Chung tay tái thiết trường lớp, nâng bước em tới trường

Chương trình cùng chung tay tái thiết trường lớp, nâng bước em tới trường vừa được phát động tại Hà Nội, nhận được sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp cùng học sinh và giáo viên Thủ đô.

Theo số liệu thống kê, khoảng 1.300 trường học tại các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3; trong đó: 55 em nhỏ thiệt mạng, mất tích; nhiều em trở thành trẻ mồ côi, một số em bị thương hiện vẫn còn đang điều trị ở các bệnh viện. Hiện ở nhiều địa phương, các em học sinh vẫn phải đi học nhờ, học tạm ở trong điều kiện thiếu thốn bộn bề...

Những lớp học dần ổn định trở lại sau mất mát

Trường cấp 1 Ca Thành (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) là một trong những điểm trường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau lũ quét và sạt lở đất; nhiều vết nứt dài, trường học có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Bởi vậy, các thầy cô giáo nơi đây đã dựng tạm những lớp học bằng bạt để các em học sinh có thể sớm đi học trở lại.

Còn tại trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh (tỉnh Lào Cai), ngoài 13 học sinh của trường thiệt mạng đã không thể trở lại lớp, 6 em còn đang điều trị tại các bệnh viện, hiện các học sinh nhà trường đã quay lại học ổn định, trong đó có hơn 100 em học sinh của làng Nủ.

Có mặt tại lễ phát động chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường” được tổ chức tại trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội, thầy Phạm Đức Vinh - Hiệu trưởng Trường tiểu học - THCS số 1 Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) và em Hoàng Anh Quân, học sinh lớp 8 của trường - người vừa trải qua biến cố lớn, mất đi người cha của mình trong lũ quét tại Làng Nủ đã chia sẻ về những mất mát sau cơn lũ lịch sử. Thầy Vinh cũng cho biết, toàn bộ học sinh Làng Nủ hiện ăn ngủ tại trường để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc học tập. Tuy nhiên, do không phải là trường nội trú nên nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn.

Thầy Phạm Đức Vinh cho biết: "Khó khăn của nhà trường bây giờ học sinh ở lại trường đông, nhà trường không có nhà ăn, không có bếp ăn, chỉ có bếp ăn nhỏ chỉ đủ phục vụ cho vài chục em thôi. Các phòng học chức năng đã phải huy động làm phòng ngủ cho các em. Thầy cô giáo cũng phân công nhau ở lại cùng các em. Mong ước lớn nhất của thầy trò là có một thư viện để các em ở bán trú có chỗ đọc sách, tìm hiểu thêm kiến thức".

Thầy Phạm Đức Vinh và em Hoàng Anh Quân, học sinh lớp 8 - người vừa trải qua biến cố lớn, mất đi người cha của mình trong lũ quét đã chia sẻ về những mất mát sau cơn lũ lịch sử.

Chung tay tái thiết trường lớp, nâng bước em tới trường

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định, cơn bão Yagi đã đi qua, nhưng những mất mát đau thương thì còn mãi. Chương trình hôm nay được thực hiện từ đề xuất của Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn để cùng huy động nguồn lực chung tay tái thiết trường lớp. Chương trình là thông điệp ý nghĩa, có giá trị hơn nhiều những bài học trên sách vở với hơn 1.500 em học sinh Hà Nội có mặt tại sự kiện.

Học sinh Lương Khánh Linh, lớp 7A7 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: "Em đã xem rất nhiều clip trên tivi nhưng hôm nay được nghe chia sẻ ngay tại sân trường thì em rất xúc động và thương các bạn. Em mong những đóng góp nhỏ bé của chúng em hôm nay có thể sớm giúp các bạn yên tâm học tập, trở lại cuộc sống bình thường".

Tại chương trình, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị đã ủng hộ tổng số tiền gần 2 tỉ đồng, trong đó các phòng GD&ĐT, các trường học trên địa bàn Hà Nội ủng hộ hơn 1,1 tỉ đồng.

Tại chương trình, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị đã ủng hộ tổng giá trị tiền khoảng 2 tỉ đồng.

Nhà giáo Lê Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: "Qua chương trình, chúng tôi muốn giáo dục cho các con học sinh học tấm lòng nhân ái và một thông điệp trao đi để nhận lại hạnh phúc. Chúng tôi cũng mong các thầy cô giáo và các em học sinh vùng lũ cảm nhận được rằng bên cạnh họ luôn có chúng tôi, những thầy cô giáo và học sinh Thủ đô, mong muốn chia sẻ những đau thương mất mát cho các em".

Ông Phùng Công Sưởng, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức chương trình cho hay: "Hà Nội vì cả nước. Chúng tôi phát động chương trình tại Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, nơi lan tỏa những giá trị cốt lõi, giá trị nhân văn. Rất nhiều thầy cô giáo, học sinh, ngành giáo dục Hà Nội đã chung tay ủng hộ để mong muốn khôi phục lại việc học tập của các em ở những nơi bị ảnh hưởng của bão lũ vừa qua, để các thầy cô giáo và các em yên tâm học tập, viết tiếp tương lai".

User
Ý KIẾN

Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" vừa được phê duyệt. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam cần đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực đại học trở lên phục vụ ngành này.

Chương trình cùng chung tay tái thiết trường lớp, nâng bước em tới trường vừa được phát động tại Hà Nội, nhận được sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp cùng học sinh và giáo viên Thủ đô.

Chiều 2/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổng kết kỳ thi chọn đội tuyển học sinh thành phố và ra mắt đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế IJSO năm 2024.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, trường đại học có trường chuyên về việc tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025.

Sáng 2/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ khai mạc và phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024. Tuần lễ năm nay diễn ra từ nay tới ngày 7/10 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.

Phòng GD&ĐT huyện Hoài Đức và Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức chuyên đề “Đưa di sản Văn hóa địa phương vào dạy Mỹ thuật qua bài học “Tìm hiểu và trải nghiệm tranh Kim Hoàng”.

Chiều 2/10, tại sân Nhà Thái học, Trung tâm hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức Lễ ghi danh sổ vàng 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố năm 2024.

Sáng nay, 02/10, trường Đại học Ngoại thương tổ chức diễn đàn Doanh nghiệp và Nhà trường lần thứ 6 năm 2024. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên thiết yếu, hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường đã trở thành nhu cầu từ cả hai phía.

Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương năm 2024” do Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức là một trong những điểm nhấn trong hoạt động thư viện ở Hà Nội nhằm lan toả văn hoá đọc trong cộng đồng và chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô.

Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vừa phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ gắn biển công trình xây dựng, cải tạo Trường Mầm non Nắng Ma, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố.

Liên quan đến vụ việc cô giáo xin hỗ trợ mua laptop xảy ra tại Trường tiểu học Chương Dương, sáng 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD-ĐT quận 1 thông tin với báo chí rằng sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, không bao che sai phạm, công khai, minh bạch, làm rõ thông tin dư luận.

Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái vừa ra nghị quyết miễn 100% học phí cho học sinh sau mưa lũ.

Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, sáng nay, 30/9, UBND quận Ba Đình và UBND phường Cống Vị tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.

Sáng 30/9, báo Tiền Phong phối hợp Trường THCS Cầu Giấy tổ chức lễ phát động Chương trình “Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường” nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các cơ sở giáo dục, thầy giáo, cô giáo cùng các em học sinh chung tay để góp phần hỗ trợ học sinh, trẻ em mồi côi sau bão lũ.

Không một đồng trợ cấp, không thu học phí, lớp học Linh hoạt tại phường Tân Mai (quận Hoàng Mai) vẫn luôn được duy trì suốt 30 năm bằng tình yêu thương của 'bà giáo' Nguyễn Thị Côi. Nơi đây đã trở thành ngôi nhà, nuôi dưỡng hi vọng cho những em học trò có hoàn cảnh đặc biệt.

Ngày 29/9, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế năm học 2023 - 2024.

Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên (Hà Nội) phối hợp với Công ty CP Công nghệ Bình Minh tổ chức chương trình “Giao lưu Tiếng Anh STEM - Chinh phục RoboBiMi” với chủ đề “Ươm những mầm xanh” dành cho học sinh Tiểu học năm học 2024-2025.

Trong hai ngày 28 và 29/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi mầm non cấp thành phố năm học 2024 - 2025.

Sáng nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức lễ tốt nghiệp đợt tháng 9/2024. Đây là đợt có số lượng sinh viên tốt nghiệp lớn nhất từ trước tới nay do hai khóa 64 và khóa 65 đồng thời tốt nghiệp.

Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội và Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu phối hợp với Đại học Curtin (Australia), Trường Kinh doanh EMLV và Đại học Paris-Saclay (Cộng hoà Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ III về khởi nghiệp, tài chính và đổi mới sáng tạo Việt Nam VSEFI 2024.

Để giảm bớt khó khăn cho học sinh và phụ huynh do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều địa phương đã có phương án xem xét miễn giảm học phí cho học sinh vùng lũ lụt.

Ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình bị cách chức, ba Phó Giám đốc bị khiển trách và kiểm điểm sau sự cố nhầm phách, làm sai lệch điểm của gần 1.600 học sinh thi vào lớp 10.

Hàng ngày, các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội phục vụ trung bình gần 1 triệu học sinh ăn bán trú. Việc đảm bảo bữa ăn học đường giúp học sinh có đủ sức khỏe học tập, tạo điều kiện phát triển thể lực và thể chất là vô cùng quan trọng.

Sau nhiều ngày chịu ảnh hưởng của bão Yagi và hoàn lưu sau bão, đến nay, trên 2.900 trường học các cấp tại Hà Nội, đạt 100% đã tổ chức cho học sinh đến trường.

Chiều 26/9, tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Đại sứ Hà Vĩ đã trao “Học bổng Đại sứ Trung Quốc” năm 2024 cho 225 học sinh đến từ 34 trường Tiểu học và THCS thuộc các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Tại trường Tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông, Hà Nội, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan vừa phát động chương trình trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 toàn quốc trong năm học 2024 - 2025.

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Văn bản 5318/UBND-VX về việc nghiên cứu, tham mưu không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với học sinh thuộc vùng bị ảnh hưởng của bão số 3.

Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ phối hợp với Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức cuộc thi viết và bình chọn 'Trường học hạnh phúc' năm 2024.

Sáng ngày 23/9/2024, Công an huyện Phúc Thọ phối hợp với Trường mầm non Phụng Thượng, Đoàn TNCS HCM xã Phụng Thượng tổ chức chương trình tuyên truyền, hướng dẫn và thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024.

UBND quận Nam Từ Liêm thông báo tuyển dụng 19 hiệu phó và 243 viên chức giáo dục vào làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc quận.

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hiện thành phố Hà Nội còn 20 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn nằm trong vùng ngập lụt sau hoàn lưu của cơn bão số 3.

Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế của Trường Đại học Ngoại thương vừa gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á (ACI).

Đến 2025, Hà Nội đặt mục tiêu 40% số học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào trường THPT tư thục, tăng khoảng 15% so với hiện tại.

Sáng 23/9, tại Trường Tiểu học Nghĩa Dũng, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức trao quà hỗ trợ học sinh ở phường Phúc Xá có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Từ ngày 22/9, tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận mưa vừa đến mưa to, gây ngập úng cục bộ tại nhiều địa phương khiến hàng nghìn học sinh ở các huyện Hương Sơn, Đức Thọ và Hương Khê phải tạm nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Trong nhiều ý kiến trao đổi tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đại diện Tập đoàn TH đã gây chú ý với đề xuất xây dựng Luật Dinh dưỡng học đường, nhằm giúp cải thiện sức khỏe, tầm vóc thế hệ trẻ nói riêng và người Việt nói chung.

Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tổ chức Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Quỹ Vallet tổ chức kỷ niệm 25 năm học bổng Vallet được trao cho các học sinh, sinh viên Việt Nam.

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện nay 100% trường mầm non và phổ thông trên địa bàn TP.HCM đã bố trí nhân viên phụ trách công tác y tế trường học.

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Cơn bão số 3 đi qua đã hậu quả nặng nề với ngành Giáo dục với tổng thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học gần 1.300 tỷ đồng, hư hỏng hơn 41.500 bộ sách giáo khoa.

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tính đến hết ngày 20/9, trên địa bàn Thành phố có thêm 5 trường học đón học sinh trở lại học trực tiếp.

Sau hơn một tuần xảy ra trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, Trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh đã đón học sinh quay trở lại trường học tập, trong đó có 107 em ở Làng Nủ.

Tính đến ngày 19/9, toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp.

Tới thời điểm này, nhiều cơ sở giáo dục đại học đang xét tuyển bổ sung năm 2024 như trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, trường Đại học Công nghệ Miền Đông, trường Đại học Hoa Sen…

Trước những thiệt hại do bão số 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học đối với các trường thiệt hại do bão lũ, yêu cầu các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, không gây áp lực, quá tải cho giáo viên và học sinh.