Có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn?

Hệ luỵ liên quan đến tai nạn giao thông do lái xe sử dụng rượu bia gây ra từ nhiều năm nay vẫn là vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Dù ý thức được việc tham gia giao thông trong khi cơ thể có chất kích thích nói chung hay rượu bia nói riêng đều rất nguy hiểm, nhưng rất nhiều người vẫn 'bỏ ngoài tai' vấn đề này. Do đó, việc xử lý dứt điểm các sai phạm liên quan đến nồng độ cồn hiện nay vẫn đang được xem là 'bài toán khó'.

Trên thế giới, ngoài tám quốc gia (Barbados, Burundi, Gambia, Guatemala, Guinea-Bissau, Quần đảo Marshalls, Niger và Paraguay – đồ hoạ) không xử phạt hành vi lái xe khi say thì hầu hết các quốc gia/vùng lãnh thổ đều áp dụng hình phạt đối với các tài xế uống rượu lái xe. Nồng độ cồn có trong máu /hơi thở là căn cứ để xác định xử phạt.

Điển hình, 0.03% là mức giới hạn tối đa được quy định ở Cộng hoà Séc. Quy định tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức 0 – 0,03% sẽ bị phạt 500 – 700 euro và tước bằng 6 tháng.

Hungary có chút khác biệt khi mức giới nghiêm được nâng lên 0.08%. Tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức 0-0.08% tài xế có thể bị cấm điều khiển phương tiện lên tới ba năm và số tiền phạt có thể lên tới 3.000 euro.

Đáng chú ý, tại Slovakia, chỉ cần vượt quá 0.01% tài xế đã bị xử phạt, con số gần như tuyệt đối. Tài xế có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tiền 200 – 1.000 USD và phạt tù tới 12 tháng.

Còn tại Đức, nơi mà bia là thứ đồ uống đã trở thành thương hiệu của họ thì trung bình mỗi người nơi đây tiêu thụ gần 100 lít một năm. Tiêu thụ lượng rượu bia khổng lồ như vậy, nhưng nhìn chung, đa số người Đức đều chấp hành tốt các quy định liên quan đến nồng độ cồn khi lái xe, bởi pháp luật Đức rất nghiêm khắc đối với những người vi phạm trong lĩnh vực này. Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,05mg lái xe sẽ bị phạt từ 500 – 1.500 euro, bị cấm lái xe trong vòng từ một đến ba tháng đồng thời sẽ bị trừ 2 điểm trên hệ thống quản lý giấy phép lái xe. Một người nếu bị trừ đến 8 điểm thì sẽ bị tịch thu bằng lái và phải thi lại.

Dù tiêu thụ lượng rượu bia khổng lồ, nhưng đa số người Đức đều chấp hành tốt các quy định liên quan đến nồng độ cồn khi lái xe

Những người có nồng độ cồn cao hơn 1,1 miligam sẽ được coi là phạm tội hình sự, có thể bị tước giấy phép lái xe ít nhất 6 tháng và trong trường hợp nghiêm trọng người lái xe có khả năng sẽ bị cấm lái suốt đời. Đáng chú ý, ở Đức bộ quy tắc về sử dụng rượu bia và an toàn giao thông được áp dụng với cả ô tô lẫn xe đạp.

Tại một số quốc gia khác, việc xử phạt về vấn đề này còn mở rộng cả về đối tượng và hình thức. Ở Malaysia, nếu tài xế bị kết tội lái xe say rượu với nồng độ cồn vượt quá mức cho phép (trên 0,05%), vợ hoặc chồng của người đó cũng có thể bị phạt tù (tùy theo mức độ nghiêm trọng). Tại Pháp, sẽ bị cấm lái xe nếu không lắp thiết bị theo dõi nồng độ cồn EAD trong ba năm tiếp theo.

Trong khi đó ở Anh, người từng vi phạm nồng độ cồn khi lái xe còn gặp nhiều rắc rối và rất khó để được nhập cảnh vào các quốc gia khác ở châu Âu hay Mỹ. Còn ở Australia, người lái xe khi say rượu (với nồng độ cồn vượt quá 0,05%) có thể sẽ bị phạt tù và bị nêu tên trên báo.

Mỗi nền văn hoá khác nhau lại có cách thức khác nhau trong việc quy định, xử lý những hành vi vi phạm nồng độ cồn. Vậy tại Việt Nam, vấn đề vi phạm nồng độ cồn được xử lý như thế nào?

Mới đây, sau phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Văn phòng Quốc hội đã họp báo công bố kết quả kỳ họp. Trong đó, có nội dung nhất trí quan điểm cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Vấn đề này cũng nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận với những ý kiến khác nhau.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, có hàng trăm vụ tai nạn giao thông xuất phát từ việc lái xe đã sử dụng rượu bia

Thống kê 9 tháng đầu năm, trong tổng số các vụ TNGT xảy ra, có hơn 222 vụ tai nạn giao thông; 99 người chết; 168 người bị thương… nguyên nhân xuất phát từ việc lái xe đã sử dụng rượu bia. Tình trạng lái xe khi đã sử dụng nồng độ cồn vẫn diễn ra phổ biến… Mặc dù lực lượng CSGT thường xuyên lập chốt xử lý. Đa số ý kiến cho rằng, khá khó để trông chờ vào ý thức tự giác của người tham gia giao thông, mà phải siết chặt hơn nữa bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về trật tự ATGT… Việc cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu/ hơi thở có nồng độ cồn là hoàn toàn đúng, mở rộng hơn so với quy định tại luật Giao thông đường bộ hiện hành và thể hiện sự thống nhất trong hệ thống pháp luật của nước ta. Quan trọng hơn cả, nó nâng cao đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông.

Ngược lại, cũng có không ít ý kiến bày tỏ sự không đồng thuận. Trên thực tế, Nghị định 100 khi có hiệu lực, phạt đến 40 triệu nhưng vẫn có người vi phạm. Không những vậy, mỗi người lại có mức độ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh khác nhau sau khi sử dụng rượu, bia… Do đó, cấm tuyệt đối nồng độ cồn có khả thi và hợp lý hay không?

Có nhiều ý kiến trái chiều về tính khả thi của việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều về việc quy định nồng độ cồn bằng 0 là chưa phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giao thông, quy định cấm tuyệt đối là cần thiết, bởi quy định sẽ giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành, hình thành thói quen từ chỗ bị phạt… sang tự giác không điều khiển phương tiện giao thông khi đã sử dụng rượu bia mà thay vào đó có thể sử dụng các phương tiện công cộng khác.

Một lần nữa, chiến dịch xử lý thật mạnh hành vi điều khiển phương tiện mà trong người có nồng độ cồn lại được triển khai mạnh mẽ, sau hơn 4 năm Nghị định 100 ra đời. Tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia có thể sẽ kéo giảm nhưng nhìn về lâu về dài, ý thức và sự tự giác tuân thủ, chấp hành luật của người dân mới chính là yếu tố cốt lõi để đảm bảo trật tự ATGT một cách bền vững.

User
Ý KIẾN

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.

Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy tiền phương, bão đã đi vào Hải Phòng, Quảng Ninh từ 12h trưa ngày 7/9.

Bão số 3 đổ bộ Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội chịu ảnh hưởng từ bão số 3; Khuyến cáo người dân không ra đường khi bão đổ bộ... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin đặc biệt hôm nay.

Bão số 3 đổ bộ Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội chịu ảnh hưởng từ bão số 3... là một số nội dung đáng chú ý trong bản tin đặc biệt hôm nay.

Bão số 3 đang đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội chịu ảnh hưởng từ bão số 3... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

TP.HCM có kế hoạch, sẵn sàng chia sẻ với Hà Nội và những nơi vùng tâm bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền ở các tỉnh miền Bắc.

Tính đến 14 giờ 13 phút ngày 7/9, vị trí tâm bão Yagi đã ở khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.9 độ Kinh Đông, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng và sẽ di chuyển sâu vào đất liền trong khoảng 3 giờ tới.

Thời điểm cơn bão số 3 Yagi mạnh nhất là từ 12 - 14 giờ chiều 7/9, sau 17 giờ cấp độ bão sẽ giảm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị các địa phương cấm đường tuyệt đối trong thời gian bão đổ bộ.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3, UBND tỉnh Quảng Bình cấm biển kể từ 18 giờ ngày 06/9/2024 cho đến khi bão tan.

Thái Bình là một trong những địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của bão số 3. Dự báo trưa đến chiều tối nay (7/9) bão sẽ đổ bộ vào đất liền.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ.

Thực hiện lệnh cấm biển của UBND tỉnh Nghệ An, từ 5 giờ ngày 6/9 cấm các tàu, thuyền ra khơi và phải về neo đậu an toàn trước 16 giờ cùng ngày.

Bộ Công Thương chỉ đạo các Sở Công Thương các địa phương chịu ảnh hưởng của bão thực hiện các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu.

Mưa đã bắt đầu nặng hạt và gió đã tăng tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Ghi của nhóm phóng viên Đài Hà Nội tại đây.

11 giờ 15 phút ngày 7/9, bão Yagi đã tiến gần hơn đến Quảng Ninh với vị trí tâm bão nằm ở khoảng 20.6 độ Vĩ Bắc; 107.5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, 10h sáng nay, tâm bão áp sát vùng bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng, dự kiến đổ bộ khoảng 1-2 tiếng nữa, gây gió mạnh cấp 11-12, sức gió tối đa 133 km/h.

Từ rạng sáng ngày 7/9, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, đón những ảnh hưởng đầu tiên của bão số 3 - Yagi.

Cục Hàng không Việt Nam quyết định kéo dài thời gian tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại Sân bay Nội Bài thêm 2 giờ, từ 10h đến 21h ngày 7/9 thay cho phương án cũ là từ 10h đến 19h.

Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 3. Bộ Quốc phòng đã bố trí gần 100.000 cán bộ, chiến sĩ, hàng trăm phương tiện đặc chủng ứng phó với bão trong mọi tình huống.

Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng, ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và Nhà nước.

Bão số 3 Yagi còn cách Quảng Ninh 120 km; Hải Phòng trước khi bão số 3 đổ bộ; Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó bão... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Đến 8 giờ sáng 7/9, vị trí tâm bão vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc, 108,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng 120 km, sức gió mạnh nhất cấp 14 (150 - 166 km/h), giật cấp 17.

04 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc, 108,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển vịnh Bắc Bộ; cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 180 km về phía Đông Nam, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam.

Bão Yagi đi vào Vịnh Bắc Bộ, bắt đầu gây ảnh hưởng tới đất liền và các huyện đảo phía Bắc. Mặc dù bão đã giảm 2 cấp sau khi đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhưng sức phá hoại vẫn rất lớn.

Ngay trước khi cơn bão số 3 đổ bộ vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Nội, trong đêm 6.9, 160 người dân sống tại chung cư A7 Tân Mai - chung cư nguy hiểm cấp C đã được chính quyền phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội di dời đến nơi kiên cố hớn để đảm bảo an toàn tránh bão. Phóng viên Đài Hà Nội đã có mặt tại địa điểm tạm cư này để ghi nhận tình hình tránh trú bão của người dân.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, lúc 23h ngày 6/9, tâm bão Yagi ở khoảng 20.2 độ Vĩ Bắc, 109.6 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 280km. Phân tích số liệu quan trắc cho thấy bão số 3 đã giảm tiếp 1 cấp, xuống còn cấp 14.

Trước cơn bão số 3 - tên quốc tế là Yagi, người dân đã bắt đầu đổ xô đi mua sắm hàng hóa tích trữ tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và các chợ dân sinh. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết và thậm chí còn làm gia tăng áp lực lên hệ thống cung ứng.

Trước những diễn biến nguy hiểm của cơn bão số 3, Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa có công điện hỏa tốc đề nghị các địa phương và đơn vị trực thuộc khẩn trương rà soát, kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước trong khu vực đô thị nhằm đảm bảo việc chống ngập úng.

Do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, chiều 6/9, tại Hà Nội đã có cơn mưa lớn đi kèm gió giật mạnh. Rất nhiều cây trên phố đã bật gốc đổ ra đường.

Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng phương tiện để cứu hộ, cứu nạn trong bão Yagi, đồng thời đảm bảo an toàn cho lĩnh vực vận tải hàng hải.

Công ty thoát nước Hà Nội đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đưa nước thoát nhanh nhất về nguồn tiêu, hạn chế tối đa tình trạng úng ngập trong suốt thời gian diễn ra bão số 3.

Xe đỗ bừa bãi gây cản trở giao thông dẫn đến ùn tắc, khiến người đi bộ không có lối đi lại là hình ảnh quen thuộc trên phố Quảng An, quận Tây Hồ.

Ngay trong đêm nay 6/9, 160 người dân sống tại chung cư xuống cấp A7 Tân Mai, phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai đã được chính quyền di dời đến trường tiểu học cách đó 300m để đảm bảo an toàn trước khi bão Yagi đổ bộ.

Tại ngã tư Ngũ Xã – Trúc Bạch, thuộc quận Ba Đình, một không gian Hà Nội những năm 80 của thế kỷ trước đầy hoài niệm đã được tái hiện qua dự án “Tuyến tàu điện số 6 – Toa bao cấp: Bếp – Chạn – Mâm”.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, tính đến 22h ngày 7/9, bão số 3 sau khi đi vào vịnh Bắc Bộ đã tiếp tục giảm thêm một cập nữa, xuống cấp 14.

Hà Nội vừa được tờ Telegraph của Anh bình chọn vào top 10 điểm đến tốt nhất thế giới dành cho người du lịch một mình, đem đến cơ hội quảng bá hình ảnh thành phố đến bạn bè quốc tế.

Kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo phòng tránh càng sớm càng tránh được thiệt hại, phải chuẩn bị kịch bản ứng phó khác nhau trước khi bão vào.

Trước những diễn biến nguy hiểm của cơn bão số 3, Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự kiến từ sáng đến chiều 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ vào các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh với cường độ rất mạnh, từ cấp 10 - 12.

Bão Yagi đang đi vào vịnh Bắc Bộ với tốc độ 15-20 km/h. Theo dự báo, bão Yagi sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh tới Thái Bình vào ngày 7/9.

Bộ GTVT đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư quy định về kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy. Tại dự thảo này, quy trình và các yêu cầu liên quan tới việc kiểm định khí thải xe máy đều được quy định.

Trước những cảnh báo về mức độ ảnh hưởng từ trận siêu bão YAGI, Cục Đường bộ Việt Nam vừa có công điện khẩn yêu cầu triển khai ngay các phương án bảo đảm giao thông, bảo vệ hạ tầng, hạn chế thấp nhất thiệt hại.