Chuyện tuổi già (ngày 26/03/2023)

Rối loạn tiền đình là một triệu chứng bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ giới, và ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, với người cao tuổi, thì rối loạn tiền đình để lại nhiều hậu quả và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này trong chương trình hôm nay.

User
Ý KIẾN

Nhà giáo Nguyễn Thượng Hùng là cháu nội của danh nhân Nguyễn Thượng Hiền một tài năng văn chương lớn và là chắt của trí thức nho học Nguyễn Thượng Phiên. Phát huy truyền thống hiếu học của của dòng họ, ông Hùng luôn gương mẫu trong việc xây dựng gia đình, dòng họ học tập. Từ việc giáo dục con cháu trong gia đình, vận động quỹ khuyến học dòng họ đến việc khuyến khích động viên, trao thưởng cho con cháu học giỏi, đỗ đạt cao.

Sau phần tin, mời quý khán giả cùng theo dõi phóng sự về thú chơi cây cảnh từ lâu vốn đã trở thành thú vui của rất nhiều người, đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi.

Câu chuyện chùa Chòng được chọn làm an toàn khu của Xứ ủy, nhân dân xã Trầm Lộng đã nuôi giấu và bảo vệ an toàn cho nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Trung ương… đã thu hút học sinh. Những buổi nói chuyện như thế không chỉ trang bị thêm kiến thức lịch sử cho các em mà còn bồi đắp lòng tự hào về quê hương đất nước.

Ở người cao tuổi, bên cạnh các dấu hiệu lão hóa dễ nhận thấy như da nhăn, khô, tóc bạc, đau xương khớp khi chuyển mùa...thì mắt cũng là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều. Khi tuổi càng cao thì hai bộ phận có chức năng, vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo thị lực cho đôi mắt là thủy tinh thể và võng mạc càng bị tổn thương nghiêm trọng hơn, từ đó gây suy giảm thị lực và dẫn đến các bệnh lý về mắt như đục thể thủy tinh, thoái hóa hoàng điểm.

Bước vào tuổi nghỉ hưu, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện kinh tế, gia đình và tính cách của từng người mà người cao tuổi lại có những lựa chọn riêng. Có người lại quyết định về quê sinh sống, an hưởng tuổi già thay vì sống tại các thành phố chật hẹp, ồn ào. Song có người lại lựa ở thành phố để tiện hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.

Mỗi độ Tết đến Xuân về, cùng với việc tổ chức các lễ hội truyền thống nhằm làm phong phú hơn đời sống tinh thần thì lễ mừng thọ cho những cụ tròn tuổi cũng được các địa phương, gia đình tổ chức trang trọng ở nhiều nơi. Hoạt động này, đã hình thành nét đẹp văn hoá đầu Xuân mới của dân tộc Việt Nam.

Giờ đây, dù ở nông thôn hay thành thị, tại một số địa điểm có không gian thoáng, rộng rãi như: công viên, nhà văn hóa hay bãi đất trống nào đó của khu dân cư, chúng ta có thể thấy hình ảnh người cao tuổi tham gia luyện tập dưỡng sinh. Với phương châm “Sống vui, sống khỏe, sống có ích”, các câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh hoạt động ngày càng hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều hội viên là người cao tuổi tham gia. Nhiều hội viên nhờ tham gia sinh hoạt đều đặn tại CLB mà duy trì sức khỏe tốt, tránh được nhiều căn bệnh mãn tính.

Dù bận rộn thế nào, dù đi xa tới đâu, nhưng cứ đến Tết - ai cũng cố gắng trở về sum vầy bên mẹ bên cha, bên những người thân yêu nhất. Bởi, trong tâm thức của người Việt, Tết là khoảnh khắc thiêng liêng dành cho gia đình. Tết là đoàn viên. Người già mong con cháu trưởng thành. Con trẻ thì háo hức gặp anh chị em họ hàng. Người trưởng thành thêm trân quý những phút giây bên gia đình.

