Cuộc chiến pháp lý của Nam Phi chống Israel tại Tòa ICJ

Liên quan đến vụ kiện Nam Phi chống lại Israel, Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) đã mở phiên điều trần đầu tiên với yêu cầu các thẩm phán ban hành những biện pháp tạm thời để ngừng ngay lập tức các hoạt động quân sự ở Gaza.

Thông tin về phiên điều trần ngày 11/1

Ngày 11/1, Israel đang tự bảo vệ mình trước tòa án cao nhất của Liên Hợp Quốc trước những cáo buộc rằng họ đang phạm tội ác diệt chủng với chiến dịch quân sự ở Gaza.

Phiên điều trần ngày 11/1 tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ, Hà Lan) về vụ Nam Phi kiện Israel về tội ác diệt chủng. Ảnh: AP

Sau phiên tòa, nhóm đại diện cho Hamas bày tỏ hy vọng rằng ICJ sẽ ra phán quyết có lợi cho người Palestine.

Chính quyền Palestine cũng bày tỏ "sự tin tưởng" vào hoạt động kêu gọi pháp lý do Nam Phi khởi xướng và hy vọng ICJ sẽ đưa ra các phán quyết bảo vệ nhân quyền cho người dân Palestine.

Theo The Times of Israel, về phía Israel, Bộ trưởng Quốc phòng Israel - ông Yoav Gallant tiếp tục lặp lại các tuyên bố trước đó rằng "Lực lượng Phòng vệ Israel chỉ tấn công chiến binh Hamas chứ không phải dân thường Gaza", đồng thời cho biết Israel tiếp tục tạo điều kiện cho viện trợ vào Gaza.

Bên cạnh đó, Mỹ ngày qua tiếp tục gọi vụ kiện của Nam Phi là "vô căn cứ", Washington đang "theo dõi chặt chẽ" quá trình tố tụng.

Tại sao Nam Phi khởi kiện?

Công ước ngăn ngừa diệt chủng bắt buộc các quốc gia phải ngăn chặn nạn diệt chủng. Theo quy định, quyền tài phán trong những trường hợp liên quan đến ngăn ngừa diệt chủng thuộc về ICJ - một tòa án của Liên hợp quốc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên.

Vào ngày 29/12/2023, Nam Phi đưa ra cáo buộc trong hồ sơ kiện của mình rằng "các hành động và thiếu sót của Israel mang tính chất diệt chủng" vì họ cam kết với mục đích "tiêu diệt người Palestine ở Gaza" với tư cách là một phần của quốc gia Palestine với các nhóm chủng tộc và dân tộc rộng lớn hơn.

Dải Gaza chìm trong biển lửa giữa cuộc giao tranh. Ảnh: The Independent

Với mục đích tìm kiếm các biện pháp tạm thời để bảo vệ người Palestine, Nam Phi đưa vào hồ sơ nộp lên ICJ thông tin về những thiệt hại do cuộc tấn công quân sự của Israel gây ra kể từ ngày 7/10/2023 và chỉ ra "hơn 21.110 người Palestine đã thiệt mạng ở Gaza (con số này hiện đã tăng lên trên 23.300), trong đó có hơn 7.729 trẻ vị thành niên (nay là hơn 10.000); hơn 7.780 người mất tích; và hơn 55.243 (hiện là hơn 59.000) người Palestine bị thương". Hồ sơ còn tuyên bố thêm rằng "Israel đã san bằng các khu vực rộng lớn ở Gaza và làm hư hại hoặc phá hủy trên 355.000 ngôi nhà của người Palestine".

Trong khi lên án các cuộc tấn công của Hamas, Nam Phi còn lưu ý rằng "không có cuộc tấn công vũ trang nào chống lại một quốc gia, dù nghiêm trọng đến đâu, biện minh cho hành vi vi phạm Công ước Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng".

Lập luận của Nam Phi

Trong "cuộc chiến pháp lý bảo vệ nhân quyền", Nam Phi yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế ra lệnh cho Israel dừng chiến tranh ngay lập tức với cáo buộc nước này đã vi phạm Công ước năm 1948 về ngăn chặn và trừng phạt tội ác diệt chủng, được soạn thảo sau Thế chiến thứ II.

