Chuyến thăm Việt Nam là sự kiện mang tính biểu tượng

Nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19 đến 20/6, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã gửi bài đăng trên Báo Nhân dân. Đài Hà Nội xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung bài viết.

Chuyến thăm Việt Nam sắp tới của chúng tôi là sự kiện mang tính biểu tượng sẽ diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Nga và Việt Nam. Văn kiện mang tính chiến lược này đã mở ra những cơ hội to lớn để củng cố và phát triển tổng thể quan hệ song phương. Trong giai đoạn lịch sử mới, nó đã tạo xung lực mạnh mẽ để quan hệ Nga - Việt phát triển ngày càng năng động.

Hồ Chí Minh - người con vĩ đại của nhân dân Việt Nam và là người bạn lớn của đất nước chúng tôi chính là người khởi nguồn mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước chúng ta. Nước Nga luôn ghi nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà yêu nước, nhà chính trị và chính khách kiệt xuất, người luôn kiên định bảo vệ chủ quyền và tự do của Tổ quốc. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, năm ngoái, tượng đài tưởng niệm Người - Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam đã được khánh thành ở St. Petersburg nhân dịp kỷ niệm 100 năm Hồ Chí Minh đến thăm “thủ đô phương Bắc” của nước Nga.

Dạ tiệc kỷ niệm 100 năm Nguyễn Ái Quốc đặt chân đến Petrograd, nay là Saint Petersburg.

Đất nước chúng tôi đã hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Sau khi Việt Nam giành chiến thắng và hoàn toàn giải phóng đất nước khỏi xâm lược, các chuyên gia xây dựng, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo và nhà khoa học Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng lại đất nước. Họ đã làm được rất nhiều việc để xây dựng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của Việt Nam và giúp Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ xã hội ưu tiên.

Những truyền thống về tình đồng chí và tương trợ lẫn nhau được thử thách qua thời gian như vậy đóng vai trò là nền tảng vững chắc để tiếp tục tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Việt Nam là một nền văn minh lâu đời, rực rỡ và độc lập trong bức tranh toàn cảnh của một thế giới đa cực. Trên trường quốc tế, Hà Nội theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và ủng hộ mạnh mẽ trật tự thế giới công bằng dựa trên luật pháp quốc tế, các nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Chúng tôi đánh giá cao việc hai nước chúng ta có cách tiếp cận tương đồng hoặc gần gũi về các vấn đề cấp thiết và quan trọng trong chương trình nghị sự quốc tế. Hai nước chúng ta phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương then chốt, trước hết là Liên hợp quốc.

Chúng ta có những đánh giá tương đồng về tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi coi Việt Nam cùng chung quan điểm về xây dựng một cấu trúc an ninh Á-Âu mới bình đẳng, không chia tách, bao trùm và không phân biệt đối xử.

Chúng tôi cảm ơn các bạn Việt Nam đã thể hiện lập trường cân bằng về cuộc khủng hoảng Ukraine và mong muốn thúc đẩy việc tìm kiếm con đường thiết thực giải quyết khủng hoảng bằng các biện pháp hòa bình. Tất cả những điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần và bản chất mối quan hệ giữa hai nước chúng ta.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Điều quan trọng là cả hai nước đều thường xuyên quan tâm thực sự đến việc tăng cường thương mại song phương và khuyến khích đầu tư vào nhau. Theo số liệu thống kê của Nga, năm 2023 kim ngạch thương mại song phương tăng 8% và trong quý I năm nay tăng hơn 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Thực phẩm, nguyên liệu khoáng sản, máy móc, thiết bị của Nga được xuất khẩu sang Việt Nam. Nhiều mặt hàng Việt Nam, bao gồm quần áo, trái cây, rau quả và các sản phẩm nông nghiệp khác đã tìm được người tiêu dùng trên thị trường Nga. Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam ký kết năm 2015 đã tạo điều kiện củng cố và phát triển những xu hướng tích cực này. Hai nước chúng ta có khả năng thanh toán bằng đồng nội tệ - Rúp Nga và Đồng Việt Nam. Năm ngoái, những giao dịch như vậy chiếm hơn 40% giao dịch thương mại song phương. Quý I năm nay, tỷ lệ này đã đạt gần 60%. Điều này phù hợp với xu thế toàn cầu nhằm loại bỏ dần việc sử dụng các loại tiền tệ bị mất uy tín trong thương mại và đầu tư quốc tế. Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các giao dịch tài chính đáng tin cậy. Tôi đã tham gia lễ khai trương Ngân hàng từ năm 2006. Chúng tôi hy vọng rằng Ngân hàng sẽ tiếp tục hoạt động và tích cực hỗ trợ thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước chúng ta.

