Đằng sau chiêu trò bỏ cọc đấu giá đất

55 trường hợp trúng đấu giá 68 lô đất ở thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai đã bỏ cọc. Phần lớn các lô đất bỏ cọc đều có giá từ 80 triệu đồng/m2 trở lên, trong đó có lô đất được trả cao nhất 100,5 triệu đồng/m2. Sự 'bất thường' trong đấu giá đất mà cơ quan chức năng chỉ ra đã có câu trả lời.

Trả giá cao, tạo sốt ảo để lướt sóng đấu giá đất

Sau thời gian dài trầm lắng, đất đấu giá vùng ven Hà Nội nóng trở lại. Bắt đầu từ cuộc đấu giá 68 thửa đất ở thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai. Số lượng kỷ lục trên 4.200 hồ sơ với hơn 1.500 người tham gia. Lô đất được trả giá cao nhất có giá lên tới 100,5 triệu đồng/m2. Lô thấp nhất cũng được trả giá 52 triệu đồng/m2.

Phiên đấu giá đất tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai đã thu hút số lượng kỷ lục với hơn 1.500 người tham gia cùng trên 4.200 hồ sơ.

Mức giá trên đều gấp từ 5 đến 8 lần so với giá khởi điểm từ 8,6 đến 12,5 triệu đồng 1m2. So với mặt bằng giá trong khu vực cũng cao gấp từ 2 đến 3 lần. Anh Nguyễn Văn Ngọc, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai tham gia đấu giá cho biết: "Tôi thấy giá trúng cao bất thường, giá trúng cao như vậy thị trường Thanh Oai rất khó hấp thụ và cũng không thể bán được".

Một chi tiết rất đáng lưu ý là trong danh sách trúng đấu giá chỉ có 2/68 trường hợp là người Thanh Oai, còn lại đến từ các quận, huyện và các tỉnh khác. Dù giá cao như vậy, nhưng ngay sau khi có kết quả trúng đấu giá, nhiều thửa đất đã được chào bán với mức chênh từ 200 tới 600 triệu đồng.

Ghi nhận thực tế của Đài Hà Nội cho thấy, ngay tại thực địa những ngày sau đấu giá, rất đông "cò đất", nhà đầu tư tập trung. Có thửa đất đã được mua đi bán lại, nhưng chủ yếu là diện tích nhỏ, trả giá thấp. Rồi sau đó một tuần, chẳng còn ai đến hỏi mua. Tạo sốt ảo qua đấu giá và lướt sóng không thành công, 55 trường hợp trúng đấu giá đã bỏ cọc khi đến hạn nộp tiền.

"Kích sóng" đất nền khu vực ven đô qua đấu giá

Bỏ cọc, người trúng đấu giá sẽ thiệt hại khi mất số tiền đặt cọc cao nhất khoảng 200 triệu đồng. Nhưng đó chỉ là bề nổi, vì đằng sau cuộc đấu giá là chiêu trò “kích sóng” đất nền ven đô. Và nếu thành công trong việc “đẩy hàng tồn”, giới đầu cơ sẽ hưởng lợi rất lớn. Thực tế, sau vụ đấu giá đất ở thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao đất tại khu vực Thanh Oai đã thiết lập một mặt bằng giá mới.

Quý II/2024, giá đất nền bình quân ở huyện Thanh Oai chỉ ở mức 27 đến trên 30 triệu đồng 1m2. Đến nay, chỉ sau hơn 1 tháng, giá đất tại khu vực xã Thanh Cao đang được rao bán ở mức từ 35 đến gần 50 triệu đồng 1m2. Những thửa đất tại khu đô thị Thanh Hà Cienco5, từ cảnh đìu hiu, vắng lặng nay trở nên rất sôi động.

Đằng sau việc bỏ cọc đấu giá đất là chiêu trò “kích sóng” đất nền ven đô.

Giá bán đất nền, nhà liền kề, biệt thự đang được đẩy lên rất cao. Thấp nhất cũng lên tới 75 đến 80 triệu đồng 1m2. Thửa đất ở vị trí đẹp, đường thoáng, nhìn hồ cao tới mức từ 150 đến gần 200 triệu đồng 1m2. Nhà đầu tư, giới đầu cơ kiếm cả tỷ đồng khi giá đất tăng lại thoát được hàng thì việc bỏ cọc chịu thiệt hại một, hai trăm triệu đồng chả có nghĩa lý gì.

