Đại học Oxford tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng thế giới

Trường Đại học Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.

 

Trường ĐH Oxford, Anh, duy trì vị trí đầu bảng xếp hạng trong 7 năm liên tiếp.
Trường ĐH Oxford, Anh, duy trì vị trí đầu bảng xếp hạng trong 7 năm liên tiếp.

Theo sau là các trường của Mỹ dù giáo dục đại học nước này đang có dấu hiệu sụt giảm.

Tổ chức nghiên cứu giáo dục đại học quốc tế Time Higher Education (THE) vừa công bố danh sách các trường đại học thế giới năm 2023. Đứng đầu danh sách là Trường Đại học Oxford. Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp trường được bình chọn là trường đại học nghiên cứu tốt nhất thế giới.

Theo sau Oxford và nằm trong top 10 lần lượt là ĐH Harvard, ĐH Cambridge, ĐH Stanford, Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Công nghệ California, ĐH Princeton, ĐH California tại Berkeley, ĐH Yale, ĐH Hoàng gia London. Trong danh sách gồm 7 trường từ Mỹ và 3 trường của Anh.

Dù Mỹ tiếp tục dẫn đầu về số lượng các trường đại học đầu bảng, các chuyên gia tại THE nhận định có sự phân hóa giữa chất lượng nghiên cứu của các trường tốp đầu và số còn lại trong bảng xếp hạng.

Ông David Watkins, người đứng đầu bộ phận Khoa học Dữ liệu của THE, cho biết: “Nhìn chung, các trường đại học Mỹ vẫn duy trì thứ hạng tốt trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên phân tích sâu vào dữ liệu, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa 25% trường hàng đầu và 75% còn lại. Số này đang tụt hạng trong bảng xếp hạng và giảm điểm so với các trường khác trên thế giới”.

Cụ thể, trong 5 năm qua, số lượng các trường đại học chuyên nghiên cứu của Mỹ trong danh sách 100 trường đại học thế giới giảm từ 43 trường vào năm 2018 xuống 34 trường vào năm 2023. Ngược lại, số lượng trường đại học Trung Quốc góp mặt vào bảng xếp hạng tăng từ 2 lên 7 trường.

Điểm cho các trích dẫn nghiên cứu của trường đại học Trung Quốc đã tăng đáng kể từ 55,6 vào năm 2021 lên 58 vào năm 2022. Cùng kỳ, điểm số của Mỹ giảm nhẹ từ 70 xuống 69,4 điểm.

Xu hướng này thậm chí còn rõ rệt hơn trong 5 năm qua. Vào năm 2019, điểm trích dẫn trung bình của Trung Quốc là 41,1 nhưng hiện nay tăng lên 55,6. Trong khi đó, điểm số của Mỹ giảm từ 75,9 xuống 72,9. 

Ông Phil Baty, tác giả nghiên cứu của THE, nhận định với xu hướng hiện tại, Trung Quốc có thể sẽ vượt qua Mỹ trong những năm tới.

Trong hơn 20 năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường đầu tư cho giáo dục đại học, nghiên cứu và phát triển. Nước này đã phân bổ nguồn vốn đặc biệt cho việc phát triển các trường đại học chất lượng hàng đầu thế giới, ngang hàng với các cơ sở giáo dục phương Tây.

Theo dữ liệu của Quỹ Khoa học quốc gia, Trung Quốc chi 526 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2019 còn Mỹ chi 656 tỷ USD. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang dần thu hẹp khoảng cách so với Mỹ. Trong giai đoạn 2010 – 2019, trung bình mỗi năm, nước này tăng 10,6% chi phí cho nghiên cứu.

Tuy nhiên, bức tranh không phải toàn “màu hồng” cho quốc gia châu Á. Dữ liệu xếp hàng của THE cũng chỉ ra mức độ quốc tế hóa của Trung Quốc đang suy giảm. Nguyên nhân có thể do vấn đề địa chính trị thay vì việc đóng cửa biên giới do Covid-19.

Bảng xếp hạng của THE dựa trên phân tích 15,5 triệu ấn phẩm nghiên cứu, 121 triệu trích dẫn và hơn 40 nghìn câu trả lời khảo sát học thuật hàng năm cùng hàng trăm nghìn dữ liệu bổ sung liên tục về môi trường giảng dạy, triển vọng quốc tế và liên kết ngành của các trường đại học. Tổng cộng 1.799 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng.

Trong bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2023 của THE, Việt Nam có hai trường đại học nằm trong top 500 là Trường Đại học Duy Tân và Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ngoài ra, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội nằm ở vị trí nhóm 1.001 – 1.200.

User
Ý KIẾN

Sáng 3/12, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có chuyến thăm trường Đại học Swinburne tại thành phố Melbourne, bang Victoria (Australia) và trò chuyện với sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại đây.

Ngày 30/11, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hóa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam trao 200 suất học bổng của Hội Khuyến học Việt Nam cho học sinh, sinh viên Lào đang học tập tại Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển 200 ứng viên cho chương trình học bổng toàn phần diện hiệp định do Chính phủ Hungary cấp, trình độ đào tạo từ cử nhân đến tiến sỹ ở nhiều lĩnh vực.

Thiếu trải nghiệm cuộc sống ở xứ người, nhiều tân du học sinh sập bẫy các chiêu trò lừa đảo khi mua, bán đồ, thuê nhà hay tìm việc làm thêm.

Một làn sóng tẩy chay bảng xếp hạng được cho là uy tín nhất thế giới đang diễn ra chưa có hồi kết bởi các trường đại học cáo buộc nó không đáng tin cậy và làm sai lệch các ưu tiên giáo dục.

Tỷ lệ học sinh trường bán công tại New York trúng tuyển Trường Đại học New York, trường tốp đầu trong nước, cao hơn bạn bè học trường công.

Từ 24/11, hàng chục nghìn giáo viên tại Scotland đình công sau khi kiến nghị tăng lương bị từ chối, khiến hầu hết các trường phổ thông phải đóng cửa.

Có những gia đình sẵn sàng chi hàng triệu USD cho các công ty tư vấn nhằm giúp con mình được nhận vào những trường đại học danh giá nhất nước Mỹ. Nhưng không phải trường hợp nào cũng trót lọt và tránh khỏi tai tiếng.

Hơn cả một bữa ăn, giờ ăn trưa tại các trường học ở Nhật Bản được coi là một phương pháp giáo dục lối sống, cũng là nỗ lực của chính phủ Nhật Bản nhằm giúp tất cả học sinh, giàu hay nghèo, có một bữa ăn đầy đủ và tử tế mỗi ngày.

Không phải từ học phí, kinh phí nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới phần lớn đến từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân hay cựu sinh viên. Có thể nói, những khoản đóng góp này là xương sống cho việc hoạt động của mọi trường đại học.

Lạm phát cùng giá USD tăng mạnh so với đồng tiền các nước gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, học tập của du học sinh Việt.

Đại học Oxford tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng đại học đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới năm 2023, trong khi lần đầu tiên có một trường của Đức vào top 10.

Nằm trong chuỗi hoạt động thường niên thúc tiến trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, triển lãm Giáo dục Hoa Kỳ 2022 được tái khởi động trực tiếp sau một năm gián đoạn do đại dịch Covid-19.

Điểm số trong bài kiểm tra xét tuyển đại học ACT của học sinh tốt nghiệp trung học Mỹ năm nay thấp nhất trong hơn 30 năm qua.

Phần Lan có nền giáo dục phát triển, sử dụng tiếng Anh rộng rãi và có nhiều chính sách học bổng, thu hút du học sinh từ khắp nơi trên thế giới.

Đại diện các trường trung học ở New Zealand cho biết du học sinh ở bậc phổ thông thường nhớ nhà, gặp khó khăn về ngôn ngữ và hòa nhập khi đến môi trường mới.

Anh, Úc, Mỹ, Canada - những điểm đến học tập lớn trên thế giới - đều có một số quy định du học mới đáng chú ý, từ học tập đến định cư, trong năm 2022 và 2023.

Chính sách gỡ bỏ quy định giới hạn số giờ làm việc tại Canada sẽ kéo dài đến ngày 31/12/2023.

Trường Đại học Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.

Nghị định số 88/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng việc đi học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật để thực hiện mục đích đi lao động hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật.

Ngày 19/9, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn đại biểu Bộ GD-ĐT đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh giáo dục tại New York, Hoa Kỳ. Hội nghị do Tổng Thư ký Liên hợp quốc chủ trì với sự tham dự của 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.