Năng lượng vẫn là lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược trong hợp tác song phương. Liên doanh Vietsovpetro đã khai thác các mỏ tại thềm lục địa Việt Nam trong hơn bốn thập niên qua và mang lại hiệu quả cao. Khối lượng dầu do Vietsovpetro sản xuất trong những năm qua đã vượt quá 250 triệu tấn. Công ty liên doanh Rusvietpetro được thành lập năm 2008 đang hoạt động thành công tại Khu tự trị Nenets của Nga. Trong những điều kiện khó khăn của vùng Cực Bắc, Rusvietpetro đã khai thác được hơn 35 triệu tấn dầu từ lòng đất sâu. Còn Tập đoàn Gazprom đang khai thác khí đốt tại Việt Nam, một công ty lớn khác của Nga là Novatek dự định triển khai các dự án khí hóa lỏng (LNG) trên lãnh thổ Việt Nam.

Liên doanh Vietsovpetro đã khai thác các mỏ tại thềm lục địa Việt Nam trong hơn bốn thập niên qua và mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, hai bên đang nghiên cứu triển khai sáng kiến thành lập Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Tập đoàn Rosatom của Nga. Về vấn đề này, tôi muốn nhấn mạnh rằng Tập đoàn nhà nước Rosatom luôn sẵn sàng hỗ trợ các đối tác Việt Nam trong việc xây dựng ngành năng lượng nguyên tử quốc gia, bao gồm cả việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.

Nước Nga có truyền thống đóng góp to lớn vào việc phát triển tiềm lực thủy điện của Việt Nam. Thí dụ, Công ty RusHydro rất quan tâm đến việc tham gia tái thiết và nâng công suất của các công trình thủy điện trên các dòng sông Việt Nam.

Tại Đà Nẵng, Công ty liên doanh GAZ - Thành Đạt đang triển khai hoạt động lắp ráp ô tô mang thương hiệu GAZ của Nga.

Chúng tôi hy vọng các nhà đầu tư Việt Nam cũng sẽ tích cực hơn nữa trong việc tận dụng những cơ hội to lớn tại thị trường Nga. Thí dụ, Công ty “TH Group” của Việt Nam đã tận dụng thành công cơ hội này và hiện đang xây dựng các nhà máy chế biến sữa ở các tỉnh Moskva và Kaluga cũng như tại vùng Primorye.

Dĩ nhiên, tôi không thể không nhắc đến truyền thống hợp tác lâu đời giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục. Trong nhiều thập kỷ qua, hàng chục nghìn chuyên gia Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã được đào tạo và nâng cao trình độ và hàng nghìn chuyên gia đã nhận được học vị khoa học ở Nga. Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục quan tâm đặc biệt đến quan hệ đối tác trong lĩnh vực này, trong đó có tiếp tục đào tạo công dân Việt Nam tại các trường đại học Nga bằng kinh phí từ ngân sách liên bang. Chúng tôi sẽ cố gắng bằng mọi cách thúc đẩy hoạt động trao đổi sinh viên và triển khai các dự án và chương trình học thuật chung. Một thí dụ nổi bật về sự hợp tác tích cực như vậy là hoạt động của Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ nhiệt đới Nga-Việt, đã nhiều năm tiến hành các công trình nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản.

Đương nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển các mối quan hệ nhân văn. Tôi biết nhiều người Việt Nam am hiểu và yêu thích âm nhạc, văn học và điện ảnh Nga. Còn người Nga cũng rất quan tâm đến nền nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Những ngày văn hóa Việt Nam tại Nga dự kiến ​​được tổ chức vào đầu tháng tới sẽ giúp người Nga hiểu sâu hơn về nghệ thuật của Việt Nam.

Du lịch chắc chắn sẽ góp phần làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước chúng ta. Việt Nam từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến nghỉ dưỡng ưa thích của người Nga, còn người dân Việt Nam luôn bị thu hút bởi những danh lam thắng cảnh của đất nước chúng tôi. Sắp tới, việc tăng số lượng chuyến bay thẳng sẽ góp phần thúc đẩy lượng khách du lịch Nga tới Việt Nam và Việt Nam tới Nga.

Cùng với các bạn Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ song phương và phát triển hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên toàn thế giới. Và tôi tin tưởng rằng hai nước chúng ta, trên cơ sở truyền thống hữu nghị tốt đẹp, tin cậy và tương trợ lẫn nhau, sẽ đạt được tất cả các mục tiêu lớn đặt ra.

Chúc nhân dân Việt Nam hòa bình, hạnh phúc và thịnh vượng.

User
Ý KIẾN

Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân đã bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 - 3/7 theo lời mời của người đồng cấp Han Duck Soo và Phu nhân.

Ngay sau phiên bế mạc, tại Nhà Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì cuộc họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 30/6 đến 3/7 là chuyến thăm chính thức Hàn Quốc đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam kể từ sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vào năm 2022.

