Chuyện gì xảy ra nếu Nga rút căn cứ khỏi Syria?

Syria đang trở thành điểm nóng chính trị, nơi các cường quốc tranh giành ảnh hưởng thông qua các chiến lược ngoại giao, quân sự và kinh tế. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Israel được xem là nhân tố mới định hình tương lai của Syria, thì cuộc chính biến ở quốc gia Trung Đông này đẩy Nga vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc “rút quân hay duy trì sự hiện diện” vào thời điểm xung đột ở Ukraine đang ở giai đoạn quan trọng.

Syria từ lâu giữ vị trí quan trọng đối với Nga, không chỉ vì là đồng minh địa chính trị, mà còn vì các cơ sở quân sự quan trọng như căn cứ Không quân Hmeimim và căn cứ Hải quân Tartus. Các căn cứ của Syria là nền tảng cho khả năng thể hiện sức mạnh của Moscow ở Trung Đông và châu Phi - đóng vai trò là trung tâm điều phối quân đội, lính đánh thuê và vũ khí. Căn cứ hải quân ở Tartus là điểm tiếp tế và sửa chữa duy nhất cho hải quân Nga ở Địa Trung Hải.

Bức ảnh này được chụp vào ngày 16/12/2015 cho thấy hai máy bay ném bom Sukhoi Su-25 của Nga tại căn cứ quân sự Hmeimim của Nga ở tỉnh Latakia, phía tây bắc Syria. (Ảnh AFP/Paul Gypteau)

Do đó, sự sụp đổ của chính quyền cựu Tổng thống Basha al Assad làm phức tạp thêm vị thế của Nga tại Syria. Mặc dù các hình ảnh từ thực địa cho thấy, Nga đang rút quân khỏi tiền tuyến ở Syria, nhưng nước này vẫn duy trì sự hiện diện tại hai căn cứ chính. Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy. máy bay Antonov AN-124 đang hoạt động tại căn cứ Hmeimim có thể đang trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Điện Kremlin tuyên bố rằng, chính quyền mới của phe đối lập ở Syria đã đảm bảo an ninh cho các căn cứ quân sự và phái bộ ngoại giao của Nga, nhưng khả năng tồn tại lâu dài của chúng dường như vẫn chưa chắc chắn.

Xe bọc thép của quân đội Nga di chuyển gần Căn cứ Không quân Hmeimim, một căn cứ không quân của Nga ở Syria, nằm ở phía đông nam thành phố Latakia, ngày 16/12/2024. (AP/Leo Correa)

Mặt khác, các nhóm đối lập hiện đang kiểm soát nhiều khu vực ở Syria, bao gồm những nơi từng bị Nga không kích dữ dội trong cuộc xung đột ở Aleppo và Idlib. Điều này khiến cho việc duy trì sự hiện diện quân sự của Nga sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong tương lai. Nếu mất các căn cứ ở Syria, khả năng hoạt động hậu cần đến châu Phi sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng. Mặt khác, nếu phải rút quân khỏi Syria, Nga sẽ mất các khoản đầu tư cùng những khoản cho vay hàng triệu USD cho chính phủ ông Assad. Ngoài ra, những nỗ lực quân sự và ngoại giao mà Nga đã bỏ ra nhiều năm qua để bảo vệ ông Assad sẽ “đổ sông đổ bể”.

Ông Nikolay Kozhanov, Phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Vùng Vịnh thuộc Đại học Qatar kiêm nhà nghiên cứu của Chương trình Nga và Á - Âu nhận định: “Nếu phải từ bỏ căn cứ ở Syria, Nga sẽ cần khẩn trương tái cấu trúc lại tuyến hậu cần. Họ có thể làm điều này, nhưng nó sẽ đòi hỏi tiền bạc, thời gian và công sức”.

Hiện diện quân sự ở Syria từ lâu được xem là biểu tượng cho tầm ảnh hưởng chính trị của Nga trong những vấn đề Trung Đông, cũng như uy tín của Moscow đối với các đối tác. Những căn cứ này giúp Nga thể hiện sức mạnh ở Địa Trung Hải và duy trì chỗ đứng tại Trung Đông.

