Cổng Trại Bảo An binh, dấu tích lịch sử
Nằm trên tuyến phố thương mại sầm uất bậc nhất Hà Thành, ở giữa hai toà nhà hiện đại là Nhà hát Hồ Gươm và tòa nhà thuộc Bộ Công an, có một chiếc cổng cổ kính. Mỗi khi đi ngang qua đây, nhiều du khách tò mò và tự đặt ra một câu hỏi: vì sao ở giữa những toà nhà mang xu hướng thiết kế hiện đại lại có một kiến trúc cổ kính như thế?
Kiến trúc cổ kính ấy có tên gọi là Cổng trại Bảo An binh. Và vì sao chiếc cổng cổ kính nhỏ bé ấy lại được lưu giữ đến tận bây giờ ? Bởi đó là một chứng nhân lịch sử hơn trăm năm tuổi, từng chứng kiến những bước ngoặt lịch sử của thủ đô, mốc son chói lọi trong cuộc chiến Giải phóng dân tộc. Trong đó có khúc khải hoàn vang lên ngày 10/10/1954 khi cách mạng tiếp quản thủ đô.
Ngược dòng lịch sử, trại Bảo An binh có tiền thân là trại lính khố xanh, được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Đó là trại binh của một sắc lính thuộc địa, ban đầu có tên là Garde civile Indigène (dịch là Lực lượng phòng vệ bản xứ) mà dân gian gọi là “lính khố xanh”. Sở dĩ có tên gọi này là để phân biệt với một sắc lính khác có phần trang phục này màu đỏ (lính khố đỏ). “Lính khố xanh” hay “lính khố đỏ” là một phần của lính tập thuộc các đơn vị quân đội bản xứ do người Pháp tổ chức thành lập nhằm phụ trợ cho quân chính quy Pháp trong việc đánh dẹp, bảo vệ an ninh thời Pháp thuộc sau khi chiếm được Nam Kỳ, rồi Bắc Kỳ, nằm trong Quân đoàn bộ binh Bắc Kỳ.
Cạnh trại lính này về phía hồ là một trường nữ sinh đầu tiên mang tên viên Toàn quyền Đông Dương dân sự đầu tiên (Paul Bert), sau đó đổi tên thành Đồng Khánh - tên vị vua đã nhượng đất Hà Nội cho Pháp xây thành phố (1888), nay là Trường Trưng Vương.
Ngoài ra, cổng trại này còn chứng kiến sự thay đổi của khu phố bậc nhất Hà Thành - phố Hàng Bài. Nguồn gốc tên gọi nơi đây là từ trước thời Pháp thuộc, đoạn đầu phố tập trung những nhà sản xuất và kinh doanh các cỗ bài lá như tổ tôm, tam cúc…
Đến thời thuộc địa, người Pháp gọi phố này là rue des Cartes (phố bán thẻ bài). Năm 1945 phố đổi tên thành phố Triệu Quang Phục, từ năm 1949 lấy lại tên đại lộ Đồng Khánh. Sau năm 1954, phố trở lại với tên là phố Hàng Bài.
Do nằm trong khu vực mở rộng đô thị trung tâm Hà Nội của chính quyền thực dân, diện mạo phố Hàng Bài đã thay đổi nhiều vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Vào thời này, chỗ đầu phố trông sang hồ Gươm còn có chợ gọi là chợ Mới hoặc chợ Hàng Bài. Sau đó, nghề làm bài lá rời khỏi phố, nhường chỗ cho các công sở và hãng buôn lớn của Pháp. Ở đầu phố, chợ Hàng Bài nhường chỗ cho hãng buôn tạp hóa lớn nhất Hà Nội là “Liên hợp thương mại Đông Dương” (L’Union commercial indochinoise) mà dân chúng gọi là “hiệu Gô-đa”, nay là tòa nhà Tràng Tiền Plaza.
Đối diện trại Bảo An binh là rạp Majestic (nay là rạp Tháng Tám, 45 Hàng Bài) là một trong những rạp phim sang trọng nhất Hà Nội thời thuộc địa. Vào những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến 1946, phố Hàng Bài là một chiến trường khốc liệt, và rạp Majestic là nơi diễn ra trận tử chiến giữa Vệ quốc đoàn với một đơn vị lính Lê Dương đóng giữ nơi đây. Ngoài ra, đây cũng là nơi đại diện Việt Minh đã đến gặp viên chỉ huy Nhật để điều đình.
