Chốt thời hạn báo cáo sai phạm dự án nhà ở từ đất công

(HanoiTV) - Thanh tra Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương báo cáo kết quả thanh tra việc chuyển đổi đất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021, trước ngày 30/10/2022.

TTCP yêu cầu các đơn vị báo cáo nêu rõ các nội dung: Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất như tổng số vị trí đất đai và diện tích đất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc quản lý của bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã thực hiện chuyển đổi sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở.

Tổng số vị trí đất đai, diện tích đất đã chuyển đổi theo hình thức giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá; số vị trí đất đai được chuyển đổi thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Báo cáo kết quả thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá trên cả nước trong 10 năm qua (Ảnh: Hoàng Hà)

Về nghĩa vụ tài chính, TTCP yêu cầu báo cáo kết quả thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, tổng số tiền phải thu, số đã thu, số tiền còn nợ (chưa thu được) trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở.

Đối với kết quả thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất do bộ, ngành, địa phương thực hiện, Thanh tra Chính phủ yêu cầu báo cáo rõ tổng số vị trí, diện tích đất được thanh tra, số cuộc thanh tra đã thực hiện, số cuộc ban hành kết luận thanh tra, số cuộc chưa ban hành kết luận thanh tra.

Báo cáo kết quả thanh tra của các bộ, ngành, địa phương phải tổng hợp được những vi phạm pháp luật chủ yếu được phát hiện qua thanh tra, trong đó có vi phạm của các cơ quan quản lý, vi phạm của doanh nghiệp, chủ dự án, tổng hợp vi phạm về kinh tế, tài chính, đất đai.

Đồng thời đưa ra kiến nghị xử lý về kinh tế, tài chính, đất đai; xử lý kỷ luật hành chính; xử lý hình sự, chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra, và kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách.

Trong những năm qua, TTCP cũng đã thực hiện thanh tra việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hoà…

Tại Hà Nội, TTCP đã công bố kết luận về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có vị trí đắc địa sang mục đích khác trong giai đoạn 2003 - 2016.

Kiểm tra 38 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất có vị trí đắc địa, lợi thế về kinh doanh, TTCP phát hiện, công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần; có 20/38 dự án vi phạm quy hoạch xây dựng, vi phạm một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng. Trong đó, 5 dự án chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 không phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được duyệt (số tầng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng hầm, tầng kỹ thuật, nâng chiều cao tầng nhà...).

Dự án tòa nhà chưng cư thương mại F-home (Đà Nẵng) do Công ty CP Lương thực Đà Nẵng làm chủ đầu tư xảy ra nhiều sai phạm trong chuyển đổi từ đất kinh doanh thành đất ở.

Kết luận của TTCP cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm của các cơ quan quản lý thuộc UBND TP Hà Nội, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư trong việc đầu tư, xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố.

Cũng theo TTCP, kiểm tra 38 dự án thì có tới 8 dự án còn nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền chậm nộp với số tiền lên tới 1.900 tỷ đồng. Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra là gần 4.000 tỷ đồng.

Đây là đợt thanh tra toàn diện trên cả nước về việc quản lý, sử dụng đất đai của tất cả doanh nghiệp cổ phần hóa, doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất trong 10 năm qua. Nhằm phát hiện những bất cập trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở thương mại để bán.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Với những quy định thông thoáng hơn về sở hữu nhà ở đối với Việt kiều, lượng kiều hồi ước tính hàng tỷ USD mỗi năm được kỳ vọng sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới.

Các Sở ngành chức năng đã đề xuất UBND Thành phố thu hồi ba dự án tại quận Nam Từ Liêm do chủ đầu tư để đất hoang hóa hàng chục năm không triển khai dự án, gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn tồn tại hàng trăm dự án nhà chung cư có vi phạm về quy hoạch, thiết kế xây dựng, nghĩa vụ tài chính hay phòng cháy chữa cháy khiến người mua nhà không được cấp sổ hồng.

Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã qui định rõ đơn vị kinh doanh bất động sản nếu không cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua sẽ bị phạt tùy theo mức độ vi phạm.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, mặt bằng giá chung cư trong thời gian tới vẫn khó giảm nhiệt.

Từ trước đến nay, khi có thông tin các dự án lớn sắp triển khai thì giá đất xung quanh khu vực đó sẽ có dấu hiệu tăng lên.

Dù nguồn cung mới dồi dào, những dự án chung cư đã đi vào hoạt động tại Hà Nội vẫn đang có giá cao phi lý.

Thị trường bất động sản đang dần phục hồi và tốt hơn qua từng tháng. Từ đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bắt đầu tái khởi động.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3191 về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi quản lý của UBND TP. Hà Nội.

Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, thành phố đã cấp sổ hồng được 33.000 căn hộ. Hiện vẫn còn hơn 29 nghìn căn hộ nữa đang chờ xử lý.

Hiệp hội bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cần có quy định bắt buộc chủ đầu tư đăng ký và công bố xếp hạng chung cư theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng trước khi mở bán căn hộ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng không làm phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ đối với dự án nhà ở.

UBND TP. Hồ Chí Minh đưa ra quyết định như một giải pháp quản lý tạm thời trong thời gian tiến hành rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy định quản lý quy hoạch không gian xây dựng ngầm.

“Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận” do Bộ Tài nguyên môi trường xây dựng đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Tại Nghị quyết 93 vừa ban hành, Chính phủ giao Bộ Xây dựng cùng các bộ ngành, địa phương rà soát, gỡ vướng cho các doanh nghiệp bất động sản trong phát triển dự án.

Dự kiến trong tháng 7, bộ tiêu chuẩn về thiết kế các công trình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, trong đó có thiết kế về PCCC sẽ được ban hành.

Hà Nội đặt mục tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt khoảng 32m2 sàn/người và phát triển nhà ở xã hội mới khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà.

Với 29.000 căn hộ xây dựng vi phạm quy hoạch, việc cấp sổ cho người dân sẽ thực hiện song song cùng với xử lý vi phạm của chủ đầu tư.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

Gần 30 năm qua, Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới quy hoạch hai bên sông Hồng. Đây không chỉ là vấn đề giải quyết bài toán đô thị hóa, mà còn tạo ra động lực lớn để Thủ đô phát triển mạnh mẽ.

Tính đến cuối tuần qua, đã có 19 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động từ 0,2-0,5%/năm. Nhiều người đang lo ngại lãi suất cho vay liên quan đến xây dựng, bất động sản vì thế sẽ bị tăng theo.

Dữ liệu từ Công ty trách nhiệm hữu hạn CBRE cho biết, bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ghi nhận những kết quả tích cực ngay trong quý đầu tiên của năm 2024.

Tác động lớn nhất đến thị trường bất động sản trong nửa cuối năm 2024 là việc Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực sớm.

Công ty CP Nha Trang Bay - Chủ đầu tư chung cư Scenia Bay Nha Trang đã cắt điện thang máy của 704 căn hộ tại chung cư này.

Dự án "siêu" Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sudico làm chủ đầu tư có quy mô hơn 1.200 ha nằm trên địa bàn hai xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất và Đông Xuân, huyện Quốc Oai. Nhưng suốt 17 năm qua dự án vẫn chỉ nằm trên giấy. Dự án treo đang ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Các chính sách có hiệu lực sớm hơn hay thu ngân sách từ bất động sản gia tăng trong những tháng đầu năm nay là những tín hiệu tích cực với thị trường bất động sản sau thời gian dài khó khăn.

Trong lúc nguồn cung nhà ở đang vô cùng khan hiếm, khiến giá liên tục tăng cao thì có đến hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bị bỏ hoang gây lãng phí. Nhằm cải thiện nguồn cung, nhiều ý kiến đề xuất chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội để chấm dứt tình trạng lãng phí này.

Hơn 200 dự án tương đương 62.000 căn hộ tại Hà Nội gặp vướng mắc do sai phạm về quy hoạch, tự ý chuyển đổi công năng, nghĩa vụ tài chính.

Chủ trương xây nhà ở xã hội là chính sách an sinh quan trọng của Đảng và nhà nước, khi tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có chỗ ở ổn định. Thành phố đang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương rà soát quỹ đất để phát triển mới các dự án nhà ở xã hội, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo Bộ xây dựng, đến tháng 6, cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội được triển khai, với quy mô gần 420 nghìn căn.

Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Nhà ở, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu loại phải áp dụng quy chuẩn an toàn như nhà chung cư.

Những vướng mắc về chính sách đang khiến nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại và cả nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội chưa thể triển khai theo kế hoạch. Các khó khăn này có thể được khai thông khi các luật mới liên quan đến nhà đất và thị trường BĐS có hiệu lực.

Trả lời kiến nghị của cử tri về việc gần 100 hộ dân tại chung cư G4, khu đô thị mới Yên Hòa (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đã nhận nhà hơn 15 năm nay nhưng vẫn chưa được cấp sổ hồng, Giám đốc sở TN&MT TP Hà Nội cho biết, Sở đang nghiên cứu, báo cáo UBND thành phố xem xét, chỉ đạo đối với dự án theo hướng cho phép tiếp tục cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại Chung cư G4 đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư.

Thời gian gần đây thị trường bất động sản lại tiếp tục có xu hướng bị lũng đoạn với chiêu trò tạo khan hiếm để thổi giá, sau một thời gian ngắn có dấu hiệu chững lại. Những thông tin về cơn sốt đất nền vùng ven hay chung cư nội đô thiết lập mặt bằng giá mới đang phủ sóng rộng rãi trên mạng xã hội, tác động không nhỏ đến tâm lý của người dân.

Từ ngày 22/6/2024, Hà Nội sẽ áp dụng bảng giá để lấy làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà ở, công trình đa năng xây dựng mới, trụ sở văn phòng làm việc, trung tâm thương mại, nhà sản xuất, nhà kho chuyên dụng…

UBND TP.HCM giao tổ chức, cá nhân có liên quan tăng cường công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn.

Hàng loạt mặt bằng ở các tuyến phố trung tâm Hà Nội bỏ trống, trong khi lượng tìm thuê cửa hàng kinh doanh trong các ngõ nhỏ nửa năm nay tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Môi giới đã thổi giá biệt thự, nhà liền kề lên mức cao phi lý, có khu nhà được rao tới nửa tỷ đồng một mét vuông.

Lượng giao dịch phân khúc căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ hướng tới nhu cầu ở thực giảm, còn phân khúc đất nền tăng ảo thời gian qua cho thấy thị trường đang có tính đầu cơ cao, phát triển không lành mạnh.

Trong phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và cho ý kiến với đề xuất của Chính phủ về việc sớm ban hành ba dự án luật liên quan đến đất đai và bất động sản.

Nửa đầu quý II năm nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam đang phục hồi tích cực qua từng tháng.

Luật Đất đai có hiệu lực sớm và nhanh chóng đi vào cuộc sống sẽ mở ra cơ hội cho người dân và doanh nghiệp đối với thị trường bất động sản.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1188/UBND-KTN về việc tăng cường công tác chấp hành quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai và đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Từ đầu năm đến nay, hàng chục cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội đã diễn ra khá sôi động. Điều này giúp các địa phương đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách từ đấu giá đất.

Theo Luật Kinh doanh Bất động sản, môi giới phải hoạt động trong sàn giao dịch và có chứng chỉ hành nghề, quy định này sẽ loại bỏ tình trạng giới thiệu những dự án ma hay "phủi tay chạy làng".

Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai đi vào thực thi sớm hơn dự kiến, từ 1/8/2024, sẽ đem lại cho thị trường bất động sản những thay đổi tích cực.