Cúm gia cầm lây sang người như thế nào?

Hầu hết các trường hợp người nhiễm cúm gia cầm là do lây truyền từ động vật (điển hình là gia cầm) do hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết (nước bọt, chất nhầy hoặc phân) của động vật bị nhiễm bệnh...

Cúm (influenza) là một bệnh nhiễm virus đường hô hấp cấp tính gây ra bởi virus cúm (influenza virus). Người ta thừa nhận rằng đại dịch cúm từ lâu đã là một phần của lịch sử loài người. Các báo cáo đã mô tả các đợt bệnh hô hấp giống cúm từ năm 412 TCN. Virus cúm gây ra các vụ dịch sốt đường hô hấp tái phát một đến ba năm một lần.

Ngoài các vụ dịch hàng năm, virus cúm A là nguyên nhân gây ra bốn trận đại dịch từ năm 1918 đến năm 2009: “Cúm Tây Ban Nha” 1918 (H1N1), “Cúm Châu Á” 1957 (H2N2), “Cúm HongKong” 1968 (H3N2) và cúm lợn 2009 (A[H1N1]pdm09).

Virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae, bao gồm 4 tuýp (type): tuýp A, tuýp B và tuýp C có thể gây bệnh trên người và tuýp D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và được biết là không gây bệnh cho người.

Trong khi virus cúm C gây bệnh lẻ tẻ ở người và lợn, virus cúm A và B theo mùa lưu hành ở người trên toàn thế giới. Các vụ dịch cúm mùa (seasonal influenza) hàng năm ước tính gây ra 3 – 5 triệu ca bệnh nặng và khoảng 290.000 – 650.000 ca tử vong.

Con người cũng có thể bị nhiễm virus cúm A truyền từ động vật (zoonotic influenza), như virus cúm gia cầm A (avian influenza A virus) phân tuýp (subtype) A (H5N1), A (H5N6), A (H7N9), A (H7N7) và A (H9N2) và virus cúm lợn A (swine influenza A virus) phân tuýp A (H1N1), A (H1N2) và A (H3N2).

1. Cúm gia cầm là gì?

Cúm gia cầm (avian influenza hay bird flu) gây ra bởi các chủng cúm A, thường chỉ lây nhiễm cho các loài chim hoang dã và gia cầm nuôi, một số chủng trong số đó có thể lây nhiễm cho người như H5, H7 và H9. Hầu hết các trường hợp cúm gia cầm ở người là do các chủng Châu Á H5N1 và H7N9 gây ra.

Nhiễm cúm gia cầm thường không có triệu chứng ở chim hoang dã nhưng có thể gây tỷ lệ chết rất cao ở gia cầm nuôi. Ở người, tỷ lệ tử vong do nhiễm các phân tuýp A (H5N1), A (H5N6) và A (H7N9) cao hơn nhiều so với nhiễm virus cúm mùa A và B, trong khi hầu hết các trường hợp nhiễm cúm A (H7N7) và A (H9N2) thường gây bệnh nhẹ hơn.

Thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. (Hình minh họa)

Những trường hợp nhiễm H5N1 ở người đầu tiên được phát hiện ở Hồng Kông năm 1997; nhiều bệnh nhân có triệu chứng hô hấp nặng, tỷ lệ tử vong cao. Đến năm 2003 và 2004, các ca nhiễm H5N1 ở người lại xuất hiện và các trường hợp lẻ tẻ tiếp tục được báo cáo, chủ yếu ở châu Á và Trung Đông. Kể từ năm 2014, các ca nhiễm H5N6 ở người đã được ghi nhận; tất cả đều xảy ra ở Khu vực Tây Thái Bình Dương, phần lớn ở Trung Quốc.

Vào đầu năm 2013, một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H7N9 trên diện rộng ở người đã xảy ra ở một số tỉnh phía đông nam Trung Quốc với 1/3 trường hợp tử vong, chủ yếu ở người cao tuổi. Các chủng cúm gia cầm khác xảy ra không thường xuyên như H5N8, H7N3, H7N7, H7N4 và H9N2.