Các cuộc không kích của Israel đã gây ra không ít tổn thất về người và của. Ảnh: NBC News

Theo đó, công ước định nghĩa tội diệt chủng là những hành động như giết người "được thực hiện với mục đích tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm quốc gia, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo".

Nam Phi đã yêu cầu ICJ đưa ra một loạt phán quyết ràng buộc về mặt pháp lý tuyên bố rằng Israel đang vi phạm "các nghĩa vụ của mình theo Công ước diệt chủng" và ra lệnh cho Israel chấm dứt hành động thù địch, đề nghị bồi thường và hỗ trợ tái thiết tất cả những gì họ đã phá hủy ở Gaza.

Hồ sơ lập luận rằng các hành động diệt chủng của Israel bao gồm giết người Palestine, gây tổn hại nghiêm trọng về tinh thần và thể xác, đồng thời cố tình "gây ra sự hủy diệt về thể chất của họ với tư cách là một nhóm". Trong phần tranh luận mở đầu, các luật sư Nam Phi cho biết, cuộc chiến mới nhất là một phần trong nhiều thập kỷ Israel áp bức người Palestine.

Cả Nam Phi và Israel đều nằm trong số 152 quốc gia tham gia Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng, và Nam Phi có mong muốn chứng minh rằng Israel đã có những hành động tiêu diệt người dân Palestine vượt quá khả năng tự vệ chính đáng. Nhiều người Nam Phi, bao gồm cả Tổng thống Cyril Ramaphosa, đã so sánh các chính sách của Israel đối với người Palestine ở Gaza và Bờ Tây với chế độ phân biệt chủng tộc trước đây của Nam Phi . Israel bác bỏ những cáo buộc như vậy.

Do đó, ICJ đã ấn định hai phiên điều trần vào ngày 11 và 12/1 tại The Hague (Hà Lan), nơi đặt trụ sở chính thức của toà án.

Phản ứng của Israel

Trước cáo buộc của Nam Phi, Israel - quốc gia được thành lập sau thảm họa diệt chủng Holocaust, đã bác bỏ vấn đề này. Bộ Ngoại giao Israel cho rằng, cáo buộc của Nam Phi thiếu cơ sở pháp lý và cấu thành "sự lợi dụng hèn hạ và khinh thường" của tòa án.

Israel cho rằng cáo buộc của Nam Phi thiếu cơ sở pháp lý. Ảnh: Reuter

Đồng thời, Eylon Levy - một quan chức trong văn phòng thủ tướng Israel, đã cáo buộc Nam Phi "tạo vỏ bọc chính trị và pháp lý" cho cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas khiến khoảng 1.200 người ở miền nam Israel thiệt mạng và gây ra chiến dịch đáp trả của Israel.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến cho đến khi Hamas bị "nghiền nát" và hơn 100 con tin Israel bị nhóm phiến quân ở Gaza bắt giữ đã được giải thoát. Ông nói rằng việc đó có thể mất vài tháng.

Trong quá khứ, Israel từng không tham dự các phiên điều trần vào năm 2004 khi ICJ thảo luận về ý kiến ​​tư vấn về tính hợp pháp của bức tường sắt của Israel (Israel đã bắt đầu xây dựng bức tường ngăn cách nổi tiếng từ năm 2002, cho rằng đây là bức tường thành bảo vệ trước các vụ đánh bom liều chết của Palestine). Tòa án đã đưa ra quan điểm không mang tính ràng buộc rằng bức tường "trái với luật pháp quốc tế". Israel đã gửi một tuyên bố bằng văn bản tới tòa án rằng họ không đề cập đến việc họ có thẩm quyền xét xử hay không.

Chuyện gì có thể xảy ra trong tương lai?

Hồ sơ cáo buộc của Nam Phi bao gồm yêu cầu tòa án khẩn cấp ban hành các lệnh tạm thời có tính ràng buộc về mặt pháp lý để Israel "đình chỉ ngay lập tức các hoạt động quân sự chống lại Gaza".

Những biện pháp tạm thời sẽ được giữ nguyên khi vụ việc tiếp tục (Các biện pháp có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng không phải lúc nào cũng được tuân theo. Điển hình như trong năm 2022, trong vụ Ukraine kiện Nga về tội diệt chủng, tòa án đã ra lệnh cho Moscow đình chỉ ngay lập tức cuộc xâm lược nhưng lệnh này đã bị "phớt lờ").

