Cơ hội cho người thu nhập thấp mua nhà

Khi 3 luật mới có hiệu lực, nhiều người dân kỳ vọng sẽ sớm cải thiện hành lang pháp lý, cải thiện nguồn cung, thêm nhiều dòng vốn rẻ giúp người lao động có nhiều cơ hội tìm được chốn an cư.

Chị Hoa và chồng hiện đang làm công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Vợ chồng chị dự định cố gắng làm thêm vài năm trong khu công nghiêp, kiếm ít vốn rồi quay về quê chứ khó có thể gắn bó lâu dài, bởi với mức giá nhà ở xã hội hiện tại, vợ chồng chị sẽ không thể mua nổi. Chưa kể còn nhiều điều kiện để xét duyệt hồ sơ, nên vợ chồng chị cũng như nhiều công nhân khác vẫn lựa chọn thuê các căn nhà trọ bên ngoài.

Chị Hoàng Thị Hoa, công nhân Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, cho biết: “Tiền trọ nhà em trung bình 2 triệu đồng, nhưng mà lương thì tùy  ca, ví dụ em mà làm lâu thì tháng 10 triệu, chả đủ sống".

Với chị Nguyễn Thị Hồi, công nhân Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội: “Bản thân tôi là rất mong muốn, nhưng mà tại vì nguồn vốn để mua một căn chung cư, chỉ một nửa thôi mình cũng không có".

Cơ hội sở hữu được nhà ở xã hội của vợ chồng chị Hoa và chị Hồi được mở ra khi có những chính sách được nới lỏng hơn trong Luật Nhà ở 2023. Cụ thể, theo Luật Nhà ở năm 2014, người muốn mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng 3 điều kiện: nhà ở, cư trú, thu nhập.

Tuy nhiên, Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ 1/8 đã bỏ điều kiện cư trú, nghĩa là người dân muốn mua nhà loại này không cần có đăng ký thường trú, hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình. Ngoài ra, các điều kiện về thu nhập cũng được nới. Theo các cơ quan chức năng, đây sẽ là một điểm giúp tháo gỡ nút thắt cho việc tiếp cận nhà ở của người lao động thu nhập thấp.

Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ 1/8 đã nới lỏng điều kiện cho người lao động có cơ hội mua, thuê NƠXH.

Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà ở và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, cho biết: “Hiện nay chúng ta có quy định với người độc thân, sẽ có điều kiện thu nhập dưới 15 triệu đồng. Đối với hộ gia đình cá nhân, 2 vợ chồng, sẽ có tổng thu nhập dưới 30 triệu đồng. Trước đây thì chúng ta phải thực hiện xác nhận qua các cơ quan thuế, nhưng đối với quy định hiện nay thì chỉ xác nhận qua bảng lương thực nhận của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị mà người đó hiện đang công tác, thì việc xác nhận điều kiện này sẽ giảm đi rất nhiều so với thủ tục hành chính trước đây".

Các dự án nhà ở xã hội đã góp phần giải quyết nhu cầu chỗ ở của người dân ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hay tại thủ phủ các khu công nghiệp (KCN) như Bắc Ninh, Bình Dương... Tuy nhiên, cũng tại những thành phố lớn, việc người lao động mua được một căn nhà ở xã hội không dễ dàng.

Ngoài khó khăn về tài chính, nhiều công nhân không có nhu cầu mua nhà bởi đa số họ là người ngoại tỉnh, tính chất cư trú không ổn định, thường xuyên thay đổi vị trí việc làm, “nay đây mai đó” nên không mặn mà với việc mua nhà mà chỉ muốn thuê trọ.

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc mua nhà ở xã hội, nhà nước cũng cần cân nhắc xây dựng các chiến lược về nhà cho thuê, phù hợp với nhu cầu của người lao động.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho rằng: “Nhà nước cần phải ban hành những chính sách để hỗ trợ, để thúc đẩy phát triển loại hình nhà cho thuê. Chúng tôi được biết là công đoàn cũng đang nghiên cứu những giải pháp để tạo ra quỹ nhà để cho thuê. Vấn đề ở đây là làm thế nào quỹ nhà cho thuê đó giá cả phải phù hợp chứ không phải giá trên trời như hiện nay. Lúc đó người lao động mới có cơ hội có nhà ở để an cư lập nghiệp".

Tại những thành phố lớn, việc người lao động mua được một căn nhà ở xã hội không dễ dàng.

Các chuyên gia cho rằng để thực hiện được mục tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2024, tiến tới đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030, các địa phương phải rất quyết liệt trong việc đôn đốc thực hiện. Nếu chủ đầu tư không xây dựng thì Nhà nước phải kiên quyết thu lại quỹ đất này để lựa chọn nhà đầu tư mới hoặc đầu tư nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách để cho thuê.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần chủ động tạo quỹ đất nhà ở xã hội độc lập do Nhà nước tự quy hoạch, tự giải phóng mặt bằng và lựa chọn nhà đầu tư, tránh lệ thuộc hoàn toàn vào quỹ đất 20%.

Ngoài ra, muốn triển khai chính sách nhà ở xã hội cũng như mọi chính sách an sinh xã hội hiệu quả thì cần đến sự tham gia chủ động, quyết liệt hơn từ Nhà nước trong vấn đề cho vay ưu đãi. Việc dùng ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất cho ngân hàng là cơ chế cần được tính đến.

User
Ý KIẾN

“Thủ đô Hà Nội - 70 năm sự nghiệp quy hoạch - kiến trúc và phát triển đô thị” là cuộc Hội thảo do UBND thành phố phối hợp với Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức vào chiều nay (01/10).

Để đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030, Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ trong năm 2024.

Theo số liệu từ các đơn vị nghiên cứu về ngành bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong vòng 12 tháng tới, ước tính có khoảng 18% trong số 245 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn có nguy cơ chậm trả nợ gốc.

Sau khi bị đẩy giá cao phi lý nhưng không có ai mua, nhiều căn nhà trong ngõ tại Hà Nội gần đây liên tục rao giảm giá từ 200-400 triệu đồng/căn.

Từ ngày 7/10 tới, Hà Nội sẽ áp dụng quy định mới về quản lý đất đai theo Quyết định số 61 ban hành ngày 27/9/2024. Quyết định này được kỳ vọng sẽ cải thiện công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Từ khi đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội đi vào vận hành, giá bán và giá cho thuê bất động sản xung quanh các nhà ga metro hưởng mức giá tốt hơn so với các vị trí khác.

UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) cho tổ chức, cá nhân tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn.

Nhằm thắt chặt chính sách tín dụng với người đầu cơ bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đề xuất lãi suất cho vay cao hơn với những người mua nhà thứ hai trở lên.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đang được đẩy nhanh, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, con số này vẫn rất nhỏ so với nhu cầu nhà ở thực tế của người dân khu vực đô thị.

Trước tình trạng giá bất động sản liên tục tăng nóng, các chuyên gia nhận định đây là sự tăng giá "ảo", không phản ánh giá trị vật chất thật để đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế.

Với người có nhu cầu mua nhà ở Hà Nội sau cơn bão lịch sử Yagi gây ngập lụt nặng thì tâm lý đang có những thay đổi rõ rệt. Hiện nay, ngay cả những dự án nhà ở sang trọng, hiện đại, chất lượng cao nhưng nằm trong vùng dễ ngập lụt thì cũng bị giảm rất nhiều sức hút.

Nhằm chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị tiếp tục hoàn thiện quy định, nhấn mạnh hạn chế tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở; ưu tiên việc đấu giá đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất với đối tượng là tổ chức để thực hiện dự án đầu tư.

Với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà - đất, Bộ Xây dựng đề xuất đánh thuế nhằm hạn chế đầu cơ.

Nhiều tỉnh trên cả nước đã ban hành quyết định về việc tách thửa đất theo Luật Đất đai 2024.

Trong báo cáo mới đây gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra những hạn chế, tiêu cực như một số nơi có hiện tượng "cò đấu giá" thông đồng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia.

Bộ Xây dựng cho rằng việc áp dụng bảng giá đất mới theo quy định có thể gây ra tác động dây chuyền, kích hoạt mặt bằng giá bất động sản, nhà ở tăng lên 15-20% so với trước đây.

Giá nhà tăng mạnh trong thời gian vừa qua có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, Bộ Xây dựng đã đưa ra các giải pháp để hạ giá bán.

Giá khởi điểm thấp được xác định là một trong những nguyên nhân khiến đất đấu giá thu hút rất đông người tham gia thời gian qua.

Ngoài đánh thuế đối với bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đề xuất giảm hạn mức cho vay, tăng tỷ lệ thanh toán bằng vốn tự có với người mua nhiều nhà đất nhằm hạn chế đầu cơ.

UBND thành phố đã ban hành quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất B1-CC1-2.

Giữa lúc giá nhà chung cư tăng cao phi lý thì việc hình thành và vận hành phân khúc nhà ở thương mại vừa túi tiền đang được xem là một giải pháp quan trọng.

Các chuyên gia khẳng định, việc Hà Nội công khai danh tính cá nhân đấu giá đất cao bất thường rồi bỏ cọc và hạn chế tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng đầu cơ.

Dự kiến ngày 30/9, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình lại Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thẩm định bảng giá đất điều chỉnh.

UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 61 quy định điều kiện tách, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách với từng loại đất, áp dụng từ ngày 7/10. Theo đó, diện tích đất ở tối thiểu 50 m2 mới được tách thửa, tăng 20 m2 so với quy định hiện hành.

UBND TP Hà Nội vừa hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh tại một thửa đất ở huyện Thanh Oai.

Từ ngày 7/10/2024, Hà Nội sẽ áp dụng các quy định mới về điều kiện tách, hợp thửa và diện tích tối thiểu cho từng loại đất. Điểm đáng chú ý trong quy định mới này là diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở tại thành phố sẽ tăng lên 50 m², thay cho mức diện tích trước đây là 30 m².

Đây là tin vui cho hàng nghìn chủ nhân các căn hộ, nhà ở tại dự án nhà ở thương mại trên địa bàn TPHCM chưa được cấp sổ đỏ. Kế hoạch tháo gỡ loạt khó khăn, vướng mắc dự kiến sẽ được UBND TPHCM triển khai từ quý IV/2024

Tại triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ 3, với chủ đề "Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất - Xây dựng & Vật liệu xây dựng", những công nghệ mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường và tiết kiệm điện năng đã được giới thiệu đến khách hàng, thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo người dân.

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 với những quy định chặt chẽ về mua bán bất động sản hình thành trong tương lai được kỳ vọng sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của người dân, lành mạnh hoá thị trường.

Điều 25 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024) có quy định về thanh toán trong mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.

Từ 25/9, các hộ dân tại TP. Hồ Chí Minh có đất nông nghiệp thuộc diện bị thu hồi sẽ được bồi thường bằng nhà, đất ở hoặc thương mại dịch vụ.

Do nhu cầu thuê cao, nguồn cung mới hạn chế nên giá thuê mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại trên cả nước ngày một tăng cao.

UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quá trình đấu giá, đồng thời ngăn chặn những hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, các quận, huyện, thị xã đã thu khoảng hơn 11.000 tỷ đồng tiền trúng đấu giá, vượt cả năm 2023.

Phát biểu tại diễn đàn “Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn khẳng định, phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh là nhiệm vụ chiến lược, đưa Hà Nội trở thành thành phố xanh - thông minh - hiện đại, xứng tầm với vị thế Thủ đô.

Những người trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc ở huyện Thanh Oai sẽ bị công khai danh sách. Đây là nội dung đáng chú ý trong văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.

Bộ Tài chính cho biết, sẽ nghiên cứu việc đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà đất để giúp thị trường bất động sản minh bạch, bền vững.

Nguồn vốn FDI dồi dào và sự phát triển cơ sở hạ tầng tiếp tục củng cố nguồn cầu cho thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội. Qua đó giúp nguồn cung căn hộ dịch vụ trong quý II năm nay đạt gần 6.100 căn, tăng 0,3% so với quý I và tiếp tục đà tăng trường trong quý III.

Nguồn cung bất động sản mất cân đối, thiếu hụt sản phẩm vừa “túi tiền” được xác định là một trong những nguyên nhân khiến giá nhà đất tăng đột biến thời gian qua. Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ có gia tăng nguồn cung thì giá bất động sản mới có thể giảm và thị trường sẽ phát triển bền vững.

Trong tháng 8/2024, thị trường chung cư Hà Nội đã ghi nhận khoảng 3.100 giao dịch chuyển nhượng, giảm nhẹ 3% so với tháng 7.

Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất, tham mưu chính sách thuế với nhà đất thứ hai; đánh thuế đối với nhà đất bỏ hoang, không sử dụng nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời.

Trước tình trạng nhiều khu chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng tại Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng mưa bão trên diện rộng vừa qua, vấn đề cải tạo chung cư cũ ngày càng trở nên cấp bách.

Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, khi áp dụng giá đất năm 2024, theo tính toán chi phí sử dụng đất của các dự án bất động sản sẽ tăng lên khá nhiều. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng bảng giá đất mới cần minh bạch và cân nhắc nhiều yếu tố.

Qua nắm bắt thị trường Bộ Xây dựng nhận thấy, hiện tượng giá nhà chung cư cũ tăng cao do tình trạng "thổi giá" của giới đầu cơ. Thực tế, nhiều môi giới thúc giục người mua nhà nếu không mua ngay thì chung cư tăng giá dẫn đến mức giá giao dịch bị đẩy lên khá cao so với giá trị thực.

Sau khi tạm dừng phiên đấu giá 26 thửa đất tại khu Trũng Vỡ, xã Tân Hội thì huyện Đan Phượng (Hà Nội) tiếp tục hoãn phiên đấu giá 26 thửa ở thị trấn Phùng, vốn dự kiến tổ chức vào sáng 30/9.