Chung cư cao cấp tự phong, khách hàng bị lừa dối

"Luxury", "Premier", "Hi-end", "Royal"… là những cụm từ rất quen thuộc thường được gắn kèm với nhiều dự án bất động sản hiện nay. Tuy nhiên, chung cư cao cấp có thực sự cao cấp như quảng cáo?

Chung cư D’Capitale Trần Duy Hưng (Hà Nội) của tập đoàn Tân Hoàng Minh được nhiều môi giới quảng cáo là chung cư cao cấp. Với giá bán dao động trên dưới 60 triệu đồng/m2 cách đây 6 năm, nhiều người hi vọng khi bỏ ra số tiền không hề nhỏ, sẽ được thụ hưởng cuộc sống “đẳng cấp” như giới thiệu. Thế nhưng, khi về ở thì họ mới vỡ lẽ rằng chung cư cao cấp nhưng chất lượng lại không cao. Điển hình như việc hành lang khi xem nhà mẫu là 2,4m, nhưng đến khi nhận nhà, cư dân đo được hành lang chỉ rộng hơn 1,4m.

Chung cư D’Capitale Trần Duy Hưng

Hay như chung cư Hòa Bình Green City (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội), vào năm 2018, nhiều cư dân đã phản ánh chủ đầu tư không đảm bảo chất lượng toà nhà. Theo các cư dân, tòa nhà ngày càng xuống cấp, việc bảo hành bảo trì theo hợp đồng chậm chạp, lấn chiếm không gian chung. Chủ đầu tư có lộ trình cắt giảm các tiện ích của dân cư như điều hòa sảnh, điện hành lang, thông gió tầng hầm. Hòa Bình Green City cũng được nhiều môi giới quảng cáo là chung cư cao cấp, đầy đủ tiện nghi.

Chung cư Hòa Bình Green City

Không chỉ riêng hai dự án này, trên thị trường còn rất nhiều dự án gắn mác “cao cấp” khác để thu hút khách hàng, và tăng giá bán. Đặc biệt, trong bối cảnh giá chung cư ảo như hiện nay, thì những dự án này còn được “thổi” lên mức giá "trên trời".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế: “giống như là khách sạn có tiêu chí 1 sao đến 5 sao, ứng với mỗi sao sẽ có các tiêu chí. Nhưng chung cư của chúng ta hiện nay mới chỉ có tên, còn chưa có tiêu chí cụ thể tầm quốc gia và được các cơ quan chức năng phê duyệt như một tiêu chí bắt buộc. Do đó, sự đặt tên, lạm dụng khá là tùy tiện và phổ biến”.

Còn theo ông Bùi Anh Giáp - Phó Chủ tịch Công ty CP Đầu tư Hệ thống PmaxLand: “những chung cư cao cấp tự phong sẽ khiến cho giá bất động sản trên thị trường có những biến động, loạn giá và gần như đẩy giá bất động sản chung cư tăng cao khiến cho người có thu nhập thấp khó tiếp cận với những chung cư giá phù hợp”.

Bộ Xây dựng đã có hai Thông tư về phân hạng nhà chung cư. Thông tư 14/2008 hướng dẫn về phân hạng nhà chung cư, xác định nhà chung cư hạng 1 (cao cấp) là hạng có chất lượng sử dụng cao nhất. Chung cư hạng 1 phải đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ hoàn hảo.

Với Thông tư 31/2016/TT-BXD quy định về phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư, nhà chung cư được phân thành ba hạng A, B, C. Trong đó, chung cư hạng A có một số tiêu chí đặc biệt như: hành lang căn hộ rộng tối thiểu 1,8m2; diện tích trung bình tính trên số phòng ngủ tối thiểu 35m2, mật độ xây dựng không quá 45% tổng diện tích; có hai trong những tiện ích như phòng tập gym, sân tennis, sân chơi trẻ em, bể bơi… thuộc tổng thể quy hoạch hoặc dành riêng trong công trình; được trang bị hệ thống camera ở sảnh, hành lang, cầu thang, bãi đỗ xe, kiểm soát ra vào bằng vân tay, thẻ từ, mã điện tử…

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều chủ đầu tư khi xây dựng nhận diện thương hiệu cho dự án đã cố tình gắn những từ cao cấp, siêu sang, hạng sang… vào các tài liệu quảng cáo. Đó là bước đệm để chủ đầu tư có thể đưa ra mức giá bán không phù hợp với chất lượng thực sự của dự án.

Theo Luật sư Trần Thị Loan - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “tại điều 11 của Thông tư 31 năm 2016 của Bộ xây dựng đã quy định là nghiêm cấm hành vi công bố thông tin không đúng sự thật hoặc là trường hợp khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền công nhận về hạng chung cư mà các chủ đầu tư công bố về hạng chung cư này. Tại điều 58, khi đưa thông tin không đúng sự về dự án bất động sản hoặc đầu tư xây dựng nhà ở, sẽ bị phạt từ 100-120 triệu đồng. Cần hoàn thiện các quy định pháp luật để mở ra cơ chế cho các chủ đầu tư về việc xin phân hạng nhà chung cư tại thời điểm khi mà có thiết kế kĩ thuật đã được phê duyệt rồi, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu hiện nay là xác định giá của căn nhà chung cư”.

Được biết, phần lớn các dự án chung cư cao cấp hay căn hộ hạng sang chưa hề được Sở Xây dựng hoặc đơn vị đánh giá độc lập công nhận. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới không ít các kiện cáo, tranh cãi giữa cư dân (khách hàng) và chủ đầu tư (đơn vị bán) liên quan đến cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hay dịch vụ.. khi công trình đi vào vận hành. Lúc này chung cư mua với giá hạng A nhưng vào ở thành hạng B.

Trước thực trạng đó, ông Nguyễn Hoàng Nam – TGĐ Công ty CP G-Home đề xuất: “nên có quy định, ví dụ như từ hạng B trở nên mới được gọi là chung cư cao cấp và bắt buộc chung cư nếu muốn sử dụng tên gọi chung cư cao cấp thì cần phải xếp hạng và tiêu chí xếp hạng cũng hết sức rõ ràng”.

Cần có những quy định cụ thể hơn, chế tài nghiêm khắc hơn để xử lí hành vi chủ đầu tư tự phong hạng nhà chung cư.  Trước mắt, khi chưa có các văn bản pháp luật cụ thể, người mua cần cân nhắc lựa chọn đối với các dự án được quảng cáo là cao cấp. Dự án cao cấp phải có vị trí tại các quận trung tâm, giao thông kết nối thuận tiện với các tuyến đường lớn, trọng điểm; có hệ thống cơ sở hạ tầng, tiện ích dịch vụ đồng bộ hiện đại, chất lượng quản lý vận hành đẳng cấp, được các thương hiệu quản lý tầm cỡ thế giới thực hiện. Quan trọng nhất, dự án được các chủ đầu tư uy tín đầu tư xây dựng.

Tốt nhất, trong thời điểm giá ảo như hiện nay, nên tạm hoãn kế hoạch mua nhà, không nên mua vào thời điểm này.

User
Ý KIẾN

Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.

Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.

Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.

Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.

Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.

Công viên Gia Lâm là công trình trọng điểm của huyện trong năm 2024, tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang khiến cho dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.

Nhiều dự án bất động sản (BĐS) ách tắc pháp lý trong thời gian dài đã khiến cho lượng hàng tồn kho không thể "thoát" được, trong khi các khoản phải chi của các doanh nghiệp tăng mạnh.

Thị trường bất động sản (BĐS) đồng thời có tác động ảnh hưởng đến 40 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó đoán định, thường xuyên thay đổi với sự tham gia của nhiều đối tượng, thành phần.

Phát huy vai trò là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam góp phần khuyến nghị nhiều chính sách hướng tới phát triển thị trường lành mạnh và bền vững.

Để làm rõ hơn những bất cập và điểm nghẽn của thị trường bất động sản, Đài Hà Nội tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản (BĐS) trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ, ngành liên quan, thành phố, các hiệp hội và chuyên gia. Sự kiện diễn ra vào 8h ngày 16/11/2024 (Thứ Bảy).

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức từ các quy định pháp lý, chính sách tài khóa, đến điều kiện thị trường, Diễn đàn Bất động sản "Để thị trường Bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển" được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển theo hướng bền vững, minh bạch và lành mạnh.

Triển khai Công điện số 112 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 3766 yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, chống lãng phí, thất thoát.

Tỷ lệ lấp đầy gần 100%, không có nguồn cung mới trong khi nhu cầu thuê cao khiến mặt bằng bán lẻ ở trung tâm TP.HCM ngày càng khan hiếm.

UBND thành phố Hà Nội vừa ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã ban hành quyết định cưỡng chế di dời đối với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không thực hiện di dời theo quy định.

Những cuộc đấu giá đất được tổ chức vừa qua tiếp tục ghi nhận mức trúng rất cao so với mặt bằng khu vực. Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra tình trạng trả giá cao nhằm mục đích lướt sóng sau đó là bỏ cọc gây ra dư luận không tốt tại một số địa phương.

Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp trên nghị trường Quốc hội là dự thảo của Chính phủ về “Nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho dự án nhà ở thương mại” nhằm tăng nguồn cung và tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở hiện nay.

Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là "toạ độ vàng".

Lành mạnh hoạt động đấu giá không chỉ mang lại nguồn thu cho Nhà nước mà xa hơn chính là chống đầu cơ, thổi giá, minh bạch thị trường đem lại niềm tin cho người dân.

