'Chữa lành', trị bệnh hay hiệu ứng đám đông?
Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?
Nhu cầu "chữa lành", thực hay ảo?
Bất cứ điều gì khiến con người ta cảm thấy thư thái, an nhiên, những nỗi đau, tổn thương được xoa dịu hay những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và bất an được vứt bỏ, khiến người ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, yêu đời hơn thì đều được gọi là "chữa lành".
- Chia tay người yêu, một cô gái lập tức xin nghỉ phép một tuần để đi du lịch nước ngoài hy vọng "chữa lành tâm hồn nhiều vết xước".
- Không chịu được sự tổn thương vì bị trượt phỏng vấn dù tốt nghiệp bằng giỏi, một bạn trẻ 22 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội thử mọi cách "chữa lành" như thiền, yoga, học các lớp tư vấn tâm lý trực tuyến…
- Một nhân viên văn phòng, thuộc thế hệ gen Z, làm việc tại Cầu Giấy cho biết, từ ngày đi làm đến nay đã không ít lần tìm đến các phương pháp "chữa lành"…
Chỉ cần lên mạng gõ cụm từ "chữa lành" sẽ cho khoảng hơn 64 triệu kết quả trong vòng 0,26 giây, đủ để thấy trào lưu "chữa lành" đang trở thành "trend" và được nhiều người tìm kiếm. Hàng trăm hội nhóm về "chữa lành" được lập trong vài năm gần đây thu hút rất đông thành viên tham gia, hưởng ứng. Nhiều bạn trẻ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng mỗi tháng cho các chuyến du lịch, các khóa thiền, các lớp học trải nghiệm dưới cái mác "chữa lành".
Trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, từ khóa “chualanh”, “healing” thậm chí còn lọt Top 100 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam.
"Chữa lành" là thuật ngữ dùng để thể hiện các biện pháp hàn gắn, phục hồi sức khỏe, thể chất cũng như cảm xúc, tâm lý, tình cảm con người sau các thương tổn. Mong muốn được xoa dịu, chữa lành những tổn thương, nỗi đau về thể chất và tinh thần, vứt bỏ những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, bất an để thư thái, thấy cuộc sống ý nghĩa hơn... là nhu cầu bình thường của nhiều người dân trong cuộc sống hằng ngày.
Báo cáo năm 2022 của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Việt Nam chỉ ra rằng 50% các vấn đề về sức khỏe tâm thần bắt đầu xuất hiện khi bệnh nhân ở độ tuổi thiếu niên, cho thấy giới trẻ Việt Nam đang phải chịu đựng nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần. Một báo cáo tương tự cũng tiết lộ rằng cứ 5 người trẻ ở Việt Nam thì có 1 người được chẩn đoán mắc ít nhất một vấn đề về tâm thần, trong đó trầm cảm là vấn đề phổ biến nhất, tiếp theo là rối loạn lo âu. Xét ở góc độ cá nhân, chữa lành giúp con người hồi phục, xoa dịu những thương tổn về cảm xúc, tinh thần, tâm trí, cơ thể là hoàn toàn cần thiết.
Thống kê tại Việt Nam cho thấy gần 15% dân số (khoảng 15 triệu người) đang mắc các rối loạn về tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm, lo âu chiếm 5,4% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác…
Theo chuyên gia tâm lý Hoàng Anh Tú, cần nhìn nhận đúng về "chữa lành". Bản chất của chữa lành là để cho chúng ta hạnh phúc hơn, có thể nói ra được, chia sẻ được những vấn đề tổn thương tâm lý đang gặp phải, giúp vượt qua sự trầm cảm, tổn thương.
Tràn lan những hội nhóm "chữa lành"
Giai đoạn hiện nay, việc chữa lành nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó cần phải kể đến những áp lực cuộc sống, công việc của xã hội hiện đại, những khó khăn nan giải phải đối mặt ngày càng tăng khiến không ít người, nhất là giới trẻ không thích ứng kịp thời, rơi vào trạng thái trầm cảm, mất phương hướng.
Không phủ nhận rằng, chữa lành sẽ thực sự phát huy hiệu quả tốt nếu có nhận thức đúng và phương pháp điều trị đúng. Trên thực tế, ở các quốc gia trên thế giới, các khoá học chữa lành luôn có cơ chế kiểm duyệt gắt gao và được cấp phép bởi các cơ quan có thẩm quyền. Còn ở Việt Nam hiện tại, rất nhiều người cung cấp các dịch vụ chữa lành không có bằng cấp cũng như cung cấp dịch vụ chưa được kiểm duyệt bởi các cơ quan chức năng.
