Chuyên gia y tế đề nghị cấm thuốc lá điện tử

Theo các chuyên gia y tế, thuốc lá điện tử có chứa nicotine là chất gây nghiện, gây ra các bệnh về tim mạch, ung thư, hô hấp, tiêu hóa gây hại rất lớn cho thế hệ trẻ. Vì vậy, Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử.

Hàng ngày, tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch mai thường xuyên tiếp nhận điều trị bệnh nhân bị ngộ độc thuốc lá điện tử, trong đó rất nhiều trường hợp là học sinh, thanh thiếu niên phải cấp cứu do ngộ độc chất ma túy “đội lốt” thuốc lá điện tử này. Hầu hết các ca ngộ độc thuốc lá điện tử nhập viện trong trạng thái co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, loạn thần, hôn mê, tổn thương não và nhiều cơ quan khác, để lại di chứng nặng nề với sức khỏe.

TS.BS.Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Gần đây, Khoa chống độc đang điều trị cho hai bệnh nhân trẻ (23 tuổi và 29 tuổi) đều bị ngộ độc nặng sau khi sử dụng thuốc lá điện tử. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân T.Q.T (23 tuổi, ở Thường Tín, Hà Nội) có tiền sử hút thuốc lá điện tử hai năm nay. Theo lời kể của người nhà, tối ngày 1/12 bệnh nhân có dùng thuốc lá điện tử được cho thêm “thử” hương liệu mới (do shipper giới thiệu), đến 05 giờ sáng ngày hôm sau bệnh nhân lên cơn co giật, sùi bọt mép, co giật toàn thân. Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện tuyến trước nhưng không đỡ, sau đó được chuyển đến Trung tâm Chống độc vào ngày 9/12. Xét nghiệm mẫu thuốc lá điện tử bệnh nhân mang đến phát hiện chất ma túy cần sa tổng hợp là ADB-Butinaca. Trường hợp thứ hai là bệnh nhân L.H.H (29 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) vào viện vì co cứng chân tay, rối loạn vận động. Bệnh nhân cũng sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử nhiều năm nay. Thời gian gần đây, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động, run, vã mồ hôi, không điều khiển được động tác.

Theo TS.BS.Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, phần lớn người dân quan niệm thuốc lá điện tử rất đơn giản, không có nicotine gây nghiện. Điều này hoàn toàn sai lầm, bởi thuốc lá điện tử thực chất là các thiết bị điện để nung nóng các hỗn hợp nguyên liệu chứa nhiều hóa chất nhân tạo bên trong, bốc hơi lên để người dùng giải trí. Trong thuốc lá điện tử cóba nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe là nicotine, hương liệu nhân tạo và ma túy.

Một số mẫu thuốc lá điện tử gây ngộ độc. Ảnh: BVCC

TS.BS Nguyên cũng cho biết, hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử thậm chí cao gấp rất nhiều lần so với thuốc lá truyền thống, đây là nicotine dạng hóa chất tổng hợp, ở dạng bột nicotine hàm lượng gần như nguyên chất, được bào chế dưới dạng làm cho êm dịu khi hít, nên người dùng sẽ dễ dàng hít với lượng lớn, nhanh chóng bị ngộ độc và sớm nghiện. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới nicotine là một loại ma túy theo đầy đủ ý nghĩa của nó. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh thuốc lá điện làm trầm trọng thêm vấn đề sử dụng thuốc lá thông thường.

Trong thuốc lá điện tử có hàng nghìn hương liệu, các chất phụ gia khác khi được nung nóng ở các nhiệt độ khác nhau mỗi chất sẽ tạo ra các sản phẩm cháy là các hóa chất khác nhau mà chúng ta không thể biết trước được. Nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử đã được chứng minh gây hại cho sức khỏe như bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch…

Nicotine là hóa chất rất độc, trước đây được sử dụng trong thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật nhưng do độc tính cao nên đã bị cấm tại nhiều quốc gia và Việt Nam cũng đã cấm sử dụng.

Hiện nay thuốc lá điện tử là môi trường thuận lợi để ma túy, cần sa thế hệ mới trà trộn và mà rất khó phát hiện. Có thể thấy, thuốc lá điện tử có độc tính và ảnh hưởng đến sức khỏe gấp nhiều lần thuốc lá truyền thống do được cộng hưởng từ ba yếu tố: nicotine, các hóa chất phụ gia và ma túy. Đến nay, đã có 32 quốc gia cấm thuốc lá điện tử, 79 quốc gia quy định quản lý thuốc lá điện tử rất chặt chẽ và 16 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng. Trong đó, Trung Quốc đã cấm lưu hành thuốc lá điện tử (cấm tất cả các loại thuốc lá điện tử có hương thơm), còn các nước như: Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore đã cấm hoàn toàn.

“Trung tâm chống độc khẩn thiết đề nghị Quốc hội cần khẩn cấp cấm sản xuất và lưu hành thuốc lá điện tử  ở Việt Nam trước khi quá muộn và mọi việc trở lên không thể kiểm soát”, TS.BS.Nguyễn Trung Nguyên nói. Bởi các hậu quả mà thuốc lá điện tử gây ra không chỉ xảy ra ngay trước mắt mà nó còn đeo bám lâu dài và để lại hậu quả lớn hơn nhiều so với đại dịch COVID-19 vừa qua. Ngay cả việc không hành động gì như hiện nay cũng là sự chậm trễ nguy hiểm vì thuốc lá điện tử đã và đang len lỏi rộng khắp tới học sinh, sinh viên và giới trẻ./.

