Cong vẹo cột sống ở trẻ em

Cong vẹo cột sống ở trẻ em là tình trạng cột sống cong về một phía, có thể cong về bên phải hoặc bên trái. Mức độ cong vẹo cột sống có thể từ vừa đến nặng. Cong vẹo cột sống chủ yếu ảnh hưởng đến phần ngực hoặc phần thắt lưng.

User
Ý KIẾN

Thời gian qua trong xã hội vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc có hành vị bạo lực học đường; học sinh đánh nhau trong trường học, trên đường phố, hình thành một nhóm đánh hội đồng, bắt nạt, đe doạ những học sinh yếu thế. Lứa tuổi học sinh vẫn là những đứa trẻ đang trong quá trình trưởng thành, xây dựng nhân cách. Bởi thế, có thể các em có những suy nghĩ lệch lạc là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là người lớn – các bậc cha mẹ, thầy cô giáo không nên để sự việc xảy ra hậu quả không mong muốn mới tìm cách giải quyết, xử lý. Mà chúng ta cần ưu tiên việc dạy trẻ cách phòng tránh bạo lực học đường.

Trong thế giới đang phát triển nhanh chóng ngày nay, việc học hỏi, tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Cũng bởi thế, tự học đã trở thành một kỹ năng cần thiết với mỗi đưa trẻ. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, việc có kỹ năng sàng lọc, lựa chọn kiến thức, thông tin cho việc tự học hiệu quả có thể giúp trẻ định hướng con đường thành công và học hỏi suốt đời.

Trong xã hội hiện đại, khi mà guồng quay vội vã cuộc sống khiến con người đôi khi trở nên vô tình với nhau hơn thì lòng nhân ái, sự vị tha được đề cao hơn bao giờ hết. Đối với trẻ em, đức tính này thật cần thiết, được quan tâm giáo dục hàng đầu.

Dạy trẻ kỹ năng sống bằng các tình huống giả định sớm giúp trẻ phát triển kỹ năng tự chủ và trở thành người độc lập thay vì một mớ lý thuyết khó hiểu. Khi trẻ biết cách áp dụng các tình huống khó khăn một cách độc lập, con sẽ trở nên tự tin hơn và có thể đưa ra quyết định tốt hơn trong cuộc sống.

Rèn luyện sự tự tin, kiên trì không đến từ việc gặp nhiều thất bại, mà đến từ việc giúp trẻ hiểu được rằng mình có thể đứng dậy, làm lại từ đầu và sẽ đạt được thành công. Những đứa trẻ không được tin tưởng sẽ dễ buồn chán, thất vọng, thậm chí trở nên nổi loạn. Để giúp trẻ phát triển sự tự tin quyết đoán trong mọi tình huống, việc thường xuyên khích lệ, khen ngợi, cổ vũ và động viên là vô cùng quan trọng. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy được ủng hộ và yêu thương, từ đó xây dựng sự tự tin cho bản thân.

Ngày nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ thường xuyên“dán mắt” vào các thiết bị công nghệ như iPad, smartphone ở bất cứ đâu. Hình ảnh những đứa trẻ chạy nhảy vui chơi rèn luyện thể chất hiếm dần. Để trẻ có lối sống tích cực, lành mạnh, cân bằng hoạt động thể chất các bậc cha mẹ rất nên khuyến khích trẻ tham gia các hình thức vận động, Việc rèn luyện thể dục, thể thao một cách bài bản sớm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ.

Hiện nay, giữa cuộc sống hiện đại, những giá trị truyền thống vẫn luôn hiện hữu. Để thế hệ trẻ được trải nghiệm và không thờ ơ với những giá trị truyền thống, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động để học sinh được trực tiếp tham gia, tìm hiểu về Tết cổ truyền của dân tộc, qua đó giúp các em biết trân trọng, yêu quê hương đất nước.

Trường học vốn được coi là nơi an toàn, nhưng trên thực tế, do nhiều tác động ngoài xã hội, trên mạng xã hội, và ngay trong trường học, vẫn có những đứa trẻ rơi vào hoàn cảnh không hay, mà phổ biến nhất là bị bắt nạt. Việc dạy con cách để không bị bắt nạt rất khó, nhưng nếu cha mẹ dạy con không được bắt nạt bạn khác thì tình trạng bạo lực học đường sẽ cải thiện đáng kể.

Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tổn thương và gặp nguy hiểm nhất khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Dạy trẻ phòng cháy chữa cháy, thoát khỏi đám cháy là trách nhiệm của gia đình, thầy cô nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong cho trẻ khi xảy ra cháy nổ. Bên cạnh đó các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cũng rất cần thiết để con kịp thời báo cho người khác để hỗ trợ dập lửa an toàn, bảo vệ mình và mọi người xung quanh.