Sẽ không có gì đáng nói nếu nhu cầu chính đáng này gặp được những chuyên gia đích thực, sẵn sàng lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ bằng những phương pháp khoa học. Đáng buồn là “khóa học chữa lành” mở ra nhan nhản trên mạng xã hội đang có những dấu hiệu trục lợi, lừa đảo với nhiều chiêu thức, thủ đoạn tinh vi, “treo đầu dê bán thịt chó” mà "chữa lành" chỉ là mồi nhử những người nhẹ dạ tham gia, để từ đó các đối tượng lừa đảo dễ bề khai thác.
Khái niệm "chữa lành" hiện nay đang gây ra nhiều tranh cãi khi đang là cơ hội kiếm tiền của nhiều người. Không ít cá nhân, tổ chức đang lợi dụng sự bất ổn về tâm lý, nỗi đau trong tâm hồn của nhiều người để lôi kéo, dụ dỗ bán những khóa học "chữa lành" với giá từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng.
“Chữa lành tâm thức”, “chữa lành lượng tử”, “chữa lành trường sinh”, “chữa lành tâm linh”, “chữa lành bằng thôi miên tiền kiếp”… thậm chí xuất hiện cả “học viện chữa lành” với hình thức tư vấn đào tạo từ trực tuyến cho đến trực tiếp. Người tham gia được theo các khóa tư vấn, thông thường kéo dài từ một đến ba tháng, với thời gian học và mức chi phí linh hoạt. Phóng viên đã thử liên hệ một khóa học được quảng cáo là "kết nối và trải nghiệm các bộ môn chữa lành như: Reiki, Thôi Miên, Thiền chuông, Thần số học, Tarot, kết nối chữa lành cùng tinh thể của Học viện chữa lành EHO". Thông qua tư vấn, phóng viên được hướng dẫn đăng ký các khóa học cơ bản, nâng cao và master lên tới 42 triệu đồng.
Chưa biết thực hư chất lượng của những khóa chữa lành này ra sao, nhưng việc quảng cáo rầm rộ, thu phí đắt đỏ đã khiến cho “thị trường” hội nhóm "chữa lành" luôn sôi động. Thậm chí, có những hội nhóm dùng cả thuốc nam để "chữa lành".
Cần tỉnh táo để chữa lành một cách khoa học
42 triệu đồng cho những khóa học "chữa lành" là một chi phí không nhỏ. Theo nhiều chuyên gia tâm lý thì trào lưu "chữa lành" hiện nay phần nào phản ánh một số người trẻ có sức chịu đựng kém, dễ tổn thương, không chấp nhận khó khăn, nảy sinh tâm lý trốn tránh thực tại, ngại việc, thậm chí là lười lao động. Thêm vào đó, ảnh hưởng của mạng xã hội khiến một số người bắt chước, nghĩ bản thân có vấn đề về tâm lý.
Có không ít trường hợp chạy theo trào lưu, tìm một góc thật "chill" để sống ảo, rồi đăng ảnh thở than lên mạng xã hội về cuộc sống không như ý. Đây không phải là bệnh tật, mà là một biểu hiện đáng quan ngại của việc thích sống theo xu hướng, tự huyễn hoặc bản thân bị những tổn thương không hề có.
Các chuyên gia tâm lý chỉ ra những dấu hiệu của một người thực sự có bất ổn về mặt tâm lý: thay đổi giấc ngủ hoặc khẩu vị; thay đổi tâm trạng cảm xúc lúc vui, lúc buồn đột ngột; thu mình với xã hội và không còn hứng thú với các thú vui trước đó; suy giảm chất lượng học tập, gặp khó khăn khi hoàn thành các công việc được giao; có cảm xúc suy nghĩ khác lạ, nghi ngờ mọi việc; nhạy cảm, kích động quá mức khi gặp những yếu tố bên ngoài tác động; thờ ơ với mọi hoạt động; sợ hãi, lo lắng quá mức; có ý nghĩ tự tử...
Bởi vậy, chúng ta cần phải hiểu về bản thân mình và có những phương pháp chữa lành phù hợp.
Hiện nay, cả nước chỉ có hơn 140 nhà tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu trong các bệnh viện công. Chỉ tuyến tỉnh và trung ương có chuyên khoa tâm thần cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị. Lĩnh vực tâm thần rất chuyên biệt, rất đặc thù, vậy nên với những người tự xưng là chuyên gia tâm lý trên mạng, người dân cần hết sức thận trọng.