2. Virus cúm gia cầm tồn tại như thế nào trong tự nhiên?

Virus cúm gia cầm A đã được phân lập từ hơn 100 loài chim thủy sinh hoang dã khác nhau trên khắp thế giới như vịt, ngỗng, thiên nga, mòng biển, nhạn biển, cò, chim cát. Các loài này có thể bị nhiễm virus trong đường ruột và đường hô hấp và thải virus qua nước bọt, dịch tiết mũi và phân. Các loài gia cầm nuôi bị lây nhiễm virus cúm thông qua các nguồn bệnh tự nhiên này.

Virus cúm gia cầm được phân thành hai loại: virus cúm gia cầm có độc lực thấp (LPAI) và virus cúm gia cầm độc lực cao (HPAI).

Trong khi các virus cúm gia cầm có độc lực thấp gây bệnh không có biểu hiện hoặc chỉ biểu hiện nhẹ ở gia cầm như xù lông và giảm sản lượng trứng, virus cúm gia cầm có độc lực cao gây bệnh nặng và tỷ lệ chết cao ở gia cầm mắc bệnh.

Gà nhiễm virus HPAI A (H5) hoặc A (H7) có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng với tỷ lệ chết lên đến 90% đến 100%, thường trong vòng 48 giờ.

3. Cúm gia cầm lây sang người bằng cách nào?

Hầu hết các trường hợp con người nhiễm cúm gia cầm là do lây truyền từ động vật (điển hình là gia cầm) do hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết (nước bọt, chất nhầy hoặc phân) của động vật bị nhiễm bệnh.

Tỷ lệ lây nhiễm trực tiếp từ người sang người rất hạn chế, tuy nhiên virus cúm có khả năng đột biến gen nhanh chóng, do đó có thể dẫn đến có khả năng lây nhiễm từ người sang người, gây ra đại dịch cúm.

 

Sự lây truyền các chủng virus cúm A giữa các loài.

4. Cách nhận biết mắc bệnh cúm gia cầm

Biểu hiện của bệnh cúm gia cầm cũng giống như bệnh cúm mùa; tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong có xu hướng cao hơn, mặc dù còn tùy thuộc vào chủng virus.

Người nhiễm cúm gia cầm có thể không có triệu chứng đến có các biểu hiện nhẹ của triệu chứng cúm (như: sốt, ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau họng, đau mỏi cơ, đau đầu, viêm kết mạc).

Các dấu hiệu ít phổ biến hơn bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc co giật. Các biểu hiện nặng hơn có thể gặp như khó thở hoặc viêm phổi, tiến triển suy hô hấp với tỷ lệ tử vong cao.

5. Làm gì khi bị cúm gia cầm?

Khi có biểu hiện lâm sàng, kèm theo tiền sử tiếp xúc với người đang mắc cúm gia cầm hoặc tiếp xúc với gia cầm trong khu vực đang có dịch, kể cả đi du lịch đến các vùng lưu hành cúm gia cầm, cần nghi ngờ nhiễm bệnh và phải đến ngay cơ sở y tế có khả năng xét nghiệm chẩn đoán cúm để được khám và chẩn đoán kịp thời.

Oseltamivir (Tamiflu) là thuốc đặc hiệu để điều trị cúm gia cầm, cần được dùng càng sớm càng tốt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2022) khuyến cáo không sử dụng corticosteroid, liệu pháp miễn dịch thụ động hay kháng sinh nhóm macrolid trong các trường hợp cúm.

Việc sử dụng kháng sinh khi bệnh nhân không có tình trạng bội nhiễm vi khuẩn cũng không cần thiết và làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Vì vậy, người bệnh không tự ý mua thuốc uống khi có các biểu hiện nhiễm cúm mà cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng.

Các điều trị bổ trợ cơ bản trong điều trị cúm mà người dân có thể tự thực hiện tại nhà như:

- Nghỉ ngơi, cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng,

- Hạ sốt bằng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt trên 38,5oC,

- Cân bằng dịch và điện giải bằng cách uống oresol.

6. Cách dự phòng bệnh cúm gia cầm

Các chiến dịch tiêm phòng vaccine cho gia cầm đối với virus cúm H5 và H7 giúp ngăn chặn chủ động sự lây lan virus cúm từ các loài chim hoang dã tự nhiên sang gia cầm. Khi xác định có virus cúm xuất hiện ở gia cầm, cần tiêu diệt đàn gia cầm bị nhiễm bệnh để tránh lây lan.

