LIVE Cử tri Mỹ bắt đầu đi bỏ phiếu
Cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay sẽ chứng kiến một trong những cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khác thường nhất, theo các chuyên gia.
Cử tri Mỹ bắt đầu đi bỏ phiếu
Cử tri Mỹ bắt đầu đi bỏ phiếu vào ngày 5/11 (giờ địa phương), để tìm ra người đứng đầu Nhà Trắng. Trong khi đó, hai ứng cử viên “cân tài, ngang sức” vẫn tích cực vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường.
Đúng 0h ngày 5/11 (theo giờ miền Đông nước Mỹ), tức 12h trưa 5/11 (theo giờ Việt Nam), thị trấn Dixville Notch thuộc khu vực Green North Woods của bang New Hampshire đã mở cửa điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đầy kịch tính.
Thời gian mở cửa của các điểm bỏ phiếu ở Mỹ vào ngày bầu cử phụ thuộc vào từng khu vực bầu cử. Với việc điểm bỏ phiếu vào lúc nửa đêm, cư dân ở thị trấn Dixville Notch đã trở thành những người đầu tiên bỏ phiếu trong ngày bầu cử 5/11.
Năm nay, Dixville Notch chỉ có 6 cử tri đăng ký đi bỏ phiếu. Do đó, quá trình này chỉ mất chưa đầy một phút. Kết quả kiểm phiếu tại thị trấn này cho thấy số phiếu bầu chia đều cho hai ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris và đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump, mỗi người nhận được 3 phiếu.
Truyền thống bỏ phiếu nửa đêm bắt đầu ở Dixville Notch vào năm 1960 sau khi giới chức thị trấn vận động cho cơ quan lập pháp New Hampshire công nhận Dixville Notch là một khu vực bỏ phiếu độc lập.
Dixville Notch không phải là thị trấn duy nhất ở New Hampshire có truyền thống bỏ phiếu nửa đêm, nhưng Dixville Notch là khu vực bầu cử duy nhất giữ lại truyền thống này trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.
Dự kiến, các điểm bỏ phiếu đầu tiên theo giờ bờ Đông của Mỹ sẽ mở cửa từ 5 giờ sáng ngày 5/11 (khoảng 17 giờ ngày 5/11 - giờ Hà Nội). Các bang khác nhau sẽ có những thời gian mở cửa các điểm bỏ phiếu khác nhau do nước Mỹ có nhiều múi giờ. Giờ đóng cửa các điểm bỏ phiếu cũng có sự chênh lệch tương tự như vậy.
Mặc dù ngày 5/11 mới là ngày bầu cử, nhưng theo thống kê mới nhất đã có tới hơn 81 triệu cử tri đã bỏ phiếu sớm trong năm nay.
Trong khi đó, hai ứng cử viên của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ vẫn tiếp tục thực hiện những nỗ lực vận động tranh cử tại các bang chiến trường ngay trước thềm bầu cử.
Cựu Tổng thống Donald Trump (Đảng Cộng hòa) đã có cuộc vận động tranh cử tại thành phố Raleigh, tiểu bang Bắc Carolina, vào buổi trưa 4/11 (giờ địa phương). Đêm 4/11, ông Trump tiếp tục có cuộc vận động tranh cử cuối cùng trước khi điểm bỏ phiếu mở cửa tại Grand Rapids thuộc Michigan, tiểu bang có 15 phiếu đại cử tri.
Bà Kamala Harris (Đảng Dân chủ) cũng thực hiện hai cuộc vận động tranh cử khác tại thành phố Reading (bang Pennsylvania) vào lúc 14h và tại Pittsburgh lúc 18h.
Bắc Carolina, với 16 phiếu đại cử tri, đang chứng kiến cuộc chạy đua quyết liệt giữa hai ứng cử viên. Theo thăm dò ngày 3/11 của chuyên trang bầu cử https://www.realclearpolling.com/, ông Trump đang tạm dẫn trước bà Harris với tỷ lệ sít sao 48,8% và 48%.