Tòa án là cơ quan tư pháp cao nhất của Liên Hợp Quốc nhưng lại không có lực lượng cảnh sát để thi hành các phán quyết của mình. Nếu một quốc gia có cơ sở để cho rằng một thành viên khác không tuân thủ lệnh của ICJ, quốc gia đó có thể báo cáo lên Hội đồng Bảo an.

Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên là cơ quan quyền lực nhất của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các quyền hạn của hội đồng bao gồm từ các lệnh trừng phạt đến cho phép hành động quân sự, nhưng tất cả các hành động đều cần có sự hỗ trợ từ ít nhất chín quốc gia trong hội đồng và không gặp phải phủ quyết từ bất kì thành viên thường trực nào - Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp.

Phiên điều trần sẽ được diễn ra vào ngày 11/1 và 12/1, và các luật sư đại diện cho Nam Phi và Israel có thể đưa ra các tranh luận. Hội đồng gồm 15 thẩm phán được tuyển chọn từ khắp nơi trên thế giới cùng với một thẩm phán do Israel và Nam Phi đề cử có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để đưa ra quyết định về các biện pháp tạm thời.

Sau đó, tòa án sau đó sẽ bước vào một quá trình dài để xem xét toàn bộ vụ việc.

Có trường hợp tương tự nào đang được xem xét không?

Hiện nay, cũng có hai vụ án diệt chủng khác đang được tòa án xét xử. Đó là vụ kiện do Ukraine đệ trình ngay sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự và cáo buộc Nga lên kế hoạch cho hàng loạt hành động diệt chủng ở Ukraine.

Một vụ khác liên quan đến Gambia, thay mặt cho các quốc gia Hồi giáo, cáo buộc Myanmar tội diệt chủng đối với người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

Tòa án Công lý quốc tế hay Tòa án Hình sự Quốc tế?

The Hague tự gọi mình là thành phố quốc tế của hòa bình và công lý. Đây không chỉ là nơi đặt trụ sở của Tòa án Công lý Quốc tế - ICJ mà còn cả Tòa án Hình sự Quốc tế - ICC.

ICJ được thành lập lần đầu tiên vào năm 1946, xét xử các vụ việc giữa các quốc gia, thường là tranh chấp biên giới hoặc bất đồng trong việc giải thích các điều ước quốc tế.

ICC được thành lập vào năm 2002 với mục tiêu cao cả là chấm dứt tình trạng miễn trừ toàn cầu đối với các tội ác tàn bạo, buộc các cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về tội diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.

ICC đang tiến hành một cuộc điều tra về cuộc xung đột Israel-Palestine, kể từ cuộc chiến cuối cùng ở Gaza. Cho đến nay, cơ quan này chưa ban hành bất kỳ lệnh bắt giữ nào. Israel từng đưa ra lập luận rằng ICC không có thẩm quyền vì người Palestine không thuộc một quốc gia có chủ quyền độc lập.

Công tố viên ICC Karim Khan cho biết cuộc điều tra về tội ác có thể xảy ra của các chiến binh Hamas và lực lượng Israel là ưu tiên hàng đầu. Tòa án có thể buộc tội các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự.

Bộ trưởng Ngoại giao Palestine Riyad al-Maliki cho biết, Chính quyền Palestine sẽ không can thiệp vào cuộc điều tra của ICC về các cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas.

(Tổng hợp)

User
Ý KIẾN

Thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, được coi là vựa vải lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới, với sản lượng vải đạt 620.000 tấn năm 2023, chiếm 1/5 sản lượng thế giới.

Nhiều phát minh và sáng kiến thú vị đã được ứng dụng giúp con người có cuộc sống lành mạnh hơn, cải thiện sức khỏe và tinh thần.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc được đánh giá có ý nghĩa vực dậy một nền tảng đối thoại thay vì đối đầu. Ít nhất, cuộc gặp sẽ thúc đẩy bánh xe hợp tác ba bên tiến lên phía trước.

Sự phát triển nhanh chóng trên mọi phương diện của cuộc sống con người đang gây ra những tác động tiêu cực đến hành tinh Trái đất. Vì vậy, ngày càng nhiều người hướng tới những lối sống xanh, sử dụng sản phẩm và công nghệ xanh để bảo vệ môi trường.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.