User
Ý KIẾN

Nâng cấp cơ sở ở Quán Sứ, Bệnh viện K (Hà Nội) đã được hỗ trợ đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị siêu hiện đại phục vụ người bệnh.

Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, còn trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc, động viên người bệnh. Những công việc thầm lặng của các điều dưỡng đã cho những bệnh nhân nhiều hi vọng.

Cứ đến mùa thi, số trẻ đến khám, nhập viện với những vấn đề liên quan rối loạn tâm thần đều tăng từ 30-40%.

Trong tuần (từ ngày 17 đến 24/5), trên địa bàn thành phố ghi nhận 23 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 18 ca so với tuần trước đó) và không có ổ dịch mới.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các công ty thuốc lá vẫn đang tích cực nhắm mục tiêu vào giới trẻ thông qua mạng xã hội, các sự kiện thể thao, âm nhạc và các sản phẩm mới có hương vị, nhằm lôi kéo thế hệ trẻ sử dụng nicotine.

Liên quan đến vụ cháy nhà trọ trên phố Trung Kính, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, chiều 24/5, ba bệnh nhân nặng đã được đưa đến bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị.

Phát hiện bé trai 8 tuổi bị đuối nước được sơ cứu sai cách, nữ đều dưỡng quyết liệt yêu cầu đặt cháu bé xuống mặt phẳng cứng để tiến hành cấp cứu và đã kịp thời cứu cháu bé thoát chết.

Cục Quản lý Dược công bố cấp mới và gia hạn gần 100 vaccine, sinh phẩm y tế, thuốc biệt dược gốc và thuốc có chứng minh tương đương sinh học để phục vụ nhu cầu đấu thầu, khám chữa bệnh và phòng chống dịch.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội vừa cập nhật về tình hình dịch bệnh tại thành phố từ ngày 10 - 17/5.

Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm như thời gian qua, bởi từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm. Đó là thông tin mà Bộ Y tế đưa ra trong buổi họp trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm diễn ra sáng 21/5.

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành thông báo gửi các đơn vị y tế về việc triển khai thực hiện thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt tại bộ phận một cửa.

Một trong những mặt trái của cuộc sống hiện đại là các vấn đề về sức khỏe tâm thần có xu hướng ngày càng gia tăng do con người phải chịu nhiều áp lực về học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Chán ăn tâm thần và ăn vô độ tâm thần cũng là hệ quả của tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm, nhưng lại ít được quan tâm. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này ở nước ta.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 07/2024 quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập.

Đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi tại Việt Nam có xu hướng gia tăng. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.

"Mô, tạng là một trong những món quà quý giá nhất mà một người có thể trao tặng cho người khác" - đó là thông điệp được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có thư kêu gọi cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia đăng ký hiến mô, tạng cứu người, thực hiện lời phát động của Thủ tướng Chính phủ.

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội vừa khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm, phát thuốc miễn phí đợt 1 cho 100 đoàn viên, người lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn đến từ các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trực thuộc ngành Y tế Hà Nội.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cấp phép cho vaccine sốt xuất huyết (SXH) do Công ty Takeda (Nhật Bản) sản xuất có tên là Qdenga. Đây là vaccine SXH đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua thành phố ghi nhận 41 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 16 ca so với tuần trước.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh tim mạch là nguyên nhân dẫn đến 40% số ca tử vong ở châu Âu, tương đương với 10.000 ca tử vong/ngày.

"Huyết áp trên 140/90, đừng “lười” hỏi bác sĩ" - đó là thông điệp được đưa ra tại lễ phát động chương trình Tháng 5 kiểm soát huyết áp, sinh hoạt khoa học, những cập nhật quan trọng về tăng huyết áp do Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa tổ chức.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phê duyệt các vaccine ngừa sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23 từ ngày 15/5.

Bộ Y tế vừa có Công văn số 2461gửi các sở y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về hướng dẫn tiêm vaccine Covid-19.

Ngày 15/5, thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, sức khoẻ của các công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm đã cơ bản ổn định, không có bệnh nhân nặng. Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế địa phương.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.

Dịch bệnh ho gà bùng phát mạnh ở Anh trong 4 tháng đầu năm, Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ghi nhận 5 trẻ tử vong.

Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các thế hệ bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hủy hoại sức khỏe tinh thần và thể chất. Hiện đã có 40 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó có 5 nước thuộc ASEAN.

Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ phải gắn với truyền máu suốt đời. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh có thể tầm soát và sàng lọc trước sinh, sau sinh. Chủ đề "Ngày Thalassemia thế giới 8/5" năm nay mang thông điệp là tăng cường, phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.

10 người phải nhập viện và trong đó có một trường hợp tử vong cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi ăn món tiết canh dê của bữa cỗ cưới tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Nối tiếp thành công của những ca ghép gan từ người cho chết não, ngày 7/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, lần đầu tiên đã thực hiện thành công ca ghép gan đối với bệnh nhân suy gan tối cấp, suy thận, đang điều trị hồi sức.

1.224 trường hợp nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đây là con số đáng chú ý theo số liệu tổng hợp của Bộ Y tế trong năm 2023. So với cùng kỳ năm trước đó, số ca nhập viện tăng đáng kể.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần trước, số ca mắc ho gà, tay chân miệng tại Thủ đô giảm mạnh.