Chủ động ứng phó kịp thời áp thấp nhiệt đới

Hồi 07 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc, 110,7 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 290km về phía Đông-Đông Nam, cách Quảng Ngãi khoảng 210km về phía Đông. Ngay khi áp thấp chuẩn bị đổ bộ, các tỉnh, thành phố đã sẵn sàng chủ động ứng phó.

Hồi 07 giờ ngày 25/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 290km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ngãi khoảng 210km về phía Đông. 
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.  Hiện tâm áp thấp di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10-15km/h.

Dự báo diễn biến áp thấp nhiệt đới (trong 24 đến 48 giờ tới)

Thời điểm dự báoHướng, tốc độVị tríCường độVùng nguy hiểmCấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)
19h/25/9Tây Tây Bắc, 10-15 km/h15,4N-109,4E; trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi.6-7, giật 913,0-17,5N;Phía Tây kinh tuyến 112,5ECấp 3: phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông và phía Tây Bắc khu vực Giữa Biển Đông; vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
07h/26/9Tây Tây Bắc, 10-15 km/h15,7N-108,3E; trên đất liền Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.6, giật 813,0-17,5N;Phía Tây kinh tuyến 111,5ECấp 3: phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông và phía Tây Bắc khu vực Giữa Biển Đông; vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi
19h/26/9Tây Tây Bắc, 10-15 km/h16,2N-107,1E; suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào<613,5-18,0N; phía Tây kinh tuyến 110,5ECấp 3: vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi

Dự báo tác động của áp thấp nhiệt đới

Trên biển, vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây Bắc của khu vực giữa Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7, giật cấp 9, biển động mạnh. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.
Từ chiều ngày 25/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn và huyện đảo Cù Lao Chàm) gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh.
Từ chiều tối 25/9, ở Vịnh Bắc Bộ gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.
Trên đất liền, trong khoảng từ tối 25/9 đến sáng ngày 26/9, vùng ven biển khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Nam và phía Bắc của Quảng Ngãi đề phòng có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Vùng biển phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Giữa Biển Đông sóng biển cao 2,0-4,0m.
Từ ngày 25/9 đến ngày 27/9, ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, có nơi trên 350mm; ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-150mm, có nơi trên 200mm.

Công điện số 11/CĐ-QG hồi 18h00 ngày 24/9/2023 chỉ đạo chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lớn

Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai -Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạ vừa ban hành Công điện số 11/CĐ-QG hồi 18 giờ 00 ngày 24/9/2023 về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều ngày 24/9 vùng áp thấp trên biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Từ ngày 25/9 đến ngày 27/9, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-300mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt.
Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, đối với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố:
Đối với tuyến biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm (Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: từ vĩ tuyến 13,5 – 16,5 độ vĩ Bắc, từ kinh tuyến 109,0 – 114,5 độ kinh Đông; trong 48 giờ tới: từ vĩ tuyến 14,0 – 17,0 độ vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 112,0 và được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).
Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển và nuôi trồng thủy, hải sản; chủ động cấm biển và đảm bảo an toàn cho người và tài sản tại các chòi canh, lồng bè tuỳ theo diễn biến của áp thấp nhiệt đới.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Đối với khu vực đất liền Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.
Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công dở dang.
Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.Kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Thứ hai, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo và thông tin kịp thời về diễn biến áp thấp nhiệt đới, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Thứ ba, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn tàu cá, nuôi trồng thủy sản; an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công; bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Thứ tư, Bộ Công Thương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập thuỷ điện và hạ du khi xả lũ, nhất là các thuỷ điện nhỏ; sẵn sàng khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố.
Thứ năm, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho các tàu vận tải; chỉ đạo khắc phục kịp thời sự cố, đảm bảo giao thông trên các trục chính.
Thứ sáu, các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Thứ bẩy, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương, tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Thứ tám, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Chủ động neo đậu tàu thuyền tại các bến bãi

