Cơ hội cho môi giới BĐS phát triển lành mạnh hơn
Luật Kinh doanh Bất động sản mới quy định ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, cá nhân hành nghề môi giới phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản. Điều này sẽ có tác động lớn đến bộ phận môi giới BĐS tự do. Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, môi giới thất nghiệp khá nhiều thì việc quy định siết chặt hơn sẽ tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực môi giới.
Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nửa đầu năm 2022, thị trường BĐS chứng kiến hàng loạt cơn sốt đất ảo mà phần lớn nguyên nhân là do một bộ phận môi giới BĐS tự đẩy giá. Những bài đăng rao bán cắt lỗ sâu, chủ nhà cần tiền bán gấp hay rao bán đất ngân hàng thanh lý… là những chiêu trò phổ biến nhất. Giai đoạn này cũng ghi nhận con số khoảng 90% môi giới không có chứng chỉ hành nghề. Do đó dẫn đến tình trạng nhiều môi giới BĐS có hành vi găm đất, thổi giá tạo sốt ảo gây lũng đoạn thị trường, nhiều môi giới còn trực tiếp hoặc tiếp tay cho chủ dự án, lừa đảo khách hàng, làm ảnh hưởng uy tín các chủ đầu tư chân chính.
Ông Nguyễn Hữu Thuận - Công ty BĐS Trung Thảo cho biết: "Trong những năm 2021-2022 có rất nhiều người như bọn tôi nói là nghề cò đất. Ai cũng học cò đất, đi ra đến đầu ngõ cho đến bà bán quán nước hoặc đi đâu cũng thấy anh em quán cafe, quán trà đá cũng giới thiệu đất. Mọi người cũng không biết định giá cũng không biết phân tích, không biết tìm hiểu để môi giới tư vấn cho những khách hàng mua. Nên những người không có chứng chỉ hành nghề và không có chuyên môn sâu cũng làm bóp méo thị trường".
Trước thực trạng này, nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động môi giới BĐS, ngày 28/1/2022 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS trong một số trường hợp như: “Không có chứng chỉ hành nghề, không có quy chế hoạt động sàn giao dịch, thu các loại phí kinh doanh dịch vụ mà pháp luật không quy định, rao bán BĐS không đủ điều kiện, không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ hồ sơ, thông tin về BĐS”…Tuy nhiên mới chỉ hạn chế được phần nào.
Theo thống kê, tại Hà Nội, đội nghũ môi giới hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên tại các sàn giao dịch chỉ khoảng 50% còn lại là nghiệp dư "tay ngang" chuyển nghề khi thị trường BĐS tăng nóng. Do vậy việc Luật Kinh doanh BĐS 2023 tiếp tục đưa ra quy định siết chặt hoạt động môi giới tự do được xem như một biện pháp hữu hiệu nhằm lành mạnh hóa thị trường. Theo đó, ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, cá nhân môi giới phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết: "Rõ ràng như vậy sẽ tốt hơn cho thị trường và không có gì gọi là khó khăn cho các nhà môi giới vì khi đó môi giới buộc phải học, phải chuyên nghiệp và như vậy rõ ràng khi người ta đã học rồi thì sẽ có kinh nghiệm, có bài bản thì rõ ràng. Chúng tôi cho rằng người ta sẽ làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn".
Tuy nhiên trên thị trường ghi nhận nhiều trường hợp cá nhân môi giới đầy đủ chứng chỉ hành nghề, chuyên môn vững vàng, hoạt động lâu năm, uy tín và có một lượng khách hàng nhất định nhưng không thuộc một doanh nghiệp nào cả. Bởi có thể do nhu cầu cá nhân thích làm việc tự do hoặc môi giới chỉ là nghề tay trái. Bên cạnh đó thị trường ảm đạm, khó khăn thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch phá sản.
Như vậy, việc siết chặt hoạt động của môi giới là cần thiết để đảm bảo tính minh bạch của thị trường. Tuy nhiên bên cạnh đó cần phải có hướng giải quyết hợp lý, phát triển thị trường và khuyến khích, mở rộng thêm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch để đảm bảo việc làm cho môi giới.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Những cuộc đấu giá đất được tổ chức vừa qua tiếp tục ghi nhận mức trúng rất cao so với mặt bằng khu vực. Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra tình trạng trả giá cao nhằm mục đích lướt sóng sau đó là bỏ cọc gây ra dư luận không tốt tại một số địa phương.
Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp trên nghị trường Quốc hội là dự thảo của Chính phủ về “Nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho dự án nhà ở thương mại” nhằm tăng nguồn cung và tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở hiện nay.
Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là "toạ độ vàng".
Lành mạnh hoạt động đấu giá không chỉ mang lại nguồn thu cho Nhà nước mà xa hơn chính là chống đầu cơ, thổi giá, minh bạch thị trường đem lại niềm tin cho người dân.
Việc đấu giá đất tuy đã được thành phố Hà Nội chấn chỉnh, nhưng hiện tượng trả giá cao để kích sóng vẫn được chuyên gia chỉ ra qua hai cuộc đấu giá đất tại hai huyện Hoài Đức và Ứng Hoà.
Báo cáo tài chính quý III năm 2024 của các ngân hàng cho thấy tín dụng bất động sản đang có xu hướng tăng mạnh.
Diện tích các thửa đất từ gần 84 m² đến hơn 143 m². Giá khởi điểm chỉ là 5,3 triệu đồng/m², tương ứng tiền cọc 88 - 151 triệu đồng/lô.
Liên quan đến nội dung dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, nhiều ý kiến cho rằng, cần đánh giá kỹ hơn thực trạng triển khai các dự án nhà ở thương mại, tránh tình trạng đầu cơ đất đai hoặc cơ chế xin – cho dự án.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 3710 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Dư nợ tín dụng bất động sản Việt Nam chiếm khoảng 20%. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng không còn dư địa cho vay đối với bất động sản. Trước những thông tin thất thiệt này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định: Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm không cho vay bất động sản.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành công văn về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo “Quyết định ban hành quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn”.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 – Quốc hội khoá XV, sáng 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã nêu nguyên nhân chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội.
Trước tình trạng bất động sản (BĐS) bị mua đi bán lại thổi giá, đẩy giá, hàng loạt địa phương như Hòa Bình, Bình Phước và Thừa Thiên - Huế... yêu cầu rà soát hoạt động đấu giá đất, tăng giá bất động sản trên địa bàn.
Theo khảo sát, nhiều nhà trong ngõ nhỏ tại quận xa trung tâm Hà Nội, ô tô không vào tận nơi, đang được rao bán với giá cao phi lý, lên tới 200-250 triệu đồng/m2. Mức giá này ngang với giá một số căn nhà mặt phố trong cùng khu vực.
Sau gần 10 năm xây dựng rồi để hoang, Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 và Khu ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp đã xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí nguồn lực đất đai và kinh tế xã hội. Mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo xử lý dứt điểm vướng mắc để sớm đưa hai dự án này vào sử dụng.
Liên quan đến công tác quản lý, điều hành giá bất động sản, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng nguồn cung, xử lý các vướng mắc về thủ tục pháp lý.
Theo quy định tại Luật Đất đai 2024, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
Các chuyên gia, doanh nghiệp đầu ngành cho rằng "đừng thấy thị trường đang có sự khởi sắc, giá tăng nóng mà cho là dấu hiệu tốt", và mặt bằng giá cao thực ra "không ai được hưởng lợi, kể cả chủ đầu tư".
Hơn 700 dự án chậm triển khai, bỏ hoang đang được thành phố Hà Nội tập trung xử lý. Tuy nhiên, với số lượng lớn dự án cùng những vướng mắc pháp lý, việc giải quyết không thể một sớm một chiều.
Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, một số đại biểu đề nghị phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất kịp thời, đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp vướng mắc pháp lý, đình trệ nhiều năm.
Theo khảo sát, nhu cầu về bất động sản công nghiệp trên thị trường có xu hướng tăng lên, lượng tiêu thụ tăng mạnh so với quý trước.
Theo dữ liệu mới đây về thị trường thổ cư Hà Nội, lượng giao dịch trong quý III vừa qua giảm 22% so với quý trước, với khoảng 10.300 giao dịch.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án vừa chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã báo cáo Quốc hội về việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15. Dự kiến ngày 21/11, Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
Theo Bộ Xây dựng, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền trong quý III/2024 có 25.937 sản phẩm, tăng 52% so với quý II. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, TP.HCM và các đô thị lớn.