Quốc hội đồng ý tăng 15% lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng. Mức lương hưu thấp nhất là 3,5 triệu đồng/tháng.

Hôm nay (29/6), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Các tổ chức tín dụng.

Sáng 28/6, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa giai đoạn 2024-2030.

Sáng nay 29/6, Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc, biểu quyết thông qua nhiều dự thảo luật, nghị quyết. Chủ tịch Quốc hội sẽ có phát biểu quan trọng bế mạc Kỳ họp.

Bà Đinh Thị Mai - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

Ngành tổ chức cần làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy hoàn thiện các thể chế về tổ chức bộ máy, biên chế; đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Hôm nay, 28/6, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” - phần thưởng cao quý nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cho Bà Ann Mawe - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam.

Sáng nay, 28/6, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Thống nhất với các luật có liên quan là một trong những nội dung nhận được nhiều góp ý của đại biểu.

Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở, tại Hà Nội, tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản Jetro đã khởi động cuộc đối thoại giữa các doanh nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản.

Hôm nay, 28/6, Tọa đàm khoa học “Hai tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa đối ngoại - Giá trị lý luận, thực tiễn đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND" đã được Đảng ủy Công an Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chức.

Hội thảo khoa học đề xuất giải pháp phát triển nhân tố chính trị tinh thần của đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, vừa được tổ chức.

Sáng nay, 28/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV với 462/470 đại biểu tán thành, đạt 95,06%.

Sáng nay, 28/6, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV tiếp tục làm viêc ngày thứ 27, với một trong những nội dung quan trọng là biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ngày 27/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 của Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá 15.

Chiều 27/6, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về Kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Chiều ngày 27/6/2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tổ chức phổ biến, giải đáp pháp luật cho người Việt ở nước ngoài về Luật Đất đai 2024 của Việt Nam.

Chiều 27/6, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09 của Thành ủy tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết trong 6 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2024.

Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đã quyết định chuyển giao Đảng bộ cơ sở Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc trực thuộc Đảng ủy Bộ Khoa học và Công nghệ về trực thuộc Đảng ủy khối các cơ quan Thành phố Hà Nội.

Chiều nay (27/6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng không nhân dân, các đại biểu Quốc hội đồng tình với việc ban hành luật nhằm bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, nhất là trong bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, đã xuất hiện các phương tiện chiến tranh mới đường không như UAV.

Sáng 27/6, các đại biểu Quốc hội đã ấn nút biểu quyết thông qua việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Theo chương trình dự kiến, sáng nay, 27/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ngày 26/6, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị trực tuyến bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí năm 2024.

Chiều 26/6, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo luật quy định bổ sung kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử là cần thiết.

Ngày 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Trung Quốc.

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Các đại biểu quan tâm nhiều đến vấn đề: bổ sung thuốc và danh mục thuốc được bảo hiểm chi trả; cơ chế quản lý hiệu quả việc mua bán thuốc.

Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã đồng chủ trì đối thoại với khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của WEF.

Sáng 26/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Sáng nay (26/6), Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng, Nghệ An, với đa số phiếu tán thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá Trung Quốc có thế mạnh về phát triển đường sắt kết nối cả nước và đường sắt đô thị. Do đó, Việt Nam mong muốn trao đổi và tìm cơ hội hợp tác.

Trong nhiều nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Dược (Sửa đổi) lần này, việc điều chỉnh nhằm đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc sẽ tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận các loại thuốc mới.

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USIAD triển khai dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II.

Ngày 25/6, thảo luận tại tổ về các nội dung liên quan đến cải cách tiền lương, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về nguồn kinh phí đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ.

Sau một ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, tích cực, trách nhiệm, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra.

Các ý kiến tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII đều đánh giá cao công tác chuẩn bị của Ban Thường vụ Thành uỷ về chủ đề, phương châm, dự thảo đề cương chi tiết báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.

Để hoàn thành mục tiêu ước giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 là 95%, UBND Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ.

Giá vé máy bay dự kiến vẫn cao do các hãng hàng không phải đối mặt với nhiều vấn đề cả trong nước và quốc tế, số máy bay phải dừng khai thác tiếp tục tăng.

Cho ý kiến về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), quy định về việc mở rộng thẩm quyền cho công chứng viên trong giao dịch bất động sản và mô hình các văn phòng công chứng, là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu cẩn trọng quy định để phù hợp với mục đích, quan điểm sửa đổi luật là nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của công chứng viên.

Chiều 24/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết bổ sung dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Hôm nay (25/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP, dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và bàn thảo về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Theo báo cáo của Bộ Công an, những năm gần đây số vụ buôn bán người trong nước ngày càng gia tăng, đặc biệt xuất hiện cả tình trạng buôn bán nam giới, buôn bán thai nhi còn trong bụng mẹ.