Đánh bại Kamala Harris, Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ
Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ, với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
Chiến thắng xuất sắc của Trump-Vance
Trong ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11, ông Donald Trump đã có chiến thắng vượt trội trước bà Harris. Ông đã giành hàng loạt chiến thắng vang dội tại 7 bang chiến trường có ý nghĩa quyết định gồm Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Bắc Carolina, Wisconsin và Pennsylvania. Ứng cử viên này đã giành trọn 93 phiếu đại cử tri tại những bang nói trên.
Đúng như Liên hợp quốc đã khẳng định, năm 2024 là “năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử loài người” với một nửa dân số thế giới - khoảng 3,7 tỷ người ở 72 quốc gia - đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, một số cuộc bầu cử có nhiều tác động lớn hơn những cuộc bầu cử khác, trong đó có cuộc bầu cử Mỹ. Bởi lẽ, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và là cường quốc quân sự lớn nhất, là trụ cột của nhiều liên minh chiến lược quốc tế, hệ thống kinh tế và tài chính cũng như nhiều thể chế của thế giới. Vì vậy chính phủ và người dân nhiều quốc gia đã dồn sự quan tâm theo dõi cuộc bầu cử chọn người chèo lái nước Mỹ trong 4 năm tới. Và quyền lực, trách nhiệm lớn này một lần nữa sẽ được trao cho ông Donald Trump.
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ tính tới 13h30’ giờ Việt Nam, ông Trump đã giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri, vượt qua ngưỡng 270 phiếu theo quy định và đánh bại ứng cử viên Kamala Harris đại diện đảng Dân chủ để trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.
Trận đấu quyết định diễn ra tại bang chiến trường Pennsylvania với 19 phiếu đại cử tri. Đây cũng là nhiệm kỳ thứ hai ông Trump giữ cương vị chủ nhân Nhà Trắng, sau nhiệm kỳ một từ năm 2016-2020.
“Ông ấy đã làm rất tốt. Ông ấy rất dũng cảm và đã quan tâm đến Pennsylvania. Điều đó sẽ được đền đáp tối nay. Mọi người đã nhìn thấy ông ấy suýt bị sát hại. Ông ấy sẽ giành chiến thắng lịch sử tại đây”.
Bà Sofie Villalta - người ủng hộ ông Trump
Ngay sau khi kết quả được công bố, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã có bài diễn văn ăn mừng trước đông đảo người ủng hộ tại Palm Beach, bang Florida.
“Tôi đã điều hành một chiến dịch tuyệt vời. Tôi nghĩ đó có lẽ là chiến dịch hay nhất trong số ba chiến dịch. Chúng tôi đã làm rất tốt trong lần đầu tiên. Chúng tôi đã làm tốt hơn nhiều trong lần thứ hai và cuối cùng đây là chiến dịch tốt nhất, tôi có thể nói, đây là chiến dịch tranh cử tốt nhất mà chúng tôi đã thực hiện".
Ông Donald Trump
Dự kiến, các đại cử tri đoàn tại các bang sẽ nhóm họp vào ngày 17/12 tới để bỏ phiếu đại cử tri chính thức bầu ứng cử viên Donald Trump làm tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.
Ông Trump đã đánh bại Phó Tổng thống Harris trong một cuộc bầu cử nhiều diễn biến bất ngờ: Trước thềm bầu cử, một phiên tòa hình sự liên quan đến ông Trump trong chiến dịch tranh cử, ba vụ ám sát không thành nhằm vào cựu tổng thống. Tổng thống Biden bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng và đảng Dân chủ đề cử bà Harris thay thế.
Cựu Tổng thống cuối cùng đã giành được chiến thắng thuyết phục, giành lại được bang Georgia, cầm chân Bắc Carolina và phá vỡ “bức tường xanh”. Ông được dự đoán sẽ giành chiến thắng sít sao trong số phiếu phổ thông, điều mà ông đã không làm được vào năm 2016 và đảng Cộng hòa chỉ làm được một lần kể từ năm 1992.
Cựu Tổng thống và người đồng hành cùng ông, Thượng nghị sĩ. JD Vance (R-Ohio), lợi dụng sự bất mãn của cử tri với chi phí cao hơn, làn sóng di cư gia tăng ở biên giới phía Nam và sự bất ổn ở nước ngoài dưới thời chính quyền Tổng thống Biden để thuyết phục cử tri quay trở lại với các chính sách của ông.
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy, ông Trump đã giành được sự ủng hộ của các cử tri gốc Latinh, củng cố chênh lệch của ông ở các vùng nông thôn và được giới nam thanh niên ủng hộ gần ngang bằng với bà Harris. Ông Trump đã rất tích cực vận động nhóm cử tri này.
Ông Trump đã tuyên bố thực hiện cuộc trục xuất lớn nhất trong lịch sử quốc gia, gia hạn cắt giảm thuế mà ông đã ký thành luật năm 2017, áp đặt thuế quan phổ quát đối với hàng nhập khẩu nước ngoài, hủy bỏ các biện pháp bảo vệ đối với thanh niên chuyển giới, đóng cửa Bộ Giáo dục và hạn chế các quy định về môi trường.
Thắng lợi này có thể mang lại cho Tổng thống đảng Cộng hòa cơ hội củng cố sự kiểm soát của phe bảo thủ tại tòa án tối cao, khi đảng Cộng hòa giành lại đa số tại Thượng viện.