Mỗi khi Tết đến, Xuân về thì người người, nhà nhà lại nô nức đi chơi, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa đón Tết. Với người cao tuổi, Tết còn là dịp con cháu sum vầy chúc thọ, gia đình quây quần. Tuy nhiên, có những người cao tuổi ở tại trung tâm dưỡng lão vì điều kiện mà không thể về nhà đón Tết cùng con cháu. Để người cao tuổi không cảm thấy đơn côi, được hòa mình vào không khí vui tươi ấm áp khi xuân về, tại các trung tâm dưỡng lão đã tổ chức nhiều hoạt động đón Tết đầy ý nghĩa, mang đậm hương vị truyền thống.

Ngày nay, hòa chung cùng xu thế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên, người già không còn bó hẹp trong không gian của gia đình. Họ có nhiều hoạt động tích cực, nhằm mang lại niềm vui sống và uống cà phê “chém gió” đang được nhiều người già lựa chọn.

Khi về già, nhiều người cao tuổi vẫn có khát vọng giao tiếp, thể hiện qua việc muốn đi làm, trực tiếp làm chủ trang trại, cơ sở sản xuất hay các doanh nghiệp. Với họ còn sức khỏe thì còn cống hiến miễn sao phù hợp với sức khỏe cùa mình, và như thế cũng giúp họ trở nên năng động, minh mẫn hơn.

Khiêu vũ là bộ môn thể thao giúp tăng cường sự tự tin cho người tập, và còn là phương thuốc diệu kì với sức khỏe con người. Với người già cũng vậy, khiêu vũ là phương thuốc giúp duy trì sự dẻo dai và trí nhớ của người già. Ngày nay có nhiều câu lạc bộ khiêu vũ cho người già được tổ chức với rất nhiều hoạt động phong phú giúp cho người cao tuổi sống vui hơn, khỏe hơn.

Khi bước vào tuổi xế chiều ai cũng có nỗi lòng riêng. Có người vẫn tất bật với cuộc sống, có người đã an nhàn hơn trước, có người đã an nhàn những vẫn lo cho con cháu. Và mỗi người có những cách khác nhau để làm cho tuổi già thêm vui vẻ và khỏe mạnh. Vậy làm sao để có một tuổi già thêm vui vẻ hạnh phúc như chúng ta mong muốn?

Người ta thường nói khi lớn tuổi tâm hồn sẽ chai sạn, khó rung động. Thế nhưng, cũng giống như với các độ tuổi khác, âm nhạc cũng có nhiều tác động tích cực đến người lớn tuổi. Và khi người cao tuổi tham gia các hoạt động ca hát, với những làn điệu âm nhạc phong phú sẽ mang lại năng lượng sống tích cực giúp họ ngày càng trẻ hơn, yêu đời hơn.

Điều tra mới nhất của Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển công bố năm 2020 cho thấy, có khoảng 61% người cao tuổi toàn quốc đang sống với ít nhất một người con ruột. Sống chung và trông nom cháu giúp con cái là việc gần như không thể tránh khỏi. Nguyên nhân chính để người già chấp nhận trông cháu là họ muốn con cái mình đỡ một khoản chi phí chăm trẻ, hơn nữa họ cũng không yên tâm để người lạ chăm sóc cháu mình. Do vậy, đáng lẽ ở tuổi về hưu người già phải được nghỉ ngơi, thư thái nhưng vì con cháu, họ lại dành thời gian để chăm sóc các cháu.

Các chuyến du lịch cùng bạn bè, hội nhóm ngày nay đang là xu hướng, là đam mê của rất nhiều người cao tuổi. Bởi vì khi còn trẻ, nhiều người cao tuổi không có điều kiện kinh tế, không có thời gian để đi du lịch, cho đến khi về già mới được thảnh thơi. Nên nhiều người lựa chọn đi du lịch với những người sinh hoạt chung trong nhóm, câu lạc bộ hoặc bạn bè cùng tuổi để trải nghiệm, thăm thú những nơi mà trước kia mình chưa từng được đặt chân đến.

