Chuyện về chiếc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện

Sống ở Thủ đô, gần như ai cũng đã từng đi qua và biết đến Bưu điện Hà Nội, hay còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ và chiếc đồng hồ khổng lồ trên nóc tòa nhà ấy. Ngay từ khi chính thức đổ tiếng chuông đầu tiên, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống, mang lại nhiều kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ cho nhiều thế hệ người Hà Nội.

Chiếc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện Hà Nội được hoàn thành vào đúng dịp Quốc khánh 2/9/1978. Hình ảnh Tháp đồng hồ trên nóc toà nhà 75 Đinh Tiên Hoàng thấp thoáng qua những vòm cây xanh ven hồ Hoàn Kiếm đã trở thành một biểu tượng thời gian trong tâm trí nhiều người Hà Nội.

Vậy nhưng ít ai biết rằng để chiếc đồng hồ ấy "sống" với thời gian, trở thành "chứng nhân" của bao sự đổi thay, phát triển của Thủ đô, có những con người bao năm lặng thầm, luôn giữ cho những chiếc kim đồng hồ không bao giờ dừng nghỉ. Hãy cùng tìm hiểu về chiếc đồng hồ bưu điện Bờ Hồ và câu chuyện của những người bảo dưỡng "thời gian" tại nơi đây.

Gần 50 năm trước, toà nhà 75 Đinh Tiên Hoàng có độ cao gần như nhất Hà Nội. Ở vị trí đó, mỗi khi Tháp đồng hồ ngân nga điểm giờ, tiếng chuông sẽ dài vang xa thật xa. Chẳng thế mà với người dân sống xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, tiếng chuông đồng hồ là sự ngóng đợi như một thói quen, như một mốc thời gian để điều chỉnh công việc, sớm tối đi về.

Chiếc đồng hồ như một biểu tượng của Thủ đô. (Ảnh: Tổ quốc)

Bà Nguyễn Mai Hương, sinh sống ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhớ lại: "Suốt cả tuổi thơ của mình, lúc nào cũng gắn bó với cái đồng hồ này, cái tiếng chuông của nó khi gió mùa đông bắc về vọng vang rất xa. Nghe mà cảm thấy Hà Nội của mình sao nó đẹp thế. Khi giao thừa 30 Tết, tiếng chuông ngân lên, khoảnh khắc giao thời giữa năm mới và năm cũ, mọi người xốn xang lắm".

Từ người đi tập thể dục buổi sáng, tới các bà, các chị nội trợ, thậm chí cả người qua đường, đều dựa vào tiếng chuông báo và thời gian chính xác hiện trên các mặt đồng hồ, mà ở bất kỳ góc phố nào quanh đó cũng đều nhìn, đều nghe thấy mà sắp xếp cho mình thời gian để xử lý công việc.

Chiếc đồng hồ Bưu điện Bờ Hồ có thiết kế 4 mặt đồng hồ, trong đó 3 mặt hướng ra ngoài để giúp ai đi qua khu vực Hồ Hoàn Kiếm cũng đều có thể nhìn thấy. Nhiều người Hà Nội coi nó như một người bạn gắn bó với cuộc sống của mình. Có lẽ vì nó đã âm thầm, bền bỉ đi cùng họ qua quãng đường gian khó đến tận ngày nay. Nó đã trở thành một thói quen và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Hà Nội lúc bấy giờ.

Còn nhớ, có một thời gian chiếc đồng hồ này ngừng hoạt động. Mỗi lần đi qua Bưu điện Bờ Hồ, ai cũng ngước lên nhìn như thể mong mỏi một điều gì đó, chứ không hẳn là muốn xem giờ. Có lẽ với họ, chiếc đồng hồ ấy đã quá gắn bó, gần gũi và sự lo lắng khi nó ngừng chạy, cũng giống như khi chứng kiến một người bạn thân thiết, không may đổ bệnh. Chẳng thế mà nhiều năm về trước, khi  tiếng chuông đồng hồ bị ngắt, đã khiến không ít người bâng khuâng, hụt hẫng…

46 năm trôi qua, chiếc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện Hà Nội vẫn chạy. Gần một nửa thế kỷ bền bỉ, như một chứng nhân, một chi tiết trong chiếc bản lề cánh cửa lịch sử, đứng lặng lẽ ở một góc hồ Hoàn Kiếm, chứng kiến sự đổi thay của Thủ đô. Giống như một thước phim tua nhanh thường thấy, sự biến mất của tàu điện leng keng, những hàng dài xe đạp kẽo kẹt lặng lẽ xoay quanh trục trung tâm là hồ Hoàn Kiếm dần biến mất thay vào đó là những phương tiện cơ giới hiện đại vội vã, rất nhiều công trình mới đã được xây dựng thay thế những công trình cũ kỹ, làm cho thành phố khang trang hơn, mới mẻ hơn.