Việc 3 nước châu Âu đồng thời tuyên bố sẽ công nhận nhà nước hợp pháp Palestine, cùng với việc một số nước cho biết sẽ tuân thủ lệnh bắt giữ thủ tướng Israel nếu tòa án hình sự quốc tế ICC ban hành lệnh là những nỗ lực mới nhất nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho dải Gaza.

Việc Ukraine không tổ chức bầu cử khi nhiệm kỳ tổng thống đã kết thúc vào ngày 20/5 đang làm dấy lên tranh cãi về tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky, đồng thời đặt ra câu hỏi về tương lai chính trị của Ukraine.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với 88 cáo buộc hình sự trong bốn vụ án. Những ngày qua, tại các phòng xử án, ông Trump đã giành được những chiến thắng pháp lý quan trọng.

Mặc dù đối mặt với một tổn thất to lớn khi Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao cùng một số quan chức cao cấp của chính phủ bị tử nạn trong vụ tai nạn máy bay xảy ra ngày 19/5 vừa qua, nhưng Iran vẫn quyết tâm sẽ vượt qua mất mát to lớn này để tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình.

Trí tuệ nhân tạo AI và biến đổi khí hậu đang khiến người lao động trên toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức. Hàng loạt các công ty lớn trong các ngành công nghệ, truyền thông, tài chính và bán lẻ đã tuyên bố cắt giảm nhiều vị trí nhân sự trong năm 2024. Thực tế rõ ràng là ngày càng có rất nhiều thách thức đang tác động tới người lao động toàn cầu.

Theo hãng tin Bloomberg, chỉ số đồng đô la Mỹ đã tăng hơn 4% trong năm nay, giá trị đồng tiền này hiện cũng cao hơn 20% so với giá trị bình thường của nó, đồng thời có xu hướng nới rộng khoảng cách với các loại tiền tệ khác.

Nhiệt độ năm nay sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt.

Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiến hành cải tổ nội các. Trong khi giữ lại hầu hết các vị trí bộ trưởng quan trọng, nhà lãnh đạo Nga đã đề cử Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belusov làm Bộ trưởng Quốc phòng mới, thay cho ông Sergei Shoigu.

Trong bối cảnh máy bay không người lái (UAV) xuất hiện với tần suất ngày càng phổ biến trên chiến trường, nhiều quốc gia đã đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí chuyên dụng để khắc chế UAV. Hệ thống Leonidas của Mỹ là một trong số đó. Leonidas được xem là khắc tinh của UAV, bởi hệ thống này có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn các đợt tấn công quy mô lớn của các UAV cỡ nhỏ.

Trong tuần qua, xe tăng của quân đội Israel đã tiến vào thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza. Việc Israel mở rộng tấn công vào thành phố đông dân này được cảnh báo sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tại Gaza, đẩy Israel vào thế bị cô lập trên chính trường quốc tế, đồng thời khiến mối quan hệ với đồng minh Mỹ ngày càng rạn nứt sâu sắc.

Tình trạng nghèo đói và xung đột gia tăng tại nhiều quốc gia châu Mỹ đã khiến số người di cư tăng mạnh. Đây là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và khu vực.

Ngọn đuốc Olympic 2024 đã đến thành phố Marseille, chính thức khởi đầu một mùa Thế vận hội sôi động mà Tổng thống Emmanuel Macron hy vọng sẽ thể hiện sự huy hoàng của nước Pháp. Kể từ đây, ngọn đuốc sẽ trải qua hành trình dài 12.000km trên khắp nước Pháp, tới cả các lãnh thổ hải ngoại xa xôi ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

10h sáng 9/5 theo giờ Matxcơva, tức 14h chiều theo giờ Việt Nam, lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày chiến thắng phát xít đã diễn ra trên Quảng Trường Đỏ của Nga. Kể từ năm 2000, các cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng đã trở thành màn trình diễn hàng năm không chỉ của các lực lượng quân sự mà còn của các loại vũ khí, khí tài tối tân nhất của Nga. Những màn trình diễn này cho thấy tiềm lực quốc phòng to lớn của nước này.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình là một phần trong nỗ lực đảo ngược chính sách cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU) về giảm rủi ro từ Trung Quốc, đặc biệt giữa lúc căng thẳng thương mại giữa hai bên chưa giảm. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – châu Âu.

Những ưu tiên chính sách của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiệm kỳ mới gồm tiếp tục thúc đẩy kinh tế Nga phát triển vượt bậc trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cải thiện đời sống của người dân, hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và thắt chặt hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển.

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã có cuộc trao đổi với Đài Hà Nội về ý nghĩa của thắng lợi vĩ đại này. Một thắng lợi mà ông cho rằng có thể xem như hình mẫu của chiến tranh nhân dân, hình mẫu của việc huy động sức mạnh toàn dân tộc.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2024 được đánh giá là năm hứa hẹn mở ra một loạt tiến bộ đột phá trong phát minh robot AI thế hệ mới.

Châu Á đã trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thị trường tiêu dùng khổng lồ. Trong đó, các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia và Singapore được coi là những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

Các cuộc biểu tình diễn ra tại hàng chục trường đại học từ bờ Đông đến bờ Tây của nước Mỹ. Làn sóng biểu tình của sinh viên trên khắp nước Mỹ đã làm nổ ra các cuộc tranh luận về quyền tự do ngôn luận, chủ nghĩa bài Do Thái và xung đột Israel - Palestine.

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine mới đây cho biết, binh sĩ dưới quyền của ông đang trong tình thế cam go khi Nga đẩy mạnh tiến công để tận dụng lợi thế. Trong khi đó gói viện trợ quân sự mới của Mỹ vẫn chưa tới tay Ukraine vì vậy phòng tuyến của Ukraine đã bị Nga xuyên thủng.

Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch. Trong đó, Mỹ, Trung Quốc và Australia là những quốc gia đang nỗ lực đầu tư để thúc đẩy các sáng kiến chống biến đổi khí hậu và sản xuất năng lượng sạch.

Nhu cầu xe điện toàn cầu chứng kiến sự giảm tốc rõ rệt thời gian gần đây. Theo các số liệu thống kê mới nhất, trong quý đầu tiên của năm 2024, thị phần xe thuần điện giảm mạnh, ngay cả tại những thị trường lớn nhất. Cùng với đó, gã khổng lồ xe điện Mỹ là Tesla cùng nhiều nhà sản xuất xe điện lớn khác đều ghi nhận mức giảm doanh số kỷ lục trong quý 1 vừa qua. Điều này khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi, liệu thời kỳ hoàng kim của xe điện có phải đã qua?

Nhiều nước châu Á đang chứng kiến tình trạng nắng nóng gay gắt kéo dài, với nền nhiệt nhiều nơi lên tới hơn 50 độ C. Báo The Guardian (Anh) dẫn đánh giá của các chuyên gia khí hậu cho rằng, đợt nắng nóng khắc nghiệt hiện nay là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”. Tình hình nắng nóng được dự báo sẽ tiếp diễn phức tạp và nghiêm trọng, khi các nhà khoa học thậm chí còn chưa thể đưa ra dự đoán về ngày kết thúc chuỗi đợt nắng nóng kỷ lục này.

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, hơn 54% diện tích rạn san hô trên thế giới đã bị tẩy trắng, ảnh hưởng đến ít nhất 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các khu vực rộng lớn ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhiều chuyên gia quan ngại đây có thể là thời kỳ tẩy trắng tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ - đồng minh thân cận, quân đội Israel đang chuẩn bị cho kế hoạch tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza, nơi Israel cho là thành trì cuối cùng của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Năm vừa qua, thế giới đã chi khoảng 2.440 tỷ USD cho mục đích quân sự, số tiền cao nhất từng có. Con số này tăng 6,8% so với năm 2022, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ năm 2009. Theo đó, chi tiêu quân sự năm 2023 chiếm 2,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, tăng so với mức 2,2% của năm 2022. Có thể thấy, chừng nào những bất ổn về địa chính trị hiện nay chưa được giải quyết thì xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng trên thế giới vẫn tiếp tục duy trì.

Châu Á sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong thương mại toàn cầu, đóng góp khoảng 45% vào tổng xuất khẩu của thế giới và hơn 80% vào nhập khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và các chính sách không chắc chắn có thể cản trở sự phục hồi thương mại chung của thế giới trong hai năm tới.

