‘Cò’ tung chiêu thổi giá đất ven vành đai 4, có nơi lên đến 150 triệu đồng/m2

(HanoiTV) - Sau khi có thông tin xây dựng tuyến vành đai 4, giá đất nhiều nơi đã tăng vọt, có nơi tăng gấp 5-6 lần.

Mặc dù dự án đầu tư xây dựng tuyến vành đai 4 chưa triển khai nhưng giá đất quanh khu vực này đã tăng khá mạnh.

Đơn cử, một lô đất tại xã Minh Phú (Sóc Sơn) cuối năm 2021 có giá 5 triệu đồng/m2, nhưng sau khi qua tay vài môi giới, giá đất hiện đã đẩy lên 30 triệu đồng/m2, tăng gấp 6 lần chỉ trong thời gian ngắn.

“Hiện nay đường vành đai 4 chuẩn bị xây dựng, khi nào dự án hoàn thiện, giá đất chắc chắn tăng gấp đôi, gấp ba hiện giờ”, người môi giới tên Tùng khẳng định.

Tương tự, chị Hoa - một môi giới nhà đất ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội - cho biết, trước kia đất làng, xã ở khu vực xã Minh Trí, Thanh Xuân, Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn) chỉ dao động khoảng 3 - 4 triệu đồng/m2 nhưng hiện tại giá đã được đẩy lên cao gấp khoảng 3 - 4 lần.

"Cách đây 2 năm, giá đất ở xã Thanh Xuân chỉ 3 - 5 triệu đồng/m2, nhưng hiện tại giá đã được đẩy lên cao gấp 2 - 4 lần. Nhất là những mảnh nằm ven đường 35 hiện có giá khoảng 30 - 40 triệu đồng/m2. Do đất tăng nóng trong thời gian ngắn, nhiều chủ đất ở địa bàn dù muốn bán nhưng lại lưỡng lự, nghe ngóng chờ tăng giá thêm", chị Hoa nói.

Đất nền huyện Hoài Đức liên tục tăng cao (Ảnh: Hà Phong).

Không chỉ Sóc Sơn, những quận huyện có đường vành đai 4 đi qua hiện giá đất cũng đã tăng vọt.

Tại huyện Thường Tín, những lô nằm trên trục đường lớn, gần khu vực vành đai 4 đi qua, giá đất hiện tăng gấp 5, 6 lần so với hồi đầu năm 2020.

Chị Nguyễn Thị An (người đầu tư nhà đất khu vực Thường Tín) cho biết: “Các lô đất ban đầu giá khá rẻ, nhưng sau một thời gian qua tay các môi giới, giá đã đẩy lên gấp vài lần. Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra khi có các thông tin quy hoạch”.

Cũng theo chị An, môi giới nhà đất thường hoạt động rất bài bản, họ thường gom đất trước khi thông tin quy hoạch được công bố. Khi có thông tin, họ mua đi bán lại với nhau vài lần và đẩy giá lô đất lên mức cao ngất ngưởng. Người mua cuối cùng nếu không tỉnh táo sẽ sập bẫy.

“Khi được quy hoạch bài bản, giá đất chắc chắn sẽ tăng theo hạ tầng. Tuy nhiên, nhiều năm nay, nhiều nơi có thông tin quy hoạch nhưng đường xá vẫn không thay đổi, trong khi giá lại tăng một cách vô lý. Hạ tầng còn không kịp theo giá đất tăng. Các thông tin quy hoạch vẫn chỉ đang nằm trên giấy, để triển khai cần có lộ trình và thời gian dài. Vì vậy, giá tăng mạnh chỉ là chiêu trò của “cò” đất và đầu cơ nhằm trục lợi”, chị An nói.

Tại huyện Hoài Đức, ghi nhận tại các xã như Đức Thượng, Dương Liễu, Tiền Yên, Song Phương giá đất có nhích lên, tăng thêm khoảng 10 - 15 triệu đồng/m2 so với năm ngoái. Theo đó, giá đất trung bình tại huyện khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2, khu vực trung tâm có giá khoảng 130 - 150 triệu đồng/m2.

Tại huyện Đan Phượng, thị trường nhà đất ở nhiều xã nhận được sự quan tâm lớn. Lượng rao bán nhà đất tăng mạnh, đặc biệt là khu vực các trục đường lớn cạnh nút giao của huyện và thị trấn Phùng. Theo đó, giá đất ghi nhận tại khu trục đường lớn khoảng 60 - 70 triệu đồng/m2. Đất tại thị trấn Phùng có giá khoảng 130 - 140 triệu đồng/m2, tăng khoảng 10 - 15%.

Đáng nói, đa số các lô đất này đều tăng giá sau khi đã qua tay vài môi giới.

Đất nền gần đường Vành đai 4 vùng Thủ đô được giới đầu tư tìm mua nhiều thời gian qua (Ảnh: Hà Phong).