Tháp Bưu điện Hà Nội nay đã được dổi tên thành VNPT Hà Nội. (Ảnh: Tổ quốc)

Để giữ nhịp thời gian ấy là một Tổ công tác gồm 7 người thuộc Công ty Viễn thông Hà Nội, đơn vị trực tiếp quản lý và vận hành Tháp đồng hồ Hà Nội.

Công việc hàng ngày bao gồm rất nhiều việc, nhưng mà một trong số đấy là sửa chữa và vận hành Tháp 75 Đinh Tiên Hoàng. Công việc hàng ngày của mỗi ca là lên kiểm tra độ chính xác của đồng hồ một lần: kiểm tra xem là ánh sáng, giờ 4 mặt đồng hồ có chính xác hay không. Sau đấy là tra dầu dựng động cơ để cho nó đảm bảo nó chạy tốt, còn nếu có trục trặc gì thì lúc ấy thì sẽ cùng phối hợp xử lý luôn.

Theo chân những người phụ trách quản lý và bảo dưỡng đồng hồ, mới biết được nhiều điều thú vị và bất ngờ. Và điều đầu tiên đó là cỗ máy thời gian này có sự vận hành khá phức tạp. Tháp đồng hồ trên tầng 5 của toà nhà 75 Đinh Tiên Hoàng nhưng phòng điều khiển đồng hồ thì lại ở ngay tầng 1.

Trong căn phòng rộng chừng 30 m² đến nay vẫn lưu giữ nguyên vẹn tất cả những thiết bị vận hành Tháp đồng hồ từ những ngày đầu tiên. Được đặt trên nóc toà nhà 75 Đinh Tiên Hoàng năm 1976, nhưng phải đến 12h00 ngày 02/09/1978 Tháp đồng hồ Hà Nội mới rung bản nhạc đầu tiên "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác.

Mỗi mặt rộng 4,5m², 4 mặt của Tháp đồng hồ được quay về 4 hướng. 4 chiếc đồng hồ giống hệt nhau nhưng hoạt động hoàn toàn độc lập với kim giờ dài 1,35m, kim phút dài 1,65m. Để có thể vận hành trơn tru, chính xác Tháp đồng hồ này, đến nay các kỹ sư điều khiển hoàn toàn trên mặt tháp, đây thực sự là điều thú vị nữa và cũng rất bất ngờ.

Sau một hồi leo 3 nhịp cầu thang sắt dựng đứng có độ cao 10 m tính từ nóc toà nhà 75 Đinh Tiên Hoàng là sẽ đến vị trí chính giữa lòng của 4 mặt đồng hồ. Một khoảng diện tích 15m², 4 phía là động cơ, là những bánh răng, là những khối kim loại… và nhịp tích tắc đều đều…

Hà Nội đang vào thu, thời tiết không quá nắng nóng nhưng chỉ đứng một lúc quanh khối kim loại ấy cũng đủ để cảm nhận rõ sự nóng bức, mới thấu hiểu với những vất vả người làm công việc bảo dưỡng thời gian tại nơi đây.

"Hàng ngày phải tra dầu vào bộ ly hợp để cho đồng hồ chạy trơn tru. Cứ buổi trưa nắng lên đây tra dầu, kiểm tra và nếu hôm ấy phải sửa chữa gì thì sẽ là một cực hình. Nắng nóng cũng vất vả…" - một công nhân bảo dưỡng đồng hồ chia sẻ.

Tình yêu với Thủ đô những anh em thuộc Tổ Quản lý điện lực thể hiện qua việc chăm sóc thật cẩn trọng, chu đáo Tháp đồng hồ, để nhịp đập thời gian mãi không ngừng nghỉ. Đến nay, người có thời gian làm việc ít nhất ở đây cũng đã có hơn 20 năm gắn bó với Tháp đồng hồ.

Tình yêu với Hà Nội là động lực khiến những người bảo dưỡng bền bỉ, thầm lặng cống hiến. (Ảnh: Giáo dục và Thời đại)

Chiếc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện Hà Nội giờ đây đã không còn gánh vác nhiều công năng nữa, nhưng nó vẫn luôn là một biểu tượng văn hóa đẹp, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người dân Hà Nội và du khách mỗi khi có dịp đến với Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm.

Bây giờ, ai cũng có đồng hồ, nếu không thì cũng là chiếc điện thoại thông minh với chức năng báo thức, nhắc nhở công việc chi tiết tới từng phút, từng giây. Ai ra đường cũng vội vã, gấp gáp, nhưng đôi khi lại chẳng thể đúng giờ bằng cái thời mà tất cả mọi người cùng nhau sống, cùng làm việc theo tiếng vọng của chiếc chuông đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện kia.