Các chuyên gia cho rằng việc chữa bệnh cùng các chuyên gia “chữa lành” tự phong có thể gây hại cho người bệnh nếu không kịp thời tìm ra căn nguyên bệnh, để quá thời gian quan trọng chữa bệnh thì rất khó can thiệp chữa trị được.
Bác sỹ chuyên khoa II Đoàn Văn Phúc, Trưởng khoa Thần kinh, PGĐ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, đưa ra lời khuyên, khi bản thân một người thấy cần phải chữa lành thì cần gặp bác sĩ tư vấn, đừng theo những khóa học được quảng cáo rầm rộ trên mạng, bởi những khóa học như thế có khi còn "chữa rách" chứ không phải "chữa lành". Đối với thuốc, chúng ta phải đến bác sĩ điều trị để chỉ định liều, chứ không thể tự mua hoặc nghe theo sự mách bảo của người này, người kia…
Việc chữa lành là cần thiết, song cần có thời gian, sự kiên nhẫn và nỗ lực tự thân. Nếu bản thân không mở lòng, chưa sẵn sàng vượt qua những nỗi đau, mất mát trong tâm hồn mình thì không ai có thể thay mình làm được điều đó.
Theo bác sĩ Đoàn Văn Phúc, trong lĩnh vực chữa trị liên quan sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, các hoạt động tư vấn cần có sự tham gia của bác sĩ tâm lý - những người được đào tạo, có bằng cấp, kiến thức về dịch vụ mình cung cấp. Những dịch vụ đặc thù như yoga, thiền,… cũng cần người hướng dẫn có chuyên môn, kỹ năng thật sự thì mới phát huy hiệu quả.
Các chuyên gia tâm lý chỉ ra rằng, trước áp lực cuộc sống thì chúng ta nên bình tĩnh, học cách chấp nhận và vượt qua áp lực, như:
1. Chia sẻ áp lực với mọi người
2. Trò chuyện với người thân và bạn bè
3. Duy trì tập thể dục và vận động thường xuyên
4. Đừng tạo áp lực cho chính mình
5. Tham gia các hoạt động bạn thích
6. Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử
7. Xây dựng thói quen và lối sống lành mạnh
Chữa lành trở thành xu hướng có lợi hay hại tùy thuộc vào người tiếp cận. Nếu tiếp cận thông tin chất lượng thì có hiệu quả. Nhưng nếu gặp những thông tin sai lệch, người mắc bệnh có nguy cơ bệnh nặng hơn. Vì vậy, nếu có những bất thường trong tâm lý, cần đến gặp các chuyên gia tâm thần hoặc tâm lý để sớm giải quyết vấn đề của mình. Tránh thử nghiệm những phương pháp không phù hợp với bản thân.
Theo các chuyên gia, để tránh gặp vấn đề sức khỏe tâm thần, cần thường luyện tập thể dục, thể thao như: đi bộ, đánh cầu lông, bóng bàn; dành thời gian chăm sóc gia đình, người thân... bởi mục tiêu cuối cùng của "chữa lành" chính là cân bằng từ thể chất đến tâm thần, giúp con người cảm thấy bình an và hạnh phúc.
Từ năm 2023, Việt Nam đã có chức danh nhà tâm lý. Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Khám chữa bệnh, trong đó vị trí nghề nghiệp Tâm lý lâm sàng cần phải có chứng chỉ của Bộ Y tế. Do đó, khi tìm kiếm các dịch vụ chữa lành, cần phải lựa chọn một cách cẩn thận, nên tới khám bệnh tại những bệnh viện uy tín để không mắc phải bẫy của những người không có đủ chuyên môn mà chỉ dựa vào từ khóa "chữa lành" để kiếm tiền.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tiếp nhận cuộc điện thoại thông báo một bệnh nhân cần cấp cứu tại sân tập pickleball (địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối hôm qua 2/12.
Sáng 7/10, tại Cung thể thao Quần Ngựa, hàng trăm mẹ bầu tại Hà Nội đã tham gia đồng diễn yoga với mong muốn truyền cảm hứng về một thai kỳ khỏe mạnh.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm.
Giải mã gen là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ - thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày hôm qua tại Hà Nội.
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.
Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.
Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.
Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.
Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.
Một thân hình cân đối và khỏe khoắn là mong muốn của rất nhiều người. Gần đây, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn thể thao để giảm cân khoa học, trong đó boxing.
Ngày 17/8, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội phối hợp Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Trại giam Thanh Xuân tổ chức chương trình truyền thông các chính sách hỗ trợ với người chấp hành xong án phạt tù; khám sức khỏe sinh sản cho nữ phạm nhân Phân trại số 3.
