Chuyện nghề “đo gió, đếm mây”
Dự báo vốn đã là công việc khó khăn và đầy tính may rủi, dự báo thời tiết của những quan trắc viên, dự báo viên khí tượng thủy văn càng khó khăn gấp bội. Dù vậy, những dự báo viên, quan trắc viên đã và đang làm công việc “đo gió, đếm mây” vẫn ngày ngày miệt mài đong đếm, ghi chép để có những con số, những bản tin dự báo chính xác nhất cho người dân cũng như phục vụ sản xuất.
Hằng ngày, dù nắng hay mưa, kể cả giữa lúc có giông bão, các quan trắc viên của Trạm khí tượng Nông nghiệp Ba Vì vẫn phải miệt mài quan sát, cập nhật số liệu, ghi chép cẩn thận. Từ sáng sớm đến đêm, cứ 3 tiếng/lần họ phải ra thăm vườn khí tượng để kiểm tra từng mẫu đất, đong đo từng hạt mưa trong bể chứa... rồi tập hợp số liệu báo về trung tâm.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề khí tượng, anh Phùng Hữu Hưởng, Quan trắc viên Trạm khí tượng Nông nghiệp Ba Vì chia sẻ, trong mỗi ca trực, các anh có nhiệm vụ quan trắc và phát báo về những yếu tố khí hậu, thời tiết như: hướng gió, mây, mưa, nắng, tầm nhìn, độ ẩm, nhiệt độ (nhiệt độ đất và không khí)…. Không chỉ đơn giản là đo lấy số liệu thô, các quan trắc viên còn phải tổng hợp, tính toán, mã hóa dữ liệu theo quy ước chung truyền về trung tâm dự báo. Cường độ của công việc theo từng giờ, từng ngày, đặc biệt là trong mùa mưa bão, chính vì thế, người quan trắc viên khi nào cũng tập trung cao độ trong công việc, xử lý chính xác từng con số, bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Để có thể tổng hợp và đưa ra con số dự báo chính xác nhất, tại mỗi trạm quan trắc khí tượng, các quan trắc viên sẽ phải áp dụng nhiều phương pháp quan trắc khác nhau: quan trắc thủ công, quan trắc bằng trực giác của con người, quan trắc bán tự động và quan trắc tự động hoàn toàn… tùy thuộc vào từng yếu tố.
Nhiệm vụ của những người quan trắc viên trên địa bàn Hà Nội ngoài việc đo mây, gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí trên mặt đất, còn phải theo dõi mực nước, lưu lượng nước và lấy mẫu nước để phục vụ cho việc dự báo lũ lụt và chất lượng môi trường...
Sau khi cập nhật số liệu quan trắc thực đo của các trạm khí tượng thủy văn trên cả nước, các dự báo viên tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ tổng hợp, tính toán để từ đó đưa ra các bản tin dự báo thời tiết, là cơ sở để mọi ngành, mọi người phòng tránh, giảm nguy cơ thiệt hại do thiên tai.
Hiện nay, điều kiện tác nghiệp đã đầy đủ hơn nhưng nghề khí tượng thủy văn vẫn còn không ít khó khăn, vất vả, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một hiện hữu với tính chất “dị thường hơn, cực đoan hơn”… Tuy vậy, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, kể cả mưa bão, nắng nóng gay gắt đến thời tiết dị thường, các quan trắc viên vẫn miệt mài thực hiện công việc của mình để mang đến những số liệu chính xác nhất cho công tác dự báo. Những thông tin, số liệu mà các quan trắc viên gửi về góp làm nên bản tin dự báo thời tiết cho người dân, phục vụ xã hội, giúp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Đó chính là niềm vui và nguồn động lực to lớn đối với công việc của các quan trắc viên.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
Với mạng lưới phủ rộng khắp thành phố, xe buýt giờ đây là một phương tiện giao thông công cộng tiện lợi và an toàn, đặc biệt với những người lớn tuổi ở Hà Nội.
Vùng đất bãi trồng hoa dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Mỗi luống hoa ở đây không chỉ kể câu chuyện về sắc màu của thiên nhiên mà còn là câu chuyện về tình yêu và sự gắn bó của mỗi con người đang sống ở Hà Nội.
Phố sách 19/12 từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc với những người mê đọc sách. Con phố xinh xắn làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho những người sống, học tập và làm việc ở Hà Nội, nhất là vào các ngày cuối tuần.
Đến với làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, nơi được mệnh danh là thủ phủ của chăn, ga, gối, đệm, ai cũng dễ dàng cảm nhận nhịp sống hối hả và sôi động ở nơi đây khi thời tiết giao mùa.