Trong khi đó, Pennsylvania, với 19 phiếu đại cử tri, được giới phân tích nhận định là bang chiến trường có ý nghĩa quyết định nhất trong chiến dịch bầu cử năm nay.
Tại bang Michigan, hai ứng cử viên Harris và Trump đang bám đuổi quyết liệt với tỷ lệ thăm dò lần lượt là 48,4% và 48%.
Theo kết quả cuộc thăm dò cuối cùng trước giờ bỏ phiếu do tờ The Hills/ Emerson College Polling thực hiện, hai ứng cử viên đang ở thế cân bằng trên phạm vi toàn quốc, khi cùng nhận được 49,3% số phiếu ủng hộ. Tại các bang chiến trường, ông Trump dẫn trước ở Arizona, Georgia, North Carolina và Pennsylvania; bà Harris nắm ưu thế ở Michigan và Wisconsin.
Những số liệu thăm dò cho thấy, hai ứng cử viên đang chạy đua với khoảng cách sít sao và bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn luôn là màn “tranh tài” đầy kịch tích của đại diện hai đảng cho chiếc ghế vào Nhà Trắng.
Bà Harris, ông Trump: Một 9, một 10
Đợt thăm dò ý kiến toàn quốc lớn cuối cùng và các cuộc khảo sát tại các bang chiến trường cho thấy cuộc đua giữa Phó Tổng thống Kamala Harris của Đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của Đảng Cộng hòa đang diễn ra sít sao hơn bao giờ hết.
Cuộc thăm dò của Yahoo News/YouGov
Theo cuộc thăm dò cuối cùng của Yahoo News/YouGov, ông Trump và bà Harris hiện đang ngang bằng nhau trên toàn quốc.
Ba cuộc khảo sát trước đó của Yahoo News/YouGov cho thấy bà Harris dẫn trước ông Trump một chút trong số những cử tri đã đăng ký, dao động từ 1 điểm sau Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ vào tháng 8 đến 5 điểm sau cuộc tranh luận ngày 10.9.
Giờ đây, bà Harris (47%) và ông Trump (47%) lần đầu tiên đang hòa nhau kể từ khi bà Harris tuyên bố ứng cử vào ngày 21/7.
Cuộc thăm dò gây sốc ở Iowa
Cuộc thăm dò bầu cử của Des Moines Register từ ngày 28 đến 31/10 và được công bố vào cuối tuần qua cho thấy bà Harris (47%) dẫn trước ông Trump (44%) trong số những cử tri có khả năng bỏ phiếu ở Iowa, một tiểu bang mà Đảng Dân chủ không coi là có lợi thế.
Vào tháng 6, cuộc thăm dò tương tự cho thấy ông Trump dẫn trước Tổng thống Joe Biden 18 điểm. Vào tháng 9, cuộc thăm dò cho thấy ông Trump có lợi thế 4 điểm so với bà Harris.
"Thật khó để bất kỳ ai nói rằng họ thấy điều này sắp xảy ra", J. Ann Selzer, người thăm dò đã tiến hành cuộc khảo sát, nói. "Rõ ràng là bà Harris đã nhảy vọt lên vị trí dẫn đầu".
Ông Trump bác bỏ cuộc thăm dò trong một bài đăng trên Truth Social và gọi Selzer - người thăm dò đã dự đoán chính xác chiến thắng của ông tại Iowa vào các năm 2016 và 2020 - là "kẻ ghét Trump".
Các cuộc thăm dò toàn quốc
Ba trang web tổng hợp các cuộc khảo sát toàn quốc và tiểu bang - Silver Bulletin, FiveThirtyEight và New York Times - hiện có mức trung bình thăm dò toàn quốc như sau:
Silver Bulletin: Harris 48,5% - Trump 47,8%
FiveThirtyEight: Harris 47,9% - Trump 47,0%
New York Times: Harris 49% - Trump 48%
Cả ba đều cho thấy bà Harris dẫn trước một chút về số phiếu phổ thông là 1 phần trăm điểm hoặc ít hơn - nằm trong biên độ sai số tổng hợp.
Các cuộc thăm dò tại các tiểu bang chiến trường
Các trang web tương tự có mức trung bình thăm dò tại 7 tiểu bang chiến trường như sau:
Theo Silver Bulletin:
Bang Nevada: Trump 48,4% - Harris 48,0%
Arizona: Trump 49,3% - Harris 46,7%
Wisconsin: Harris 48,6% - Trump 47,8%
Michigan: Harris 48,3% - Trump 47,2%
Pennsylvania: Trump 48,4% - Harris 48,0%
Bắc Carolina: Trump 48,7% - Harris 47,6%
Georgia: Trump 48,9% - Harris 47,6%
Theo FiveThirtyEight:
Bang Nevada: Trump 47,9% - Harris 47,3%
Arizona: Trump 49,0% - Harris 46,5%
Wisconsin: Harris 48,2% - Trump 47,3%
Michigan: Harris 47,9% - Trump 47,1%
Pennsylvania: Trump 47,9% - Harris 47,7%
Bắc Carolina: Trump 48,4% - Harris 47,2%
Georgia: Trump 48,4% - Harris 47,2%
New York Times:
Bang Nevada: Trump 49% - Harris 48%
Arizona: Trump 50% - Harris 47%
Wisconsin: Harris 49% - Trump 48%
Michigan: Harris 49% - Trump 48%
Pennsylvania: Trump 49% - Harris 48%
Bắc Carolina: Trump 48% - Harris 48%
Georgia: Trump 49% - Harris 48%
Các cuộc thăm dò cho thấy đây là một trong những cuộc bầu cử tổng thống sít sao nhất trong lịch sử chính trị Mỹ - Nate Cohn, Giám đốc thăm dò của tờ New York Times, cho hay. "Trong lịch sử thăm dò hiện đại, chưa từng có cuộc đua nào mà các cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy sự cạnh tranh quyết liệt như vậy".
Wisconsin, Michigan và Pennsylvania - được gọi là Bức tường Xanh của Đảng Dân chủ - rất quan trọng đối với bà Harris. Năm 2016, ông Trump đã giành chiến thắng ở cả 3 bang có truyền thống nghiêng về Đảng Dân chủ này, giúp ông trở thành Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, đến năm 2020, ông Joe Biden đã giành lại cả ba bang chiến trường này.
Các điểm bỏ phiếu đã mở
Đúng 5h sáng 5/11 giờ địa phương (chiều tối cùng ngày, 17h ngày 5/11 theo giờ Việt Nam), cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ chính thức bắt đầu với các điểm bỏ phiếu ở các bang New York, New Jersey và Virginia mở cửa đón cử tri đến bỏ phiếu bầu tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, cũng như hai viện của Quốc hội khóa 119 và thống đốc các bang.
Để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống, cử tri phải là công dân Mỹ, đủ 18 tuổi vào hoặc trước ngày bầu cử và đáp ứng các yêu cầu về cư trú tùy theo từng bang.
Nhìn chung, người Mỹ sống ở nước ngoài có thể bầu bằng lá phiếu vắng mặt, song khoảng 3,5 triệu người sống tại các vùng lãnh thổ của Mỹ ở Puerto Rico, Guam, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Quần đảo Bắc Mariana và Samoa không được bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử mặc dù có tư cách công dân.
Tuy nhiên, nếu công dân Mỹ cư trú tại các vùng lãnh thổ trên chuyển đến bất kỳ bang nào trong số 50 bang của Mỹ và đăng ký bỏ phiếu, họ có thể tham gia bầu cử tổng thống.
Năm nay có khoảng 231 triệu người Mỹ đủ điều kiện đi bỏ phiếu, trong đó khoảng 161,42 triệu cử tri đã đăng ký đi bỏ phiếu. Các cử tri sẽ bầu chọn tổng thống và phó tổng thống, toàn bộ 435 ghế tại Hạ viện có nhiệm kỳ 2 năm, 34/100 ghế tại Thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, cùng 11 vị trí thống đốc bang.
Ngoài ra, còn có hàng nghìn cuộc đua cấp bang và địa phương, bao gồm ghế trong các cơ quan lập pháp cấp bang, thị trưởng và các vị trí dân cử cấp địa hạt trên toàn quốc. Ngoài các cuộc đua này, nhiều bang cũng tiến hành trưng cầu dân ý về một loạt vấn đề, từ luật phá thai đến chính sách thuế và sử dụng cần sa.
