Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các Đại sứ châu Âu

Chiều 7/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) và các Đại sứ, Đại biện các nước thành viên tại Hà Nội đến chào và chúc mừng nhân dịp được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng lần đầu gặp các Đại sứ, Đại biện EU trên cương vị mới; cảm ơn những lời chúc mừng tốt đẹp của lãnh đạo cấp cao EU và các nước thành viên và các Đại sứ, Đại biện.

Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng lần đầu gặp các Đại sứ, Đại biện EU trên cương vị mới.

Chủ tịch nước khẳng định EU và các nước thành viên là những đối tác quan trọng của Việt Nam; vui mừng nhận thấy quan hệ giữa Việt Nam với EU và các nước thành viên thời gian qua phát triển năng động, thể hiện qua việc trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao được tăng cường; hai bên đang triển khai hiệu quả các thỏa thuận và cơ chế hợp tác, đối thoại.

EU và các nước thành viên là những đối tác quan trọng của Việt Nam.

Trong thời gian tới, Chủ tịch nước mong các Đại sứ, Đại biện tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, để tăng cường tin cậy chính trị, tạo đà cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực; cùng tháo gỡ các vướng mắc và đề ra các biện pháp thúc đẩy hợp tác; tăng cường ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó ưu tiên triển khai hiệu quả Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng.

Chủ tịch nước cũng đề nghị các Đại sứ có tiếng nói thúc đẩy các nước EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU và Ủy ban châu Âu EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với xuất khẩu hải sản của Việt Nam, có tính đến những khó khăn, khác biệt về trình độ phát triển giữa hai bên và sinh kế của ngư dân Việt Nam; giúp Việt Nam phát triển kinh tế biển, nuôi trồng hải sản bền vững.

Chủ tịch nước đề nghị các Đại sứ có tiếng nói thúc đẩy các nước EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU.

Trao đổi về một số vấn đề quốc tế cùng quan tâm, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn kiên trì “chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.

Về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, củng cố hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Thay mặt các Đại sứ, Đại biện các nước thành viên EU tại Hà Nội chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm được Quốc hội Việt Nam bầu giữ chức Chủ tịch nước, Đại sứ EU khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của EU ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung cũng như tại Đông Nam Á nói riêng; EU mong muốn thúc đẩy hợp tác thương mại - đầu tư với Việt Nam, coi hợp tác với Việt Nam là hình mẫu cho hợp tác của EU với các nước đang phát triển trên thế giới. EU mong muốn hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2045 và đạt phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.

Chia sẻ đánh giá của Chủ tịch nước Tô Lâm về quan hệ Việt Nam - EU, Đại sứ EU khẳng định quan hệ hai bên còn nhiều tiềm năng hợp tác trong thời gian tới như phát triển kinh tế xanh, số và tuần hoàn, nông nghiệp, dược phẩm, tư pháp, lao động, quốc phòng - an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu với ưu tiên triển khai Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng.

Nhân dịp này, Đại sứ EU hân hạnh chuyển thư chúc mừng của Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch Ủy ban châu Âu đến Chủ tịch nước Tô Lâm; bày tỏ tin tưởng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với EU và các nước thành viên sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa, vì lợi ích của cả hai bên./.

User
Ý KIẾN

Chiều 27/6, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09 của Thành ủy tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết trong 6 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2024.

Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đã quyết định chuyển giao Đảng bộ cơ sở Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc trực thuộc Đảng ủy Bộ Khoa học và Công nghệ về trực thuộc Đảng ủy khối các cơ quan Thành phố Hà Nội.

Chiều nay (27/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng không nhân dân, các đại biểu Quốc hội đồng tình với việc ban hành luật nhằm bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, nhất là trong bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, đã xuất hiện các phương tiện chiến tranh mới đường không như UAV.

Sáng 27/6, các đại biểu Quốc hội đã ấn nút biểu quyết thông qua việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Ngày 26/6, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị trực tuyến bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí năm 2024.

Chiều 26/6, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo luật quy định bổ sung kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử là cần thiết.

Ngày 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Trung Quốc.

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Các đại biểu quan tâm nhiều đến vấn đề: bổ sung thuốc và danh mục thuốc được bảo hiểm chi trả; cơ chế quản lý hiệu quả việc mua bán thuốc.

Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đồng chủ trì đối thoại với khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của WEF.

Sáng 26/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Sáng nay (26/6), Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng, Nghệ An, với đa số phiếu tán thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Trung Quốc có thế mạnh về phát triển đường sắt kết nối cả nước và đường sắt đô thị. Do đó, Việt Nam mong muốn trao đổi và tìm cơ hội hợp tác.