Trong thời đại của công nghệ số, vẫn còn đó những con người yêu một thứ nghệ thuật hoài cổ. Họ là những người đam mê chụp ảnh phim, đặc biệt là những chiếc máy ảnh khổ lớn.
Dọc ngang những tên phố cùng nét đặc trưng riêng biệt đã tạo nên sức hấp dẫn của phố cổ Hà Nội. Hàng Cá là một trong những con phố đã góp phần tạo nên bức tranh nhộn nhịp và đa sắc đó.
Cũng là quán ăn giống như những cửa hàng khác, thế nhưng quán ăn trong bệnh viện được kiểm soát chất lượng bởi khoa Dinh dưỡng nên việc ăn uống của những người ra vào viện an toàn hơn.
Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.
Thời tiết Hà Nội những ngày này rất thích hợp để những ai có sở thích câu cá thoả mãn niềm đam mê của mình.
Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội, người ta vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong không gian yên bình, giữa sự náo nhiệt của thành phố. Dù là người trẻ hay người già, dù bất kể lý do nào thì việc tìm đến với hội họa không chỉ giúp thỏa mãn niềm đam mê mà còn là cách để mỗi người tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống.
Sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, bận rộn, mỗi người sẽ chọn cho mình một môn thể thao để tập luyện và nâng cao sức khỏe hàng ngày. Và võ chính là môn thể thao được nhiều người trẻ ở Hà Nội yêu thích và tìm đến.
Tiếng rao "rươi..." bao năm qua đã trở thành âm thanh quen thuộc với những người dân phố cổ, báo hiệu một mùa rươi đã lại về với người Hà Nội.
Con phố Gầm Cầu Hà Nội giờ đây có phần yên ắng hơn, nhưng cũng mang đến sự gần gũi và ấm áp trong một không gian đặc biệt giữa lòng Thủ đô sôi động và náo nhiệt.
Cứ 7 giờ tối mỗi ngày, tiếng trống học bài lại vang lên qua Đài truyền thanh xã Vật Lai, huyện Ba Vì, nhắc nhở các em nhỏ tự giác ngồi vào bàn học.
Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp có không ít những trò giải trí cuối tuần dành cho giới trẻ, một trong số đó là đua xe Go Kart - một trải nghiệm tốc độ trên đường đua an toàn mang lại những điều bất ngờ cho người đam mê tốc độ.
Hoạt động văn hóa văn nghệ từ các khu dân cư ngày càng phát triển sôi nổi đã đem đến cho người dân đời sống tinh thần phong phú, góp phần xây dựng nếp sống văn minh và củng cố tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng dân cư trong xã hội hiện đại.
Vào mỗi buổi sáng, sữa đậu đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người Hà Nội bởi sự bổ dưỡng và thơm ngon.
Việc làm gia sư tại nhà đã trở thành công việc quen thuộc với không ít người trẻ. Giữa bao hối hả ở Hà Nội, công việc gia sư tại nhà không chỉ là một nghề mà đã trở thành một phần quen thuộc và nhịp nhàng trong cuộc sống của những người trẻ.
Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, những món đồ chần bông, hình ảnh của một thời quá khứ vẫn luôn tồn tại, như một phần không thể thiếu đối với người Hà Nội, nhất là khi mùa đông sắp cận kề.
Vơi những người nông dân ngoại thành xa trung tâm Thủ đô, công nghệ số đã giúp cho họ mang câu chuyện hàng ngày và sản phẩm họ làm ra đến gần hơn với mọi người.
Một Hà Nội hiện lên vừa nhẹ nhàng, sâu lắng, vừa rực rỡ, sôi động, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính trong những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Lê Bích.
Giữa tiết trời thu Hà Nội, những chiếc áo dài mang biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn duyên dáng, mềm mại và quyến rũ qua bao năm tháng cùng Hà Nội dấu yêu.
Sự đỏng đảnh của nàng thu khiến cho lòng người càng náo nức, càng chờ mong, ai cũng muốn ra đường mỗi ngày đều bắt trọn những khoảnh khắc thu thật thu, nét thu Hà Nội.
Những món ăn ở khu chợ Hàng Bè đa phần là đồ ăn chín, rất phù hợp với khẩu vị của người Hà Nội ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ngày nào chợ cũng đông khách từ sáng sớm cho đến tận chiều tối.
