Chủ tịch Quốc hội dự Diễn đàn đầu tư thương mại Việt Nam - Philippines

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Philippines, sáng 24/11, tại thủ đô Manila, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Philippines, Juan Miguel Zubiri đã tham dự Diễn đàn đầu tư thương mại Việt Nam - Philippines.

Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo Hạ viện, Thượng viện Philippines; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam; lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippines, đại diện Bộ Công Thương Philippines, cùng đông đảo cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippines, Bộ Công Thương Philippines tổ chức dưới sự hỗ trợ của Văn phòng Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn.

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn các doanh nghiệp hai nước trao đổi, đối thoại, chia sẻ sự quan tâm đến môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, để các bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… và thành viên trong Đoàn công tác giải đáp ngay.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng sẽ có những kết nối giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp để tìm hiểu cơ hội hợp tác, đưa quan hệ tin cậy chính trị về ngoại giao giữa hai nước là động lực cho phát triển kinh tế và xứng tầm với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Thông báo khái quát tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam và điểm lại kết quả quan hệ hai nước thời gian qua, tiềm năng hợp tác thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Việt Nam và Philippines là hai nước chia sẻ nhiều giá trị lợi ích chiến lược tương đồng và là hai nền kinh tế đang phát triển năng động, với thương mại hai chiều đạt 7 tỷ USD. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Philippines hiện nay rất ít, ngược lại các doanh nghiệp Philippines mới đầu tư vào Việt Nam trên 600 triệu USD, điều này chưa tương xứng với năng lực, tiềm năng của hai nước. Vì vậy, diễn đàn này là cơ hội để hai bên thiết lập cơ chế hợp tác, với mục tiêu trước mắt là đến năm 2026 (kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước), kim ngạch thương mại song phương đạt 10 tỷ USD theo hướng cân bằng. Việt Nam sẽ tiếp tục làm tốt thương mại về nông sản, đảm bảo cung cấp gạo với số lượng lớn, ổn định, với giá cả hợp lý, sẵn sàng nhập khẩu các sản phẩm Philippines có thế mạnh.

Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Miguel Zubiri đánh giá cao Việt Nam đã vươn lên để trở thành một nền kinh tế hàng đầu trong ASEAN. Philippines luôn ngưỡng mộ và có những chương trình phát triển theo hình mẫu của Việt Nam, mong muốn lắng nghe thêm những kinh nghiệm của Việt Nam để hỗ trợ tăng trưởng. 

Chủ tịch Thượng viện Philippines cho rằng Việt Nam có môi trường đầu tư năng động, mạnh mẽ, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chia sẻ bản thân đã được trải nghiệm điều này, Chủ tịch Thượng viện Philippines khẳng định cá nhân ông hoàn toàn ủng hộ việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Việt Nam một cách đầy đủ hơn.

Chủ tịch Thượng viện Juan Miguel Zubiri cho biết, nhằm tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào Philippines, Philippines đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 31% xuống còn 25%. Đây là mức thuế trung bình nhằm thu hút đầu tư, trong đó có các nhà doanh nghiệp đến từ Việt Nam.

Chia sẻ với các nhà đầu tư, quản lý kinh doanh nhiều tập đoàn, công ty lớn của bạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển nhanh nhưng phải bảo đảm bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Năm 2021, mặc dù bị tác động rất nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng dương thuộc nhóm cao nhất thế giới là 2,58%.

Đặc biệt, từ đầu năm 2022 đến nay, kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi bứt phá rất ngoạn mục với quý sau tăng hơn quý trước. Các quyết sách, kế hoạch phù hợp của Quốc hội, Chính phủ đã mang lại nhiều kết quả: Về tài khóa và tiền tệ, khoảng 8,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam được dùng để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi sau đại dịch. Trong năm 2022, Quốc hội Việt Nam cũng đã quyết định đầu tư 6 dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt là đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã nhấn mạnh với các nhà đầu tư, doanh nghiệp hai nước rằng: “Tiềm năng hợp tác của chúng ta còn rất lớn và diễn đàn hôm nay là một trong những động lực để thiết lập các cơ chế hợp tác. Chính phủ và Quốc hội hai nước sẽ tạo mọi điều kiện, nhưng làm được hay không là ở các nhà đầu tư, các doanh nghiệp”. 

Đề cập về đầu tư nước ngoài, trên cơ sở môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam luôn luôn được cải thiện, hệ thống pháp luật về đầu tư kinh doanh không ngừng được Chính phủ và Quốc hội hoàn thiện, Chủ tịch Quốc hội cho biết Việt Nam đã trở thành một trong 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới và cũng là một nước được thế giới đánh giá là điểm đến đầu tư an toàn hấp dẫn. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ đầu tư với 141 quốc gia và vùng lãnh thổ với 135.000 dự án đang có hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là 435 tỷ USD. Đây là nguồn lực rất lớn để phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Với kết quả đó, Việt Nam đã được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) xếp vào danh sách 20 quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiệu quả hàng đầu thế giới. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: “Việt Nam và Philippines chia sẻ nhiều giá trị lợi ích chiến lược, tương đồng. Hai nước có vị thế quan trọng trong ASEAN và là hai nền kinh tế đang phát triển rất năng động, tích cực, không cạnh tranh mà có tính chất bổ sung cho nhau”. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, số lượng các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư sang Philippines hiện nay hầu như rất ít hoặc ngược lại các nhà đầu tư của Philippines chỉ đầu tư vào Việt Nam mới chỉ có khoảng 600 triệu USD. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Điều này hoàn toàn chưa tương xứng với năng lực và tiềm năng lực vốn có của hai nước. Trong khi đó, Việt Nam và Philippines là hai nền kinh tế bổ sung cho nhau. Việt Nam là đối tác chiến lược duy nhất cho đến nay của Philippins trong ASEAN và khoảng cách địa lý thì rất gần gũi”.