Theo Báo cáo đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Savills, Việt Nam đang ghi nhận một số điểm sáng về hoạt động đầu tư trong quý III/2024.
Nhiều người có nhu cầu thực không còn chạy theo tâm lý FOMO mà bắt đầu lựa chọn phương án an toàn là dừng mua và kỳ vọng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc quyết liệt, từng bước đưa thị trường bất động sản trở lại lành mạnh.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại nơi có nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân.
Chính phủ vừa đề xuất đưa nội dung giao đất cho Bộ Quốc phòng phát triển nhà ở xã hội vào dự thảo Luật Sĩ quan quân đội nhân dân (sửa đổi). Nội dung này nhằm giải quyết vướng mắc hiện nay theo Luật Đất đai.
Để chống thất thoát và lãng phí tài sản Nhà nước, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.
Tại Công điện số 112 vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm những dự án tồn đọng, dừng thi công; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng để chống lãng phí.
Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP. HCM Nguyễn Toàn Thắng vừa ký văn bản để chấn chỉnh tình trạng kiểm tra hiện trạng nhà ở, công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động về đất đai, tránh gây phiền hà, lãng phí thời gian cho người dân.
Cách đây 13 năm, ngôi nhà 5 tầng số 49 Huỳnh Thúc Kháng bị sập. 43 hộ dân ở đơn nguyên 1, tòa nhà chung cư 51 phố Huỳnh Thúc Kháng phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn. Từ đó đến nay, nhiều phương án xây dựng lại chung cư này được đưa ra, nhưng vẫn chưa thể thực hiện.
Giá nhà đất đang bị đẩy cao xa so với giá trị thực, Bộ Xây dựng đã phân tích nguyên nhân cho thấy tình trạng thao túng khiến thị trường bất động sản chưa phát triển lành mạnh.
Theo Luật Nhà ở 2024 và Nghị định 100 về phát triển nhà ở xã hội, quy định miễn tiền sử dụng đất khi bán lại nhà sau thời gian 5 năm với nhà ở xã hội chung cư áp dụng từ 1/8/2024. Tuy nhiên, trong khi các cơ quan chức năng đang chờ hướng dẫn cụ thể, người dân vẫn mất 50% tiền sử dụng đất khi chuyển nhượng nhà ở xã hội.
Trong lĩnh vực quản lý vận hành nhà chung cư, Luật Nhà ở 2023 giúp giải quyết những tranh chấp thường gặp giữa khách hàng và các đơn vị quản lý, quy định rõ hơn về quyền và trách nhiệm của các bên liên quan.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 49 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11 quy định về bảo lãnh ngân hàng. Từ ngày 10/12 tới, Ngân hàng Nhà nước cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công đang được thành phố Hà Nội quyết liệt triển khai, nhằm đảm bảo không gây lãng phí nguồn lực đất đai.
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đang bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong những tháng vừa qua, kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định rõ điều kiện với cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ mà không thành lập doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng quy định này sẽ giúp hạn chế tình trạng mua đi bán lại, thổi giá bất động sản để trục lợi.
Nhiều ý kiến cho rằng cần có những quy định chặt chẽ để ngăn chặn đầu cơ và việc mua bán bằng giấy viết tay sau khi trúng đấu giá đất.
Giá nhà ngày càng leo thang, bỏ xa thu nhập người lao động. Ngay cả với nhân viên tài chính, ngân hàng - nhóm ngành có mức lương cao nhất cũng không theo kịp.
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo Quyết định Ban hành Quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Trong đó có quy định rõ việc giám sát khi xét duyệt đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Theo Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Phúc Thọ do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông ký ban hành, huyện đã được phê duyệt 4 dự án.
Sau 11 vòng đấu giá, cuộc đấu giá 20 thửa đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc vào hơn 17h chiều nay, 4/11. Trải qua hơn 8 tiếng, lô đất cao nhất được trả lên đến 103 triệu đồng/1m²; lô thấp nhất là 85,3 triệu đồng/1m² thấp hơn khá nhiều so với cuộc đấu giá tổ chức ngày 19/8 vừa qua, nhưng vẫn cao hơn mặt bằng trong khu vực.
0