Chuyện từ ngôi nhà tứ đại đồng đường trên phố Hàng Giầy | Chuyện Hà Nội | 29/03/2024

Trong ngôi nhà tổ tiên để lại trên con phố Hàng Giầy có một gia đình với bốn thế hệ cùng chung sống. Câu chuyện của gia đình họ gắn liền với những giai đoạn lịch sử quan trọng của Hà Nội. Chuyện Hà Nội hôm nay sẽ kể cho quý vị về ngôi nhà và chủ nhân của ngôi nhà đó - Kiến trúc sư Lê Mạnh Cường, người có đóng góp đáng kể cho sự phát triển đô thị của Thủ đô.

User
Ý KIẾN

Với người Hà Nội, món tào phớ mang một nét riêng với lớp tào phớ trắng mịn hòa trộn với nước đường mang vị ngọt dịu nhẹ, thanh mát, thoảng hương hoa nhài dịu dàng, đằm thắm của một thứ quà đậm chất Hà Nội xưa.

Làng Ngọc Hà thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, kinh thành Thăng Long, nay thuộc phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Xưa kia làng từng nổi tiếng với nghề trồng hoa nhưng nay nghề đó đã mai một. Trong ký ức của chị Đoàn Thị Nghĩa thì làng Ngọc Hà xưa là những cánh đồng hoa đẹp rực rỡ.

Xiếc là một trong những loại hình nghệ thuật hấp dẫn. Xiếc ra đời từ khi nào và ông tổ của ngành xiếc là ai thì vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Nhưng nghệ thuật xiếc được biết đến nhiều ở Hà Nội có lẽ là từ những người làm xiếc rong.

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, mời quý vị gặp gỡ nhà sử học Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, để nghe chuyện về Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời vị lãnh tụ kính yêu.

Hoa nhài, loài hoa hương sắc nhẹ nhàng mà ngan ngát, trong kho tàng ẩm thực của người Việt xưa, chè ướp hoa nhài là một hương vị nổi tiếng. Người Hà Nội còn đưa hương nhài vào cả những món ăn rất bình dị, dân dã.

Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, cố GS Trần Quốc Vượng đã cùng nhà khảo cổ Vũ Hữu Minh sơ đồ hóa vị thế quy hoạch của Thăng Long - Hà Nội cổ. Theo đó, Thăng Long - Hà Nội được bao bọc bởi một “tứ giác nước”. Tứ giác nước được hình thành bởi sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu.

Từ xưa đến nay, quà rong phố cổ đọng lại trong lòng thực khách gần xa không chỉ là bởi cái hương thơm, vị ngọt của sản vật muôn phương tụ về mà còn là bởi cái tình của người mua, người bán trong những món quà thay đổi theo bốn mùa của đất trời Hà Nội.

Người Hà Nội đã đưa vào ấm trà một hương thơm dịu nhẹ, man mát của các loài hoa để việc thưởng trà không chỉ là vị mà còn là hương hoa của đất trời Hà Nội. Xuân ướp trà bưởi, trà mộc; Hạ ướp sen, ướp nhài; Thu ướp ngâu… cứ thế lưu hương bốn mùa trong những ấm trà của người Hà Nội xưa. Đó là những chia sẻ của anh Nguyễn Anh Tuấn – thường được khách hàng gọi với cái tên Tuấn Chè. Từ những kinh nghiệm mà bố mẹ truyền lại, anh học hỏi thêm từ mọi người và tự bản thân chắt lọc lại để làm ra được những sản phẩm trà ướp hoa mà nhiều khách hàng yêu thích.

Đại tá, nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hưng là một người lính đã đi qua cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc. Sau 15 năm hoàn thành nhiệm vụ người lính, ông chuyển sang làm phóng viên chiến trường, làm báo và công tác xuất bản trong lực lượng Công an nhân dân. Từ nhiệm vụ này, ông đã bén duyên với việc sưu tập và đi tìm lại những hình ảnh, kỷ vật, di vật của những người lính đã đi qua 3 cuộc kháng chiến.