Tại Diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp hai bên đã tham gia các nội dung thảo luận trên nhiều lĩnh vực.

Cụ thể, đại diện các doanh nghiệp Philippines bày tỏ sự quan tâm đến lĩnh vực phát triển xe điện, cho rằng hai bên có thể hợp tác “nhảy cách”, bỏ qua lĩnh vực sản xuất ô tô truyền thống khi Philippines có điều kiện về nguyên liệu, “kim loại xanh” trong sản xuất linh kiện ác quy điện, có trung tâm phát triển phần mềm. Cùng với lĩnh vực may mặc, hai nước có thể hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo do có sự tương đồng trong chính sách phát triển và cùng có bờ biển dài, nguồn năng lượng Mặt Trời lớn, cùng hướng tới thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Do đó, doanh nghiệp hai bên có thể hợp tác trong sản xuất cấu phần linh kiện, thiết bị để khai thác năng lượng tái tạo.

Tại Diễn đàn, đại diện các Bộ, ngành Việt Nam và Philippines đã giải đáp câu hỏi quan tâm của doanh nghiệp hai nước về nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng của Philippines; về việc chuẩn hoá quy trình sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam… Các ý kiến phát biểu của đại biểu hai nước còn nêu tiềm năng hợp tác đầu tư sản xuất xi măng, thép xây dựng, vật liệu xây dựng, giày dép, thương mại điện tử, công nghiệp…

Trong bối cảnh học tiếng Anh trực tuyến đang trở thành thị trường tiềm năng, một số doanh nghiệp Việt Nam nêu nhu cầu cần giáo viên Philippines giỏi tiếng Anh. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippines cho biết đây là lĩnh vực có thế mạnh của Philippines, nước đã triển khai hiệu quả nhiều mô hình hợp tác tương tự tại Thái Lan và Campuchia.

Là quốc gia có tới 113 triệu dân, nhu cầu lương thực là rất lớn, bên cạnh nhập khẩu gạo, một số doanh nghiệp Philippines quan tâm đến việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết Việt Nam đang chuyển đổi sang nền nông nghiệp carbon thấp, nhưng vẫn ưu tiên những mặt hàng nông nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh để sản xuất với khối lượng lớn. Thị trường Philippines và các nước khu vực ASEAN luôn là những ưu tiên cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Tại Diễn đàn, các đại biểu cũng đã nêu một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư, kinh doanh, hợp tác xuất nhập khẩu, việc thúc đẩy các hợp tác đầu tư mới; đưa ra tầm nhìn, định hướng, giải pháp để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, thời gian tới hai bên cần mở rộng hơn nữa trong lĩnh vực tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo. Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành hữu quan của Philippines tiếp tục phát huy vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp hai nước, với Chính phủ, các bộ, ngành của Việt Nam nhằm tăng cường tổ chức các hoạt động đối thoại, kết nối doanh nghiệp để hai bên trao đổi, tìm hiểu chính sách, thị trường; khẳng định Việt Nam tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thân thiện, tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư, các đối tác, trong đó có Philippines  tiếp cận các nguồn lực, thực hiện các ý tưởng đầu tư, kinh doanh, hợp tác với Việt Nam.

Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippines George T.Barcelon, đại diện Bộ Công Thương Philippines đã chứng kiến một số doanh nghiệp hai nước trao thoả thuận hợp tác về lĩnh vực xuất nhập khẩu xi măng và clinker; chỉ định nhà phân phối vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi tại Philippines.

* Cũng trong sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới đặt hoa tại Tượng đài Rizal và đặt hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Công viên ASEAN. 

Tượng đài Hồ Chí Minh nằm ở khu phố cổ Intramuros của thủ đô Manila, được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Philippines và Việt Nam (tháng 10/2011). 

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là hai chuyên đề được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến để chọn lấy một chuyên đề sẽ giám sát tối cao trong năm 2025.

Dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, hai vấn đề được đưa ra lựa chọn để giám sát là bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, sáng 30/5 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Trước căn bệnh “sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, việc rà soát hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, không để những điểm mờ, điểm hở, điểm chồng chéo, bất cập khiến cán bộ không dám làm là nhiệm vụ bức thiết hiện nay.

Một số Đại biểu Quốc hội đánh giá công tác xây dựng, ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 còn chậm, chưa bảo đảm thời gian quy định.