Trước đó, một số bang của Mỹ đã tiến hành bỏ phiếu sớm bằng hình thức trực tiếp hoặc qua bưu điện, trong đó Alabama là bang “nổ phát súng” đầu tiên hôm 11/9 dưới hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Tiếp đó, từ ngày 11/9 đến 3/11 là một loạt bang khác tiến hành bỏ phiếu sớm như Wisconsin, Minnesota, South Dakota, Virginia, North Carolina, Mississippi, Michigan, Nebraska, Georgia, Arizona, Nevada, Texas và Thủ đô Washington DC. Số liệu thống kê của Election Lab (Đại học Florida) cho thấy tính đến ngày 2/11 đã có hơn 75 triệu cử tri Mỹ hoàn thành nghĩa vụ công dân, trong đó hơn 40,7 triệu cử tri đi bỏ phiếu sớm trực tiếp và hơn 34,4 triệu cử tri gửi phiếu bầu qua đường bưu điện.
Việc đi bỏ phiếu sớm đã không còn xa lạ với cử tri Mỹ và ngày càng trở nên phổ biến trong những kỳ bầu cử gần đây, được nhiều người hoan nghênh vì giảm thiểu các nguy cơ như lây lan dịch bệnh, khủng bố, tạo điều kiện cho tất cả những người đủ điều kiện đi bầu được thực hiện quyền công dân của mình. Theo luật liên bang, chỉ đến ngày bầu cử chính thức công tác kiểm phiếu mới được phép tiến hành.
Trong ngày bầu cử, thời gian mở cửa và đóng cửa các địa điểm bỏ phiếu phụ thuộc vào từng bang, thậm chí là từng thành phố và hạt, tuy nhiên sẽ kéo dài ít nhất là 12 giờ.
Ở những bang có hai múi giờ khác nhau, việc kiểm phiếu chỉ được thực hiện khi điểm bầu cử cuối cùng đóng cửa.
Hầu hết các bang cho phép cử tri bắt đầu bỏ phiếu vào lúc 6h sáng, thậm chí ở Vermont, người dân có thể bỏ phiếu từ 5h sáng. Phiếu bầu được kiểm ở mỗi bang sau khi các điểm bỏ phiếu tương ứng đóng cửa.
Thời gian đóng cửa điểm bỏ phiếu khác nhau tùy theo từng bang nhưng thường bắt đầu từ khoảng 7h tối (giờ địa phương). Do các múi giờ trải rộng trên khắp nước Mỹ nên khi ở bờ Đông bắt đầu kiểm phiếu thì cử tri ở các bang như Alaska và Hawaii vẫn đang trên đường đến các điểm bỏ phiếu.
Các vấn đề cử tri Mỹ quan tâm nhất trong mùa bầu cử năm nay bao gồm những vấn đề liên quan đến kinh tế như việc làm, lạm phát, cải cách thuế, chi tiêu của chính phủ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cùng những vấn đề xã hội như nạo phá thai, quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quyền của người LGBTQ, nhập cư, sở hữu súng đạn, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu…
Tiến trình bầu chọn Tổng thống Mỹ nhìn chung diễn ra tương đối phức tạp và tốn kém, dễ gây tranh cãi và kéo dài xấp xỉ 2 năm kể từ khi ứng cử viên đầu tiên đăng ký ra tranh cử.
Cử tri Mỹ không trực tiếp bầu tổng thống mà chỉ bỏ phiếu bầu cử tri đoàn (Electoral College) đại diện cho bang mình để họ hình thành đại cử tri đoàn bỏ phiếu trực tiếp bầu tổng thống và phó tổng thống.
Số lượng thành viên cử tri đoàn của mỗi bang bằng tổng số ghế Thượng viện và Hạ viện được quy định cho bang đó căn cứ theo quy mô dân số. Cử tri đoàn có số lượng đông nhất là bang California, 55 người, tiếp đó là bang Texas với 38 người. Bảy bang dân số ít như Alaska, Delaware, Montana, North Dakota, South Dakota, Vermont và Wyoming thì cử tri đoàn chỉ gồm 3 người.