Tại nhà riêng ở khu tập thể trên phố Trần Hưng Đạo, vị giáo sư đã bước sang tuổi 80, mái tóc bạc trắng như cước, gương mặt hiền hậu và đôi mắt sáng ngời, đã chia sẻ câu chuyện hơn 40 năm trước, ông và những người thầy tiền nhiệm của mình đã lựa chọn Thủ đô Hà Nội để xây dựng nên bảo tàng đầu tiên về 54 dân tộc anh em. Ông là Giáo sư Nguyễn Văn Huy - Giám đốc đầu tiên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Cung Thiếu nhi Hà Nội - nơi được xem là ngôi nhà chung của hàng nghìn thiếu nhi Thủ đô, đây cũng là nơi lưu dấu tuổi thơ của nhiều thế hệ với biết bao kỉ niệm đẹp. Từ đây, nhiều thế hệ đội viên, thiếu niên đã được chắp cánh bay cao, bay xa tới khắp mọi miền tổ quốc, trở thành những công dân tiêu biểu của Thủ đô.

Đối với mỗi người con Hà Nội dù đang sinh sống ở thủ đô hay đang xa Hà Nội, thì mảnh đất này vẫn luôn là tự hào, niềm yêu thương và nỗi nhớ. Từ những con đường rợp bóng cây đến những mái nhà lô xô nơi phố hàng, từ những phố xá nhộn nhịp cho tới những khoảng tĩnh lặng trong con ngõ nhỏ… tất cả những điều bình dị đó đều thành đặc biệt trong tâm hồn mỗi người Hà Nội. Còn với những người không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng lại chọn nơi đây để làm việc, học tập và mưu sinh thì sẽ có những cảm nhận như thế nào về mảnh đất này?

Hoa làm đẹp cho đời, ngắm hoa ai cũng thấy nhẹ nhàng, an nhiên. Nhưng nghề trồng hoa và bán hoa lại rất vất vả, phải thực sự yêu hoa, yêu nghề thì mới có thể bám trụ với nghề, đêm hôm sớm tối vất vả cùng hoa. Và đó là câu chuyện của bà Phạm Thị Hiền năm nay đã ngoài 60 tuổi, quê gốc ở Hưng Yên, đang bán hàng ở chợ hoa Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.

Từ những năm đầu thế kỷ trước đến tận bây giờ, xích lô giữ vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Hà Nội, từ những việc như đi chợ, đến công sở cho đến những việc quan trọng của đời người như ăn hỏi, rước dâu…

Thăng Long xưa vốn là đất Kinh Kỳ Kẻ Chợ. Cái tên Kẻ Chợ của Hà Nội chỉ là một cách gọi dân gian, nhưng tên gọi đó lại lưu đọng trong lịch sử, văn hoá, phong tục của người Hà Nội như một niềm riêng nỗi nhớ. Mặc dù, Hà Nội có nhiều ngôi chợ cổ mang tên gọi dân gian với những mặt hàng đặc trưng còn tồn tại đến ngày nay. Nhưng cũng có những ngôi chợ chỉ còn là tên gọi lưu truyền qua trang sách, trong nghiên cứu của các nhà văn hóa dân gian và trong tâm khảm của bao lớp người Hà Nội xưa cũ.

Hát xẩm là một thể loại âm nhạc cổ truyền, với những hình thức biểu diễn rất độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh giá trị nghệ thuật, hát xẩm còn là loại hình âm nhạc dân gian mang đậm tính nhân văn, thẩm mỹ và giáo dục về đạo đức, lối sống của mọi tầng lớp trong xã hội.

Nhà sử học Dương Trung Quốc sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà ở phố Hàng Đường, Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã gắn bó với phố cổ, nơi chỉ cáchHồ Gươm một đoạn đường rất ngắn Phải chăng vì thế, ông không chỉ yêu Hồ Gươm bằng tình yêu của một người Hà Nội mà còn bởi sự gần gũi, thân quen của nơi này.

Hà Nội nghìn xưa là mảnh đất của núi Nùng, sông Nhị, hồ Gươm, sông Tô Lịch... Hà Nội nghìn xưa đã để lại cho đời sau biết bao di tích, công trình văn hóa đáng tự hào. Một trong số đó là Thăng Long Tứ Quán.