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Nếu như các quốc gia phát triển mất một thập kỷ hoặc hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già thì Việt Nam chỉ mất 20 năm. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thích ứng và phải có các chương trình chăm sóc cho người già cả về sức khỏe và tinh thần. Mô hình chăm sóc ban ngày cho người cao tuổi với nhiều hoạt động phong phú bổ ích, người già được sinh hoạt cùng những người bạn đồng niên đang là lựa chọn của nhiều người già.

Chưa bao giờ việc tiếp cận công nghệ lại dễ dàng như hiện nay. Chỉ cần sở hữu chiếc điện thoại hay máy tính, người dùng đã có thể kết nối mạng để giải trí, tra cứu thông tin.Giờ đây, không chỉ người trẻ mà nhiều người già đã và đang bắt nhịp và biến công nghệ trở thành công cụ giải trí, giúp ích cho họ tránh cảm giác cô đơn, tinh thần vui vẻ. Ngoài ra, nhiều người cao tuổi còn ứng dụng giải quyết thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số để đăng ký khám, chữa bệnh thay cho bảo hiểm y tế.

Người trẻ ngày nay có ít thời gian hơn dành cho gia đình, chăm sóc, đưa đón con cái đi học khi xã hội ngày càng phát triển. Điều tra mới nhất của Viện Dân số, sức khoẻ và phát triển công bố năm 2020 cho thấy, có khoảng 61% người cao tuổi toàn quốc đang sống với ít nhất một người con ruột. Vì vậy, việc đưa đón cháu đi học ngày nay đã trở thành thiên chức của nhiều ông bà.

Từ nhiều đời nay, trong quan niệm Á Đông nói chung và văn hóa truyền thống của người Việt Nam nói riêng, cha mẹ khi về già thường sống chung với con cháu. Có thể nói, tùy vào điều kiện kinh tế, gia cảnh, mỗi người có một lựa chọn phù hợp cho riêng mình nên sống chung hay sống riêng với con cháu. Nhưng dù ở xa hay gần, chung hay riêng, chỉ cần quan tâm, chăm sóc, hiếu kính với cha mẹ thì các con vẫn mang lại niềm tự hào, niềm vui cho cha mẹ ở tuổi xế chiều.

Cuộc sống an vui, hạnh phúc khi về già là mong muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, không phải người già nào cũng đạt được một cuộc sống lý tưởng như vậy. Khi tuổi già ập đến, nhiều người chỉ loanh quanh ở nhà với công việc gia đình. Và khi càng lớn tuổi, con người càng khát khao có ai đó ở bên để trò chuyện và chăm sóc. Chỉ những điều giản dị nhất đó cũng có thể là cuộc sống an vui của tuổi già.

Ở các nước phát triển, việc người cao tuổi vào ở trong các viện dưỡng lão để nhận được sự chăm sóc sức khỏe đặc biệt rất phổ biến. Tại Việt Nam, đã bắt đầu xuất hiện các mô hình điều dưỡng dành riêng cho người già như một xu thế hội nhập và phát triển chung. Tuy nhiên, việc có nên đưa ông bà, cha mẹ đã cao tuổi vào các viện dưỡng lão hay không thì lại vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.

Xã hội ngày càng phát triển hiện đại thì quan điểm và lối sống cũng dần thay đổi. Càng ngày càng có nhiều người già cô đơn muốn tái hôn. Thêm bước nữa, thêm một người trong cuộc đời là đi thêm nhiều ngã rẽ, sẽ giúp cho người già có thêm sinh lực trong cuộc sống, để mỗi người hiểu nhau, cảm thông cho nhau và xây dựng gia đình đầm ấm hơn.

