Chung cư tại Hà Nội hết 'sốt'

Lượng tin bài đăng bán và mức độ quan tâm đến chung cư Hà Nội từ cuối tháng 4 đến nay đã hết "sốt", hạ nhiệt giảm tới 40% so với đỉnh tháng 3. Người mua đã thận trọng trước những cảnh báo về làn sóng giá chung cư ảo, tăng phí lý thời gian qua.

Theo khảo sát, tại một căn chung cư ba phòng ngủ ở khu vực Mỹ Đình. Cách đây hai tháng, anh Nguyễn Sơn Tùng chủ nhân căn nhà đã rao bán với mức giá 45 triệu đồng/m2. Thế nhưng, đến nay dù anh Tùng đã giảm khoảng 300 - 400 triệu đồng so với giá ban đầu, căn chung cư này vẫn chưa có khách đến mua. Theo lời anh Tùng, trước đó cũng đã có một số khách đến hỏi nhưng rồi lại thay đổi quyết định và không mua nữa.

Sau loạt bài phản ánh của Đài Hà Nội về tình trạng chung cư giá ảo, giao dịch ảo, tâm lý của khách hàng đã bắt đầu có sự thay đổi. Những hiệu ứng đám đông, tâm lý FOMO đã được trấn an. Bộ Xây dựng cũng đã vào cuộc nhằm chấn chỉnh, xử lý tình trạng thổi giá chung cư. Đặc biệt, trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đang diễn ra, nhiều khả năng ba Luật mới là Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai sẽ được thực thi sớm hơn dự kiến, đã khiến cho người dân kỳ vọng hơn vào sự ổn định của thị trường. Do vậy cơn sốt chung cư đã được hạ nhiệt, lượng quan tâm đi xuống.

Chị Phạm Nguyệt Nga, một nhà đầu tư tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết “việc giá nhà chung cư đợt vừa rồi tăng cao là bởi vì khi nghe đến tin đồn giá tiếp tục đẩy lên nên người bán không dám bán. Tuy nhiên thời gian qua, do giao dịch không được như kỳ vọng nên một số chủ nhà đã bắt đầu giảm giá. Với khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 thì khó có thể tăng giá thêm nữa. Dự báo thời gian tới, giá nhà chung cư sẽ giảm, đâu đó sẽ giảm đi khoảng tầm 10%.”

Chung cư tại Hà Nội hết sốt

Theo thống kê, lượng giao dịch thành công trong Quý I chỉ bằng 85,51% so với cùng kỳ năm 2023 ở phân khúc chung cư, nhà ở riêng lẻ. Và bước sang đầu Quý II, thị trường ghi nhận lượng giao dịch kém sôi động hơn. Đặc biệt, từ nửa cuối tháng 4, mức độ quan tâm chung cư Hà Nội giảm 40% so với đỉnh tháng 3. Tại một số dự án bàn giao lâu năm, giao dịch phát sinh trong tháng 4 giảm mạnh, bằng một nửa so với hai tháng trước đó.

Tổng Giám đốc Đất Xanh miền Bắc, ông Vũ Cương Quyết cho biết “Chúng tôi cũng mong là giá giữ được ổn định. Tại vì khi mà giá bị đẩy lên quá cao, mà các nhà đầu tư lại đổ xô vào đầu tư, đầu cơ thì dẫn đến thị trường bị đẩy giá lên quá mạnh và quá nhanh. Cái này cũng sẽ dẫn đến rủi ro của thị trường, có khả năng vượt quá sức mua của người dân. Một thời gian sau các nhà đầu tư, đầu cơ lại phải cắt lỗ. Chúng ta lại thấy bài toán giảm giá”.

Khi nguồn cung tăng, giá chung cư sẽ giảm, tuy không giảm sâu nhưng sẽ ổn định hơn

Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nhà đầu tư cần bình tĩnh chờ đợi, trong tương lai gần khi các Luật mới có hiệu lực, có thể tháo gỡ cho nhiều dự án, giúp tăng nguồn cung trên thị trường. Khi nguồn cung tăng, giá chung cư sẽ giảm, tuy không giảm sâu nhưng sẽ ổn định hơn.

Có thể thấy chung cư tại Hà Nội đã ngừng "sốt". Sau khoảng thời gian tăng giá phi lý đến mức ảo thì nay thị trường đã dần điều tiết hơn. Dự báo trong năm nay, thị trường BĐS có thêm 12.300 căn ở quận Nam Từ Liêm, Hà Đông và huyện Đông Anh. Nguồn cung từ thị trường lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh cũng góp phần giải cơn khát chung cư Hà Nội với khoảng 230.000 căn thời gian tới.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp lớn khẳng định tham gia đầu tư nhà ở xã hội sẽ là hy vọng để thị trường nhà ở tăng tính cạnh tranh, giúp người dân có khả năng tiếp cận nhà ở với giá hợp lý. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần sớm sử dụng các công cụ điều tiết cung - cầu để thị trường tăng trưởng ổn định. Các luật mới liên quan đến đất đai, bất động sản dự kiến được thực thi sớm cũng đem lại những kỳ vọng về sự bình ổn, lành mạnh của thị trường.

User
Ý KIẾN

10 tháng năm 2024, thị trường Hà Nội ghi nhận hơn 19 nghìn sản phẩm mới, cao hơn 70% tổng nguồn cung năm 2023. Tuy nhiên, có đến 88% là loại hình cao tầng, thuộc các dự án cao cấp của các chủ đầu tư lớn tại khu Đông và khu Tây thành phố.

Giá nhà tăng quá cao, nhiều người chọn phương án thuê nhà, khiến thị trường nhà cho thuê trở nên sôi động trong thời gian qua.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, từ nay đến năm 2025, thành phố có 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành với gần 6.000 căn, tương đương 345.000 m² sàn.

Trong khi người có nhu cầu thực tìm nhà ở giá vừa túi tiền “đỏ mắt” thì thị trường bất động sản cuối năm 2024 tại TP.HCM vẫn chứng kiến nhiều dự án căn hộ “siêu sang” chào bán, có giá vài chục tỷ đồng tới cả trăm tỷ đồng/căn.

Vào ngày 21/12/2024, tại Khách sạn Sheraton (KĐT Vinhomes Imperia, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) sẽ diễn ra sự kiện mở bán Hồng Bàng Midtown. Đây là dự án nhà phố thương mại đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư kinh doanh bởi sở hữu vị trí đắc địa và tiềm năng kinh doanh vượt trội.

Giai đoạn từ quý IV/2024 đến năm 2027, Hà Nội dự kiến bổ sung 70.000 căn hộ và 8.600 căn bất động sản liền thổ, cao hơn đáng kể so với con số 29.300 căn hộ và 4.400 căn liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh.

Đầu tư xây dựng nhà ở là một trong những nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Hà Nội sẽ phấn đấu phát triển đa dạng các loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

Năm 2025, căn cứ từ số liệu các địa phương đã đăng ký, Bộ Xây dựng dự kiến cả nước sẽ hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên mức 27m2 sàn/người, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt tối thiểu 45%.

Bộ Xây dựng cho biết, theo đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp” trong năm 2024, cả nước đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành 130.000 căn, tuy nhiên chỉ tiêu này không hoàn thành.

UBND Thành phố Hà Nội vừa trả lời kiến nghị của cử tri về việc các căn hộ khu chung cư HH Linh Đàm (quận Hoàng Mai) và chung cư 16 Nguyễn Thái Học (quận Hà Đông) đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

Theo các chuyên gia, để thực hiện được mục tiêu phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030 cần có chính sách đột phá và các giải pháp đồng bộ.

Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, yêu cầu hoàn thành quy hoạch chi tiết các khu tập thể trọng điểm như Thành Công, Ngọc Khánh, Giảng Võ trong tháng 12 này.

Phát triển nhà ở xã hội là giải pháp quan trọng để giải quyết khó khăn về nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà đầu tư vào phân khúc này.

Nhà ở xã hội là chính sách nhân văn của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền có nơi ở của những người thu nhập thấp. Thế nhưng, ngoài những hành vi lừa đảo mua bán nhà ở xã hội thì còn tình trạng nhà ở xã hội không phục vụ đúng đối tượng.

Nhiều dự án chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã hạ nhiệt về cả mức độ quan tâm và giá bán, mặc dù nhiều tháng trước những chung cư này từng là điểm nóng giao dịch.

Năm 2025, Hà Nội sẽ có thêm hơn 15.000 căn hộ nhà ở xã hội - một nguồn cung lớn nhà giá rẻ sẽ được đưa ra thị trường. Để tránh rủi ro bị lừa đảo, người mua cần phải nắm vững một số điều kiện khi mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai như sau.

Sắp tới sẽ có thêm 100.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp vay ưu đãi mua nhà trong giai đoạn 2025 - 2030. Như vậy, cơ hội tiếp cận vốn vay tiếp tục được mở ra, nhưng cần tăng nguồn cung để người dân có nhà để mua.

Hà Nội hiện có 18 dự án phát triển nhà ở tái định cư, trong thời gian tới có khả năng hoàn thành khoảng gần 7.000 căn hộ, tương đương khoảng 555.000m2 sàn nhà ở, cơ bản đáp ứng nhu cầu tái định cư của thành phố giai đoạn 2021-2025.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, trong quý III/2024, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ, mặt bằng giá dự án mới đã tăng khoảng 4-6% theo quý, 22-25% theo năm. Nếu tình trạng tăng giá này tiếp diễn, nhóm thu nhập cao cũng gần như không thể mua được nhà.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt các dự án nhà ở xã hội vào danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Sẽ có 2.491 căn hộ từ 4 dự án nhà ở xã hội cung ứng ra thị trường trong thời gian tới.

Hơn 40 doanh nghiệp bất động sản đã tham dự hội nghị xúc tiến đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn TP. HCM đến năm 2030.

Tại Hà Nội, có nhiều khu tập thể cũ đã xuống cấp, không gian chật chội, thiếu chỗ gửi xe và không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Nhiều bất cập như vậy, nhưng những căn hộ tập thể vẫn được rao bán với mức giá trên trời.