Bệnh viện Nhi Trung ương tuần qua tiếp nhận 5 trẻ đuối nước, trong đó một trẻ đã hồi phục tốt, 4 trẻ nguy kịch do cấp cứu sai cách.
Theo nghiên cứu mới từ các nhà nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 1,8 tỷ người trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, đột quỵ, mất trí nhớ và căng thẳng, ức chế tinh thần nếu thiếu tập thể dục.
Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể có chức năng loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa, cân bằng nước và khoáng chất trong máu, kiểm soát huyết áp và giúp sản xuất các tế bào hồng cầu. Người bệnh sẽ bị tổn thương và suy thận nếu thận không thể thực hiện một trong những chức năng trên.
Bên cạnh các phương pháp yoga truyền thống, gần đây, loại hình yoga cười mới mẻ đã thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt là người cao tuổi.
Ở lâu trong ô tô đóng kín, nhất là khi xe đỗ dưới trời nắng nóng có thể khiến bất kỳ ai cũng phải đối mặt với nguy cơ ngạt thở, sốc nhiệt, thậm chí là tử vong. Nếu may mắn, người được cứu sống có thể bị tổn thương não, chịu di chứng thần kinh suốt đời.
Một vận động viên nghiệp dư phải điều trị tích cực, chạy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chẩn đoán là bị "ly giải cơ vân" do vận động quá sức.
Việc tự ý truyền đạm tại nhà có nguy cơ xảy ra các biến chứng như đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, thậm chí tử vong
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.
Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?
Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.
Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.
Việc có kiến thức sơ cấp cứu rất quan trọng để kịp thời hỗ trợ người bệnh không may gặp nạn. Sơ cấp cứu đúng cách, có thể cứu tính mạng người bệnh ngoạn mục. Và dưới đây các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai sẽ hướng dẫn cách cấp cứu khi gặp tình huống có người bị ngừng tim, ngừng tuần hoàn.
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.
Theo chuyên gia của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, thuốc diệt muỗi là một loại hóa chất diệt côn trùng, ít nhiều cũng vẫn sẽ có ảnh hưởng đến con người khi không được sử dụng đúng cách. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, khi sức đề kháng còn yếu và làn da còn nhạy cảm.
Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cảnh báo, tiêm chủng được cho là phương pháp phòng bệnh an toàn nhất. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần lưu ý nắm rõ lịch tiêm vắc xin cho trẻ.
Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới tiếp nhận ca bệnh bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc Medrol liều cao. Tác dụng phụ của thuốc đã khiến da bàn chân bệnh nhân rất mỏng dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, dễ lan lên hết cẳng chân phải.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus… Khi nhiễm khuẩn bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt càng dễ ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước, trụy mạch hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được xử trí nhanh và đúng cách.
Vitamin E có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và làn da của con người. Đặc biệt, loại vitamin này còn đồng hành với rất nhiều chị em trong quá trình làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa và oxi hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách uống vitamin E an toàn và hiệu quả.
Thời tiết giao mùa có độ ẩm cao, nhiều ẩm mốc, cùng với khí hậu thay đổi thất thường, làm cho sức đề kháng giảm khiến trẻ em và người lớn dễ mắc bệnh viêm màng não mô cầu. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi từ sớm. Tuy nhiên, sai lầm của nhiều người là khi mắc bệnh lại đi khám muộn hoặc tự ý điều trị khiến bệnh tình ngày một phức tạp hơn.
Sau Tết, nhiều người bị tăng cân do chế độ ăn uống mất kiểm soát đã vội vàng áp dụng ngay các phương pháp giảm cân như nhịn ăn, uống thuốc thậm chí phẫu thuật thẩm mỹ. Điều này gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và các chuyên gia đã phải đưa ra các lời cảnh báo cũng như hướng dẫn giảm cân an toàn. Tuy nhiên, có nhất thiết phải giảm cân một cách cực đoan thay vì việc thoải mái và tự tin với cân nặng của mình?
Các chị em phụ nữ khi mang thai cũng có thể bị chứng ợ chua, ợ nóng quấy rầy, đặc biệt là vào những tháng giữa và cuối thai kỳ. Ợ nóng là tình trạng axit trào ngược lên thực quản, nếu xuất hiện thường xuyên sẽ gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên các chị em cũng có thể tham khảo những cách dưới đây để cải thiện tình trạng này.
Đốt hương (nhang) là một văn hóa tốt đẹp ở Á Đông. Ngày Tết, hương được dùng nhiều hơn để thắp lên bàn thờ tổ tiên, hay thắp ở mộ, chùa chiền... Đặc biệt trong những ngày sau Tết, nhu cầu đi lễ hội của người dân rất lớn dẫn đến lượng hương đốt cũng nhiều đột biến so với các dịp khác trong năm. Việc chọn hương như thế nào để đảm bảo sức khỏe là điều không phải ai cũng biết.
Trong rất nhiều phong tục của người Việt mỗi dịp Tết Nguyên đán về thì tắm nước cây mùi già ngày tất niên là một trong những nét đẹp văn hóa vẫn được nhiều gia đình duy trì cho đến tận ngày nay. Dường như khi tắm thứ nước lá mùi, mọi vận đen đủi, muộn phiền lo lắng trong năm cũ được gột bỏ - chỉ còn lại đó một cảm giác sảng khoái, sẵn sàng đón một năm mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc và may mắn hơn.
Nhiều người cho rằng uống bia 0 độ vừa tốt cho sức khỏe vừa tránh được vi phạm nồng độ cồn nếu có bị CSGT kiểm tra. Nhưng thực tế có phải như vậy?
Gần đây liên tục xảy ra các vụ ngộ độc khí CO do đốt than củi sưởi ấm. Các bác sỹ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không được sưởi than, củi và đóng kín cửa trong nhà. Bởi nếu hít phải lượng lớn khí CO có thể bất tỉnh và tử vong rất nhanh, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh tim, phổi mãn tính.
Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại, nhiều người cao tuổi phải nhập viện trong tình trạng: viêm phổi, cảm lạnh, tăng huyết áp… Chuyên gia y tế khuyến cáo, trong những ngày thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, người cao tuổi cần phải được quan tâm, chú ý nhiều hơn.
Vào những ngày lạnh rét, việc sử dụng thiết bị sưởi là cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng thế nào để có hiệu quả và an toàn là vấn đề quan trọng nhất.
Hà Nội đang trong những ngày rét đậm, rét hại kỷ lục, vậy nên bạn cần chú ý vấn đề vệ sinh cơ thể, đặc biệt là tắm gội khoa học, đúng cách để tránh nguy cơ bị đột quỵ. Sau đây là một số nguyên tắc cần được lưu ý khi tắm gội vào mùa đông mà bạn có thể tham khảo.
Đối với những người mắc bệnh xương khớp như viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, thời tiết lạnh và ẩm ướt của mùa đông có thể gây kích ứng khớp và kích hoạt phản ứng miễn dịch. Điều này dẫn đến các đợt bùng phát gây sưng, đau khớp. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên có những bài tập thể dục phù hợp, ăn bổ sung các thực phẩm chống viêm, uống đủ nước và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Trời nồm ẩm gây trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tạo môi trường thuận lợi cho các loại tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, tay chân miệng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa; đối tượng dễ mắc là trẻ nhỏ và người già, có hệ miễn dịch yếu, sức chống chịu với virus, vi khuẩn kém. Vì vậy, bạn nên giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, kết hợp với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và có một chế độ tập luyện phù hợp.
Cuối năm, bạn phải đi công tác nước ngoài và cũng không thể tránh được khi phải uống bia rượu tại những bữa tiệc tiếp đón, chào mừng, khiến cơ thể bạn cảm thấy nôn nao, mệt mỏi, đau đầu vì đã uống quá chén. Dưới đây là một vài gợi ý giải rượu, giúp cơ thể 'đánh bay' mệt mỏi của người dân các nước trên thế giới mà bạn có thể tham khảo.
Móng tay khỏe mạnh không chỉ đẹp mà còn giúp bảo vệ đầu ngón tay khỏi những chấn thương có thể xảy ra trong các hoạt động hàng ngày. Việc móng tay xuất hiện các dấu hiệu như: có sọc đen, có sọc trắng ngang, vàng móng hay có hình dạng lồi lên là có thể đang cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn.
Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ hạ thấp, bạn không nên uống nhiều bia rượu. Vì chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm, dẫn tới tăng huyết áp, chỉ cần xuất huyết nhẹ có thể dẫn đến tai biến.
Một năm cũ sắp qua cũng là lúc chúng ta nên dọn dẹp bớt những bộn bề, khó khăn và ưu phiền của cuộc sống để đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Trong những thời khắc cuối cùng của năm 2023, bạn hãy tự thưởng cho bản thân những giây phút được thư giãn bằng phương thức Everything Shower giúp bạn gột rửa một năm cũ với nhiều thử thách trong tâm trí.
0