Tránh tiếp xúc không được bảo vệ với các loài chim hoang dã, kể cả khi trông khỏe mạnh và các loài gia cầm có biểu hiện ốm yếu hoặc chết, nhất là không chạm vào các bề mặt có thể bị nhiễm nước bọt, chất nhầy hoặc phân của chúng.

Khi phải tiếp xúc với gia cầm có biểu hiện bệnh, cần sử dụng trang phục bảo hộ (như găng tay, khẩu trang y tế và kính bảo vệ mắt) và rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc.

Nhân viên y tế tiếp xúc với người bệnh cũng cần sử dụng trang phục bảo hộ, với các thủ thuật can thiệp hoặc tạo khí dung cần dùng khẩu trạng N95.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần cách ly tránh tiếp xúc với người thân, đeo khẩu trang y tế và đến cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.

User
Ý KIẾN

Theo Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, sau 2 ngày điều trị tích cực với sự nỗ lực, trách nhiệm của nhiều bác sĩ, chuyên khoa, tình trạng của bệnh nhân 52 tuổi nghi bị ngộ độc, ở Long Biên, Hà Nội đã qua cơn nguy kịch. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã cải thiện tốt hơn nhiều so với lúc vào viện.

Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.

Các tay golf hàng đầu thuộc hệ thống DP WorldTour đang tranh tài tại giải Mauritius mở rộng trong tuần này. Sau hai vòng đấu, ngôi đầu trên bảng xếp hạng đang được chia sẻ bởi hai golfer.

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Tuần qua, Trung tâm Thẩm mỹ - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nữ 25 tuổi ở Hà Nội bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.

Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong hôm nay (19/12), cả 4 bệnh nhân trong vụ cháy quán cà phê ở quận Bắc Từ Liêm đều sẽ được chuyển sang Viện bỏng Lê Hữu Trác.

Sáng 18/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức tái khám miễn phí cho toàn bộ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini xảy ra vào tháng 9/2023 ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân), để theo dõi sức khỏe và đánh giá những di chứng do ngạt khói ở những bệnh nhân nặng.

Ca ghép phổi thứ hai đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện phổi Trung ương. Đây là ca ghép được đánh giá là phức tạp, khó khăn, do người mắc nhiều bệnh nền nặng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, tại Việt Nam và Hà Nội nhằm phát hiện sớm các ca mắc, nghi mắc để thực hiện các phương án phòng, chống phù hợp, kịp thời.

Khi chúng ta bị ốm, bị đau, chúng ta thường sẽ có tâm trạng lo lắng và mệt mỏi. Lúc đó, nghệ thuật sẽ là liệu pháp giúp giải tỏa tinh thần.

Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời hai bệnh nhi (2 tuổi) bị ngộ độc sau khi ăn nhầm lá hoa thủy tiên.

Giai đoạn khí hậu, thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc phòng chống bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân.

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 44 ca mắc sởi, tăng 19 ca so với tuần trước. Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, Hà Nội sẽ tiếp tục tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1 - 5 tuổi.

Một gia đình bốn người ở huyện Thạch Hà vừa bị ngộ độc do đốt than trong phòng kín để sưởi ấm khi trời trở rét.

Nga đã phát triển thành công vaccine mRNA chống lại ung thư và sẽ phân phối miễn phí cho bệnh nhân vào đầu năm tới. Điều này mở ra hy vọng cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới.

Bộ Y tế vừa có tờ trình về việc ban hành Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.

UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 4193 về việc tăng cường kiểm soát chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gửi Sở Y tế, Bảo hiểm Xã hội thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã.

Hội CCB Thành phố Hà Nội phối hợp với Bệnh viên Quân y 103, Hội CCB huyện Thanh Oai tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 300 cán bộ, hội viên CCB ở 7 xã trên địa bàn huyện.

Thời tiết chuyển rét sâu khiến lượng bệnh nhân bị đột quỵ gia tăng. Nhiều ca nhập viện muộn, đã qua “thời gian vàng” điều trị.