Giáo sư, tiến sĩ Bùi Ngọc Sơn, nguyên Trưởng phòng kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới đã liên hệ việc bỏ cọc đấu giá đất ở Thanh Oai với vụ việc cách đây 3 năm ở Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh và cho rằng: "Người ta chỉ cần gửi ra thông điệp giá đất đang cao, người dân, nhà đầu tư đã mua vào thì người ta lãi rồi, sau đó người ra sẵn sàng bỏ cọc. Nhiều người sẽ bị kẹt tiền, mặt bằng giá mới được thiết lập sẽ gây nhiều hệ lụy".

"Vết dầu loang" gây bất ổn thị trường  

Đất Thanh Oai thiết lập mặt bằng giá mới. Đất Hoài Đưc cũng tăng 20-30% sau phiên đấu giá “xuyên đêm” diễn ra ngày 19/8 vừa qua. Trong 19 thửa đất tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, lô đất trúng đấu giá cao nhất lên đến 133,3 triệu đồng 1m2, gấp khoảng 18,2 lần giá khởi điểm. 11 lô khác cũng được thiết lập mức giá trên 100 triệu đồng 1m2.

Từ mức giá bình quân quý II/2024 chỉ khoảng 60 đến 70 triệu đồng 1m2, đến nay, giá rao bán đất xung quanh xã Tiền Yên như: Song Phương, An Khánh, An Thượng, Vân Côn cũng đều tiệm cận mức trúng đấu giá từ 75 lên đến hơn 100 triệu đồng/m2.

Tương tự, đất ở một số xã của huyện Phúc Thọ cũng tăng theo từng phiên đấu giá. Ngày 29/8, 39 thửa đất được đưa ra đấu giá. Thửa trúng cao nhất có diện tích 148,95m2 ở khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc đã được trả 60 triệu đồng 1m2.

Đến ngày 10/9, cũng tại khu vực này, thửa đất 127m2 đã được nâng giá trúng lên 69,8 triệu đồng 1m2. Và mới đây nhất, ngày 16/9, 13 thửa đất còn lại tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc được huyện Phúc Thọ đưa ra đấu giá. Thửa cao nhất đã được trả 75 triệu đồng 1m2, cao hơn gấp 3 lần so với giá khởi điểm.

Đáng nói là các thửa đất đưa ra đấu giá ở Phúc Thọ được xác định giá khởi điểm trên dưới 20 triệu đồng 1m2 được xem là khá sát với giá thị trường. Điều ngạc nhiên là các thửa đất trúng cao gấp 3 lần vẫn được môi giới chào bán chênh ngay sau đó.

39 thửa đất ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã được đấu giá vào sáng 29/8/2024. Khi có kết quả, các 'cò đất' đã rao bán chênh ngay sau đó.

Trở lại với câu chuyện ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai. 80% người trúng đấu giá đã bỏ cọc. Hậu quả trước mắt là địa phương phải bỏ tiền của, công sức tổ chức đấu giá lại, người có nhu cầu thực không thể mua được đất. Hệ lụy lâu dài là sự "nhiễu loạn thị trường" khi mặt bằng giá mới được thiết lập và câu chuyện "trả giá cao rồi bỏ cọc" có thể tạo "vết dầu loang" lan tới các huyện Hoài Đức, Thanh Oai, sắp tới là Đan Phượng hoặc Mê Linh.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng: "Đấu giá cao sau đó bỏ cọc làm chính sách đấu giá của Nhà nước bị ảnh hưởng. Những phiên đấu giá như vậy sẽ trở thành công cụ làm nhiễu loạn, gây méo mó cho thị trường bất động sản của địa phương. Từ đó, làm ảnh hưởng, không lành mạnh tới nền kinh tế chung và thị trường bất động sản nói riêng. Và nếu không có sự quyết liệt ngăn chặn nạn trả cao sau đó bỏ cọc thì sự việc có thể tiếp diễn tại các phiên đấu giá".

Để ngăn chặn tình trạng này, Phó Giáo sư, tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá Bộ Tài chính đề xuất: "Cần có chế tài riêng với những nhà đầu tư bỏ cọc như cấm tham gia đấu giá trong một thời gian nhất định và bị trừ điểm uy tín khi tham gia các cuộc phiên khác về sau. Quy định cũng cần bổ sung thêm phần thiệt hại, chi phí phải bồi thường khi bỏ cọc, gồm chi phí tổ chức đấu giá lại, để tăng tính răn đe với nhóm nhà đầu tư này".

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam kiến nghị: "Giải pháp cần làm là định giá đầu vào cao lên, hạn chế người tham gia để "lướt sóng". Đồng thời, cơ quan quản lý nên xây dựng chế tài xử phạt, chẳng hạn phạt gấp 2-3 lần so với đặt cọc để đảm bảo người tham gia thực hiện nghĩa vụ".

Luật Đấu giá tài sản 2024 có quy định cấm tham gia đấu giá từ 6 tháng đến 5 năm với những trường hợp đấu giá đất thực hiện dự án đầu tư mà bỏ cọc, vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền dẫn đến hủy kết quả đấu giá. Tuy nhiên, các quy định trên phải tới 1/1/2025 mới có hiệu lực, nên việc trả giá cao rồi bỏ cọc sẽ vẫn tiếp diễn nếu cơ quan quản lý không sớm có giải pháp ngăn chặn.

User
Ý KIẾN

Trong khi chế tài xử lý chưa đủ mạnh, có được cơ chế định giá đất phù hợp sẽ không chỉ hạn chế được sự hỗn loạn trong đấu giá đất mà còn đưa thị trường bất động sản phát triển ổn định, minh bạch.

Đã trải qua nhiều ngày nhưng sự việc bỏ cọc của chủ nhân 55/68 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai vẫn là chủ đề được dư luận quan tâm, dù kết quả này đã dự đoán trước.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 271 thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn.

Trong bối cảnh giá đất tăng cao, nguồn cung nhà ở giá rẻ thiếu, nhà ở xã hội đã sử dụng hiện đang được rao bán tăng gấp 2-3 lần so với mức giá khi mở bán.

Tính pháp lý rõ ràng, bàn giao tài sản nhanh, cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư đồng bộ là những yếu tố để đất đấu giá thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Đúng như dự đoán, phần lớn người trúng đấu giá đất tại xã Thanh Cao huyện Thanh Oai (Hà Nội) ngày 10/8 vừa qua đều đã bỏ cọc. Chỉ có 13/68 trường hợp nộp tiền đúng hạn.

Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng, ban hành thông tư quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Sau thời gian tạm dừng để rà soát pháp lý, từ giữa tháng 9, nhiều huyện của Hà Nội bắt đầu đấu giá đất trở lại. Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng và Mê Linh sẽ đấu giá hơn 250 lô đất từ nay đến đầu tháng 10.

HoREA kiến nghị mức thuế ưu đãi thu nhập với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội (NƠXH) cho thuê là 6%, thấp hơn 4% theo đề xuất của Bộ Tài chính.

Thuế được coi là công cụ hữu hiệu điều chỉnh thị trường bất đông sản lúc này. Tuy nhiên, đánh thuế như thế nào cho hiệu quả lại là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung kiểm soát việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần.

Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh vừa tiếp tục kiến nghị khẩn UBND thành phố về việc tổ chức cuộc họp để giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024.

Theo Quyết định số 55 của UBND thành phố về xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Hà Nội, tình trạng ngập úng khi lượng mưa lớn sẽ là 1 trong 8 tiêu chí xác định giá đất.

Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng vừa thông báo mở bán gần 100 căn nhà ở xã hội thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.

Cuối tháng 9 và đầu tháng 10, hơn 80 lô đất tại hai huyện Đan Phượng và Thanh Oai dự kiến sẽ được mang ra đấu giá, với mức giá khởi điểm thấp nhất 5,3 triệu đồng/m2.

Huyện Sóc Sơn đề nghị UBND các xã, thị trấn và Công ty Điện lực Sóc Sơn phối hợp rà soát, ngừng cung cấp điện đối với các trường hợp có vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy.

Khi nhiều người đầu cơ cùng bắt tay thổi giá đất tại các cuộc đấu giá, họ sẵn sàng bỏ cọc bởi mục đích là hướng tới đẩy giá và thoát hàng tại các khu vực khác.

Trước sự việc đấu giá đất bất thường tại Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội), Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi các địa phương yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc mua đi bán lại bất động sản, bởi đây chính là kẽ hở để giới đầu cơ có thể tạo sóng.

Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho biết, đã hết thời gian nộp tiền nhưng chỉ có 13 lô đất nộp đủ, lô đất có giá 100 triệu đồng/m2 bỏ cọc.

Từ tháng 8, thị trường đất nền ở nhiều huyện của Hà Nội trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi các phiên đấu giá đất liên tục “cháy hàng”. Theo các chuyên gia bất động sản, giới đầu cơ đã sử dụng chiêu bài, chiến thuật làm loạn giá đất.

Nguồn cung mở bán căn hộ mới tại Hà Nội đạt 8.400 căn, trong đó, chung cư cao cấp chiếm tới 61%, căn hộ trung cấp chỉ 2,3%, không còn căn hộ thương mại (kể cả ở ngoại vi) có giá dưới 30 triệu đồng/m2.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội tiếp tục mời đầu tư, gia hạn đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới G9, xã Kim Nỗ (huyện Đông Anh) đến 17h ngày 3/10.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 55/2024/QĐ-UBND về việc xác định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Khó khăn về đất, về vốn là khó khăn của nhiều đơn vị, nhưng lớn nhất và xuyên suốt lại là văn bản, giấy tờ, pháp lý của các doanh nghiệp khi bắt tay làm nhà ở xã hội.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ phối hợp với Công ty đấu giá Hợp danh đấu giá Việt Nam tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 13 thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc, với mức đấu cao nhất 75 triệu đồng/m2.

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu nhà ở phục vụ dự án giải phóng mặt bằng và khu đất để đấu giá quyền sử dụng đất tại quận Long Biên, trong đó bổ sung một tầng hầm.

Điều chỉnh bảng giá đất tránh cú sốc tăng giá đột biến; Giao đất thu hồi đúng hạn được thưởng tới 500 triệu đồng; Lộ chiêu trò trả giá cao, tạo sốt ảo rồi bỏ cọc; Bộ Xây dựng yêu cầu ngăn chặn các hành vi trục lợi là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 101 có hiệu lực từ ngày 1/8, quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

Hiện tượng ôm hàng rẻ “lướt sóng” đã âm thầm xuất hiện tại thị trường nhà đất phía Nam. Tuy nhiên, không ít trường hợp cầu cứu vì "lướt" không được.

Theo Luật Đất đai 2024, những dự án chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng. Nhưng Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại đang có những độ chênh so với Luật đất đai.

Bộ Xây dựng vừa có Công văn yêu cầy UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản.

Từ ngày 20/9, nếu hộ gia đình hoặc cá nhân bàn giao mặt bằng đúng hạn sẽ được thưởng tối đa 5 triệu đồng/người. Đối với các tổ chức kinh tế có nhà xưởng hoặc nhà làm việc bị thu hồi, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì mức thưởng tối đa là 500 triệu đồng.

Tình trạng đầu cơ nhà đất rồi để hoang đang ngày một lan rộng ở Hà Nội. Hệ lụy để lại cho thị trường bất động sản, cho kinh tế xã hội là không nhỏ.

Người mua nhà chung cư ở Hà Nội hoang mang không chỉ vì giá chung cư liên tục bị "thổi" tăng cao phi lý mà một căn nhà được rao ở nhiều mức giá khác nhau, khó nhận biết đâu là mức giá thật.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp hai lần cùng kỳ năm ngoái.

Từng phải đau đầu về tình trạng đầu cơ tích trữ bất động sản cách đây gần 20 năm, Trung Quốc đã từng bước mạnh tay siết chặt và ngăn chặn đầu cơ bất động sản, để lại nhiều bài học và kinh nghiệm quý giá về quản lý hiệu quả giá nhà đất, giúp hàng triệu người lao động có cơ hội sở hữu căn nhà của riêng mình.

Mặc dù lãi suất cho vay đã tương đối hấp dẫn nhưng lãi suất thả nổi vẫn ở mức cao, khiến nhu cầu vay mua bất động sản chưa thể tăng đột biến.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu thời gian tới các đơn vị cần giám sát, quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Bất động sản là lĩnh vực có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành nghề khác. Bởi vậy, nếu thị trường này rơi vào trạng thái đóng băng, sẽ kéo theo sự khó khăn của hàng loạt lĩnh vực liên quan.

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 56/2024/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố.

Theo báo cáo từ đơn vị tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam, giá chào thuê các mặt bằng cao cấp tại khu trung tâm TP HCM 6 tháng đầu năm tiếp tục tăng 18% so với cùng kỳ, lên 280 USD mỗi m2 một tháng.

Tại những cuộc đấu giá gần đây ở các huyện của Hà Nội, chỉ có số ít người dân có nhu ở cầu thực, còn lại phần lớn là những đội đấu giá chuyên nghiệp đến từ các địa phương khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, giờ đây, đấu giá đất đã dần trở thành một “nghề”.

Tại báo cáo Chỉ số minh bạch bất động sản toàn cầu 2024, Việt Nam đứng thứ 49, tiếp tục nằm trong nhóm “bán minh bạch”.

Quận Ba Đình vừa công bố Quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo, tái thiết, xây dựng lại khu chung cư Ngọc Khánh và phụ cận, tỷ lệ 1/500.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định về ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với đất chuyên trồng lúa.

Bước sang tháng 9, lãi suất vay mua nhà tại một số ngân hàng đã có sự tăng nhẹ, trong khi đó lãi suất vay mua nhà ở xã hội của gói 120.000 tỷ đồng đã giảm 1 đến 2 %. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mức lãi vay vẫn ở mức cao.