Giáo dục giới tính cho trẻ đầy đủ và đúng lúc là hành trang tốt nhất khi trẻ bước vào tuổi thành niên. Trẻ hiểu rõ và hiểu đúng về các vấn đề giới tính, tình dục sẽ tránh được các vấn đề tệ nạn, tâm lý và những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của trẻ sau này. Giáo dục giới tính từ độ tuổi nhỏ và tiếp tục duy trì hoạt động này cho đến khi bé lớn lên là phương pháp giáo dục tốt nhất dành cho các con.

Trong thế giới đầy thách thức và đa dạng ngày nay, việc phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho trẻ em không chỉ là một ưu điểm, mà là một yêu cầu cần thiết để các bé có thể tự tin đối mặt với những thách thức tương lai. Kỹ năng này không chỉ giúp trẻ đưa ra những quyết định đúng đắn, hiểu rõ hậu quả của hành động, mà còn là chìa khóa mở cửa cho sự sáng tạo, sự độc lập, và khả năng làm chủ cuộc sống.

Với sự phát triển không ngừng của xã hội và công nghệ, việc phát triển các kỹ năng giao tiếp và kết bạn đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nhất là đối với trẻ nhỏ. Các kỹ năng này không chỉ giúp trẻ tạo dựng mối quan hệ mạnh mẽ và ý nghĩa với những người xung quanh, mà còn giúp trẻ nhỏ tự tin hơn trong mọi tình huống và giao tiếp hiệu quả hơn trong môi trường lớp học và bên ngoài.

Việc dạy trẻ biết và tuân thủ các nguyên tắc ăn uống an toàn là điều vô cùng cần thiết. Ở nhà, bên cạnh việc chú ý chế biến món ăn ngon cho con, bố mẹ cũng nên dạy trẻ về các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi điều này sẽ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân, hạn chế nguy cơ ngộ độc hay mắc các vấn đề về tiêu hóa, sức khỏe.

Ý thức cộng đồng của mỗi cá nhân luôn được rèn giũa và thể hiện từ những hành động rất nhỏ trong cuộc sống. Với con trẻ, từ môi trường tiếp xúc nhỏ trong gia đình đến không gian giao tiếp xã hội luôn có rất nhiều vấn đề cần người lớn chỉ dạy, bổ sung kiến thức, để trẻ hiểu biết, tự rèn luyện bản thân, biết cách ứng xử đúng đắn, từng bước xây dựng sự trưởng thành trong tư duy, hình thành ý thức cộng đồng ở nơi công cộng.

Thời gian gần đây, việc trẻ em và thanh thiếu niên dành thời gian tiếp xúc với Internet hằng ngày tăng mạnh. Khi chưa có sự nhận thức rõ về ảnh hưởng của mạng xã hội, nhiều em nhỏ vô tình trở thành nạn nhân của các mối nguy hại khác nhau trên không gian mạng, trong đó có đe dọa, bắt nạt trực tuyến. Hậu quả của các hành động bắt nạt này khiến trẻ bị ảnh hưởng sức khỏe tâm trí, gia tăng căng thẳng, lo âu, trầm cảm, tư tưởng bạo lực và sự kém tự tin dẫn đến ảnh hưởng lâu dài về mặt cảm xúc, ngay cả khi trẻ không còn bị bắt nạt nữa.

Hầu như bậc cha mẹ nào cũng nhận thấy con mình đang chịu một áp lực khá nặng nề trong học tập. Biết là vậy nhưng không nhiều cha mẹ biết cách giảm áp lực cho con mà nhiều khi lại có suy nghĩ sau này lớn lên trong cuộc sống hiện đại này, con sẽ còn chịu nhiều áp lực nữa, để con quen dần. Và họ không ý thức được rằng thật là quá bất công khi một đứa trẻ lại phải chịu những áp lực không đáng có.

Hiện nay, cha mẹ thường có tâm lý lo sợ con trẻ tiếp xúc với tiền bạc quá sớm sẽ khiến con sinh hư, vì thế mà nhiều người luôn né tránh vấn đề này trong cách giáo dục con cái. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn rất cần dạy cho con hiểu giá trị của đồng tiền và cách tiêu tiền sao cho hợp lý. Việc giúp con ý thức về tiền bạc sẽ giúp con hiểu giá trị của đồng tiền và sức lao động từ đó biết cách quản lý tài chính.

Nói đến kỷ luật, hầu hết người lớn đã từng kỷ luật một đứa trẻ như con cái, học sinh...Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu kỷ luật tích cực là như thế nào. Vậy kỷ luật sao cho tích cực với trẻ em mời quý khán giả theo dõi cuộc trao đổi với Thạc sĩ Lê Thị Lan Anh - Viện trưởng viện phát triển giáo dục và trí tuệ Việt để hiểu rõ khái niệm này.

