Cứu sống bé 7 ngày tuổi ngừng thở vì sặc sữa

Một trong những tâm điểm được chú ý nhất trên mạng xã hội 2 ngày qua là câu chuyện đầy cảm động về một nữ điều dưỡng cứu sống một em bé sơ sinh ngừng thở, ngừng tim vì sặc sữa trên xe taxi. Clip 4 phút nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo (Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng) giành giật sự sống cho bé sơ sinh 7 ngày tuổi từ tay tử thần khiến người xem cảm thấy nghẹt thở và vô cùng xúc động... Cùng lắng nghe những chia sẻ của cô với phóng viên FM96 - Đài Hà Nội.

Kể lại về quá trình sơ cấp cứu cho em bé, điều dưỡng Thảo cho biết, khoảng 21 giờ ngày 4/7, khi chị đang cùng chồng và con đang trên đường đi chơi về thì thấy một người đàn ông đang bế một đứa trẻ vừa đi vừa hét thất thanh. Bằng linh cảm của một người mẹ và kinh nghiệm của một người điều dưỡng, phán đoán ngay được có điều gì đó bất thường với em bé, chị liền bảo chồng trông giữ con, còn mình vội chạy tới tiếp cận xem em bé bị làm sao.

Nhận thấy em bé đang trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, toàn thân tím tái, không còn chút phản xạ nào, chị vội giới thiệu mình là điều dưỡng bệnh viện nhi và đề nghị người đàn ông đưa em bé cho mình sơ cứu. Sau đó, chị bế em bé và đặt lên ghế sau của chiếc xe taxi đang chờ sẵn. Trên đường taxi chở em bé đến bệnh viện, chị liên tục thực hiện động tác ép tim và thổi ngạt cho em bé.

Chị Thảo cho biết, mỗi mỗi lần thổi ngạt cho cho bé thì sữa từ mũi và miệng của bé trào ra rất nhiều. Xác định được nguyên nhân do em bé bị sặc sữa, chị Thảo tiếp tục thực hiện động tác ép tim và thổi ngạt cho bé khoảng 2 đến 3 lần thì trong đường thở của bé không còn sữa nữa.

Sau đó, trên đường đến Bệnh viện Thủy Nguyên, chị tiếp tục ép tim thổi ngạt cho bé. Đến bệnh viện, chị bế thẳng em bé vào khoa Hồi sức của bệnh viện và hô hoán thông báo cho các anh chị điều dưỡng tình trạng bệnh nhân đang ngừng thở, ngừng tim và đề nghị mọi người chuẩn bị lấy nội khí quản cho bệnh nhân.

Trong quá trình chờ các anh chị chuẩn bị dụng cụ, chị Thảo tiếp tục ép tim cho bệnh nhân cho đến khi các bác sĩ, điều dưỡng ở Bệnh viện Thủy Nguyên đặt được nội khí quản cho bệnh nhân và dần dàn em bé cũng đã hồng trở lại nhưng chưa có nhịp tim. Chị Thảo tiếp tục cùng hỗ trợ với a ê kíp trực của khoa Hồi sức - Bệnh viện Thủy Nguyên ép tim cho bệnh nhân.

Một lúc sau, khi sờ vào động mạch của bệnh nhân, nhận thấy bệnh nhân có mạch đập, chị thông báo với các y, bác sĩ là bệnh nhân đã có nhịp tim, sau đó chị giao lại em bé cho bệnh viện để các y, bác sĩ tiếp tục xử trí cho bệnh nhân và cùng chồng con trở về nhà.

Nhận được sự cảm ơn từ gia đình em bé và sự tán dương của cộng đồng mạng, chị Thảo chia sẻ, chị cảm thấy rất tự hào và cảm động. Chị Thảo bày tỏ, vào tình huống nguy cấp, không chỉ riêng chị mà bất kỳ ai cũng sẽ hành động như vậy cho dù bệnh nhân chỉ còn 1% hi vọng sống.

Chị Thảo cho rằng, việc làm của chị cũng chỉ góp một phần nhỏ nhoi trong suốt quá trình cấp cứu ban đầu cho em bé, đồng thời chị cho rằng, em bé được cứu sống là nhờ công lao của rất nhiều người như: người lái xe taxi đã vững tay lái chạy thật nhanh để đưa trẻ tới bệnh viện cũng như sự kịp thời, khẩn trương của đội ngũ ekip trực khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Thủy Nguyên, cùng sự chăm sóc tận tình, chuyên môn vững vàng của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng trong khoa Hồi sức Tích cực của Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.

Nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Thảo (áo trắng) tiếp tục theo dõi, chăm sóc cháu bé tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng - Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Thạc sĩ Bùi Thị Quyên, Trưởng Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, điều dưỡng Thảo là một người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sơ sinh, đã từng công tác tại Khoa Sơ sinh, bởi vậy, khi gặp tình huống em bé sơ sinh bị sặc sữa nguy kịch, đã kịp thời xử trí bằng phản xạ nghề nghiệp sẵn có của mình. Hơn nữa, với bản năng của một người mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nên khi gặp tình huống đó, điều dưỡng Thảo đã kịp thời có phản xạ như bản năng của người mẹ với con của mình.

Để phòng tránh trẻ bị sặc sữa, Thạc sĩ Bùi Thị Quyên khuyến cáo: đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt là những người đang nuôi con nhỏ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 12 tháng đầu sau sinh. Với những trường hợp, vì lý do nào đó, người mẹ không đủ sữa cho con bú và phải cho trẻ ăn bằng sữa ngoài, các bà mẹ cần trang bị các kỹ năng, kiến thức cơ bản cần thiết trong chăm sóc trẻ sau sinh.

Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng lưu ý, khi cho trẻ ăn cần hết sức cẩn thận, bởi với trẻ em (đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc trẻ có một số bệnh lý khác…), nguy cơ bị sặc sữa rất cao, bởi vậy, các bà mẹ cần phải trang bị những kiến thức cơ bản cần thiết trong chăm sóc trẻ: khi cho trẻ ăn phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn; sau khi cho trẻ em ăn xong không nên cho trẻ nằm ngay, phải thường xuyên theo dõi và bế trẻ sau ăn; cho trẻ ăn với lượng vừa đủ; không cho trẻ ăn quá no…

Trong trường hợp không may trẻ bị sặc sữa, các bà mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử trí, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, dùng khăn để lau sữa và các dịch ứ đọng, đồng thời nhanh chóng gọi người hỗ trợ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cấp cứu cho trẻ.

Giây phút nữ điều dưỡng Thảo cấp cứu cho cháu bé sơ sinh 7 ngày tuổi ngay trên xe taxi (Nguồn: MXH)

Sặc sữa là hiện tượng sữa tràn vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái, có thể ngừng thở. Nếu không được cấp cứu nhanh chóng, kịp thời sặc sữa ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tử vong.

Các chuyên gia nhi khoa khẳng định, sặc sữa ở trẻ sơ sinh là tai nạn này rất hay gặp trong Nhi khoa, nếu trẻ không được sơ cứu nhanh chóng, kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân trẻ bị sặc sữa

Sặc sữa ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân như: người chăm sóc trẻ để trẻ bú, ăn không đúng tư thế, cho bú quá no, cho trẻ bú khi đang khóc; sữa mẹ xuống quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp.

Đặc biệt trẻ sơ sinh non tháng cũng thường rất dễ bị sặc sữa.

Ngoài ra, những trẻ bị dị tật vùng hầu họng như: khe hở môi, khe hở vòm... cũng rất dễ bị sặc sữa.

Các dấu hiệu nhận biết sặc sữa ở trẻ sơ sinh:

  • Trẻ đang bú hoặc đang nằm (sau ăn) đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, tím tái hoặc lịm đi.
  • Trẻ đột nhiên khóc thét lên
  • Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng.
  • Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng.
  • Trường hợp nặng trẻ có thể ngừng thở.

Việc xử lý sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa đúng cách là điều quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

User
Ý KIẾN

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs và 500 túi đựng nước nhằm bảo vệ sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân trên khắp các tỉnh của miền Bắc Việt Nam sau sự tàn phá nặng nề mà bão Yagi gây ra.

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức cứu chữa miễn phí cho người bị thương.

Năm năm gần đây, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân suy thận là vấn đề cần lưu tâm. Theo các bác sĩ, lối sống là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng suy thận ở người trẻ.

Trong những ngày mưa lũ, để bệnh nhân an tâm điều trị, Bệnh viện K tăng thêm giường lưu trú miễn phí cho người bệnh. Những người bệnh có hoàn cảnh có khăn được nhận suất ăn miễn phí hàng ngày.

Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã trực tiếp chỉ đạo hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận và điều trị nạn nhân thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn…

Theo báo cáo nhanh, thống kê ban đầu một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do hậu quả của Bão số 3.

Lãnh đạo Sở Y tế đã ứng trực chỉ huy 24/24, chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các bệnh viện, các đơn vị trực thuộc để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các tình huống khẩn cấp trước, trong và sau bão.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm nay là hơn 132 nghìn tỉ đồng.

Ngày 6/9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn.

Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã khẩn trương triển khai giám sát đậu mùa khỉ bằng cách tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đã có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết phân bố tại 29 quận, huyện, tăng 31 ca so với tuần trước đó.

Để phòng dịch sởi, không để căn bênh này lan rộng tại Hà Nội, ngành y tế Hà Nội đã khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm đầy đủ vắc xin sởi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, số ca mắc bệnh truyền nhiễm có thể gia tăng thời gian tới khi vào năm học mới, các trường mầm non và tiểu học có đông trẻ đi học trở lại.

Nếu như trước kia, người bệnh sẽ phải sử dụng nhiều giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm hay ví tiền, thì nay tất cả đều đã được tích hợp trong điện thoại thông minh.

Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc, số ca nhập viện vì bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Trước tình trạng này, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống, bệnh sởi.

Trong ba tháng qua, TP.HCM ghi nhận 432 ca mắc sởi ở 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, trong đó bệnh nhân đến từ các tỉnh khác chiếm tới hơn 55%.

Sau khi công bố dịch, ngành y tế TP. HCM đã tích cực chuẩn bị nguồn vaccine để triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi.

Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vaccine mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.

Liên quan đến dịch bệnh sởi, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai tiêm vaccine phòng bệnh sởi.

Hôm qua, 28/8, Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ 2.

Chiều qua, 27/8, TP.HCM lần đầu tiên công bố dịch sởi và là địa phương đầu tiên của cả nước trong nhiều năm qua công bố dịch này.

Sáng nay 27/8, Sở Y tế Hà Nội đã công bố Quyết định số 4072 ngày 7/8/2024 của UBND TP. Hà Nội về việc tổ chức lại Bệnh viện Mắt Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện Mắt Hà Nội và Bệnh viện Mắt Hà Đông thuộc Sở Y tế.

Thế giới đang đối mặt với đợt bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ ở mức độ khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu lần thứ hai trong vòng hai năm. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã có 27.000 ca mắc và hơn 1.100 ca tử vong, chủ yếu là trẻ em, kể từ khi đợt bùng phát hiện tại khởi phát vào tháng 1/2023.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, lần đầu tiên thực hiện lấy tạng và cùng một lúc ghép thận cho hai bệnh nhân. Cả hai đang hồi phục tích cực.

Chiều nay, 26/8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin ca ghép tim đầu tiên tại bệnh viện, từ trái tim hiến tặng của chàng trai vừa qua đời tại Hà Nội.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua từ ngày 16/8 đến 23/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 28 quận, huyện, giảm 40 trường hợp so với tuần trước đó.

Tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ngày càng gia tăng và trẻ hóa tại Việt Nam, số ca mắc tim mạch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19.

Thái Lan đã tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của virus bệnh đậu mùa khỉ sau khi xác nhận trường hợp đầu tiên mắc chủng virus 1b có khả năng lây truyền cao.

Bộ Y tế vừa ra Chỉ thị số 06 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nigeria đã ghi nhận 39 trường hợp mắc bệnh trong năm nay, hiện nước này đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Đau xót trước sự ra đi của anh N.Đ.Tr, song gia đình vẫn đưa ra quyết định nhân văn là hiến tạng người thân để mang lại sự sống cho người khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về tác động của làn sóng dịch tả mới bùng phát ở Sudan do các yếu tố như lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước và vệ sinh kém ở các trại tị nạn trong nước và cộng đồng địa phương.

Chiều nay 21/8, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã ký ban hành công văn gửi Giám đốc Bệnh viện K, đề nghị giám đốc bệnh viện chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan công tác khám chữa bệnh, giám sát thái độ phục vụ bệnh nhân, không để xảy ra tiêu cực.

Bộ trưởng Y tế Congo bày tỏ hy vọng sẽ nhận được những liều vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên vào tuần tới sau khi Mỹ và Nhật Bản hứa giúp nước này.

Sau 3 tuần triển khai, hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ của Bệnh viện Bạch Mai đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh, người nhà người bệnh.

Công ty dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic, một trong số ít công ty được cấp phép sản xuất vắc xin phòng bệnh mùa đậu khỉ cho biết đang có kế hoạch tăng cường năng lực sản xuất vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ và mở rộng phạm vi tiêm chủng vắc xin này.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 53.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 6 ca tử vong.

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện vừa tiếp nhận liên tiếp các bệnh nhân có hiện tượng nôn trớ, hôn mê, suy hô hấp do ngộ độc khí CO (Carbon monoxide).

Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp vừa công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm lấy tại tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12, phát hiện pate bị nhiễm khuẩn Salmonella gây ngộ độc 149 người.

Sau 20 phút nỗ lực cấp cứu, các y bác sĩ Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ đã cứu sống một bệnh nhân nam 50 tuổi ngừng tim ngay khi đang siêu âm vào ngày 10/8 vừa qua.

Theo CDC Hà Nội, đang là cao điểm dịch bệnh sốt xuất huyết bởi thời tiết mưa nắng thất thường, nhưng công tác phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng chưa được người dân duy trì.

Nhập viện trong tình trạng đau tức ngực, nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, em bé 6 tuổi ở Hà Nội được phát hiện bị thoát vị tạng, thận lạc lên lồng ngực.