Căn cứ Hải quân Tartus của Nga ở Syria

Theo các nhà phân tích, trong trường hợp Moscow không đạt được thỏa thuận với các nhà lãnh đạo mới ở Syria, khả năng duy trì sự hiện diện trên biển ở Địa Trung Hải sẽ bị hạn chế. Để đề phòng khả năng này, Nga đang cân nhắc đàm phán thỏa thuận về một căn cứ hải quân mới ở miền Đông Libya.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về tình hình Syria trong cuộc họp báo cuối năm ngày 19/12/2024. Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Nga đến Syria cách đây 10 năm để không tạo ra một vùng đất khủng bố giống như những gì chúng ta đã thấy ở một số quốc gia khác, chẳng hạn như ở Afghanistan. Nhìn chung, Nga đã đạt được mục tiêu của mình ở Syria. Về tình hình ở Syria, chúng tôi mong muốn duy trì quan hệ với các nhóm đối lập và các quốc gia trong khu vực. Phần lớn họ muốn chúng tôi giữ lại các căn cứ quân sự của mình ở Syria. Chúng tôi đang cân nhắc về điều đó”.

Nga đã rút dần các hệ thống phòng không tiên tiến và các loại vũ khí tinh vi khác khỏi các căn cứ ở Syria và chuyển chúng đến Libya. Các nhà phân tích cho rằng các căn cứ không quân và hải quân ở Libya sẽ không thể bù đắp hoàn toàn những gì Nga có thể mất ở Syria. Theo cựu sĩ quan không quân Nga Gleb Irisov, người từng phục vụ tại căn cứ Khmeimim của Nga ở Syria, việc dừng chân tiếp nhiên liệu tại Libya trước khi tới châu Phi sẽ hạn chế rất nhiều tải trọng thiết bị mà Moscow có thể vận chuyển. Tuy nhiên, với bối cảnh chính trị hiện nay, đây nhiều khả năng là lựa chọn khả thi nhất.

Việc phe đối lập lên nắm quyền ở Syria có thể làm suy yếu mục tiêu địa chính trị của Nga trong việc tạo đối trọng với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ ở khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, Moscow có thể thích nghi bằng cách tăng cường liên minh khác trong khu vực, như với Iran hoặc các lực lượng thân Nga khác.

Do đó, giới quan sát cho rằng, thiệt hại về chiến thuật và chiến lược của Nga ở Syria không phải là quá lớn. Theo ông Talha Yavuz, nhà phân tích của tờ Daily Sabah, chính phủ chuyển tiếp mới ở Syria thậm chí mong muốn duy trì quan hệ với Nga để cân bằng quyền lực, tránh nguy cơ gây hấn từ Israel. Hơn nữa, Nga cũng có thể tận dụng quan hệ gần gũi với Thổ Nhĩ Kỳ - một cường quốc khu vực, để tháo gỡ thế khó ở Syria.

Bên cạnh đó, Nga còn một số ưu thế khác mà phe đối lập Syria muốn tiếp cận, từ các khoản thanh toán tài chính cho đến thiết bị quân sự hoặc dầu mỏ. Nga cũng có thể xúc tiến trao danh tính hợp pháp cho chính phủ mới ở Syria. Các chính phủ phương Tây hiện vẫn liệt nhóm Hayat Tahrir al-Sham - đứng đầu phe đối lập ở Syria là một tổ chức khủng bố, nhưng Nga - với lá phiếu thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có thể giúp xóa bỏ danh xưng đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Akbar Ahmadian tại St. Petersburg, Nga vào ngày 12/9/2024. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Nga

Có thể nói, việc Nga rút khỏi Syria nhấn mạnh động lực thay đổi trong chính sách đối ngoại của nước này. Nó phản ánh sự điều chỉnh trong cách tiếp cận nhằm bảo vệ lợi ích quân sự và chiến lược lâu dài của Moscow tại khu vực, cũng như khẳng định vị thế cường quốc toàn cầu có khả năng hoạt động trên nhiều mặt trận.

Diễn biến ở Syria có tác động đến Nga trong xung đột Ukraine

Từ mùa thu năm ngoái, Nga đã chuyển một số quân và thiết bị từ Syria đến chiến trường ở Ukraine. Do vậy, theo các chuyên gia, bất ổn ở Syria chỉ ảnh hưởng hạn chế đến cục diện xung đột Nga - Ukraine. Cuộc chiến ở Ukraine được cho vẫn là ưu tiên chiến lược của Nga.