Việc đấu giá đất tuy đã được thành phố Hà Nội chấn chỉnh, nhưng hiện tượng trả giá cao để kích sóng vẫn được chuyên gia chỉ ra qua hai cuộc đấu giá đất tại hai huyện Hoài Đức và Ứng Hoà.

Nhà ở để phục vụ tái định cư có thể được chuyển nhượng nếu đáp ứng điều kiện về nhà ở tham gia giao dịch theo quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014.

Báo cáo tài chính quý III năm 2024 của các ngân hàng cho thấy tín dụng bất động sản đang có xu hướng tăng mạnh.

Diện tích các thửa đất từ gần 84 m² đến hơn 143 m². Giá khởi điểm chỉ là 5,3 triệu đồng/m², tương ứng tiền cọc 88 - 151 triệu đồng/lô.

Liên quan đến nội dung dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, nhiều ý kiến cho rằng, cần đánh giá kỹ hơn thực trạng triển khai các dự án nhà ở thương mại, tránh tình trạng đầu cơ đất đai hoặc cơ chế xin – cho dự án.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 3710 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Dư nợ tín dụng bất động sản Việt Nam chiếm khoảng 20%. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng không còn dư địa cho vay đối với bất động sản. Trước những thông tin thất thiệt này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định: Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm không cho vay bất động sản.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành công văn về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo “Quyết định ban hành quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn”.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 – Quốc hội khoá XV, sáng 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã nêu nguyên nhân chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội.

Trước tình trạng bất động sản (BĐS) bị mua đi bán lại thổi giá, đẩy giá, hàng loạt địa phương như Hòa Bình, Bình Phước và Thừa Thiên - Huế... yêu cầu rà soát hoạt động đấu giá đất, tăng giá bất động sản trên địa bàn.

Theo khảo sát, nhiều nhà trong ngõ nhỏ tại quận xa trung tâm Hà Nội, ô tô không vào tận nơi, đang được rao bán với giá cao phi lý, lên tới 200-250 triệu đồng/m2. Mức giá này ngang với giá một số căn nhà mặt phố trong cùng khu vực.

Sau gần 10 năm xây dựng rồi để hoang, Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 và Khu ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp đã xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí nguồn lực đất đai và kinh tế xã hội. Mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo xử lý dứt điểm vướng mắc để sớm đưa hai dự án này vào sử dụng.

Liên quan đến công tác quản lý, điều hành giá bất động sản, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng nguồn cung, xử lý các vướng mắc về thủ tục pháp lý.

Theo quy định tại Luật Đất đai 2024, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

Các chuyên gia, doanh nghiệp đầu ngành cho rằng "đừng thấy thị trường đang có sự khởi sắc, giá tăng nóng mà cho là dấu hiệu tốt", và mặt bằng giá cao thực ra "không ai được hưởng lợi, kể cả chủ đầu tư".

Hơn 700 dự án chậm triển khai, bỏ hoang đang được thành phố Hà Nội tập trung xử lý. Tuy nhiên, với số lượng lớn dự án cùng những vướng mắc pháp lý, việc giải quyết không thể một sớm một chiều.

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, một số đại biểu đề nghị phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất kịp thời, đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp vướng mắc pháp lý, đình trệ nhiều năm.

Theo khảo sát, nhu cầu về bất động sản công nghiệp trên thị trường có xu hướng tăng lên, lượng tiêu thụ tăng mạnh so với quý trước.

Theo dữ liệu mới đây về thị trường thổ cư Hà Nội, lượng giao dịch trong quý III vừa qua giảm 22% so với quý trước, với khoảng 10.300 giao dịch.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã báo cáo Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15. Dự kiến ngày 21/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.

Theo Bộ Xây dựng, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền trong quý III/2024 có 25.937 sản phẩm, tăng 52% so với quý II. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, TP.HCM và các đô thị lớn.

Theo Báo cáo đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Savills, Việt Nam đang ghi nhận một số điểm sáng về hoạt động đầu tư trong quý III/2024.

Nhiều người có nhu cầu thực không còn chạy theo tâm lý FOMO mà bắt đầu lựa chọn phương án an toàn là dừng mua và kỳ vọng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc quyết liệt, từng bước đưa thị trường bất động sản trở lại lành mạnh.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại nơi có nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân.

Chính phủ vừa đề xuất đưa nội dung giao đất cho Bộ Quốc phòng phát triển nhà ở xã hội vào dự thảo Luật Sĩ quan quân đội nhân dân (sửa đổi). Nội dung này nhằm giải quyết vướng mắc hiện nay theo Luật Đất đai.

Để chống thất thoát và lãng phí tài sản Nhà nước, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.