Tiếng trống chèo sân đình là một hoài niệm của bao người dân làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ khi xưa. Với Hà Nội, nghệ thuật Chèo đã đi vào đời sống, đi vào tâm hồn và văn học nghệ thuật của Hà Nội từ rất lâu như một nét duyên thầm làm say đắm bao người dân đất Kinh Kỳ, Kẻ Chợ. Trong chương trình hôm nay, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, Nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội sẽ chia sẻ về lịch sử phát triển của nghệ thuật Chèo Hà Nội.

Nhà văn Vũ Bằng sinh ra ở Hà Nội, là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, 40 năm nói láo; Miếng lạ miền Nam… cùng nhiều tiểu thuyết và bút ký báo chí. Vũ Bằng tha thiết yêu Hà Nội. Ông viết về Hà Nội với một nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ bời bời, nỗi nhớ khắc khoải.

Hồ Gươm được xem như linh hồn, biểu tượng văn hóa từ ngàn xưa của Hà Nội. Thủ đô hôm nay đã có nhiều đổi thay nhưng vị thế của Hồ Gươm trong lòng người Hà Nội và người dân cả nước vẫn không thay đổi. Hồ Gươm không chỉ là điểm đến được yêu thích mà còn là nơi gắn bó, là tình yêu và niềm tự hào của biết bao người.

Hà Nội không phải là nơi đầu tiên ở Việt Nam có món bánh Tây - tức bánh mì, nhưng không vì thế mà bánh mì Hà Nội kém cạnh những nơi khác. Bánh mì Hà Nội có hương vị, màu sắc và những nguyên liệu ăn kèm khác biệt, tạo nên sức quyến rũ riêng.

Không phải người nào ở Hà Nội cũng biết đến sứa, một món quà ngon chỉ xuất hiện từ tháng Hai âm lịch, khi tiết trời ẩm ương Hà Nội dần chuyển sang cái nóng của mùa hè. Nếu ai đã một lần ăn, hẳn món sứa Hà Nội không giống bất cứ đâu ấy sẽ thành nỗi nhớ mỗi khi tháng hai về.

Đi qua thời kỳ phát triển rực rỡ, tranh Đông Hồ đứng trước nguy cơ mai một, và có thể sẽ mất đi nếu không có những người như nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, dành hơn 30 năm sưu tầm, bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian này.

Trong ngôi nhà tổ tiên để lại trên con phố Hàng Giầy có một gia đình với bốn thế hệ cùng chung sống. Câu chuyện của gia đình họ gắn liền với những giai đoạn lịch sử quan trọng của Hà Nội. Chuyện Hà Nội hôm nay sẽ kể cho quý vị về ngôi nhà và chủ nhân của ngôi nhà đó - Kiến trúc sư Lê Mạnh Cường, người có đóng góp đáng kể cho sự phát triển đô thị của Thủ đô.

Thanh âm Hà Nội ngày xưa là một ký ức, kỷ niệm in đậm trong lòng biết bao thế hệ người dân Hà Nội. Đó là những tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng tàu điện leng keng trên đường phố, tiếng ve sầu kêu báo hiệu mùa hè đến, hay những tiếng rao đêm.... Chương trình hôm nay sẽ đưa các bạn trở lại một thời Hà Nội xưa cũ với những tiếng rao đã trở thành di sản trong lòng người dân Thủ đô.

Ga Hàng Cỏ được khánh thành vào năm 1902, với lối kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu. Từ đây, các tuyến đường sắt lần lượt được hình thành, nối Hà Nội với các miền. Trong lòng người Hà Nội xưa, ga Hàng Cỏ là một hoài niệm...

Trong chương trình này, chúng ta cùng trò chuyện với một nhà làm phim đã làm ra những bộ phim tài liệu "chỉ nói sự thật", "đụng vào dây thần kinh của xã hội", "làm choáng váng người xem". Ông là Trần Văn Thủy, tác giả "Hà Nội trong mắt ai" và "Chuyện tử tế".

Ca trù là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam. Mặc dù được đánh giá là loại hình nghệ thuật bác học, có sức ảnh hưởng lớn trong nền âm nhạc truyền thống của Việt Nam nhưng ca trù cũng có những bước thăng trầm theo lịch sử, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bị lãng quên.