Nhà nghiên cứu Marina Miron thuộc Khoa Nghiên cứu Chiến tranh của Cao đẳng Hoàng gia London cho hay, thời điểm này không lý tưởng với Nga nhưng Moscow vẫn đang chiếm ưu thế ở Ukraine và có đủ khả năng để duy trì một lực lượng nhỏ hoạt động tại Syria.

Những tháng gần đây, Nga đạt được tốc độ tiến công ở miền Đông nhanh chưa từng có kể từ khi xung đột nổ ra cách đây gần 3 năm, bất chấp việc Ukraine tấn công vào tỉnh biên giới Kursk.

Nga đạt được tốc độ tiến công ở miền Đông nhanh chưa từng có. Ảnh: AFP

Ông Andriy Kovalenko, Giám đốc Trung tâm Chống Thông tin sai lệch tại Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đánh giá sự sụp đổ của chính quyền cựu Tổng thống Basha al Assad ở Syria sẽ không ảnh hưởng đến cuộc chiến ở Ukraine.

"Nhiều người suy đoán rằng, Nga bây giờ sẽ tập trung lực lượng vào cuộc chiến ở Ukraine... Syria không ảnh hưởng đến khả năng của Nga trong cuộc chiến Ukraine", ông nói.

Trong khi đó, Mỹ đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng ở Syria, với một số chuyến thăm ngoại giao thời gian gần đây. Theo các nhà phân tích, mục tiêu thực sự trong chiến lược của Mỹ ở Syria là nhằm tạo ra đòn bẩy đối với Moscow trong vấn đề Ukraine, buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải lựa chọn giữa việc đạt thỏa thuận đàm phán hòa bình ở Ukraine hoặc mất vị trí then chốt trong việc triển khai lực lượng trên toàn khu vực Địa Trung Hải. Tuy nhiên, Nga dường như không mấy bận tâm về sức ép này. Các báo cáo cho thấy, Nga đang sơ tán một số tàu và thiết bị khỏi căn cứ hải quân Tartus ở miền Tây Syria.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) nhận định, Nga nhiều khả năng sẽ tái triển khai các tàu đến các căn cứ của mình ở phía tây bắc nước Nga và tỉnh Kaliningrad nằm trên biển Baltic, giáp với nhiều quốc gia NATO.

User
Ý KIẾN

Bên cạnh công tác cứu hộ, Công an Việt Nam đã trao tặng gần ba tấn thuốc và thiết bị y tế cho Myanmar, với mong muốn tìm kiếm được nhiều nhất những người gặp nạn, giúp người dân nơi đây sớm trở về cuộc sống thường ngày.

Sự thay đổi liên tục về chính sách thuế quan của ông Trump khiến thị trường toàn cầu lo ngại, các nhà đầu tư đang đau đầu tính toán xem liệu Tổng thống Mỹ có ý định áp dụng thuế quan vĩnh viễn hay chỉ coi đó là công cụ để thương lượng.

Thành phố Mandalay (Myanmar) tiếp tục ghi nhận một trận rung lắc vào khoảng 17h30 ngày 1/4.

Nhiều đối tác thương mại của Mỹ đang “nín thở” chờ đợi, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng chính sách thuế đối ứng mới từ ngày 2/4, nhằm giảm thâm hụt thương mại hàng hóa toàn cầu trị giá 1.200 tỷ USD.

Cơ quan chức năng Hàn Quốc ngày 31/3 đã bắt đầu tiến hành hành điều tra hiện trường nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến vụ cháy rừng đặc biệt nghiêm trọng ở phía Đông Nam thủ đô Seoul.

Ukraine sẽ làm việc với Mỹ để đạt được một văn bản thỏa thuận khoáng sản có thể chấp nhận được mà hai nước có thể ký kết - tuyên bố được Ngoại trưởng Ukraine đưa ra hôm nay 1/4.

Trung Quốc ngày 1/4 đã tiến hành cuộc tập trận với sự tham gia của lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa xung quanh đảo Đài Loan của nước này.