Đà Nẵng ban hành công điện ứng phó áp thấp nhiệt đới, ngập úng

Đêm 24/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng ban hành Công điện số 05/CĐ-PCTT đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Để chủ động đối phó với diễn biến của ATNĐ và mưa lớn, ngập lụt, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm; kêu gọi tàu thuyền khẩn trương vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng chủ động quản lý tàu thuyền ra khơi theo quy định; quản lý chặt chẽ và giữ thông tin liên lạc với các tàu thuyền, phương tiện đang hoạt động trên biển, những tàu thuyền đang hoạt động ven bờ và đang neo đậu tại các bến để kịp thời tổ chức ứng cứu khi cần thiết; phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn tại khu trú tránh bão âu thuyền Thọ Quang và tại các điểm neo đậu tránh, trú bão.
UBND các quận, huyện triển khai phương án phòng, chống ATNĐ, lũ, lũ quét và sạt lở đất; rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán nhân dân theo phương án đã được phê duyệt, lưu ý các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, đặc biệt chú ý nhân dân tại ven sông Yên, Túy Loan, Cu Đê (các xã Hòa Tiến, Hòa Khương, Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Sơn), khu vực nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà; tổ chức chốt chặn tại các tuyến đường ngập sâu theo phân cấp quản lý; chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm “4 tại chỗ”.
Các đơn vị lực lượng vũ trang, UBND các quận, huyện, các sở, ban, ngành kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị, tổ chức đánh giá các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, đồi núi, lũ quét chủ động sơ tán đến nơi an toàn.
Sở Xây dựng phối hợp UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống ngập úng đô thị, khơi thông cống rãnh thoát nước.
Các sở chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng do mưa lớn cho công trình và các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang.
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng tổ chức kiểm tra bảo đảm an toàn các hồ chứa, đặc biệt lưu ý hai hồ chứa Hòa Trung và Đồng Nghệ; vận hành hồ chứa theo đúng quy trình và phương án phòng chống thiên tai đã được phê duyệt; phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn không cho người dân và phương tiện đi lại trong hồ và tràn xả lũ.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các quận, huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, tin cảnh báo mưa, lũ quét, sạt lở đất để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra…
Đà Nẵng đã lên tinh thần chủ động chuẩn bị từ sớm

Quảng Nam cấm biển từ 7 giờ sáng 25/9 để ứng phó áp thấp nhiệt đới 

Trưởng ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam vừa có công điện yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.
Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam đề nghị Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để chủ động ứng phó.
Rà soát, triển khai các phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản. Tiếp tục kiểm tra, rà soát, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực trên đảo, ven biển, ven sông, cửa sông có nguy cơ ảnh hưởng của sóng lớn, khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Báo cáo số liệu sơ tán dân theo phần mềm ứng dụng hỗ trợ việc điều hành, quản lý, ứng phó trong công tác sơ tán dân để phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh (địa chỉ: http://sotandanquangnam.vn).
Tuyên truyền, sẵn sàng lực lượng phương tiện, chủ động hỗ trợ nhân dân và các cơ quan đóng trên địa bàn kiểm tra, chằng chống nhà cửa, trụ sở làm việc, kho tàng, trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, chằng néo và có các biện pháp bảo vệ trụ ăng ten, biển hiệu quảng cáo… đảm bảo an toàn. 
Cắt tỉa cành, chằng chống cây tránh ngã đổ; khai thông cống rãnh để hạn chế thiệt hại. Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp.
Tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. 
Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở NN&PTNT, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố ven biển tổ chức cấm biển kể từ 7 giờ ngày 25/9/2023 cho đến khi tình hình thời tiết trên biển trở lại trạng thái bình thường.
Đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông; cảnh báo mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất - Ảnh 3.

Ứng phó mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất

Ngày 24/9 Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành văn bản số 354 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ về việc ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Văn bản nêu rõ, theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 25/9 đến 27/9/2023, ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to.
Cụ thể, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ lượng mưa phổ biến 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt. 
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi.
Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn, lũ và nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Một là, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. 
Hai là, triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất. 
Ba là, tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn. 
Bốn là, sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp. 
Năm là, chỉ đạo kiểm tra, rà soát, triển khai phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra. 
Sáu là, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố quan tâm tổ chức thực hiện.