Thể dục thể thao là nhu cầu tất yếu của người cao tuổi trong xã hội hiện đại để rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai và minh mẫn. Bộ môn dành cho người cao tuổi đang phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi trên mọi miền đó là thể dục dưỡng sinh với các bài tập động tác nhẹ nhàng, khó gây ra chấn thương. Tập luyện dưỡng sinh không chỉ duy trì và tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi mà còn đem lại cho họ nguồn vui sống, giúp họ thêm lạc quan yêu đời.

Giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa là nhiệm vụ không chỉ của riêng các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành chức năng, mà còn là trách nhiệm của đông đảo các tầng lớp nhân dân; trong đó, người cao tuổi có vai trò quan trọng. Và, nhiều nghệ nhân dân gian đang nỗ lực cống hiến sức lực, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau vốn văn hóa và các giá trị tinh thần quý báu của dân tộc mình.

Sau phần tin về hoạt động của người cao tuổi trên địa bàn Thủ đô, mời quý khán giả theo dõi cuộc trao đổi về các vai trò của người cao tuổi trong cộng đồng hiện nay.

Với những uy tín và kinh nghiệm, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong vai trò xây dựng gia đình văn hoá, giữ kỷ cương và giáo dục đạo đức lối sống, cách đối nhân xử thế cho con cháu hình thành nhân cách đẹp mỗi con người. Vì vậy, xây dựng gia đình văn hoá hạnh phúc phát triển bền vững là một trong những nội dung quan trọng trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá.

Sau phần tin về hoạt động của người cao tuổi trên địa bàn Thủ đô, mời quý khán giả theo dõi cuộc trao đổi về các hoạt động chăm sóc người cao tuổi hiện nay.

Hiện nay, tại Hà Nội và nhiều thành phố khác, các câu lạc bộ khiêu vũ, sàn nhảy không chỉ là nơi vui chơi, giải trí của thanh niên mà còn là sân chơi dưỡng sinh, cải thiện sức khỏe cho người cao tuổi.

Việc Nam là một trong số ít các quốc gia đưa vấn đề chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi thành luật, tạo điều kiện cho người cao tuổi cũng như các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội ngày càng làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc người cao tuổi.

Ngay giữa Thủ đô Hà Nội có không ít các gia đình “tứ đại đồng đường” sống êm đềm, hạnh phúc trong không gian chung. Nét đẹp và nền nếp gia phong của những gia đình này đã góp phần tích cực vào xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn nếp sống văn minh, thanh lịch của thành phố.

Không thể không nhắc tới vai trò của người cao tuổi trong xây dựng xóm thôn, làng xã ngày càng khang trang, sạch đẹp. Các cụ không chỉ là những tấm gương sáng, mà còn luôn đi đầu trong các phong trào để con cháu noi theo học tập.

Mặc dù tỷ lệ người cao tuổi tại Việt Nam chiến tới hơn 12% dân số, song số người cao tuổi tiếp tục tham gia vào hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội ngày một đông. Đơn giản là những người cao tuổi có sức khỏe mong muốn tiếp tục cống hiến trí lực góp phần xây dựng đất nước.

Một trong những lý do khiến người cao tuổi mặc cảm, đó chính là ý kiến của họ không được lắng nghe. Việc trao đổi những vấn đề trong cuộc sống không chỉ là những câu chuyện vô bổ, mà đó là sợi dây kết nối tình cảm và sự trân trọng trong gia đình. Với người cao tuổi, ý kiến của họ được lắng nghe vô cùng quan trọng. Đây là nội dung chính của chương trình Chuyện tuổi già tuần này.

Không quá khó để hiểu những phản ứng tiêu cực của nhiều bạn trẻ, khi biết cha mẹ tuổi cao nhưng vẫn muốn có một người bạn khác giới. Thực tế, tình yêu không chỉ dành cho tuổi trẻ, mà ngay người cao tuổi cũng có tình yêu của riêng mình.

