảo người chơi ở mọi lứa tuổi.

Thú chơi kiểng lá xuất hiện ở Việt Nam khoảng vài năm trở lại đây và đang dần dần trở thành thú chơi đặc biệt của rất nhiều người trong giới sinh vật cảnh.

Tập trung vào mỗi buổi sáng hàng ngày để hàn huyên đã trở thành thói quen của các ông, các bà cao tuổi sống lâu năm ở phố cổ, với đủ mọi câu chuyện: từ sức khỏe, gia đình, con cháu, đến chuyện của khu phố, chuyện láng giềng, chuyện chính trị xã hội, chuyện đời sống dân sinh…

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ. Đi làm thêm sẽ giúp sinh viên giải quyết được rất nhiều vấn đề, trước mắt là tài chính, tiếp theo sẽ là những trải nghiệm và bài học mà trên trường học không giảng dạy.

Có lẽ trong ký ức của những thế hệ đầu 9x trở về trước vẫn mãi không quên hình ảnh về chiếc ti vi trắng đen xưa. Bởi vậy mà dù bây giờ công nghệ phát triển cho ra đời những chiếc ti vi thông minh nhưng nhiều người vẫn tìm kiếm để sưu tầm ti vi cũ như một cách để hoài niệm về quá khứ.

Bơi ở ao làng đã trở thành ký ức thân quen của nhiều thế hệ người Hà Nội.

Từ khi nhiếp ảnh số thay thế nhiếp ảnh phim, những người thợ sửa máy ảnh cơ ở Hà Nội ngày càng hiếm. Nhưng vẫn có người dành trọn tình yêu cho những chiếc máy ảnh cơ, một cách để lưu giữ vẻ đẹp của quá khứ trong cuộc sống hiện đại.

Chăm cây đô thị với đầy đủ công đoạn từ làm đất đến tưới nước, những công nhân của công ty cây xanh trở đã thành "người làm vườn" thực thụ trong một khu vườn lớn trải khắp các con đường của thành phố.

Có một ngôi làng ở gần sân bay Nội Bài dường như không ngủ khi luôn có những chiếc ô tô ra vào từ sáng sớm cho đến đêm muộn.

Bấm huyệt chữa bệnh là giải pháp được nhiều người Hà Nội lựa chọn để cải thiện sức khoẻ của mình, đặc biệt với những người làm việc nặng nhọc hoặc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng.

Dậy sớm tập thể dục và đọc báo sáng đã trở thành thói quen ngày mới với nhiều người dân Hà Nội.

Bộ môn khiêu vũ đang hút hồn người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trẻ ở các thành phố lớn như Hà Nội.

Người dân vùng lũ ở Chương Mỹ dù đã quen với cảnh ngập lụt, nhưng mỗi khi mưa nhiều, nước lên, cuộc sống của họ bị xáo trộn rất nhiều.

Hà Nội xưa kia chợ họp theo phiên một tuần hai lần, thậm chí có chợ tháng chỉ họp đôi ba lần. Ngày nay, nhịp độ cuộc sống vội vã hơn, nhu cầu mua thực phẩm thường xuyên khiến các khu chợ họp dày hơn trước.

Trong những năm gần đây, thú vui sưu tầm và sử dụng các thiết bị âm thanh có từ nhiều thập kỷ trước ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt bởi những người đam mê và yêu thích nhạc xưa ở Hà Nội.

Với mong muốn văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi, nhân dân huyện Đông Anh đã cùng đóng góp công sức để xây dựng các thư viện, tủ sách với hàng trăm đầu sách phong phú.

Từ những vùng đầm lầy, ruộng sâu trũng kém hiệu quả, người dân trên địa bàn huyện Mê Linh đã thay đổi canh tác, đầu tư trồng sen.

Nằm khiêm tốn trong các khu vực đông dân cư tại Hà Nội là những cửa hàng sửa chữa quần áo. Không ít cửa hàng đã tồn tại hàng chục năm qua và là địa chỉ không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người dân đô thị.

Nhiều gia đình có điều kiện ở Hà Nội đã chọn cách thuê bảo mẫu cao cấp để trông nom con cái trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. Đây là một hình thức chăm sóc trẻ khá phổ biến ở các nước phát triển, nhưng mới nở rộ ở Việt Nam một vài năm gần đây.

Ở Hà Nội có một con phố nổi tiếng với nghề đóng khung tranh, đó là phố Nguyễn Thái Học. Tại đây luôn có đến hàng trăm xưởng sản xuất, chế tác và cửa hàng bán khung tranh các loại. Do nhu cầu chơi tranh và làm đẹp cho những bức tranh của người Hà Nội ngày càng nhiều và cầu kỳ nên những người thợ làm khung tranh nơi đây luôn làm không hết việc.

Với những người cao tuổi, uống bia hơi chính là một phần của nhịp sống chỉ có ở Hà Nội, nơi mà việc thưởng thức bia hơi không chỉ là một thói quen, mà còn là một nét văn hóa, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.

Tiện lợi, giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng,… đó chính là lý do khiến cho những cửa hàng gội đầu bình dân trong các khu dân cư đông đúc hiếm khi vắng khách.

Để tránh nắng nóng tháng 7, những người nông dân ở ngoại thành Hà Nội lấy đêm làm ngày, chong đèn ra ruộng cấy lúa cho vụ mùa mới.

Về quê vào kỳ nghỉ hè, trẻ em hòa mình với thiên nhiên, được trải nghiệm những trò chơi tuổi thơ và có thời gian sống cùng ông bà, họ hàng.