Nhưng dù không còn chiếm vị trí quan trọng như xưa nữa, nhưng nếu một ngày chiếc đồng hồ Bưu điện ngừng chạy hay biến mất, có lẽ là một mất mát, thiếu vắng rất lớn với những người yêu Hà Nội, yêu hồ Hoàn Kiếm, yêu hình ảnh chiếc đồng hồ trên nóc nhà Bưu điện Hà Nội.

Hà Nội, một mùa thu nữa đang trải nắng vàng trên những con đường, ngõ phố và trên nóc toà nhà 75 Đinh Tiên Hoàng, những chiếc kim đồng hồ vẫn đều đều đếm nhịp thời gian kể câu chuyện về Hà Nội của ngày hôm qua, hôm nay và của ngày mai...

User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Lần thứ tư tổ chức, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu, qua đó, tinh thần sáng tạo được lan toả rộng khắp.

Triển lãm “Hình đồng đất Việt - Ký ức Đông Sơn” đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ, nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

“Tôn cựu, nghênh tân” là chủ đề của cuộc triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cũ, 46 Hàng Bài, Hà Nội.

Sáng 18/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã dự khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.

Không gian vườn hoa Tao Đàn có vai trò kết nối cảnh quan, không gian kiến trúc đô thị với các công trình quan trọng trong khu vực như tòa nhà Thông tấn xã Việt Nam, trường ĐH Dược và quần thể Đại học Tổng hợp Hà Nội, trong lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.

Bảng nội quy được đặt ngay trước cổng chùa Yên Phú thuộc huyện Thanh Trì, quy định: “Không mang vàng mã vào chùa”. Người tới lễ chùa đã quen và cảm thấy thoải mái với nội quy này.

Chào mừng ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.

Xu hướng du lịch tại chỗ, hay còn gọi là staycation đang trở nên phổ biến khi nhiều người lựa chọn du lịch ngay trong chính thành phố nơi mình sống. Nó như một cách khám phá lại thành phố và cảm xúc của chính mình.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.

Cây cổ thụ nói chung và cây di sản Việt Nam nói riêng là báu vật của mỗi làng quê, đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian.

UBND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, đã tổ chức Lễ hội đua mảng truyền thống trên sông Gâm và chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao năm 2024.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo.

Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.

Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....

Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".

Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.

Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.

Ngày 15/11/2024, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ tài hoa Văn Cao, gia đình ông phối hợp cùng các đơn vị tổ chức một đêm nhạc đặc biệt mừng sinh nhật lần thứ 101 của ông với chủ đề "Văn Cao - Cha và Con”.

Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội giờ đây đã trở thành ngôi nhà chung của hàng chục nhiếp ảnh gia cao tuổi. Đam mê sáng tạo, ngay cả thành viên tuổi ngoài 80 cũng không ngại xách máy tới các làng nghề ngoại thành để tác nghiệp.

Trong không gian nghệ thuật B&C Maison d’Art, Triển lãm "Hồn Dó" với 50 tác phẩm được thực hiện trên chất liệu giấy dó của họa sĩ Ngô Đức Hoàng đã tạo nên ấn tượng đặc sắc với công chúng yêu nghệ thuật.

Hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Hộp Ký ức 4.0".

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã thu hút rất đông người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm. Trong đó, nhiều người đặc biệt ấn tượng với tổ hợp triển lãm nghệ thuật được trưng bày tại Đại học Khoa học Tự nhiên, với nét kiến trúc và các tác phẩm mỹ thuật mang phong cách Đông Dương.

Sáng 15/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang (LLVT) - Chiến tranh cách mạng, giai đoạn 2019 - 2024.

Tối 14/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất đã khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo.

Đã từ lâu, đối với người dân Việt Nam khi nói đến hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng.

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, tối 14/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi video clip toàn quốc "Người lính tôi yêu" và cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”.

Lễ hội kỷ niệm 735 năm ngày hóa của Đức thánh Thành hoàng làng Linh Ứng, thượng đẳng Thần Đại vương đền Cống Yên đã được nhân dân địa bàn dân cư số 3, 4, 5 phường Vĩnh Phúc tổ chức trang trọng.

Hà Nội sở hữu nhiều di sản giá trị. Việc tái tạo sức sống cho các di sản này sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố sáng tạo.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí vào đầu tháng 11/2024, thu hút đông đảo khách tham quan. Tuy nhiên, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã thể hiện nhiều hành vi xấu xí, phản cảm ở nơi là không gian văn hóa.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.

Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội.

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn và lâu đời nhất cả nước.

Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.

Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.