Khi người trẻ đang tìm hiểu và sử dụng những gì được coi là của cuộc sống hiện đại, thì dường như người cao tuổi lại có cảm giác 'cô đơn' trong chính cái hiện đại đó của cuộc sống. Tại sao lại như vậy và nên làm gì để xóa bỏ cảm giác đó? Đây là vấn đề được đề cập trong chương trình Chuyện tuổi già hôm nay.

Khi về già, hệ tiêu hóa của người cao tuổi hoạt động kém, việc ăn uống trở nên khó khăn và cần khoa học. Vậy mỗi bữa ăn của người cao tuổi nên như thế nào và đặc biệt bữa ăn sáng quan trọng ra sao với người cao tuổi, đây sẽ là chủ đề được bàn luận trong chương trình hôm nay.

Khi về già, cường độ hoạt động của người cao tuổi có sự thay đổi lớn. Vào thời điểm này, dinh dưỡng của người cao tuổi nên như thế nào, Cần tập trung vào các loại vi khoáng chất nào để vừa có đủ dinh dưỡng, vừa đảm bảo năng lượng cho hoạt động mỗi ngày? Đây là chủ đề chính trọng chương trình hôm nay.

Ăn chay được coi là bữa ăn phù hợp với người cao tuổi. Tuy nhiên, ăn chay làm sao vẫn đủ chất và đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể thì vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết. Chương trình hôm nay sẽ đề cập tới vấn đề này.

Nhiều người cho rằng người cao tuổi nên ở nhà dưỡng sức, chăm cháu hay lo vun vén nhà cửa. Song thực tế, không ít người cao tuổi có sức khỏe, trình độ và uy tín đã và đang tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương. Điều đó không chỉ giúp góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, mà những người cao tuổi càng trở nên hoạt bát, dẻo dai.

Khi nói tới lập nghiệp thì chúng ta thường hay nhắc tới những người trẻ tuổi, thế nhưng thực tế cho thấy, những người cao tuổi, hay nói đúng hơn là những người đã về hưu cũng có mong muốn được lập nghiệp, khát khao tiếp tục cống hiến cho xã hội, cho đất nước, bằng tài năng và kinh nghiệm của bản thân.

Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người cao tuổi ngày càng phong phú, đa dạng. Thông qua các hoạt động này, người cao tuổi sẽ sống vui, sống khỏe và sống có ích hơn.

Khi nói về người cao tuổi, nhiều người cứ nghĩ rằng họ có một thế giới riêng với cách sinh hoạt riêng, khó có thể hòa nhập với xã hội hiện đại. Tuy nhiên thực tế, trong xã hội hôm nay, hoạt động của người cao tuổi lại vô cùng phong phú, đa dạng, giúp họ không chỉ sống vui, sống khỏe, sống có ích, mà còn khẳng định người cao tuổi ngày nay 'không già'.

Thực tế hiện nay, các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi còn rất hạn chế và đây là một trong những thách thức đối với ngành y tế. Nguồn nhân lực được đào tạo phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam còn thiếu và yếu. Đây cũng là chủ đề của chương trình hôm nay.

Chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi đang là nhu cầu đặt ra hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, hiện nay các loại hình dịch vụ chuyên môn chăm sóc người cao tuổi ở nước ta còn yếu và thiếu. Vậy nhu cầu chăm sóc người cao tuổi hiện nay ra sao và nhu cầu này cần tập trung ở điểm nào? Đây là vấn đề được đề cập trong chương trình hôm nay.

Theo một nghiên cứu, tỷ lệ người già cảm thấy không hạnh phúc khi sống cùng con cháu không phải là nhỏ. Do đó, ở riêng có thể là một giải pháp tốt để có một không gian riêng tư của người cao tuổi. Đây cũng là chủ đề của Chuyện tuổi già hôm nay.