Đại cử tri đoàn của toàn nước Mỹ có 538 thành viên, là phép cộng của 435 ghế Hạ viện, 100 ghế Thượng viện và 3 phiếu của Thủ đô Washington DC. Mỗi thành viên của đại cử tri đoàn này đại diện cho 1 phiếu Đại cử tri (Electoral Vote). Để trở thành Tổng thống Mỹ, ứng cử viên phải giành được quá bán tối thiểu 270 phiếu trong tổng số 538 phiếu đại cử tri.
Bỏ phiếu thông qua cử tri đoàn là một hình thức bầu cử thỏa hiệp giữa một bên muốn Quốc hội bầu chọn tổng thống với bên kia là lực lượng muốn bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
Bỏ phiếu thông qua cử tri đoàn và hình thức “Winner-Take-All” (được ăn cả ngã về không) đã dẫn tới kết cục là, trong lịch sử bầu cử Mỹ, đã có không ít lần ứng cử viên giành được nhiều phiếu phổ thông trên toàn quốc nhưng lại không đắc cử tổng thống.
Gần đây nhất, trong cuộc bầu cử năm 2016, ứng cử viên Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton giành được tổng cộng 65.853.514 phiếu bầu trên toàn quốc nhưng lại thua trước ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump, chỉ giành được 62.984.828 phiếu phổ thông (kém gần 2,9 triệu phiếu) vì ông Trump được 306 phiếu Đại cử tri trong khi bà Hillary chỉ có 232 phiếu.
Trong khi 48 bang trao toàn bộ phiếu đại cử tri của mình cho ứng cử viên giành số phiếu phổ thông nhiều nhất, thì bang Maine và Nebraska lại chia phiếu đại cử tri theo tỷ lệ.
Trước đây, các phương tiện truyền thông và các tổ chức thăm dò ý kiến thường công bố kết quả sơ bộ ngay trong đêm tổng tuyển cử hoặc rạng sáng hôm sau. Nhưng do cử tri ngày càng có xu hướng đi bỏ phiếu sớm với khối lượng phiếu cao kỷ lục nên công việc kiểm phiếu thường kéo dài, một số bang cho đến ngày hôm sau hoặc thậm chí muộn hơn mới biết kết quả cuối cùng.
Cuộc đua giữa các ứng cử viên quá sít sao cũng có thể khiến các hãng thông tấn khó “dự báo” người chiến thắng ngay sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa. Năm 2020, chiến thắng gọi tên ông Joe Biden sau 4 ngày diễn ra cuộc bỏ phiếu chính thức khi kết quả ở bang Pennsylvania được xác nhận. Giống như năm 2020, có khả năng tiến độ kiểm phiếu năm nay sẽ bị chậm và khó có thể biết ngay kết quả bầu cử, bao gồm cả chức tổng thống, nhất là trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Những người chiến thắng dự kiến sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2025, với tư cách là tổng thống thứ 47 và phó tổng thống thứ 50 của Mỹ.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Kamala Harris và Donald Trump – hai ứng cử viên của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hiện đang có những quan điểm, tầm nhìn khác biệt cho tương lai nước Mỹ. Và con đường đi tới cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 của họ cũng rất khác biệt.
Cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay sẽ chứng kiến một trong những cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khác thường nhất, theo các chuyên gia.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi ngày 5/11 cho biết, Triều Tiên đã bắn một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên. Các tên lửa dường như đã rơi xuống ngoài Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.
Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump ngày 4/11 cảnh báo rằng, nếu đắc cử, ông sẽ trừng phạt Mexico và Trung Quốc bằng thuế quan nếu cả hai nước này không có biện pháp ngăn chặn dòng chảy fentanyl vào Mỹ.
Đúng 0h ngày 5/11 (theo giờ miền Đông nước Mỹ), tức 12h trưa 5/11 (theo giờ Việt Nam), thị trấn Dixville Notch thuộc khu vực Green North Woods của bang New Hampshire đã mở cửa điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đầy kịch tính.
