Chùa Trầm - Nơi Bác Hồ về thăm

Chùa Trầm không chỉ có danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc lịch sử mà chùa Trầm – Long Tiên Tự, chùa Vô Vi – Vô Vi Tự còn là nơi được vinh dự đón Bác Hồ về thăm.

Khu di tích lịch sử và thắng cảnh chùa Trầm ở khu vực núi Trầm, thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km về phía Tây. Núi Trầm cao hơn 400m, có chu vi khoảng 8.000m. Nơi đây không chỉ có danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc lịch sử mà chùa Trầm – Long Tiên Tự, chùa Vô Vi – Vô Vi Tự còn là địa điểm Bác Hồ về thăm.

Công trình kiến trúc lịch sử mà chùa Trầm – Long Tiên Tự, chùa Vô Vi – Vô Vi Tự còn là địa điểm Bác Hồ về thăm.

Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí miêu tả: “Giữa đất bằng nổi vọt lên mấy ngọn núi đá cao chót vót, dưới có động, trên có chùa Vô Vi, được xây dựng năm 968, núi nước quanh nhau. Xưa, vua Lê dựng hành cung ở đây, đào hồ ở ven núi để tiện đi thuyền, vì thể gọi là Long Châu”. Trên núi, còn dấu tích của những ngôi chùa cổ và trong lòng núi có những hang động to, rộng. Bên ngoài có dòng suối ngự uốn lượn quanh tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình.

Hang Trầm hay còn gọi là Long Tiên Động là khu vực có nhiều thắng cảnh và công trình xây dựng nhất. 

Các cụ ở thôn Long Châu kể lại, theo truyền thuyết, từ thời thượng cổ có một ngôi sao sáng đẹp nhất thiên đình có tên là Tử Vi Tinh, nghĩa là con trời, tự nhiên rơi xuống trần gian rồi hoá thành dãy núi đá, gọi là Tử Trầm Sơn. Dãy núi đá này gồm 5 đỉnh lớn như con phượng hoàng khổng lổ nhô đầu lên, vì vậy, còn được gọi là Ngũ Nhạc Sơn. Đến thời Lý, Ngũ Nhạc Sơn được đổi tên lại theo truyền thuyết gọi là Tử Trầm Sơn.

Khu vực chùa Trầm (Long Tiên tự) và hang Trầm hay còn gọi là Long Tiên Động là khu vực có nhiều thắng cảnh và công trình xây dựng nhất. Long Tiên Tự được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng, cao ráo, chùa được xây dựng thời Cảnh Trị năm 1662 – 1670, gần cửa hang, sau chuyển về vị trí hiện nay.

Nơi thừa tự chùa Trầm - Chương Mỹ - Hà Nội.

Phía phải chùa là hồ sen, phía trái chùa là sườn núi đá, làm cho thế đất chùa có núi, có nước đúng là cảnh sơn thuỷ hữu tình. Chùa Trầm có nhiều tượng quý, bộ cửa chùa chạm lộng, gian giữa chạm rồng mây, gian bên chạm phượng múa. Kèo chùa theo kiểu chồng giường, giả chiêng, xà nách, hiên bẩy.

Long Tiên Động ở phía ngoài có cây to che kín một sườn núi, người xưa tưởng tượng ra hình dáng một con rồng ngậm ngọc chân châu. Xưa kia, vua Lê đã cho tạc 48 pho tượng đá đặt rất nhiều nơi trong hang. Tượng ở đây đủ loại và rất đẹp. Có thể nói, hang Trầm là một bảo tàng nhỏ của tượng thời Lê. Trước bàn thờ Phật trong hang, có một cây Hương đá cổ, chạm khắc rất tinh vi, được tạc từ năm Chính Hoà 17 (1696). Người xưa đã đúc một chuông đồng to, tạc một khánh đá lớn, treo ở vách hang, phía trong còn có trồng đá.

Mé tay phải cửa hang, Đài tiếng nói Việt Nam đã xây dựng đài kỷ niệm. Thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, cuối năm 1946, đài đã dỡ máy móc tại Đài Bạch Mai (Hà Nội) đem về lắp đặt trong hang, hàng ngày đưa làn sóng “Tiếng nói Việt Nam” đến cùng đồng bào trong nước và bạn bè năm châu. Tại đây, vào đúng giờ giao thừa, tết Đinh Hợi 1947, Bác Hồ đã đọc lời chúc Tết đồng bào cả nước và kiều bào nước ngoài.

Trở ra cửa Động Long Tiên, đối mặt với chùa là đền “Mẫu Thượng”. Trong đền Mẫu Thượng thờ Nhiều “Thánh Mẫu”. Đền thờ Thánh Mẫu nằm cheo leo ở vách núi trong Hồ sen, trông ra tay phải là núi Bút, núi Cung, Dưới chân đền Mẫu Thượng là Hồ bán nguyệt. Trên lưng chừng núi có nhiều tháp cổ, leo qua các tháp, ngược lên hàng trăm mét đến hòn Thiềm Thừ Vọng Nguyệt tức là hòn Cóc trông trăng.

Đi theo chân núi ta gặp Quan Âm Viện, Quan Âm Viện là nơi xưa kia Chúa Trịnh cho xây dựng từ thời Lê Hy Tông (1676-1705) để các tăng ni, Phật tử đến nghe giảng kinh, tụng niệm. Quan Âm Viện nay đã đổ nát chỉ còn lại một bia vuông cổ và một ngôi nhà mới sửa sang lại.

Theo chân núi lớn là đến chùa Vô Vi. Núi Trạo tức núi Vô Vi tách ra khỏi núi Trầm khoảng 200 m. Thời Đinh, một vị tướng quân về đây ở ẩn làm chùa, đến thời Tiền Lê (980-1004) chùa được xây dựng ở chân núi Trạo có tên là Phúc Trù Tự. Đời Trần, chùa được xây dựng ở lưng chừng núi và gọi là Trai Linh Tự. Đến năm Lê Hồng Thuận thứ 6 (1514) chùa được xây trên đỉnh núi và có tên Vô Vi tự như ngày nay.

User
Ý KIẾN

Đình cổ Đồng Lạc tại 38 Hàng Đào đã được xếp hạng là di sản văn hóa, một điểm đến quan trọng của những tour du lịch khám phá văn hóa lịch sử Hà Nội. Ngôi đình là một di tích quan trọng chứng minh cho các hoạt động buôn bán tơ lụa, hoạt động sản xuất thủ công truyền thống và văn hóa của người Thăng Long - Hà Nội.

Làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, nằm trong kế hoạch phát triển hệ thống các tuyến du lịch kết nối Trung tâm Hà Nội và các huyện phía Nam thành phố, trên tuyến làng Ngâu (huyện Thanh Trì), làng Phúc Am (huyện Thường Tín) và làng Cựu (huyện Phú Xuyên).

Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Vạn Phúc, quận Hà Đông, đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Nơi đây không chỉ thu hút những ai yêu thích lịch sử, mà còn gắn liền với hành trình khám phá làng lụa nghìn năm và tìm hiểu về cuộc đời Bác.

Chiều 7/ 1, triển lãm tranh "12 con giáp" của nam họa sĩ Đặng Việt Linh đã khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thu hút sự quan tâm của những người yêu nghệ thuật. Với phong cách sáng tạo độc đáo, triển lãm mang đến một góc nhìn mới mẻ và giàu cảm xúc về hình tượng 12 con giáp trong văn hóa Á Đông.

Cổng làng Cót thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, gợi lại ký ức về ngôi làng ven đô của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm.

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Tô Ngọc Trang - họa sĩ nổi tiếng trong làng tranh sơn mài vừa ra mắt triển lãm cá nhân mang tên “Chiêm bao”, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm. Triển lãm đánh dấu bước ngoặt trong nghệ thuật chân dung đương đại tại Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên kỹ thuật ghép gốm được sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Sáng nay (06/01), huyện Chương Mỹ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo Cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian và xây dựng Nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dự lễ khởi công có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".

Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển nền kinh tế và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cột cờ Hà Nội là công trình lịch sử còn nguyên vẹn, cao nhất của Hoàng thành Thăng Long. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc cổ kính, mà còn là chứng nhân cho những giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước.

Đón xuân mới 2025, nhóm hoạ sỹ G39 đã giới thiệu tới công chúng triển lãm với chủ đề “Tết Tỵ”.

Sáng nay, 5/1, Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.

Theo thông tin từ Sở Du lịch Đà Nẵng, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7 với chủ đề 'Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới'.

Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề, những chiếc áo dài của nhà thiết kế Hoàng Ly đều có những nét riêng biệt không thể lẫn với bất cứ thương hiệu nào. Hoàng Ly đón chào năm mới 2025 với bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Ánh sáng vũ trụ" - một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại, giữa thời trang và vũ trụ.

“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.

Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức, Thủ đô của văn hóa đọc, nhiều hoạt động hướng đến thế hệ trẻ với hình thức sinh động đang được các cơ quan, ban, ngành và nhà trường cùng chung tay để văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.

Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.

Trong xu hướng phát triển đô thị, sinh thái hiện nay, nghề sinh vật cảnh không chỉ duy trì mà còn được đầu tư, phát triển bài bản, chuyên canh với sản phẩm giá trị cao. Hiện nhiều vùng ngoại thành của Thủ đô như: Thường Tín, Thanh Trì, Gia Lâm, Phúc Thọ… đều có làng nghề sinh vật cảnh nổi tiếng.

Ngày hội 'Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc' sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 14 đến 16/2/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Những ngày này, ngôi làng làm hương nổi tiếng ở Phú Xuyên tất tật hơn bình thường, bởi chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán - dịp mà nhu cầu sử dụng hương thơm trong cúng lễ của người dân tăng cao. Những người dân làng hương Văn Trai Thượng đang cần mẫn ngày đêm để làm ra những nén hương thơm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp đón chào năm mới.

Hà Nội là “Thành phố di sản” với quỹ di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng khi có gần 6.000 di tích lịch sử văn hóa. Kho tàng di sản đồ sộ này được ví như kho báu của dân tộc, thế nhưng, vấn đề là làm thế nào để biến những di sản đó thành tài sản, trở thành nguồn lực dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định công nhận 33 Bảo vật Quốc gia. Trong số đó, Hà Nội là địa phương có nhiều Bảo vật Quốc gia nhất.

Hà Nội có lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất lớn. Nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội hoàn toàn có thể phát triển kinh tế số từ nguồn di sản lớn này.

Trong 33 bảo vật quốc gia vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký quyết định công nhận, Phù điêu Kala Núi Bà có niên đại thế kỷ XIV, đang lưu giữ tại Bảo tàng Phú Yên là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thuộc nền văn hóa Chăm Pa với nhiều giá trị văn hóa độc đáo.

Trong số 33 Bảo vật Quốc gia mới được công nhận có các Bảo vật hàng nghìn năm tuổi như: đàn đá Đắk Sơn niên đại cách đây 3.500-3.000 năm, hay chõ gốm niên đại Văn hóa Đông Sơn từ 2.500-2.000 năm trước.

Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội đã tổ chức cho đoàn 70 sinh viên Việt Nam - Trung Quốc tham quan triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động chào mừng “Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025”, tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa thế hệ trẻ 2 nước.

Cột cờ Hà Nội đã chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/1/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử của Thủ đô.

Từ ngày 2/1/2025, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, sẽ chính thức thu phí tham quan tại hai điểm di tích tiêu biểu: Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và di tích số 22 phố Hàng Buồm, với mức phí 20.000 đồng/lượt/khách.

Trong ngày đầu tiên của năm mới, ước tính có khoảng hơn 10.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.

Phiên chợ đón năm mới với chủ đề “Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025" được tổ chức tại Hà Nội tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu của các dân tộc vùng cao, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.

Trong năm 2024, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tổ chức sâu rộng trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Tọa lạc tại số 28 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Đền Quan Đế là một trong những di tích lịch sử đặc sắc của phố cổ Hà Nội.

Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.

Các công trình kiến trúc Pháp cổ mang lại cho Hà Nội một vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính, sang trọng mà thanh lịch, góp phần làm nên nét độc đáo riêng biệt của Thủ đô.

Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, những lễ hội và hoạt động giải trí đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu, tạo nên những bản sắc và nguồn năng lượng mới mẻ cho thành phố màu sắc này.

UBND huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) vừa trang trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Làng Trạch Xá, thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội, từ lâu nổi tiếng với nghề may áo dài. Nghề may Trạch Xá đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây dấu mốc quan trọng trong việc bảo tồn di sản truyền thống.

UBND huyện Mê Linh quyết định kéo dài thời gian tổ chức festival hoa đến hết Tết Dương lịch (1/1/2025), nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách.

Tối qua (29/12), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn" tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.