Con cái chính là thước đo đánh giá cha mẹ. Đó là đề tài được quan tâm nhất khi các ông bố, bà mẹ nói chuyện cùng nhau. Và rồi, sau những câu chuyện ấy là áp lực đè nặng lên những đứa con. Vô hình chung, con đường phát triển của trẻ bị đóng khung theo ý muốn cha mẹ. Những ước muốn cá nhân bị kìm hãm và loại bỏ không thương tiếc. Đơn giản vì cha mẹ không chịu lắng nghe từ chính con cái họ mà luôn bị tác động bởi yếu tố bên ngoài, những định kiến, chuẩn mực xã hội và tâm lý sĩ diện quen thuộc của người Việt.

Có nhiều phụ huynh tỏ ra không hài lòng khi con mình không đạt kết quả như mong muốn dù đã rất quan tâm đến việc học, chọn trường, chọn lớp của con và đặt nhiều kỳ vọng lên con cái. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào khi sinh ra cũng làm được điều này, thậm chí còn học kém, tiếp thu chậm và luôn bị cô giáo chê trách. Vì vậy, cha mẹ nên biết nguyên nhân sâu xa và can thiệp sớm tránh làm trẻ mất tự tin và sợ đến trường.

Tự chủ là một trong những đặc điểm quan trọng trong sự phát triển lành mạnh của trẻ. Tự chủ giúp bé biết cách xử lý những thất bại, áp lực, thách thức khác nhau trong cuộc đời. Để rèn luyện tính tự chủ cho trẻ, cha mẹ cần áp dụng những phương pháp sớm nhất và phù hợp nhất.

Trên thực tế, làm việc theo đội nhóm có thể tạo hiệu quả cho công việc một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn chưa có kỹ năng làm việc nhóm, vẫn còn rụt rè khiến bố mẹ rất lo lắng. Vì vậy, việc tập luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ là vô cùng cần thiết.

Có lẽ hầu hết các bậc phụ huynh đều bắt gặp tình trạng con cái dành quá nhiều thời gian trong ngày với mạng xã hội. Tuy không thể phủ nhận những tiện ích do mạng xã hội đem lại, nhưng câu hỏi đặt ra cho các bậc phụ huynh là nên làm gì và làm thế nào để giúp con trẻ sử dụng mạng xã hội một cách phù hợp, vừa có ích vừa tránh xa được những mặt tiêu cực.

Trên thực tế, chìa khoá cho một cuộc sống cân bằng là học cách quản lý thời gian. Nếu giúp trẻ hình thành và duy trì được các thói quen quản lý thời gian từ khi còn nhỏ, bé sẽ có cơ hội tốt hơn để có được cuộc sống cân bằng khi trưởng thành.

Trọng nam khinh nữ là một tư tưởng phân biệt về giới tính coi nam giới có vai trò quan trọng hơn phụ nữ. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và đặc biệt với tâm lí của các bé gái sẽ rất dễ bị tổn thương với tư tưởng này, là một cảnh báo với xã hội, đồng thời là yêu cầu trong việc nâng cao nhận thức với các bậc cha mẹ.

Mất kết nối với con cái là điều không được phép xảy ra. Nhưng, thực tế, chuyện này vẫn xảy ra và gây ra những hiểu nhầm cũng như những bất đồng không đáng có giữa cha mẹ và con cái. Làm thế nào để cha mẹ và con cái luôn có một sự kết nối tốt đẹp? Đây là chủ đề chính của chương trình hôm nay.

Trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng thành công, mà chấp nhận thất bại để bước tiếp mới là người thành công. Có lẽ, cha mẹ nào cũng muốn dạy con mình cách chấp nhận những thất bại đầu đời để có được thành công mai sau. Đây cũng là chủ đề chính của chương trình Vì trẻ em tuần này.

Trong xã hội hiện đại, môi trường giáo dục rất quan trọng không chỉ mang lại cho các em kiến thức, mà còn xây dựng một con người văn mình, sống có trách nhiệm. Việc phê bình học sinh trong nhà trường hiện nay cũng góp phần quan trọng trong công tác này, giúp các em hiểu những sai lầm mắc phải và tự giác sửa chữa trên tinh thần tự nguyện.

Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi có những nạn nhân của tai nạn giao thông là các em học sinh, trong đó không ít trẻ ở độ tuổi mầm non. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, đây là nội dung chính của chương trình hôm nay.

Sức khỏe tinh thần tốt là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện, cũng như là nền tảng cơ bản quyết định cho hạnh phúc trong cuộc sống sau này.

Khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên, tâm sinh lý thay đổi. Có những trẻ trở nên bướng bỉnh, hãy cãi bố mẹ. Làm gì để cùng con vượt qua giải đoạn thanh đổi này sẽ là chủ đề chính của chương trình Vì trẻ em hôm nay.