Nhà điều hành sân bay Aena của Tây Ban Nha ngày 4/11 cho biết, 50 chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay El Prat của Barcelona đã bị hủy hoặc chậm trễ nghiêm trọng sau khi một trận mưa lớn trút xuống khu vực này.
Chiều 4/11, theo giờ bờ Đông của Mỹ (tức rạng sáng 5/11 giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của đảng Dân chủ đã thực hiện nỗ lực vận động phút chót trước thềm giờ bỏ phiếu tại các bang chiến trường.
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 4/11 tuyên bố đã hạ sát hàng loạt chỉ huy Hezbollah ở Syria và Liban, bao gồm cả lãnh đạo tình báo và một số chỉ huy cấp cao khác.
Theo thông báo từ Quân đội Hàn Quốc, vào rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo về phía Biển Nhật Bản.
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, khoảng 07h30 sáng nay (theo giờ địa phương), Triều Tiên đã phóng một loạt tên lửa đạn đạo về ngoài khơi bờ biển phía đông của bán đảo Triều Tiên.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
Trong thông báo trên kênh Telegram chính thức, quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt Abu Ali Rida, thủ lĩnh của Hezbollah ở khu vực Baraachit, miền Nam Liban.
Thủ tướng Anh Keir Starmer vừa thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.
Hôm nay (5/11), nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử tổng thống. Hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chạy đua với thời gian kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ cả hai rất sít sao.
Với những ai cần một điểm du lịch mới ở Hàn Quốc thay vì Seoul, Busan hay Jeju thì các thành phố ở phía tây Hàn Quốc sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Khi ông Donald Trump vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ hai vào Nhà Trắng, ông đã đưa ra một loạt lời hứa về việc phục hồi nền kinh tế Mỹ.
Cảnh sát vùng Valencia, khu vực vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề do lũ quét ở Tây Ban Nha đã khuyến cáo các cư dân tại đây không ra khỏi nhà trong bối cảnh Cơ quan thời tiết quốc gia (AEMET) ra cảnh báo đỏ về một đợt mưa lớn mới.
Người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Cho Tae-yul, trong bối cảnh có tin Triều Tiên đưa quân tới Nga để tham gia cuộc chiến với Ukraine.
Một nhóm người Israel định cư bất hợp pháp đã phóng lửa đốt một số phương tiện giao thông của người Palestine. Trước đó, họ đã tấn công một khu công nghiệp ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng.
Trong 24 giờ qua, Nga đã nhắm mục tiêu vào cơ sở năng lượng, sân bay quân sự và nhà máy lọc dầu của Ukraine, trong khi Kiev tuyên bố giao tranh với binh sỹ Triều Tiên tại tỉnh Kursk của Nga.
Kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể sẽ được quyết định bởi cử tri ở một số bang, thường được gọi là bang chiến trường hay bang dao động.
Thủ tướng Anh Keir Starmer thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.
Ngày bầu cử tổng thống Mỹ (5/11) sắp đến và hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định.
Trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, người nhập cư tại Mỹ và những người di cư đang muốn vào Mỹ đều có những lo lắng riêng về kịch bản có thể xảy ra nếu ông Trump hay bà Harris đắc cử.
Iran tuyên bố sẽ huy động quân đội chính quy và sử dụng nhiều loại vũ khí, không chỉ giới hạn ở tên lửa và thiết bị bay không người lái, để tấn công trả đũa Israel. Trong khi đó, Mỹ đã gửi lời cảnh báo tới Iran, đồng thời tăng cường triển khai quân sự tại Trung Đông.
Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo với Liên hợp quốc (LHQ) về việc chấm dứt quan hệ với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).
Sân bay Frankfurt, sân bay lớn nhất nước Đức, đang thử nghiệm việc xây đường băng từ một loại vật liệu đặc biệt, bền vững với môi trường là nhựa đường được làm từ vỏ hạt điều. Nếu thử nghiệm thành công, nhựa đường sinh học này sẽ góp phần vào quá trình chuyển đổi xanh của thành phố.