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua khoản viện trợ trị giá gần 61 tỷ USD cho Ukraine, với cuộc bỏ phiếu mang tính bước ngoặt tại Hạ viện hôm 20/3 và tại Thượng viện ngày 23/4, theo giờ địa phương. Liệu gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Kiev xoay chuyển cục diện trên chiến trường hay chỉ làm xung đột kéo dài thêm?

Ông Trump bị cáo buộc làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán nhằm mua chuộc sự im lặng của một diễn viên phim người lớn về mối quan hệ với ông. Đây là phiên tòa đầu tiên mang tính lịch sử đối với một cựu tổng thống Mỹ và có thể là bước ngoặt đối với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.

Chủ đề Ngày Trái đất năm 2024 là “Trái đất và nhựa” nhằm kêu gọi các quốc gia giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040, hướng đến chấm dứt việc sử dụng nhựa vì sức khỏe của con người và Trái đất.

Sau 20 năm lãnh đạo đất nước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ từ nhiệm vào ngày 15/5/2024. Người kế nhiệm ông sẽ là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong. Đây là tiến trình chuyển giao lãnh đạo đã được lên kế hoạch từ lâu của Singapore, và được Thủ tướng Lý Hiển Long gọi là thời khắc quan trọng.

Theo các nhà phân tích cuộc tấn công vào Iran vào sáng sớm thứ Sáu (19/4) theo giờ địa phương có thể nhằm mục đích vừa là một cách để trả đũa vừa là một thông điệp cảnh báo. Vụ việc không làm leo thang tình hình, nhưng những căng thẳng, mâu thuẫn giữa hai nước thì vẫn còn đó.

2024 là năm quan trọng của Ấn Độ với cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất thế giới. Giới phân tích cho rằng, cuộc bầu cử trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế không chỉ bởi quy mô lớn, mà còn vì quốc gia Nam Á này có tiếng nói ngày càng quan trọng trên các diễn đàn quốc tế và là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Cơ quan giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu cho biết thế giới vừa trải qua tháng 3 nóng nhất trong lịch sử, đánh dấu chuỗi 10 tháng liên tiếp lập kỷ lục nhiệt độ mới. Đây là một dấu hiệu báo động đỏ về biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sau vụ tấn công trả đũa của Iran vào đêm 13/4, Israel cho biết nước này sẽ đáp trả cuộc tấn công trong lúc các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi kiềm chế. Việc hai nước có những động thái trả đũa lẫn nhau có thể trở thành mồi lửa làm bùng lên một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực.

Nga và Ukraine đang nỗ lực thay đổi cục diện xung đột bằng cách nhắm mục tiêu vào các tài sản năng lượng để gây tổn thất cho nền kinh tế của đối phương. Gần đây, Nga được cho là đã thay đổi chiến thuật trong các cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến Kiev phải hứng chịu tổn thất nặng nề hơn.

Cuộc tấn công của Iran nổ ra chớp nhoáng và đã sớm kết thúc. Có tới 99% tên lửa do Iran bắn đã bị Israel và các đối tác của nước này đánh chặn, chỉ có một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ Israel. Vấn đề hiện nay là Israel có trả đũa hay không?

Rạng sáng 14/4, Iran đã phóng hàng trăm UAV và hàng chục quả tên lửa vào Israel. Đây là vụ tấn công quân sự trực tiếp đầu tiên quy mô lớn của Iran vào lãnh thổ Israel, nhằm trả đũa vụ Israel không kích tòa lãnh sự quán Iran ở Damacus, Syria hôm 1/4. Động thái này đã đẩy hai nước đến bờ vực xung đột toàn diện sau hơn một thập kỷ căng thẳng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sốt xuất huyết đã lưu hành ở hơn 100 quốc gia vào năm 2024, gây ra mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 4 tỷ người, tương đương khoảng một nửa dân số thế giới. Trong một số trường hợp, sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong. So với mọi năm, năm nay, nhiều quốc gia châu Á và châu Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát sớm hơn và nguy hiểm hơn.

Từ lâu, các đại sứ quán được coi là “bất khả xâm phạm” đối với các quốc gia khác. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần, đại sứ quán Iran ở Damascus bị ném bom, còn đại sứ quán Mexico ở Thủ đô Quito thì bị Cảnh sát Ecuador xông vào để bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador. Cả hai hành động đều bị cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với Công ước Vienna, trong đó khẳng định quyền miễn trừ của các cơ quan ngoại giao.