Nghệ An: Chủ động sơ tán dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất.
Cùng với đó, tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn; 
Sẵn sàng triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất, phòng chống ngập úng khu vực đô thị, khu công nghiệp; chỉ đạo kiểm tra, rà soát, triển khai các phương án vận hành và đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du, bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung bộ, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, dự báo từ ngày 25/9 đến hết ngày 28/9, ở Bắc Trung bộ nói chung và Nghệ An nói riêng sẽ có một đợt mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa ở vùng núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An có khả năng đạt 70 – 150mm, có nơi trên 200mm; trung du và đồng bằng ven biển 150 – 300mm, có nơi trên 350mm.
Nghệ An là vùng trọng điểm của thiên tai, nếu xảy ra mưa bão, lũ quét đều gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhà nước và nhân dân. 
Các địa phương thường bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng của thiên tai, nhất là mưa lớn, lũ quét là các huyện miền núi và các huyện ven biển như: Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai...
Tại một số địa phương trong tỉnh, do ảnh hưởng của thiên tai và nguồn lực của địa phương có hạn nên đến nay cơ sở hạ tầng vẫn chưa khắc phục được một cách triệt để; nhiều nguy cơ vẫn còn đe dọa đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.

Thừa Thiên Huế: Tuyệt đối cấm tàu thuyền không đủ điều kiện đảm bảo an toàn đi biển ra, khơi từ 7 giờ sáng 25/9

Chiều 24/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Công điện yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các nội dung công việc để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển đang tiến vào đất liền, với mức độ cảnh báo rủi ro thiên tai ở cấp 3.
Theo đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các địa phương ven biển thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển về vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. 
Vùng nguy hiểm được cập nhật theo các bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia. Đồng thời, các địa phương và ngành chức năng tuyệt đối cấm cho tàu thuyền không đủ điều kiện đảm bảo an toàn đi biển ra khơi từ 7 giờ sáng 25/9, bao gồm cả số ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, đầm phá; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.
Các địa phương trong tỉnh tổ chức rà soát phương án sơ tán dân vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, ngăn chặn người đi vào rừng trong thời gian mưa lũ; phân công lực lượng cảnh giới tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở, ngập lụt; bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại các khu vực ngầm tràn khi xảy ra mưa lũ. 
Chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu đang thi công công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi, thủy điện, công trình hạ tầng có phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cán bộ nhân viên, người lao động, rút toàn bộ công nhân ra khỏi vùng nguy cơ cao về lũ quét và sạt lở đất; chủ động phương án khơi thông dòng chảy. 
Các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đã được phê duyệt đảm bảo an toàn công trình và an toàn vùng hạ du...
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế, dự báo trên đất liền từ đêm 24/9 đến hết ngày 27/9, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa của cả đợt phổ biến 120-250mm, có nơi trên 350mm. Từ chiều 25/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh.
(Tổng hợp)
User
Ý KIẾN

Ngày 22/11, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã hoàn thiện hồ sơ đề xuất UBND phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng khen thưởng 3 nhân viên quán bia trên phố Ngô Thì Nhậm nhanh trí dập tắt ngọn lửa cháy tại nhà dân trong đêm 21/11.

Các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO vừa cho biết sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa để phục vụ người dân trong cao điểm dịp Tết Ất Tỵ.

Sáng 22/11, World Bank kết hợp cùng Đại sứ quán Úc đã công bố báo cáo và các đề xuất cho lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.

Liên quan đến việc phát hiện hàng trăm bộ hài cốt trong khi thi công dự án tại ngõ 167 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, tính đến thời điểm này, đơn vị thi công đã phát hiện hơn 150 bộ hài cốt. Theo xác minh ban đầu, đây là hài cốt của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Dù lực lượng Cảnh sát giao thông Thủ đô đã nhấn mạnh, tiếp tục duy trì kế hoạch tập trung xử lý các trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông, song trên thực tế, một bộ phận các em học sinh vẫn thiếu ý thức chấp hành, ngang nhiên vi phạm luật giao thông và tìm cách đối phó với lực lượng chức năng.