Đến chùa Hương – Nam Thiên đệ nhất động, nếu có cơ duyên bạn sẽ được tiếp kiến một nhà sư với niềm đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, đó chính là thượng tọa Thích Minh Hiền - vị trụ trì chùa Hương (ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Những bức ảnh của ông thường ghi lại các sự kiện, phong cảnh, đặc biệt là các kiến trúc, mỹ thuật Phật giáo của Việt Nam. Từ những bức ảnh, bạn còn có thể được thấy thế giới thiên nhiên qua góc nhìn rất riêng của một người tu hành.

Hội thề Trung hiếu tại đền Đồng Cổ ở làng Đông Xã, phường Bưởi, quận Tây Hồ có từ thời Lý, là một trong những hội thề lâu đời và hiếm có của nước ta. Với việc đề cao chữ ‘trung’, chữ ‘hiếu’, hội thề giữ nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ghi danh Hội thề Trung hiếu và trao bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

"Bát Phố" của nhà thơ dân gian Bảo Sinh như là một Hà Nội thu nhỏ những năm 50, 60 của thế kỷ trước với những con người, những nhân vật được xem là biểu tượng của Hồ Gươm thời đó. Cái hay của "Bát Phố" có thể nói, tác giả không dừng lại bằng cảm xúc bâng quơ, cũng không cố ý đạt đến vẻ "triết lý" bằng câu chữ rối rắm, cầu kỳ mà viết như thật với nhiều chi tiết đắt giá.

Nằm ven nội thành xưa, làng Thanh Trì có nghề truyền thống làm bánh cuốn từ bao thế kỷ. Nhưng không ai biết món ăn này có từ bao giờ, danh tính của ông Tổ nghề là ai. Mới đây, làng nghề bánh cuốn Thanh Trì được đón nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội". Đây là niềm vui, niềm tự hào và cũng là trách nhiệm của người dân nơi đây trong việc bảo vệ và phát huy giá trị sản phẩm của làng nghề truyền thống.

Trong cuộc sống có rất nhiều ngành nghề được xem là ước mơ của bao người, ngược lại cũng có những nghề mà nhiều người, nhiều gia đình lại không mong muốn lựa chọn. Nhưng nghề nào cũng là nghề cao quý miễn là bạn làm bằng chính sức lao động của mình. Trong chương trình hôm nay, mời bạn cùng nghe câu chuyện giản dị, rất đời thường nhưng lại ấm áp tình người và sự tử tế của một anh thợ đánh giày với 30 năm ở Hồ Thiền Quang.

Nghề chạm khắc là nghề truyền thống của Hà Nội. Con dấu ban đầu ra đời nhằm xác thực giấy tờ hay niêm phong tài liệu, thư từ quan trọng, nhưng hiện nay còn trở thành vật kỉ niệm, quà sinh nhật, quà lưu niệm để tặng người thân, bạn bè. Theo dòng chảy thời gian, nhiều nghề cũ nơi phố cổ đã dần bị mai một và mất đi. Nhưng giữa nhịp sống đổi thay của phố phường hiện đại vẫn còn những người yêu nghề và hàng ngày góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của phố nghề Hà Nội. Đó chính là ông Phạm Ngọc Toàn, người gần 50 năm gắn bó với nghề khắc con dấu gỗ ở phố Hàng Quạt.

Những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội chắc hẳn đã quen với tiếng rao ‘ai bánh khúc nóng đây...’ tạo nên một nét giản dị, đặc trưng của mảnh đất Hà thành. Trước đây, bánh thường được bán vào buổi tối, người bán đội thúng bánh trên đầu đi dọc các phố cất tiếng rao, còn bây giờ bánh khúc là thức quà được bán cả ngày. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị gặp gỡ người làm bánh khúc có tiếng ở Hà Nội – bà Nguyễn Thị Lan để cùng tìm hiểu về thức bánh tuy dân dã, nhưng lại mang nét tinh túy riêng của ẩm thực Hà Nội.