Suốt 70 năm qua, Đài Hà Nội lên sóng liên tục phục vụ khán giả Thủ đô, trong nước và quốc tế. Một hành trình chưa bao giờ dừng nghỉ, để nhịp sống Đài Hà Nội hòa cùng nhịp sống Thủ đô ta.
Khu phố cổ Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt, mang đến nhiều màu sắc cho cuộc sống của người dân nơi đây. Thế nhưng phía sau sự ồn ào ở mặt phố, một nhịp sống khác biệt lại đang tiếp diễn trong những con ngõ nhỏ, nơi cuộc sống bình dị vẫn đang được duy trì bởi những người Hà Nội cũ.
Những bức ảnh đã có tuổi đời vài chục năm, theo thời gian bị ố màu, cũ rách, mốc, nhòe, qua bàn tay của người thợ phục chế trở thành những bức ảnh như mới, lưu giữ những kỷ niệm theo năm tháng.
Thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt của ban ngày, Hà Nội buổi tối đẹp theo cách rất riêng. Dưới ánh đèn đêm lung linh, huyền ảo, vẻ đẹp thuần khiết của Hà Nội càng khiến những ai đã gắn bó với thành phố này mãi chẳng thể nào quên.
Lễ thượng cờ thiêng liêng tại Quảng trường Ba Đình lần đầu tiên được các kỹ thuật viên âm thanh ghi âm lại và chuyển tải một cách sinh động, chân thực trong đĩa than mang tên " Thanh âm Hà Nội". Đây là sản phẩm đặc biệt do Đài Hà Nội thực hiện và phát hành nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đài.
Những chiếc xe điện len lỏi trong khu phố cổ Hà Nội, chở khách đi tham quan những điểm du lịch nổi tiếng như hồ Hoàn Kiếm, chợ Đồng Xuân...
Bán hàng livestream hay bán hàng trực tuyến giờ đây đã trở thành một công việc thường ngày quen thuộc, là một phần không thể thiếu của nhiều người, đặc biệt là người trẻ tại Hà Nội.
Vào mùa thu, hội chèo thuyền ở hồ Tây luôn là một trong những hoạt động thu hút nhiều người tham gia bởi không chỉ là hoạt động giải trí mà còn lưu giữ những kỉ niệm khó quên.
Phố Hàng Đào ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng những người dân ở con phố ấy mỗi ngày đều cùng nhau nối tiếp các câu chuyện của thời quá khứ hào hùng và tươi đẹp.
Vào mùa thu, những cửa hàng chuyên sắp đồ lễ ăn hỏi và dạm ngõ ở Hà Nội luôn có khách ra vào, bởi đây là thời điểm đẹp nhất trong năm để các cặp đôi làm lễ cưới.
Khi mua bán online, giao hàng qua mạng, giao thương liên tỉnh là nhu cầu thường xuyên và liên tục, hàng ngàn bưu tá, shipper hối hả làm việc, tạo thành mạng lưới giao nhận hàng hóa.
Một buổi sớm mùa thu ở Hồ Tây, khi ánh bình minh chưa kịp đánh thức cả thành phố, những làn sương mờ vẫn nhẹ nhàng phủ lên mặt hồ tĩnh lặng. Hồ Tây mênh mang như một tấm gương lớn, phản chiếu bầu trời đang chuyển mình giữa đêm và người dân Hà Nội đã bắt đầu một ngày mới.
Từ lâu nay, con phố Mai Dịch đã là nơi thường xuyên lui tới của những người cần thuê trang phục biểu diễn. Ở đây, bất kỳ loại trang phục nào cũng có, đa dạng màu sắc, mẫu mã, lứa tuổi, giới tính cũng như kích cỡ cho mọi người.
Thời đại kinh tế phát triển, máy móc đã thay thế phần lớn sức người, nhưng vẫn có những gánh hàng rong kẽo kẹt giữa phố xá hiện đại. Có người nói vui rằng chừng nào Hà Nội còn "ngõ nhỏ, phố nhỏ" thì gánh hàng rong vẫn còn.
Đưa đón con hàng ngày trong bối cảnh lệch giờ làm, tắc đường,... luôn là nỗi trăn trở lớn của nhiều ông bố, bà mẹ. Chính vì vậy, việc thuê xe ôm đưa trẻ đến trường đang là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn và tin tưởng.
Dù các cơ sở sản xuất, các xưởng làm nghề truyền thống đã dần chuyển ra khỏi nội đô, nhưng trong những con phố cổ ở Hà Nội vẫn có nhiều nhà giữ lại nghề truyền thống, trong đó có nghề làm hương.
0