Trong nhiều nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Dược (Sửa đổi) lần này, việc điều chỉnh nhằm đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc sẽ tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận các loại thuốc mới.

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USIAD triển khai dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II.

Ngày 25/6, thảo luận tại tổ về các nội dung liên quan đến cải cách tiền lương, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về nguồn kinh phí đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ.

Sau một ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, tích cực, trách nhiệm, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra.

Các ý kiến tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII đều đánh giá cao công tác chuẩn bị của Ban Thường vụ Thành uỷ về chủ đề, phương châm, dự thảo đề cương chi tiết báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.

Để hoàn thành mục tiêu ước giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 là 95%, UBND Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ.

Giá vé máy bay dự kiến vẫn cao do các hãng hàng không phải đối mặt với nhiều vấn đề cả trong nước và quốc tế, số máy bay phải dừng khai thác tiếp tục tăng.

Cho ý kiến về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), quy định về việc mở rộng thẩm quyền cho công chứng viên trong giao dịch bất động sản và mô hình các văn phòng công chứng, là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu cẩn trọng quy định để phù hợp với mục đích, quan điểm sửa đổi luật là nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của công chứng viên.

Chiều 24/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bổ sung dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Hôm nay (25/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP, dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và bàn thảo về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Theo báo cáo của Bộ Công an, những năm gần đây số vụ buôn bán người trong nước ngày càng gia tăng, đặc biệt xuất hiện cả tình trạng buôn bán nam giới, buôn bán thai nhi còn trong bụng mẹ.

Thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đa số các đại biểu cho rằng cần rà soát kỹ và có lộ trình khi quyết định áp thuế với đối tượng vốn không chịu thuế như phân bón hay các vật tư nông nghiệp khác vì sẽ ảnh hưởng lớn đến người nông dân và kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng lương thực khác.

Trưa ngày 24/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Chu Thủy Tử, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc để dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc.

Theo báo cáo của Bộ Công an, số vụ phạm tội mua bán người trong nước có chiều hướng gia tăng, đặc biệt đã xuất hiện tình trạng mua bán thai nhi trong bụng mẹ.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp. Việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định.

Hôm nay (24/6), dự kiến, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một số luật và nghị quyết quan trọng.

Theo chương trình dự kiến, sáng nay (24/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Tiếp theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ bước vào tuần họp cuối cùng từ ngày 24/6. Đáng chú ý, ngày 28/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Sáng 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra triển khai dự án Đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, đoạn qua tỉnh Nghệ An và làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các bộ, ngành, cơ quan liên quan nhằm thúc đẩy triển khai dự án đảm bảo tiến độ.

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính là một trong số ít Người đứng đầu Chính phủ được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và nước chủ nhà Trung Quốc mời tham dự Hội nghị trong hai năm liên tiếp, thể hiện WEF và Trung Quốc hết sức coi trọng vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như tầm nhìn phát triển của Việt Nam đối với nền kinh tế trong tương lai.

Sau hơn 2 tháng triển khai Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, quận Hoàn Kiếm đã nhận được hơn 1.400 bài dự thi.

Sáng nay, 22/6, Thường trực hai Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đã làm việc, trao đổi về một số vấn đề lớn, quan trọng của đất nước dự kiến được thể hiện trong Báo cáo Chính trị và Báo cáo Kinh tế - Xã hội.

Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua, với nội dung quan trọng là dịch vụ lưu trữ chính thức trở thành ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định "Đây là chuyến thăm với nhiều ý nghĩa quan trọng, có thể coi là một điểm nhấn nổi bật của đối ngoại Việt Nam năm 2024”.

Chiều 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng số, các đại biểu tán thành cao với việc sớm đưa các dự án luật quan trọng vào thi hành.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.

Chuyến thăm Việt Nam lần này được người đứng đầu Điện Kremlin đánh giá mang tính biểu tượng cao, khi diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (16/6/1994 - 16/6/2024), đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành khoảng 3/4 chương trình đề ra với chất lượng và hiệu quả cao. Góp phần truyền tải kịp thời, sinh động và đa dạng các nội dung của Kỳ họp phải kể tới sự đóng góp rất tích cực của báo chí.

Thảo luận về Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc rất kỹ về tính khả thi của các biện pháp xử lý chuyển hướng được quy định tại Điều 36 của dự thảo Luật.

Sáng 21/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Sáng nay (21/6), với 91,99% tỷ lệ phiếu ủng hộ, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.