Cuộc thi đua xe đạp cổ Penny-farthings đã diễn ra tại thủ đô Praha của Cộng hòa Séc. Trong trang phục truyền thống, những người đam mê xe đạp cổ đã tham gia cuộc đua đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng và tốc độ.
Một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết, một chiếc xe buýt đã lao xuống một khe núi sâu ở dãy Himalaya, bang Uttarakhand vào sáng hôm nay 4/11, khiến ít nhất 36 hành khách thiệt mạng và một số người khác bị thương.
Ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Mỹ Kamala Harris đã vượt qua ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trong một cuộc thăm dò mới ở Iowa, thường được coi là một trong những bang mà ông Trump có khả năng giành lợi thế trong bầu cử Mỹ những năm trước đó.
Truyền thông Tây Ban Nha đưa tin ngày 3/11, Nhà vua Felipe VI và Hoàng hậu Letizia đã đến thăm vùng Valencia ở miền Đông nước này, nơi vừa hứng chịu trận lũ lịch sử đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 người.
Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 giữa Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đang ở thế quyết liệt khi chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày bầu cử. Cục diện bầu cử vẫn là sự bất phân thắng bại giữa hai ứng viên. Nếu Kamala Harris giành chiến thắng, bà sẽ làm nên lịch sử theo nhiều cách.
Theo báo Washington Post, Liên minh Châu Âu (EU) đang tích cực chuẩn bị cho khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại nắm quyền, sau khi tham khảo ý kiến hàng chục chính trị gia, nhà ngoại giao và nhà hoạch định chính sách châu Âu.
Cuộc tập trận chung giữa Hải quân Nga và Indonesia bắt đầu diễn ra từ ngày 4 đến 8 tháng 11 tại vùng biển của Indonesia.
Với tư cách là người đứng đầu siêu cường hàng đầu thế giới, những quyết định mà Tổng thống Mỹ đưa ra có thể có tác động rất lớn đến diễn biến xung đột trên toàn thế giới.
Ngày 4/11, theo giờ địa phương, Benediktus Herin, người đứng đầu văn phòng dịch vụ xã hội khu vực tỉnh Đông Nusa Tenggara (Indonesia) cho biết, vụ núi lửa Lewotobi Laki-laki phun trào trên địa bàn tỉnh vào sáng sớm hôm nay đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người bị ảnh hưởng.
Một tòa án của Israel đưa ra thông báo vào ngày 3/11, cựu phát ngôn viên của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã bị bắt giữ với cáo buộc làm rò rỉ tài liệu mật, gây tổn hại đến tiến trình đàm phán về thỏa thuận con tin ở Dải Gaza.
Cơ quan y tế Palestine cho biết, ít nhất 31 người đã thiệt mạng do các cuộc tấn công của Israel trên khắp Dải Gaza. Các cuộc đột kích của Israel tại Bờ Tây cũng phá hủy một văn phòng của Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc tại đây.
Chính quyền Thủ đô Washington của Mỹ đang tăng cường an ninh trước ngày bầu cử. Các công nhân dựng hàng rào xung quanh khuôn viên Nhà Trắng.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos tuyên bố ngày hôm nay (4/11) là ngày quốc tang để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng và các gia đình bị ảnh hưởng do cơn bão Trami (Trà Mi - tên tiếng Việt).
Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết chính phủ của ông có kế hoạch cắt giảm 20% các khoản "nợ sinh viên" cho khoảng 3 triệu người Australia, xóa khoản nợ khoảng 16 tỷ đô la Australia (10 tỷ USD).
Phó Tổng thống Kamala Harris, người được đảng Dân chủ “chọn mặt gửi vàng”, thay thế Tổng thống Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng, đang tiến rất gần đến cơ hội trở thành nữ Tổng thống đầu tiên và người da màu thứ hai đắc cử Tổng thống trong lịch sử hơn 200 năm lập quốc của Mỹ.
Phi hành đoàn gồm ba người trên tàu vũ trụ Thần Châu-18 của Trung Quốc đã trở về trái đất an toàn vào sáng nay, sau nhiều tháng ở quỹ đạo thấp.
0