Sau nhiều năm chậm tiến độ, tuyến đường Vũ Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng và hoàn thành thi công trong năm 2025.

Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Hội nghị công bố Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2025 diễn ra vào ngày 22/11.

Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công vụ rơi máy bay YAK-130 ở Bình Định.

Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã phải bổ sung ngân sách khoảng 830 tỷ đồng do tiền đền bù, giải phóng mặt bằng tăng theo khung giá đất vừa được ban hành, nhưng TP.HCM vẫn quyết tâm để dự án sớm về đích, nhanh chóng đưa vào sử dụng, chống lãng phí.

Sáng 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện.

Sáng 22/11, Hội LHPN thành phố đã phát động “Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, diễn đàn phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ".

Cục Viễn thông,Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hạn chót là ngày 15/10/2024, các nhà mạng còn 225.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Đến ngày 16/10/2024, những thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G đã bị khóa hai chiều.

Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia".

Hiện nay người dân có thể ngồi ở nhà để đánh giá chất lượng phục vụ của cán bộ thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM.

Sáng 22/10, Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM phối hợp với Hội Tin học Thành phố (HCA) tổ chức Khai mạc Tuần lễ Chuyển đổi số TP. HCM năm 2024 với chủ đề “Công nghệ số - Động lực tăng trưởng mới của TP. HCM”.

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đơn vị này đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai một số sản phẩm, công cụ phục vụ quản lý thuế, trong đó có ứng dụng hoàn thuế thuế thu nhập cá nhân tự động.

Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất, hướng đến kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu gương điển hình tiên tiến với chủ đề “Mỗi tấm gương một khát vọng cống hiến”.

Sáng nay, 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả” tại địa chỉ số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Sáng 22/11, Công an thành phố Hà Nội thông tin, khoảng 22 giờ 15 phút ngày 21/11, Tổng đài 114 - Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an thành phố nhận được tin báo xảy ra cháy nhà dân tại tổ 12 phường Thạch Bàn (quận Long Biên).

Chiều 21/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khai trương Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng và khai mạc triển lãm thành tựu và giải pháp công nghệ năm 2024.

Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22/12, tuyến tàu điện này sẽ bắt đầu chạy thương mại.

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực huy động nhân lực và xuồng máy tìm kiếm trên đoạn sông ở xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, nơi xảy ra vụ tai nạn xe chở rác va vào lan can cầu treo và rơi xuống sông, làm 2 người trên xe mất tích vào sáng 21/11.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết, Đồn Biên phòng đảo Cồn Cỏ đã tiếp nhận, đưa 5 thuyền viên gặp nạn trên biển vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe của các thuyền viên đều ổn định.

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.

Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.

Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.

Giá vé tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được UBND TP.HCM chính thức ban hành. Với thanh toán bằng tiền mặt, giá vé dao động từ 7.000 - 20.000 đồng, tùy theo chặng.

UBND thành phố Hà Nội vừa công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức lễ ra mắt Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật và công bố Chương trình kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển.

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng, nhằm tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.

Tây Hồ là địa bàn đông dân cư và có nhiều địa điểm vui chơi giải trí thu hút đông đảo du khách gần xa tìm đến tham quan trải nghiệm, do vậy công tác đảm bảo vệ sinh môi trường luôn là nhiệm vụ được ưu tiên thực hiện.

Sáng 21/11, tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo quốc tế “Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong giai đoạn mới”.

Hành trình “Kết nối di sản miền Trung” của Đường sắt Việt Nam vinh dự được bình chọn dẫn đầu hạng mục hoạt động - dịch vụ trải nghiệm ấn tượng.

Đến đầu giờ chiều 21/11, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn nỗ lực huy động nhân lực và phương tiện xuồng máy, triển khai nhiều điểm tìm kiếm trên đoạn sông gần hiện trường vụ xe chở rác rơi xuống sông.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) sẽ tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động tương quan với mức lương thị trường, chỉ số giá tiêu dùng để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp.