Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam 2023-2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 515/QĐ-TTg ngày 15-5-2023 phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.

Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài với Việt Nam. Tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực cụ thể, gồm: Di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa...

Chương trình Văn hoá được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hóa lâu dài với Việt Nam.

Đối tượng của Chương trình bao gồm: (1) Di sản văn hóa thế giới, di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia; (2) Di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận; di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc nguy cơ mai một; (3) Các thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo; đội tuyên truyền lưu động; các đồn biên phòng; các cơ sở, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; (4) Đội ngũ văn nghệ sĩ, đội ngũ trí thức, nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa; (5) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

8 giải pháp chủ yếu

Chương trình đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, bao gồm:

1- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về văn hóa, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức về Chương trình.

2- Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc.

3- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa.

4- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân.

5- Phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa.

6- Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng.

7- Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới.

8- Huy động nguồn lực và quản lý thực hiện Chương trình.

Cụ thể, nhằm bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc, sẽ triển khai các chương trình, nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo cho khoảng 2 di sản văn hóa thiên nhiên được UNESCO ghi danh; khoảng 15 di tích quốc gia đặc biệt có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng. Hỗ trợ chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết khoảng 150 di tích cấp quốc gia.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản thế giới, đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu cổ, quý hiếm có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học; nâng cấp, cải tạo một số bảo tàng công lập cấp quốc gia. Nghiên cứu, thành lập các bảo tàng chuyên ngành cấp quốc gia về nghệ thuật đương đại, nghệ thuật nhiếp ảnh; trung tâm quốc gia về bảo quản hiện vật.

Ngoài ra, sẽ nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; phát triển các ứng dụng trải nghiệm thực tế ảo, nghiên cứu khai thác những giá trị về nghệ thuật truyền thống trong các kho dữ liệu đang có, hỗ trợ các hoạt động truyền dạy, bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận và bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.

Các hoạt động Văn hoá đặc sắc của Việt Nam. ( ảnh minh hoạ) 

Xử lý các vướng mắc về cơ chế, chính sách

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình, có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình; chịu trách nhiệm về số liệu, tiến độ thực hiện, kết quả và hiệu quả của Chương trình. Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm hiệu quả; sơ kết hằng năm, tổng kết việc thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp kế hoạch và đề xuất nhu cầu kinh phí sử dụng ngân sách trung ương thực hiện Chương trình hằng năm, theo giai đoạn gửi cơ quan có thẩm quyền; đề xuất dự toán và quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước giao để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao trực tiếp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp kiến nghị và đề xuất xử lý các vướng mắc về cơ chế, chính sách, cơ chế quản lý, giám sát, cơ chế huy động và quản lý các nguồn lực xã hội hóa trong quá trình thực hiện Chương trình; bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, phổ biến thông tin, tuyên truyền dưới các hình thức, sản phẩm phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ quản lý, thực hiện Chương trình; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giám sát, đánh giá, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Chương trình.

Các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình; bảo đảm tiến độ, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. 

Dành quỹ đất hợp lý tại các vị trí thuận lợi để đầu tư mới các công trình văn hóa

UBND các tỉnh, thành theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm: Chủ động cân đối, bố trí đủ nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định, cũng như có giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình tại địa phương.

Trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất, xác định cụ thể nhu cầu về diện tích và vị trí đất dành cho xây dựng công trình văn hóa; dành quỹ đất hợp lý tại các vị trí thuận lợi để đầu tư mới các công trình văn hóa trong khuôn khổ Chương trình; đối với các khu đô thị mới, ưu tiên bố trí diện tích và vị trí đất cho xây dựng các công trình văn hóa trong khuôn khổ Chương trình.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; ban hành quy định về lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác có cùng nội dung, nhiệm vụ để thực hiện Chương trình trên địa bàn, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung với các chương trình mục tiêu quốc gia, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ của Chương trình đã được phê duyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình tại cơ sở, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp để thất thoát, lãng phí kinh phí thực hiện của Chương trình…

User
Ý KIẾN

Để khơi dậy tình yêu với sách, lan tỏa văn hóa đọc, nhiều tổ chức, cá nhân đang nỗ lực xây dựng những tủ sách, thư viện cộng đồng ngay tại các khu dân cư, tổ dân phố. Hoạt động này đang dần trở thành phong trào, thu hút đông đảo người dân tham gia, bởi đó không chỉ là nơi giao lưu của những người yêu sách mà còn giúp cộng đồng thêm gắn kết.

UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 22/2/2022 của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Với sự phát triển của công nghệ số và các thiết bị điện tử, văn hóa đọc đang dần bị mai một. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thanh thiếu niên. Góc đọc cuối tuần của NXB Kim Đồng là một trong số đó.

Một không gian giao lưu văn hóa hữu nghị ấm áp và độc đáo, tái hiện lại các nghi lễ truyền thống chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ở khu vực châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Hà Nội và Đại sứ quán Lào đồng tổ chức. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và đại diện nhiều nước châu Á, các đoàn ngoại giao đã tham dự.

Triển lãm có chủ đề "Đường lên Điện Biên", giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, điêu khắc… được 34 hoạ sĩ sáng tác trong và sau thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tối 26/4, làng nghề Lệ Mật, phường Việt Hưng, quận Long Biên đã tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận điểm du lịch Lệ Mật vào danh sách các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội và khai mạc tuần văn hóa - thương mại - làng nghề gắn với lễ hội truyền thống Lệ Mật. Tới dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Hướng đến ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), nhiều họa sĩ đã dành nhiều tâm huyết sáng tác các bức tranh dự thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, do Cục Văn hóa cơ sở phát động từ ngày 24/10/2023.

Tại Hà Nội đang diễn ra triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" với sự tham gia của nhiều các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa.

Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tổ chức buổi ra mắt tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh.

Hà Nội có trên 1.200 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, sự giàu có về văn hóa của Hà Nội vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng.

Từ một công trình công cộng đường phố đơn thuần, với sự sáng tạo của các nghệ sỹ, cầu vượt đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm, đã biến thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn và đặc sắc.

Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Liên đoàn Xiếc Việt Nam sẽ tổ chức "Gala xiếc và ảo thuật ba miền 2024", quy tụ các nghệ sĩ xuất sắc biểu diễn phục vụ khán giả đủ 5 ngày lễ, từ 27/4 đến 1/5, tại Rạp Xiếc Trung ương (67-69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Vừa qua, sự kiện "Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ" được tổ chức tại Trường tiểu học Lô-mô-nô-xốp (Mỹ Đình, Hà Nội) đã nhận được những phản hồi tích cực từ các em học sinh.

Ngày 21/4, workshop "Nếp Trà" đã được tổ chức, đem đến một không gian trà nói chung và trà Shan tuyết cổ thụ nói riêng. Đây là chương trình nằm trong dự án phi lợi nhuận do Đại sứ quán Mỹ tài trợ của một nhóm các bạn trẻ người Việt Nam thực hiện.

Trong dịp này, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có ngày đón tới gần 7 nghìn lượt khách tới thăm quan. Ngoài những hiện vật trong chiến tranh còn lưu giữ được, bảo tàng còn hút khách bởi một bức tranh đặc biệt.

Du lịch luôn được đánh giá là ngành nghề tiềm năng của hiện tại và tương lai. Khi kinh tế - xã hội càng phát triển, con người càng nâng cao chất lượng hưởng thụ thì nhu cầu đi du lịch càng cao, nhất là sau đại dịch Covid -19. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu nhân sự trong ngành công nghiệp không khói này sẽ tăng cao trong thời gian tới.

Thời gian qua, việc những người nổi tiếng phát ngôn bừa bãi, lệch chuẩn và sai sự thật, làm nhiễu loạn thông tin, gây bức xúc dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, với bệnh loạn ngôn này, cần có biện pháp xử lý mạnh tay, đó sẽ là liều "vắc xin" tốt nhất để chữa trị tận gốc căn bệnh này.

Mới đây, trang Yahoo! Life của Singapore đã đưa ra gợi ý 9 địa điểm được bình chọn là có cảnh đẹp nhất Việt Nam.

Ứng dụng đặt phòng có trụ sở tại Hà Lan Booking công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp nghỉ lễ 30/4. Trong đó, Đà Lạt đứng đầu danh sách.

Sáng nay (19/4), nhân kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa tổ chức triển lãm 'Ngô Quyền - anh hùng dân tộc kiệt xuất'.

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (VIETNAMBOOK) đã cho ra mắt bộ sách quý. Đó là 30 cuốn sách mới xuất bản, với sự cộng tác của hàng trăm chuyên gia, nhà văn, nhà báo cả trong và ngoài quân đội.

Vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương, một cuộc trưng bày ý nghĩa với tên gọi “Tiếng vọng” được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội, giới thiệu nhiều hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý về văn hoá Đông Sơn hơn 2.000 năm trước.

Hành hương về Đền Hùng, trở về cội nguồn lịch sử là niềm mong mỏi, khát khao của nhiều thế hệ người Việt Nam. Sáng 18/4, tại khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, rất đông người dân và du khách tập trung, chờ đợi để được thắp nén nhang lên đền thờ Vua Tổ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sáng nay, Bảo tàng Hà Nội khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”, giới thiệu đến công chúng gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của dân tộc ta từ thời các vua Hùng, với nền Văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ.

Hôm nay 18/4, tức 10/3 Âm lịch là ngày chính lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Ban quản lý Đền Hùng dự kiến đón 500.000 khách trong ngày này. Ban tổ chức đã xây dựng phương án, kịch bản cụ thể để không xảy ra tình trạng quá tải.

“Ngày hội giao lưu văn hóa đa quốc gia” với nhiều hoạt động bổ ích và ý nghĩa đã diễn ra tại trường Đại học Hà Nội, đã mang đến những trải nghiệm thú vị cho các lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại thủ đô Hà Nội.

Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, bắt đầu từ hôm nay cho đến hết Chủ Nhật (21/4), nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn sẽ được diễn ra tại Phố Sách Hà Nội để chào đón những người yêu sách đến tham gia, trải nghiệm.

Theo ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội, ngay từ sáng sớm lượng người đổ về Đền Hùng đang tăng lên đáng kể, các phương tiện lưu thông trên đường chưa xảy ra tình trạng ùn tắc. Thời tiết không quá nóng bức nên sẽ tạo điều kiện tốt để người dân về dâng hương, trẩy hội.

Theo một chuyên trang du lịch nổi tiếng đã khảo sát, những điểm đến được bình chọn nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 là nơi có khí hậu mát mẻ, gần biển và không khí thoáng đãng.

Sáng nay (17/4), Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã trao giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Ngày 26/4 tới, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ khai mạc Triển lãm hội họa mang tên “Đường lên Điện Biên”, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005 về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là mẫu biểu trưng của tác giả Tô Minh Trang (Hà Nội).

Ngày 16/4 (tức mùng 8/3 âm lịch), Ban tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ năm 2024 tổ chức hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy.

Sáng nay (16/4), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phối hợp với Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị và VIETNAMBOOK, ra mắt bạn đọc bộ sách kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024).

Trong suốt một tuần nay, các trường học trên địa bàn thành phố đã liên tục tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam, khơi dậy tình yêu và hình thành thói quen đọc sách cho các em học sinh.

Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra từ ngày 24-30/4/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Tuần phim có 3 hoạt động chính: chương trình chiếu phim, lễ khai mạc và chương trình giao lưu đoàn làm phim với khán giả.

Ban Quản lý Vịnh Hạ Long vừa thông báo sẽ tạm dừng đón khách tham quan Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn từ gần cuối tháng 4 để sửa chữa. Sau nhiều năm khai thác, hiện trung tâm đã xuống cấp, cần được bảo dưỡng, sửa chữa. Thời gian trung tâm đón khách trở lại sẽ được Ban Quản lý Vịnh Hạ Long thông báo đến các đơn vị, doanh nghiệp, du khách.

Hội viên phụ nữ thôn Mỹ, xã Cự Khê đã tạo nên một tuyến đường không còn cảnh nhếch nhác và ô nhiễm vì rác thải.

Sáng nay (15/4), nhân huý kỵ Đức vua An Dương Vương (mùng 7 tháng 3 âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa và đại diện lãnh đạo TP Hà Nội và huyện Đông Anh đã tổ chức lễ dâng hương tại đền Thượng, khu di tích Cổ Loa.

Sáng nay (15/4), tại đình Yên Thái (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 980 năm ngày Hoàng Thái hậu - Nguyên phi Ỷ Lan.

Hôm qua (14/4), một số trang mạng xã hội đã đăng tải hình ảnh cắt ghép hàng ngàn người dân tập trung trước cổng sân công quán, giật tít câu view là “Đền Hùng thất thủ".

Kỷ niệm 10 năm ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21/04/2014 - 21/04/2024. Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Đan Phượng phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị đồng hành đã tổ chức hoạt động chuyên đề: “Sách: nhận thức - đổi mới - sáng tạo”, với sự tham gia của hơn 500 học sinh các cấp tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn huyện.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức giao lưu nghề thuốc đông y Hoàn Kiếm và tọa đàm về Nghề thuốc gắn với phát triển phố nghề Lãn Ông, phố cổ Hà Nội.

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.

Đã từng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong nhiều thế kỷ, tranh dân gian Việt Nam vì nhiều nguyên nhân, giờ chỉ còn là miền ký ức xa thẳm với nhiều người trong đời sống đương đại. Tiếc nhớ những vàng son một thuở, đã có những người trẻ đầy sáng tạo, tìm cách ứng dụng tranh dân gian vào trong đời sống hiện đại.