Một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận ngày 29/5 là chính sách thuế hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng của người dân.

Tại phiên thảo luận sáng 29/5, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị khẩn trương đưa chính sách mới ban hành vào cuộc sống giúp doanh nghiệp vượt khó và phát triển, nhất là các dự án luật điều chỉnh, tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.

Hôm nay (29/5), Quốc hội thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Chiều 28/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhất là văn hóa, giáo dục chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia.

Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị Cục Đối ngoại tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình.

Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ hội cho Hà Nội phát triển toàn diện, trong đó điểm nhấn là sự phát triển đột phá của các giá trị văn hóa trên mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.

Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã khảo sát, làm việc với nhiều cơ quan của Bắc Kinh để cùng chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển công nghiệp văn hóa, quản lý báo chí tại địa phương.

Dự thảo luật đã thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) đề xuất cho Việt Nam vay khoảng hơn 11 tỷ USD trong 5 năm tới, tập trung cho một số dự án lớn trong một số lĩnh vực trọng điểm

Trong phiên họp sáng 28/5, Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đổi tên gọi TAND cấp tỉnh, huyện nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau nên xây dựng hai phương án xem xét.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 bảo đảm chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, chất lượng các quy phạm pháp luật và xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân vào những cơ chế để Thủ đô của cả nước ngày càng phát triển xứng tầm với thế giới.

Chiều nay, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi thông qua. Dự thảo luật được đánh giá đã hoàn thiện, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý đầy đủ các ý kiến đóng góp, kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội.

Dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có rất nhiều điểm mới, đưa ra những cơ chế vượt trội để Hà Nội có thể phát triển, vừa là thủ đô vừa là đầu tàu của cả nước.

Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục được đại biểu Quốc hội quan tâm, thảo luận khi tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần đã tăng 39% trong quý I -năm2024, cao nhất trong nhiều năm qua.

Ngày 27/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Venezuela tại Việt Nam Juan Carlos Fernandes Juárez đến chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm kỳ mới và trao đổi các nội dung hợp tác hai bên cùng quan tâm.

Ngày 28/5, Quốc hội sẽ thảo luận toàn thể tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án Luật đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô, cũng như sự phát triển chung của cả nước vì vậy quá trình chuẩn bị xây dựng Luật đã được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng, tăng quyền lợi hưởng trợ cấp một lần cho số năm đóng cao hơn. Đây là nội dung được chú ý trong Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 27/5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Quận ủy Hoàn Kiếm vừa tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung hai tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là tác phẩm: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” và tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đồng chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hội thảo “Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển” vừa được diễn ra thành công tốt đẹp tại Đại học tổng hợp Warsawa của Ba Lan.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các học viên tiếp tục nghiên cứu, vận dụng những kiến thức mới được trang bị để áp dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác tại địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển Thủ đô.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc một số dự án còn chậm so với yêu cầu, cần đánh giá một số vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là việc triển khai các cơ chế đặc thù.

Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp

Sáng nay, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Lưu trữ.

Sáng nay (24/5), vừa xảy ra vụ hỏa hoạn tại ngôi nhà 3 tầng ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy khiến 14 người tử vong, nắm bắt được thông tin trên Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan các lực lượng chỉ đạo, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cả nước.

Lãnh đạo các nước Nga, Brunei, UAE, Palestine, Sri Lanka và Mông Cổ đã gửi điện và thư chúc mừng tới Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần xây dựng cơ sở dữ liệu về giải quyết kiến nghị cử tri, có nghị quyết chuyên đề tại mỗi kỳ họp về giám sát việc giải quyết kiến nghị.

Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng các nước nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước, vừa không gây tác động tiêu cực đến đời sống của người dân trong lưu vực.

4 tháng đầu năm, cả nước có hơn 86 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước.

Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ đánh giá bổ sung kết quả và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023 - 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới 2023.

Góp ý về quy định nồng độ cồn, một số đại biểu đề nghị cần cân nhắc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra, phụ nữ cao tuổi dễ rơi vào tình trạng sống cô đơn một mình, mắc bệnh mãn tính và có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới khi tỷ lệ không có lương hưu, độc lập về tài chính cao hơn.

Sáng nay (22/5), 465/465 đại biểu có mặt thông qua Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an với Đại tướng Tô Lâm. Thủ tướng Chính phủ phân công Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an.

Với kết quả 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm sau khi được Quốc hội bầu đã làm lễ tuyên thệ trước Quốc hội.

Sáng ngày 22/5, với kết quả 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,92% tổng số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm sau khi được Quốc hội bầu đã làm Lễ Tuyên thệ trước Quốc hội.

Sáng nay, 22/5, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước. Trước đó, tại kỳ họp thứ 9, Ban Chấp hành TW Đảng khoá XIII đã nhất trí rất cao giới thiệu đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá tài sản, cụ thể là gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình hành nghề.

Sáng 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, cho ý kiến về dự thảo Luật Đường bộ, các đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung một số quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật đối với đường cao tốc, đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô áp dụng với ô tô cá nhân vào một số khu vực đô thị trong khung thời gian nhất định.