Trong chương trình hôm nay, mời quý khán giả cùng tìm hiểu những giá trị thực tế trong việc hướng dẫn con cái làm việc gia đình từ khi còn nhỏ. Việc này không chủ tạo cho con tính kỷ luật, mà còn xây dựng tính cách vì cộng đồng cho trẻ ngay khi còn bé.

Sau phần tin về hoạt động của thanh thiếu nhi, mời quý khán giả theo dõi cuộc trao đổi với Hiệu trưởng trường Tiểu học Việt Hưng, quận Long Biên về công tác chuẩn bị đón học sinh vào lớp 1.

Sau phần tin về hoạt động của thanh thiếu nhi Thủ đô tuần qua, mời quý khán giả cùng theo dõi những nỗ lực của thị xã Sơn Tây trong xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ.

Sau 15 năm hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính, phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô đã có nhiều đổi mới, hoạt động hiệu quả. Đây là chủ đề chính trong chương trình vì trẻ em hôm nay.

Trẻ em hầu hết đều hứng thú với các thiết bị công nghệ điện tử hơn là việc đọc sách. Trong chương trình hôm nay, mời quý khán giả theo dõi cuộc trao đổi với Tiến sĩ Đào Thị Chi Hà - Viện trưởng viện đào tạo và phát triển giáo dục Việt Nam về những giải pháp khơi dạy niềm đam mê đọc sách ở trẻ.

Sau phần tin về hoạt động của thanh thiếu nhi Thủ đô, mời quý khán giả theo dõi cuộc trao đổi với Thạc sĩ Lưu Hoàng Trường - Giảng viên Học viện Múa Việt Nam, để cùng tìm hiểu về việc định hướng nghệ thuật cho trẻ.

Ngoài việc cho trẻ có một môi trường học tập tốt, thì đại đa số các bậc phụ huynh đều muốn con học thêm các môn năng khiếu nhằm giúp con thể hiện khả năng của mình. Chương trình hôm nay sẽ giúp quý khán giả phát hiện ra năng khiếu hội họa ở trẻ em ra sao.

Kỳ nghỉ hè vẫn còn khá dài, trẻ em thì vui chơi thoải mái, còn các bậc phụ huynh luôn cố gắng tìm kiếm những sân chơi bổ ích cho các con, nhưng để nhận diện đâu là địa chỉ an toàn là mối quan tâm của rất nhiều phụ huynh.

Trong quá trình dạy trẻ, cha mẹ đều cần có những kỹ năng để không chỉ chăm con khỏe mạnh, mà còn giúp con phát triển bản thân trong cuộc sống. Đây cũng là chủ đề của cuộc trao đổi với Thạc sĩ Xã hội học Hoàng Thục Anh.

Sau những thông tin về hoạt động hè cho trẻ em Thủ đô, mời quý khán giả theo dõi cuộc trao đổi về giá trị cũng như sự lựa chọn sân chơi trẻ em sao cho phù hợp với mỗi đứa trẻ cũng như gia đình.

Nghỉ hè, một khoảng thời gian đầy háo hức đối với trẻ nhỏ khi các em không chỉ được đi du lịch mà còn được trải nghiệm nhiều trò chơi... tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng, khi họ vẫn phải đi làm hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tích đáng tiếc trong dịp hè đối với trẻ nhỏ. Trong chương trình hôm nay, cùng chuyên gia tìm ra những giải pháp hay, để có thể giúp các em có được một kỳ nghỉ hè an toàn.

Học sinh các lớp 9 và 12 đang nỗ lực tập trung ôn tập để bước vào kỳ thi cuối cấp. Đây là khoảng thời gian các em rất cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc phụ huynh, cũng như có chế độ dinh dưỡng tốt để đủ sức khỏe. Chương trình hôm nay sẽ đề cập tới vấn đề này.

Không ai hy sinh cho con cái bằng cha mẹ, nhưng có một thực tế là trẻ lại rất ít khi thể hiện lòng biết ơn với những gì mình nhận được. Làm sao để trẻ hiểu được sự hy sinh vô bờ bến của cha mẹ và biết ơn với những gì nhận được, đây sẽ là chủ đề của chương trình hôm nay.

Bạo lực học đường đã và đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội nói chung và phụ huynh nói riêng. Làm thế nào để sớm phát hiện và ngăn chặn nạn bạo lực học đường, để các em thực sự an tâm khi đến trường? Chương trình hôm nay sẽ có cuộc trao đổi với PGS-TS Trần Thành Nam, chuyên gia tư vấn tâm lý về vấn đề này.

Sân chơi nghệ thuật đang ngày càng nhiều hơn và không chỉ mang tính hình thức, mà sân chơi này luôn đổi mới và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của trẻ em và phụ huynh.