Trước hiện tượng giá đất tăng "nóng", các chuyên gia bất động sản cảnh báo, dù tuyến đường vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua các địa phương sẽ làm tăng "sức nóng" thị trường bất động sản, song tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư chưa xác định được ranh giới quy hoạch, hành lang, tọa độ, mốc giới…

Thực tế, đã có nhiều bài học nhãn tiền về việc vội vàng đầu tư theo phong trào hoặc "ôm" đất quá lâu mà dòng tiền nhàn rỗi không đủ lớn hoặc mua cao hơn giá trị thực quá nhiều. Do đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ cần thận trọng, nghiên cứu kỹ để tránh "tiền mất tật mang".

Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, việc xây dựng mới, mở rộng hạ tầng giao thông sẽ đem lại giá trị lớn cho bất động sản lân cận, tuy nhiên việc đầu tư vào khu vực này chỉ phù hợp với người có nguồn tiền nhàn rỗi vì các dự án hạ tầng sẽ thực hiện trong thời gian dài.

Nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những thông tin về quy hoạch, sốt ảo. Nếu "chạy" theo sẽ có nguy cơ bị "nhấn chìm" trong cơn "sốt ảo" và thất vọng khi giá đất trở về mức cũ.

Ông dẫn chứng: Bài học về đầu tư đất tại hai bên đường Đại lộ Thăng Long vẫn còn nguyên giá trị: Do hai bên đường được rào lại, không cho các phương tiện đỗ để bảo đảm an toàn giao thông nên bất động sản khu vực này giảm sâu so với thời điểm trước khi xây dựng tuyến đường.

Theo ông Đính, nếu quy hoạch được triển khai đúng tiến độ, thị trường bất động sản cũng như đời sống người dân khu vực này sẽ ổn định và nhiều cơ hội phát triển, thuận lợi. Tuy nhiên, nếu việc triển khai bị chậm thì nhà đầu tư "lướt sóng" cũng cần tính bài toán tránh rủi ro.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Trong tháng 1 này, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 82 lô đất. Đáng chú ý, đất huyện Ba Vì chỉ có giá khởi điểm từ gần 1 triệu đồng/m2.

UBND thành phố vừa công bố quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 đối với các quận, huyện Mê Linh, Đông Anh, Mỹ Đức, Long Biên và Cầu Giấy.

Cử tri đề nghị UBND Thành phố xem xét đưa khu dân cư Nhuệ Giang tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm ra khỏi quy hoạch dự án Cụm trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thành phố. Dự án đã được phê duyệt từ năm 2006, nhưng đến nay vẫn không triển khai, khiến đời sống của hơn 300 hộ tại đây bị ảnh hưởng.

UBND TP Hà Nội mới ban hành Quyết định số 6761 về việc giao hơn 8.600m2 đất tại xã Nam Triều cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở tại khu Đồng Vườn, thôn Nam Quất.

Bảng giá đất mới được Hà Nội ban hành có hiệu lực đến hết năm 2025 và theo Luật Đất đai 2024 thì sẽ có 11 trường hợp áp dụng bảng giá đất này.

Bảng giá đất mới được Hà Nội ban hành đã gần tiệm cận giá thị trường. Đây sẽ là cơ sở để Thành phố thiết lập chính sách đồng bộ trong quản lý đất và hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng và người có nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án.

Quận Long Biên vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng tại phường Phúc Lợi.

Ô đất tại địa chỉ 94 Lò Đúc đã được thành phố Hà Nội giải phóng mặt bằng từ năm 2013, nhưng đến nay dự án vẫn bỏ hoang, gây lãng phí. Trao đổi tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hai Bà Trưng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, đã yêu cầu các sở, ngành loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với dự án này.

Theo kế hoạch, ngày 11/1/2025, huyện Ba Vì sẽ tổ chức đấu giá 51 thửa đất tại 4 xã Phú Sơn, Đồng Thái, Thụy An và xã Phú Phương.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất thổ cư đã được quy định rất rõ trong Luật Đất đai 2024. Để thực hiện, người dân có thể tìm hiểu những quy định mới trong Nghị định 102/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

UBND thành phố vừa ban hành quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với 4 ô đất: CT1, CT2, LK1.2 và NT thuộc dự án Khu chức năng đô thị ĐM1, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Triển khai nhiệm vụ năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai sau sáp nhập.

Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, dự kiến sẽ tổ chức đấu giá 5 thửa đất vào thời điểm giữa tháng 1/2025. Mức giá khởi điểm mỗi thửa từ trên 12 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND thành phố đã ký ban hành Văn bản số 4362 về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh về công tác phòng chống lãng phí đối với tài nguyên đất đai.