Chèo tàu Tân Hội là điệu hát chèo thuyền trên cạn độc đáo của Xứ Đoài, một hình thức diễn xướng dân gian độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Trong chương trình hôm nay mời quý vị gặp gỡ nghệ nhân ưu tú Ngô Thị Thu – Chủ nhiệm CLB chèo tàu (xã Tân Hội, huyện Đan Phượng) để tìm hiểu về nghệ thuật hát chèo tàu Tân Hội

Có một Hà Nội được kể qua những bức ảnh đen trắng thuần túy. Một Hà Nội không long lanh, rực rỡ sắc màu mà những câu chuyện trong đó là bi, là hài, là thương đau, trần trụi... nhưng tất cả đều toát lên một sắc thái, một hình ảnh thật gần gũi thân thương của Hà Nội trong nửa thế kỷ qua. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị gặp gỡ nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo, người kể câu chuyện về Hà Nội qua những bức ảnh đen trắng - một Hà Nội không trang điểm.

Trong kí ức của nhiều người, tò he không chỉ là món đồ chơi bình dị mà còn là một phần ký ức của tuổi thơ. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị gặp gỡ nghệ nhân Đặng Văn Khương, người đã có hơn 40 năm làm tò he để cùng tìm hiểu về nghề nặn tò he truyền thống của làng tò he Xuân La (thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cùng nỗ lực của người nghệ nhân này để góp phần bảo tồn và gìn giữ nghề nặn tò he truyền thống.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nhiếp ảnh, là thế hệ thứ 4 làm công việc nhiếp ảnh của hiệu ảnh Phương Đông nổi tiếng trên phố Lê Thái Tổ xưa, có một nhiếp ảnh gia trẻ đam mê với việc sưu tầm và gìn giữ vài nghìn cuộn film ảnh về Hà Nội xưa. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị lắng nghe cuộc trò chuyện với nhiếp ảnh gia Lê Dũng - người sáng lập nhóm Ảnh Hà Nội Xưa và kênh tiktok Tò Mò Hà Nội.

Mỗi dịp xuân về, Hà Nội lại rộn ràng với hàng nghìn lễ hội khác nhau. Một trong những Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự và trải nghiệm đó là Lễ hội làng nghề Phú Thượng với hội thi thổi xôi để dâng lễ vật cho đức Thành hoàng làng. Tại ngày hội thi thổi xôi lần thứ 7 năm 2024 , Làng Phú Thượng đã đón nhận Quyết định ghi danh Nghề Xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ở Hà Nội, có một người thợ lành nghề được rất nhiều người yêu quý, trân trọng. Bởi trong tâm người thợ đó là cả một tình yêu dành cho mọi người và tặng cho cuộc đời. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị nghe cuộc trò chuyện với người thợ sửa giầy nơi góc phố Hoàng Ngọc Phách.

Tết không chỉ mang nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người Việt mà còn để lại những ấn tượng với người nước ngoài đang sinh sống tại Hà Nội. Trong không khí của ngày đầu xuân năm mới, mời quý vị gặp gỡ chàng trai người Nhật Bản Okabe Chikara để cùng nghe những câu chuyện và cảm nhận của anh về Tết ở Hà Nội.

Từng sợi tơ mỏng manh từ tơ tằm, hay cuống sen qua bàn tay khéo léo, tài tình của của nghệ nhân tài hoa được se thành sợi, dệt nên những sản phẩm mang hơi thở của quê hương. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị gặp gỡ người đã có công đưa thương hiệu tơ tằm Việt Nam vươn ra quốc tế, đó là nghệ nhân Phan Thị Thuận ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Trải qua nhiều sự đổi thay và phát triển, nhưng Hà Nội vẫn luôn là nỗi nhớ da diết, khắc khoải với những người con Hà Nội xa quê hương. Và trong chương trình hôm nay, mời quý vị cùng gặp gỡ họa sĩ Minh Đàm (Đàm Triệu Minh) – họa sĩ người Ba Lan gốc Việt để cùng lắng nghe những tình cảm đặc biệt của anh dành cho Hà Nội.

Hà Nội có một người làm bánh chưng ngon có tiếng, chỉ gói vào đúng dịp Tết phục vụ cho khách đặt chứ hầu như không bán lẻ. Có nhiều cách gói bánh chưng, người thì thích dùng lá riềng để tạo màu xanh thêm cho bánh, người thì thích bánh màu đỏ như gấc nhưng nhà cô Lan vẫn giữ cách gói bánh chưng vị nguyên bản. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị cùng gặp gỡ cô Lan, người gói bánh chưng nổi danh ở chợ Nguyễn Công Trứ ở Hà Nội.