Vào thập niên 1990, đầu 2000, con phố này từng được coi là trung tâm băng đĩa của Hà Nội với sự hiện diện của rất nhiều cửa hàng băng đĩa. Hiện giờ vẫn có thể thấy các quầy bán băng đĩa trên hè phố.
Trại Bảo An được một kiến trúc sư người Pháp tên là Henri Vidieu thiết kế vào cuối thế kỉ 19. Kiến trúc sư này từng thiết kế các kiến trúc nổi tiếng như Phủ Toàn quyền, Phủ Thống sứ, Tòa thượng thẩm, Hỏa Lò… cho đến nay vẫn còn hiện hữu ở Hà Nội. Kiến trúc của cổng trại là sự kết hợp hài hòa giữa văn hoá phương Đông và phương Tây. Nhìn từ xa, chiếc cổng nhỏ bé trông như tam quan chùa bản địa, với các đường nét đậm chất Á Đông. Khi lại gần, dòng tên tiếng Tây "Garde Indigenne" lại khiến cổng trại càng thêm phần nổi bật.
Theo các tài liệu còn lưu lại, trại lính nằm trên diện tích rộng, từng là đồn trú của hơn 1.000 lính, nhưng đến nay chỉ còn dấu tích của cánh cổng nhỏ.
Kiến trúc của công trình này nhỏ, nhưng rất đẹp. Có lẽ, đó cũng là quan điểm của tác giả thiết kế dành cho người bản xứ, trong khi các công trình như đã kể trên được kiến trúc sư Henri Vidieu thiết kế đều rất hoành tráng và đậm tính kinh điển của kiến trúc châu Âu. Những tấm ảnh còn lưu lại cho thấy chiếc cổng mang phong cách Á Đông gắn với một công trình kiến trúc thuộc địa đầu thế kỷ XX nhưng lại rất hài hòa.
Theo thời gian, cổng Trại An Binh xuống cấp nghiêm trọng. Sau khi tham vấn giới chuyên gia, Bộ Công an và Hà Nội đã quyết định tu bổ, tôn tạo lại di tích lịch sử này sao cho giống nhất với hiện trạng cổng năm 1945.
Công trình được tôn tạo tỉ mỉ với sự tham gia của các thợ thủ công lành nghề. Các kỹ thuật và vật liệu được sử dụng trong kiến trúc đều là vật liệu truyền thống. Từng đường nét, hoa văn được đắp họa chi tiết, tinh xảo. Toàn bộ phần cổng được sơn lại nhưng vẫn giữ màu sắc xưa cũ, không làm mất đi giá trị lịch sử, văn hóa vốn có.
Có thể thấy, việc trùng tu cổng trại Bảo An Binh đã thành công. Đứng từ xa, người dân có thể chiêm ngưỡng các hoa văn, hình khối một cách rõ nét. Phần sơn đỏ tại cổng trại được lựa chọn phù hợp với tính chất một địa điểm di tích. Ngoài ra, các thợ thủ công đã vẽ tay đường vân màu trắng khiến vòm trại giống như những khối gạch đỏ xếp chồng lên nhau. Ở phía bên trái cổng trại có bậc thang dẫn lên tầng tháp thứ hai. Tầng tháp này chính là nơi binh lính trực gác, quan sát.
Việc trùng tu cổng Trại Bảo An Binh đã thể hiện tâm huyết, trách nhiệm bảo tồn các giá trị lịch sử của thành phố Hà Nội. Thể hiện sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngay tại cổng trại là tấm bia với dòng chữ đầy xúc động: "Nơi đây (Năm 1945 là Trại Bảo An Binh), ngày 19/8/1945 lực lượng cách mạng đã tước vũ khí của địch và chiếm lĩnh vị trí này". Và đến bây giờ, cổng Trại Bảo An Binh đã trở thành một địa điểm du lịch khiến du khách dừng chân ghé thăm.