Huyện Sóc Sơn sẽ hoãn việc tổ chức đấu giá lại 36 thửa đất đấu giá không thành công ngày 29/11 vừa qua, do bị các đối tượng phá rối trả từ gần 100 triệu đồng đến 30 tỷ đồng/m2. Trước đó, theo kế hoạch, những thửa đất này sẽ được tổ chức đấu giá lại vào ngày mai, 28/12.

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 5, quy mô hơn 1.341 ha, tập trung phát triển đô thị, du lịch sinh thái và hạ tầng giao thông hiện đại.

Theo bảng giá đất điều chỉnh Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương vừa ban hành, giá đất ở nhiều tuyến đường đô thị tăng 30-80% so với giá hiện tại.

Tại bảng giá đất điều chỉnh, Hà Nội có 5 khu đô thị giá đất ở trên 100 triệu đồng/m², gồm Tây Hồ Tây, Đoàn Ngoại giao, Thành phố giao lưu, Nam Trung Yên và Mỹ Đình - Mễ Trì.

Sau 5 tháng Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lưu ý quá trình triển khai Luật Đất đai 2024 đang phát sinh một số vướng mắc cần được tháo gỡ.

Bảng giá đất vừa được UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh áp dụng từ ngày 20/12 đến hết ngày 31/12/2025. Nhiều chuyên gia cho rằng bảng giá đất mới cao hơn khá nhiều bảng giá đất cũ nhưng vẫn thấp hơn so với giá thị trường.

Thời gian gần đây, giá nhiều lô đất nền ở làng quê vùng ven Hà Nội liên tục tăng cao chóng mặt, có nơi đã vượt 100 triệu đồng/m².

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại xã Hoàng Văn Thụ và xã Hữu Văn.

Nhằm tránh lãng phí nguồn lực đất đai, thành phố Hà Nội đã quyết tâm thu hồi, không để tình trạng chây ì, kéo dài đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn. Tuy nhiên, thực tế là các dự án sử dụng vốn ngân sách chậm triển khai, để hoang hóa trên địa bàn cũng không hề nhỏ.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở tại xã Hoàng Văn Thụ và xã Hữu Văn.

UBND thành phố Hà Nội đã giao 24.158 m² đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Đan Phượng.

Trong 18 huyện và thị xã thuộc thành phố Hà Nội, Thanh Trì có giá đất vừa điều chỉnh cao nhất, tăng bình quân 190%.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến ngày 31/12/2030.

Quận Hoàng Mai vừa thông báo hoãn cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với gần 4,4ha đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại phường Hoàng Liệt. Theo kế hoạch, cuộc đấu này được tổ chức vào chiều hôm nay.

Trước những ý kiến cho rằng bảng giá đất điều chỉnh của Hà Nội đưa ra cao hơn nhiều lần so với trước đây, sẽ làm tăng thuế, phí về đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có những lý giải cụ thể.

Năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến hoàn thành kế hoạch thu 25 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội xác định hoạt động đấu giá đất còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục khắc phục.

Chênh lệch giá đất đền bù theo Luật Đất đai 2024 và luật năm 2013 dẫn tới phát sinh vướng mắc trong hơn 1.000 dự án trên địa bàn Hà Nội.

Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.

UBND Thành phố vừa ban hành quyết định giao 19.727,5 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.

Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.

Triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng bảng giá đất lần đầu để áp dụng từ ngày 1/1/2026.

Các dự án treo, chậm tiến độ gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Hai dự án treo tại huyện Quốc Oai là ví dụ điển hình.

Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, để áp dụng ngay từ đầu năm 2025.

HĐND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ dành một ngày tổ chức phiên giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tuần tới.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông, hết hạn đợt 1 nộp tiền cuộc đấu giá 27 thửa đất được tổ chức ngày 19/10 vừa qua, chỉ có 5 trường hợp nộp tiền đúng hạn.

Nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp và đối tượng chính sách, nhưng thực tế thì ngay cả những đối tượng nằm trong nhóm chính sách, khá khó khăn để sở hữu một căn nhà ở xã hội. Vậy, thu nhập bao nhiêu được cho là thấp để đủ điều kiện mua nhà ở xã hội?

Đất đấu giá khu Mả Trâu, xã Đông La, được huyện Hoài Đức đấu thành công từ tháng 3 và tháng 5 năm nay. Mặc dù đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và các thủ tục cần thiết, nhưng đến nay, những thửa đất này vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

UBND thành phố Hà Nội vừa giao 3.165,1 m² đất tại xã Thạch Xá cho UBND huyện Thạch Thất để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 130/CĐ-TTg về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội (NƠXH).

Vào ngày 23/12, quận Hoàng Mai sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng khu đất 43.944 m² với giá khởi điểm 86 triệu đồng/m². Ô đất ký hiệu TT4 thuộc Khu đô thị Nam hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt.