Chung cư tăng giá ảo, người dân bao giờ mới có nhà?
Chung cư tăng giá kéo dài 20 quý liên tiếp. Đến thời điểm này, giá chung cư tăng tới mức được cho là giá ảo, bởi không tương xứng với giá trị thực. Hơn nữa, giá cứ tăng nhưng lượng giao dịch lại rất ít. Điều này khiến cho thị trường bất động sản tiếp tục trở nên thiếu minh bạch và không ổn định.
Theo ghi nhận, tại khu vực Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, nhiều chung cư tại đây đã có tuổi đời khoảng 20 năm. Tuy nhiên, giá bán vẫn tiếp tục tăng cao. Trong khoảng thời gian trước, giá chung cư tại đây vào khoảng 30tr/m2, nhưng đến thời điểm này mức giá đã tăng lên trung bình khoảng 45tr/m2.
Không chỉ riêng khu vực này, theo thống kê, hầu hết các chung cư trên địa bàn Hà Nội đang có mức độ tăng giá chóng mặt. Trung bình trong hai tháng đầu năm nay, giá chung cư đã tăng 17% so với cùng kỳ 2023. Trong danh sách chung cư có giá rao bán tăng mạnh, Royal City, The Pride, Sun Grand City có giá tăng 33%, Mipec Rubik 360 và Vinhomes West Point tăng 28%, Chung cư Đại Thanh tăng 27%, Seasons Avenue tăng 26%.
Thông thường khi nghe đến giá nhà tăng cao, thì nhiều người sẽ hình dung ra việc do nhiều người đi mua nên giá tăng theo tâm lí đám đông. Nhưng trên thực tế, theo ghi nhận thì rất nhiều căn chung cư được rao bán cả tháng nay nhưng vẫn không có khách hỏi.
Trao đổi với một môi giới, nhận được câu trả lời: Căn hộ ở Mỹ Đình đang có mức giá 4,1 tỷ cho căn ba phòng ngủ. Đăng bán từ trước Tết, có một số người hỏi nhưng chưa chốt được. Thời điểm này tăng hơn so với trước Tết, nếu không mua nhanh thì tháng sau còn tăng tiếp.
Tuy nhiên theo tìm hiểu, tại một số dự án, môi giới đã dùng chiêu trò thông tin liên tục về số lượng lớn khách hàng đặt chỗ mua căn hộ, đồng thời tung ra các lời mời chào hấp dẫn về ưu đãi và chiết khấu đối với khách hàng đặt chỗ sớm, không nhanh chân sẽ hết cơ hội. Điều này tạo nên hiệu ứng tâm lý đám đông và khiến thị trường có những cơn “sốt” ảo.
Vậy nguyên nhân do đâu mà chung cư lại có mức giá ảo như vậy? Được biết, hiện có 5 nhóm vấn đề lớn, gồm vướng mắc về định giá đất, vướng mắc về tính đồng bộ của quy hoạch, vướng mắc về gia hạn đầu tư, vướng mắc liên quan đến pháp luật nhà ở và vướng mắc về nguồn vốn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng trăm dự án tại Hà Nội đang tạm trì hoãn, chưa triển khai. Hơn nữa, trên thực tế, giá vật liệu xây dựng không tăng. Tuy nhiên, khi đưa vào thị trường, các căn hộ lại có nhiều giá bán như giá trần, giá làm hàng, giá chênh… từ đó tạo ra một thị trường không chuyên nghiệp, thiếu minh bạch.
Để giảm thiểu tình trạng giá nhà cao một cách bất hợp lý, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các doanh nghiệp BĐS phải giảm giá nhà, giảm bớt lợi nhuận để đồng hành cùng Chính phủ trong công cuộc bình ổn lại thị trường BĐS. Đặc biệt, đối với phân khúc nhà giá rẻ, nhà cho người có thu nhập thấp, Nhà nước đang tập trung triển khai một cách quyết liệt. Minh chứng cho điều đó là từ đầu năm đến nay, Chính phủ liên tiếp có các cuộc họp tháo gỡ khó khăn đối với nhà ở xã hội, để tiến tới mục tiêu xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội. Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh ban hành các Nghị định, Văn bản dưới luật nhằm gỡ vướng vấn đề pháp lý. Đặc biệt là việc đề xuất đưa các luật mới thực thi sớm hơn dự kiến.
Với những động thái quyết liệt tháo gỡ của Chính phủ, trong năm 2024, dự báo thị trường Hà Nội sẽ đón nhận thêm khoảng 12.100 căn hộ mới. Riêng phân khúc nhà ở xã hội, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành 1.200 căn. Như vậy nguồn cung sẽ dần cải thiện trong tương lai và giá nhà theo đó có sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên thời điểm này, thị trường vẫn đang trong tình trạng giá ảo, những ai có ý định mua nhà nên tạm thời trì hoãn, tránh thiệt hại không đáng có.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.
Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.
Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.
Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.
Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.
Công viên Gia Lâm là công trình trọng điểm của huyện trong năm 2024, tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang khiến cho dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.
Nhiều dự án bất động sản (BĐS) ách tắc pháp lý trong thời gian dài đã khiến cho lượng hàng tồn kho không thể "thoát" được, trong khi các khoản phải chi của các doanh nghiệp tăng mạnh.
Thị trường bất động sản (BĐS) đồng thời có tác động ảnh hưởng đến 40 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó đoán định, thường xuyên thay đổi với sự tham gia của nhiều đối tượng, thành phần.
Phát huy vai trò là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam góp phần khuyến nghị nhiều chính sách hướng tới phát triển thị trường lành mạnh và bền vững.
Để làm rõ hơn những bất cập và điểm nghẽn của thị trường bất động sản, Đài Hà Nội tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản (BĐS) trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ, ngành liên quan, thành phố, các hiệp hội và chuyên gia. Sự kiện diễn ra vào 8h ngày 16/11/2024 (Thứ Bảy).
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức từ các quy định pháp lý, chính sách tài khóa, đến điều kiện thị trường, Diễn đàn Bất động sản "Để thị trường Bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển" được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển theo hướng bền vững, minh bạch và lành mạnh.
Triển khai Công điện số 112 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 3766 yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, chống lãng phí, thất thoát.
Tỷ lệ lấp đầy gần 100%, không có nguồn cung mới trong khi nhu cầu thuê cao khiến mặt bằng bán lẻ ở trung tâm TP.HCM ngày càng khan hiếm.
UBND thành phố Hà Nội vừa ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã ban hành quyết định cưỡng chế di dời đối với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không thực hiện di dời theo quy định.
Những cuộc đấu giá đất được tổ chức vừa qua tiếp tục ghi nhận mức trúng rất cao so với mặt bằng khu vực. Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra tình trạng trả giá cao nhằm mục đích lướt sóng sau đó là bỏ cọc gây ra dư luận không tốt tại một số địa phương.
Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp trên nghị trường Quốc hội là dự thảo của Chính phủ về “Nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho dự án nhà ở thương mại” nhằm tăng nguồn cung và tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở hiện nay.
Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là "toạ độ vàng".
Lành mạnh hoạt động đấu giá không chỉ mang lại nguồn thu cho Nhà nước mà xa hơn chính là chống đầu cơ, thổi giá, minh bạch thị trường đem lại niềm tin cho người dân.
Việc đấu giá đất tuy đã được thành phố Hà Nội chấn chỉnh, nhưng hiện tượng trả giá cao để kích sóng vẫn được chuyên gia chỉ ra qua hai cuộc đấu giá đất tại hai huyện Hoài Đức và Ứng Hoà.
Nhà ở để phục vụ tái định cư có thể được chuyển nhượng nếu đáp ứng điều kiện về nhà ở tham gia giao dịch theo quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014.
Báo cáo tài chính quý III năm 2024 của các ngân hàng cho thấy tín dụng bất động sản đang có xu hướng tăng mạnh.
Diện tích các thửa đất từ gần 84 m² đến hơn 143 m². Giá khởi điểm chỉ là 5,3 triệu đồng/m², tương ứng tiền cọc 88 - 151 triệu đồng/lô.
Liên quan đến nội dung dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, nhiều ý kiến cho rằng, cần đánh giá kỹ hơn thực trạng triển khai các dự án nhà ở thương mại, tránh tình trạng đầu cơ đất đai hoặc cơ chế xin – cho dự án.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 3710 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Dư nợ tín dụng bất động sản Việt Nam chiếm khoảng 20%. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng không còn dư địa cho vay đối với bất động sản. Trước những thông tin thất thiệt này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định: Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm không cho vay bất động sản.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành công văn về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo “Quyết định ban hành quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn”.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 – Quốc hội khoá XV, sáng 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã nêu nguyên nhân chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội.
Trước tình trạng bất động sản (BĐS) bị mua đi bán lại thổi giá, đẩy giá, hàng loạt địa phương như Hòa Bình, Bình Phước và Thừa Thiên - Huế... yêu cầu rà soát hoạt động đấu giá đất, tăng giá bất động sản trên địa bàn.
Theo khảo sát, nhiều nhà trong ngõ nhỏ tại quận xa trung tâm Hà Nội, ô tô không vào tận nơi, đang được rao bán với giá cao phi lý, lên tới 200-250 triệu đồng/m2. Mức giá này ngang với giá một số căn nhà mặt phố trong cùng khu vực.
Sau gần 10 năm xây dựng rồi để hoang, Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 và Khu ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp đã xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí nguồn lực đất đai và kinh tế xã hội. Mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo xử lý dứt điểm vướng mắc để sớm đưa hai dự án này vào sử dụng.
Liên quan đến công tác quản lý, điều hành giá bất động sản, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng nguồn cung, xử lý các vướng mắc về thủ tục pháp lý.
Theo quy định tại Luật Đất đai 2024, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
Các chuyên gia, doanh nghiệp đầu ngành cho rằng "đừng thấy thị trường đang có sự khởi sắc, giá tăng nóng mà cho là dấu hiệu tốt", và mặt bằng giá cao thực ra "không ai được hưởng lợi, kể cả chủ đầu tư".
Hơn 700 dự án chậm triển khai, bỏ hoang đang được thành phố Hà Nội tập trung xử lý. Tuy nhiên, với số lượng lớn dự án cùng những vướng mắc pháp lý, việc giải quyết không thể một sớm một chiều.
Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, một số đại biểu đề nghị phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất kịp thời, đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp vướng mắc pháp lý, đình trệ nhiều năm.
Theo khảo sát, nhu cầu về bất động sản công nghiệp trên thị trường có xu hướng tăng lên, lượng tiêu thụ tăng mạnh so với quý trước.
Theo dữ liệu mới đây về thị trường thổ cư Hà Nội, lượng giao dịch trong quý III vừa qua giảm 22% so với quý trước, với khoảng 10.300 giao dịch.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã báo cáo Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15. Dự kiến ngày 21/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
Theo Bộ Xây dựng, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền trong quý III/2024 có 25.937 sản phẩm, tăng 52% so với quý II. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, TP.HCM và các đô thị lớn.
Theo Báo cáo đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Savills, Việt Nam đang ghi nhận một số điểm sáng về hoạt động đầu tư trong quý III/2024.
Nhiều người có nhu cầu thực không còn chạy theo tâm lý FOMO mà bắt đầu lựa chọn phương án an toàn là dừng mua và kỳ vọng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc quyết liệt, từng bước đưa thị trường bất động sản trở lại lành mạnh.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại nơi có nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân.
Chính phủ vừa đề xuất đưa nội dung giao đất cho Bộ Quốc phòng phát triển nhà ở xã hội vào dự thảo Luật Sĩ quan quân đội nhân dân (sửa đổi). Nội dung này nhằm giải quyết vướng mắc hiện nay theo Luật Đất đai.
Để chống thất thoát và lãng phí tài sản Nhà nước, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.
0