Có thể nói, ngoài vai trò là một công sở quân sự được chính quyền thuộc địa xây dựng gần như cùng lúc với thời điểm thành lập thành phố Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX, trại Bảo An Binh cũng là chứng nhân quan trọng, gắn với lịch sử Việt Nam hiện đại, cũng như lịch sử Hà Nội trong cuộc cách mạng tháng Tám của dân tộc và ngày giải phóng thủ đô. Việc bảo tồn những dấu tích kiến trúc cũ khi xây dựng những công trình hiện đại để tạo sự kết nối với lịch sử đô thị không phải là điều ít gặp trên thế giới. Nhưng với trường hợp của Cổng trại Bảo An Binh, câu chuyện còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế, khi một di tích lịch sử cách mạng được bảo tồn cạnh một nhà hát hiện đại vừa xây dựng, tạo nên sự kết nối đặc biệt và bình đẳng trong một quần thể không gian văn hóa…
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.
Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.
Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.
Lần thứ tư tổ chức, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu, qua đó, tinh thần sáng tạo được lan toả rộng khắp.
“Tôn cựu, nghênh tân” là chủ đề của cuộc triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cũ, 46 Hàng Bài, Hà Nội.
Sáng 18/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã dự khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.
Không gian vườn hoa Tao Đàn có vai trò kết nối cảnh quan, không gian kiến trúc đô thị với các công trình quan trọng trong khu vực như tòa nhà Thông tấn xã Việt Nam, trường ĐH Dược và quần thể Đại học Tổng hợp Hà Nội, trong lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
Chào mừng ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.
Bảng nội quy được đặt ngay trước cổng chùa Yên Phú thuộc huyện Thanh Trì, quy định: “Không mang vàng mã vào chùa”. Người tới lễ chùa đã quen và cảm thấy thoải mái với nội quy này.
Xu hướng du lịch tại chỗ, hay còn gọi là staycation đang trở nên phổ biến khi nhiều người lựa chọn du lịch ngay trong chính thành phố nơi mình sống. Nó như một cách khám phá lại thành phố và cảm xúc của chính mình.
Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
Cây cổ thụ nói chung và cây di sản Việt Nam nói riêng là báu vật của mỗi làng quê, đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian.
UBND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, đã tổ chức Lễ hội đua mảng truyền thống trên sông Gâm và chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao năm 2024.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo.
Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....
Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.
Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.
Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.
Ngày 15/11/2024, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ tài hoa Văn Cao, gia đình ông phối hợp cùng các đơn vị tổ chức một đêm nhạc đặc biệt mừng sinh nhật lần thứ 101 của ông với chủ đề "Văn Cao - Cha và Con”.
Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội giờ đây đã trở thành ngôi nhà chung của hàng chục nhiếp ảnh gia cao tuổi. Đam mê sáng tạo, ngay cả thành viên tuổi ngoài 80 cũng không ngại xách máy tới các làng nghề ngoại thành để tác nghiệp.
Trong không gian nghệ thuật B&C Maison d’Art, Triển lãm "Hồn Dó" với 50 tác phẩm được thực hiện trên chất liệu giấy dó của họa sĩ Ngô Đức Hoàng đã tạo nên ấn tượng đặc sắc với công chúng yêu nghệ thuật.
Hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Hộp Ký ức 4.0".
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã thu hút rất đông người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm. Trong đó, nhiều người đặc biệt ấn tượng với tổ hợp triển lãm nghệ thuật được trưng bày tại Đại học Khoa học Tự nhiên, với nét kiến trúc và các tác phẩm mỹ thuật mang phong cách Đông Dương.
Sáng 15/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang (LLVT) - Chiến tranh cách mạng, giai đoạn 2019 - 2024.
Tối 14/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất đã khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo.
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, tối 14/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi video clip toàn quốc "Người lính tôi yêu" và cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”.
Lễ hội kỷ niệm 735 năm ngày hóa của Đức thánh Thành hoàng làng Linh Ứng, thượng đẳng Thần Đại vương đền Cống Yên đã được nhân dân địa bàn dân cư số 3, 4, 5 phường Vĩnh Phúc tổ chức trang trọng.
Hà Nội sở hữu nhiều di sản giá trị. Việc tái tạo sức sống cho các di sản này sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố sáng tạo.
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.
Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội.
Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.
Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924 - 11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 – 2025), Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo, bầu không khí trong lành.
Vườn hoa Cửa Nam sau cải tạo đã hoàn toàn thay đổi từ cảnh quan kiến trúc đến cách bố trí các tiểu cảnh, trở thành một không gian nghệ thuật sắp đặt độc đáo của Thủ đô.
0