Mốc thời gian vàng 72 giờ cứu hộ sau động đất đã trôi qua tại Thái Lan, cơ hội tìm kiếm người sống sót vô cùng mong manh. Thân nhân của các nạn nhân vẫn luôn túc trực theo dõi hoạt động cứu hộ và dần chấp nhận sự thật đau thương.

Bộ Y tế công cộng Thái Lan vừa ban hành hướng dẫn cho những cá nhân gặp phải các triệu chứng của tình trạng được gọi là "say động đất".

Quãng đường từ sân bay Yangon đến thành phố Mandalay, Myanmar khoảng 500 km, xe phải di chuyển với tốc độ chậm hơn bình thường do nhiều đoạn đường hư hỏng, nhiều chỗ bị xé nát bởi động đất.

Các phi hành gia của NASA từng mắc kẹt 9 tháng trên ISS đang thích nghi lại với cuộc sống trên Trái đất, đồng thời tiếp tục hợp tác với Boeing để thử nghiệm khoang tàu đã khiến họ bị mắc kẹt.

Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.

Một phụ nữ 63 tuổi đã được lực lượng cứu hộ tại thủ đô Naypyitaw của Myanmar giải cứu thành công vào sáng 1/4, sau 91 giờ bị chôn vùi dưới đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng.

Lực lượng cứu hộ tại Bangkok, Thái Lan tiếp tục cuộc tìm kiếm những người mắc kẹt dưới đống đổ nát của tòa nhà 30 tầng bị sập vào ngày 28/3, dù hầu hết nạn nhân không còn dấu hiệu sự sống.

Ba Lan đã ký thỏa thuận trị giá gần 2 tỷ USD với Mỹ nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu và hỗ trợ hậu cần cho các hệ thống phòng không Patriot.

Israel đã tiến hành một cuộc tấn công không kích vào ngoại ô Thủ đô Beirut, Liban, sau khi cáo buộc một đặc vụ của Hezbollah đang chuẩn bị thực hiện các cuộc tấn công vào Israel.

Số người thiệt mạng do động đất ở Myanmar hiện đã lên tới 2.719 người. Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết số thương vong sẽ còn tăng lên, có khả năng vượt mốc 3.000 người.

Các đội tìm kiếm cứu nạn của Nga đã tham gia hỗ trợ Myanmar trong nỗ lực tìm kiếm người sống sót, sau trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ngày 28/3.

Đến 11h sáng 1/4, Đội cứu hộ, cứu nạn Quân đội Việt Nam tiếp tục đưa thêm một thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong đống đổ nát ra ngoài, bàn giao cho gia đình và chính quyền sở tại Thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.

Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Nga đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận bắn pháo ở Biển Nhật Bản tại khu vực Primorsky, ngày 31/3.

Cuộc chạy đua tìm kiếm các nạn nhân sau trận động đất lịch sử ở Myanmar vẫn đang diễn ra căng thẳng khi con số thương vong đã lên tới hàng nghìn người.

Một đường ống dẫn khí đốt do công ty năng lượng nhà nước Petronas của Malaysia vận hành đã bốc cháy vào ngày mùng 1/4, ở ngoại ô Kuala Lumpur.

Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ tin tưởng, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thực hiện cam kết của mình và đi tới một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài với Ukraine.

Nhà Trắng thông báo những tranh cãi liên quan đến việc chia sẻ nhầm kế hoạch quân sự qua ứng dụng Signal đã được giải quyết và “vụ việc đã chính thức khép lại”.

Đoàn cứu trợ Bộ Công an làm việc tại thị trấn Zabu Thiri ngoại ô Naypyidaw đã phát hiện thêm một nạn nhân trong đống đổ nát, vào lúc 10h30 ngày 1/4.

Các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang được triển khai tại công trường xây dựng bị sập ở Bangkok (Thái Lan) mặc dù mốc thời gian vàng 72 giờ đã qua.

Các nhà điều tra phát hiện ít nhất một mẫu thép không đạt chuẩn trong vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước 30 tầng ở Bangkok trong trận động đất chiều 28/3.

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ ra phán quyết về việc có nên chính thức bãi nhiệm hay phục chức cho Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol vào 11 giờ ngày 4/4, theo giờ địa phương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce thông báo, một đội ngũ từ USAID sẽ đến Myanmar để đánh giá tình hình và hỗ trợ nhu cầu cấp thiết nhất sau trận động đất kinh hoàng.

Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã từ chức vào ngày 31/3, làm dấy lên nhiều lo ngại về sự rạn nứt trong liên minh cánh hữu của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Lãnh đạo phe cực hữu Pháp Marine Le Pen tuyên bố sẽ kháng cáo sau khi tòa án ra phán quyết cấm bà tranh cử vào các chức vụ công quyền trong vòng 5 năm do cáo buộc sử dụng sai mục đích quỹ châu Âu.

Sau trận động đất xảy ra ngày 28/3, người dân Myanmar phải cắm trại bên lề đường trong khi các dư chấn vẫn tiếp tục.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đã có "cuộc trao đổi" với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và chính quyền của ông có thể thực hiện một số động thái liên quan đến quan hệ với Bình Nhưỡng trong tương lai.

Tổng thống Donald Trump từ nhiều tuần qua đã tuyên bố ngày 2/4 là “Ngày giải phóng” nước Mỹ, khi ông sẽ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng toàn cầu, tuy nhiên đến nay hầu hết kế hoạch này vẫn là một bí ẩn.

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thống nhất "hợp tác chặt chẽ trong tổ chức các cuộc đàm phán toàn diện, cấp cao" hướng tới một thỏa thuận thương mại tự do giữa ba nước sau cuộc họp vào ngày 30/3.

Các gia đình Iraq hiện vẫn giữ gìn truyền thống tự nướng bánh Kleicha tại nhà vào thời điểm khép lại tháng ăn chay Ramadan nhằm gắn kết tình cảm và bảo tồn phong tục truyền thống.

Số người thiệt mạng do động đất tại Myanmar đã lên đến 2.056, trong khi hơn 3.900 người bị thương và 270 người còn mất tích. Công tác cứu hộ vẫn đang diễn ra khẩn trương, bất chấp những khó khăn.

Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (UAC), thuộc Tập đoàn Nhà nước Rostec của Nga, đã bàn giao lô máy bay tiêm kích đa năng Su-35S đầu tiên trong năm 2025 cho lực lượng hàng không vũ trụ Nga (VKS).

Công ty Uralvagonzavod (UVZ), thuộc tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga, xác nhận các xe tăng T-90M và T-72B3M đang được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Arena-M.

Tại cuộc họp ngày 31/3 tại Madrid nhằm thảo luận về tình hình xung đột Ukraine, các nhà ngoại giao châu Âu đã đồng loạt thúc giục Nga đồng ý ngừng bắn ở Ukraine.

Ít nhất hai người đã thiệt mạng và bốn người bị thương trong vụ nổ mỏ than xảy ra ngày 31/3 tại vùng Asturias, phía Bắc Tây Ban Nha.

Núi lửa Kanlaon ở Philippines đã phun trào vào khoảng 15h24 ngày 31/3, tạo ra cột tro bụi cao tới 1.500 mét, có thể rơi xuống các thị trấn lân cận. Hiện tại, núi lửa Kanlaon vẫn duy trì cảnh báo cấp 3.

Hàng triệu trẻ em đang gặp nguy hiểm sau trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra tại Myanmar vào ngày 28/3, làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo tại quốc gia này.

Khi được hỏi liệu có thời hạn nào để Nga đồng ý thỏa thuận ngừng bắn hay không, Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời rằng Moscow có "thời hạn tâm lý" để chấp nhận lệnh ngừng bắn ở Ukraine. Trong khi đó, ông Trump tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang cố gắng "rút lui" khỏi một thỏa thuận khoáng sản.

Tại Myanmar, giữa đống đổ nát, đói khát và tuyệt vọng, vẫn có những câu chuyện về lòng trắc ẩn, sự kiên cường và những phép màu mong manh nhen nhóm hy vọng.

Đoàn cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an Việt Nam vừa tìm thấy và đưa ra ngoài một bé trai 10 tuổi bị vùi dưới đống đổ nát trong ngôi nhà sập ở Myanmar.