Báo cáo của Sở Xây dựng TP. Hà Nội cho biết, Thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang được triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay, đã hoàn thành 8 dự án. Dự kiến sẽ hoàn thành 11 dự án trong giai đoạn 2024-2025.

Dự án nhà ở xã hội N01 Hạ Đình (huyện Thanh Trì - Hà Nội) vừa khởi công xây dựng, sẽ chào bán gần 400 căn hộ. Dự kiến sau 30 tháng, dự án bàn giao nhà.

Sáng nay, 5/12, dự án nhà ở xã hội tại ô đất NO1 khu đô thị mới Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, được khởi công xây dựng. Đây là dự án nhà ở xã hội hiếm hoi ở Thủ đô được khởi công trong năm nay.

Luật Nhà ở năm 2023 quy định không được mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư.

Theo Avison Young, thị trường căn hộ dịch vụ tại các thành phố lớn luôn duy trì trạng thái tích cực về giá thuê và khả năng hấp thụ.

Được cơ quan chức năng nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý, hàng loạt dự án bất động sản tại TP.HCM vào tháng cuối năm đã tăng tốc triển khai nhằm sớm tăng nguồn cung cho thị trường.

Thành phố Hà Nội chuẩn bị khởi công một dự án nhà ở xã hội mới vào ngày 5/12 tới, do Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) và liên danh các nhà thầu làm chủ đầu tư tại ô đất NO1 ở khu đô thị Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, với hơn 10.270 căn hộ tại 8 dự án hoàn thành toàn bộ và 3 dự án hoàn thành một phần.

Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ.

Thông tin từ Báo Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Theo số liệu mới nhất của CBRE, mặt bằng giá bán chung cư tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả hai thị trường sơ cấp và thứ cấp.

Sự thiếu hụt nhà ở giá hợp lý cùng với nhu cầu mua để ở đang chiếm vai trò chủ đạo khiến phần lớn sức mua tại TP. HCM đổ về các dự án hoàn thiện, đã bàn giao, tọa lạc khu vực có mật độ dân cư cao. Trong đó, Akari City giai đoạn 2 (quận Bình Tân) đang là một trong những quỹ căn hộ sát với nhu cầu của các gia đình trẻ với mức giá hợp lí.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa cấp giấy phép xây dựng chung cư cao tầng CT1 thuộc Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh (quận Long Biên) cho liên danh Công ty cổ phần Himlam Thủ đô và Công ty cổ phần BIC Việt Nam.

Gần đây tại TP.HCM, ban quản trị nhiều khu chung cư tại khu vực trung tâm đã tăng cường các biện pháp siết chặt an ninh, kiểm soát du khách thuê căn hộ ngắn ngày (Airbnb). Thậm chí, nhiều khu chung cư còn treo biển cấm cho thuê ngắn ngày.

Thị trường bất động sản Hà Nội đang chứng kiến nhiều dự án được tái khởi động, mở bán trở lại với đa dạng các phân khúc sản phẩm.

Nhằm vinh danh các dự án nhà ở đô thị uy tín hướng tới một cuộc sống chất lượng, đáng sống cho mọi cư dân, ngày 27/11, Ban tổ chức Chương trình bình chọn những dự án đáng sống lần thứ 7 đã trao giấy chứng nhận cho một số dự án bất động sản đáng sống năm 2024 tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh vừa trình UBND thành phố dự thảo nghị quyết về cơ chế hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn.

Nguồn cung căn hộ mở bán mới có giá bình dân liên tục sụt giảm và chính thức vắng bóng tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2021, tại Hà Nội vào năm 2023. Cơ cấu nguồn cung ngày càng nghiêng về phân khúc cao cấp, hạng sang.

Thành phố Hà Nội hiện đang xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư hai dự án nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Đây là bước quan trọng trong quá trình lựa chọn chủ đầu tư để có thể khởi công các dự án trong năm 2024.

Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung - cầu, vừa bị lệch về phân khúc nhà là nguyên nhân khiến giá nhà đất bị đẩy cao phi lý. Bởi vậy, việc tăng nguồn cung là giải pháp cấp bách để kéo giảm giá nhà.

Tọa lạc tại cửa ngõ phía Đông Hà Nội, The Fibonan là dự án căn hộ cao cấp gây ấn tượng mạnh nhờ sự nổi trội về giá, vị trí và chất lượng xây dựng vượt trội. Đây là lựa chọn lý tưởng cho giới tinh hoa đang tìm kiếm không gian sống tinh tế, hiện đại và gần gũi với thiên nhiên.

Phân khúc căn hộ chung cư đang là tâm điểm trên thị trường bất động sản. Thời điểm cuối năm thường là mùa bán hàng sôi động nhất, giá căn hộ chung cư và các dự án đang mở bán cũng được quan tâm hơn.

Nhà ở xã hội đã được tháo gỡ nhiều khúc mắc nhưng vẫn cần sự chung tay từ nhiều phía. Trong đó, chuyên gia cho rằng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo về bố trí đất, vốn, thủ tục triển khai...

Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.