Thời tiết hiện nay tại Hà Nội là môi trường hoàn hảo để dịch bệnh phát triển, trong đó có dịch sởi. Rất nhiều trẻ em đã phải nhập viện trong 1 tháng trở lại đây, đa số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ho, sốt cao và sổ mũi; nhiều trẻ thì có biến chứng rất nặng.

Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa điều trị thành công cho một trẻ sơ sinh 4 ngày tuổi bị sốt xuất huyết.

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện, sáng 14/12, đoàn viên thanh niên Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Tuần lễ hồng EVN lần thứ X” năm 2024 với thông điệp “Vạn trái tim - Một tấm lòng”.

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 80 ca tử vong do bệnh dại.

Năm 2024, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai hiệu quả hoạt động dược lâm sàng theo mô hình “Bệnh viện Chị - Em”, phân công 7 bệnh viện hạng I gồm: Xanh Pôn, Ung bướu Hà Nội, Tim Hà Nội, Thanh Nhàn, Phụ sản Hà Nội, Đức Giang, đa khoa Hà Đông hỗ trợ các bệnh viện hạng II trong triển khai hoạt động dược lâm sàng.

Để chuẩn bị cho lượng máu dự trữ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu để điều trị cho người bệnh.

Do ảnh hưởng không khí lạnh, những ngày vừa qua thời tiết ở Lai Châu chuyển rét đậm, đặc biệt tại các xã vùng cao, nền nhiệt hạ thấp dưới 10 độ đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân.

Với sự chứng kiến của đại diện Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Viện Nghiên cứu Tâm Anh đã công bố triển khai dự án VISTA-1 về thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418 của Hoa Kỳ.

Một nghiên cứu mới đã mang đến hy vọng cho hàng triệu phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu. Theo đó, một số bệnh nhân có thể được theo dõi chặt chẽ và chỉ cần dùng đến các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật và xạ trị nếu bệnh tiến triển xấu.

Rét đậm đã xuất hiện ở nhiều nơi, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ xuống thấp dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ... Vì vậy, việc giữ ấm cơ thể là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ.

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội triển khai thực hiện phần mềm bệnh án điện tử tháng 5/2024. Đây là bệnh viện thứ 10 của ngành y tế Thủ đô thực hiện bệnh án điện tử.

Theo thông tin từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, để chuẩn bị cho lượng máu dự trữ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, Viện dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025. Trong đó, máu nhóm O cần khoảng 50% tổng lượng máu.

Vào thời tiết lạnh, tỉ lệ đột quỵ có thể tăng 20-30% so với những ngày thời tiết bình thường. Mặc dù kiến thức của cộng đồng đã được nâng cao, tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân nhập viện đã qua mất thời gian vàng trong điều trị.

Liên quan đến dịch bệnh "bí ẩn" tại Congo khiến 406 trường hợp mắc, trong đó có 31 ca tử vong, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp.

Thời tiết miền Bắc chuyển mùa khiến nhiều bệnh nhân mắc sởi ở người lớn nhập viện do chủ quan cho rằng, bệnh sởi chỉ ở trẻ em nên không khám, điều trị. Thực tế, người lớn cũng mắc bệnh sởi, có thể gặp những biến chứng khôn lường, thậm chí gây tử vong.

Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hồng Hà vừa bị xử phạt 23 triệu đồng kèm theo đình chỉ hoạt động một phần của cơ sở vì đã không tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đăng ký đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 20, chiều 10/12, với đã số đại biểu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết Quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội quản lý.

Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế phối hợp cùng đại diện một số tổ chức quốc tế đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về "Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người", giai đoạn 2021-2025.

Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, số ca mắc sởi tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc sởi có thể tiếp tục tăng lên.

Một thiếu niên 16 tuổi hôn mê sau tai nạn giao thông, được các bác sĩ đưa thân nhiệt về 36,4 độ C, còn gọi 'ngủ đông' nhân tạo, cứu sống ngoạn mục.

Thời tiết Hà Nội tiếp tục duy trì trạng thái lạnh và thậm chí là chuyển rét sâu, các chuyên gia khuyến cáo có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua toàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi, trong đó 19 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi.

Từ năm 2025, khi đi khám, chữa bệnh BHYT người dân cần lưu ý 5 quy định mới này để bảo vệ quyền lợi của mình.