Ở tuổi 78, ông Trump là người lớn tuổi nhất trong lịch sử đất nước được bầu làm tổng thống, lớn hơn một chút so với ông Biden khi được bầu vào năm 2020. Ông Trump sẽ trở thành Tổng thống thứ hai trong lịch sử quốc gia phục vụ hai nhiệm kỳ không liên tiếp, nhưng theo Tu chính án thứ 22, ông không thể tái tranh cử lần nữa vào năm 2028.
Các kế hoạch kinh tế của ông Trump
Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã hứa sẽ thay đổi lớn về chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ 2. Trong số các đề xuất của ông có mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu, loại bỏ thuế đối với tiền tip và phúc lợi an sinh xã hội cũng như giảm thuế suất doanh nghiệp. Nhiệm kỳ trước của ông đã áp dụng thuế quan đối với thép và nhôm, điều mà ông biện minh là vì lý do an ninh quốc gia.
Theo tờ The Time, ông Trump đang cân nhắc áp dụng mức thuế quan từ 10% đến 20% với tất cả hàng hoá nhập khẩu và mức thuế lên đến 60% với hàng hoá Trung Quốc. Ông lập luận rằng, các mức thuế này sẽ bảo vệ việc làm của người Mỹ và giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào hàng nhập khẩu từ nước ngoài
Ông cũng cho biết, những chính sách này sẽ không khiến giá cả tăng cao, khẳng định chi phí đó sẽ do các nhà sản xuất nước ngoài phải chịu.
Ông cũng đưa ra nhiều mức thuế mới - áp thuế mới lên tới 20% đối với các đối tác thương mại của Mỹ và gần đây đe dọa áp thuế lên tới 100% đối với Mexico, đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Mỹ vào năm 2024.
“Chúng ta đang mất đi 300.000 người mỗi năm do ma túy nhập từ Mexico. Mọi người rất ngạc nhiên khi biết điều này, Mexico là đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta. Và nếu chúng tôi áp dụng một mức thuế nhỏ, chẳng hạn như 10% - 15%, thì số tiền sẽ là hàng chục tỷ đô la. Họ có thể ngăn chặn điều đó nếu muốn. Chúng tôi sẽ áp thuế đối với Mexico nếu họ không ngừng ngay lập tức gửi những thứ khủng khiếp đó vào đất nước này”.
Ông Donald Trump
Chính sách bảo hộ thương mại của ông có thể sẽ gây tổn hại nhanh nhất cho người Mỹ; đề xuất tăng thuế của ông sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu và đẩy giá cả lên cao đối với người tiêu dùng Mỹ.
"Chúng tôi đang theo dõi cuộc tranh luận trong nước ở Mỹ và tất nhiên chúng tôi biết rằng một số người đang xem xét thuế quan. Một cuộc tranh cãi thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ không có người chiến thắng mà chỉ có kẻ thua cuộc. Và vì vậy, chúng tôi đang đi đầu trong kỷ nguyên mới của ngoại giao xuyên Đại Tây Dương để thuyết phục các đối tác Mỹ rằng chúng tôi ít nhiều cần một thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Liên minh châu Âu thay vì áp dụng thuế quan".
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner
Ngoài ra, ông Trump cũng đề xuất gia hạn việc cắt giảm thuế đã được thông qua vào năm 2017, cũng như giảm thuế doanh nghiệp từ 21% xuống 15%. Ông muốn điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng việc làm và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Chi phí năng lượng là một trong các vấn đề trọng tâm của chiến dịch của ông Trump. Ông cam kết cắt giảm một nửa chi phí năng lượng đối với người dân Mỹ trong vòng một năm, coi sản xuất năng lượng là yếu tố thiết yếu để hạ nhiệt lạm phát.
Ông cũng đề xuất mở rộng hoạt động khoan dầu khí, đồng thời nới lỏng hạn chế với các nhà máy điện, nhằm giảm giá nhiên liệu và giúp giá xăng xuống dưới 2 USD/gallon khi nguồn cung trong nước tăng lên.
Đối với vấn đề nợ sinh viên, ông Trump vẫn giữ lập trường là không ủng hộ việc xoá bỏ nợ quy mô lớn vì động thái này sẽ là không công bằng với nhóm người đi vay đã thanh toán xong nợ.
Thay đổi đáng kể hoặc gây khó khăn cho các thỏa thuận quốc tế
Theo giới quan sát, nếu lên nắm quyền, ông Trump có thể có những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ và định hình lại nền chính trị quốc tế. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump theo đuổi chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trên hết”, trong đó ông rút khỏi các hiệp định quốc tế lớn, phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, gây mất lòng các đồng minh và tham gia vào các cuộc đàm phán phức tạp với một số đối thủ của Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử này, ông đã hứa sẽ tiếp tục nỗ lực thay đổi đáng kể hoặc gây khó khăn cho các thỏa thuận quốc tế, bao gồm cả khối đồng minh NATO.
Về lâu dài, ý tưởng của ông về vai trò của Mỹ trong các vấn đề quốc tế có thể xói mòn chính sách ngoại giao của Mỹ và làm suy yếu các tổ chức như NATO và Liên hợp quốc. Điều đó có thể có tác động lâu dài đến bối cảnh địa chính trị, giống như các quyết định chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông đã làm.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, từ 2017 đến 2021, ông Trump đã rút Mỹ khỏi nhiều thỏa thuận quốc tế, bao gồm Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), thường được gọi là thỏa thuận Iran. Thỏa thuận đó, được đàm phán vào năm 2015 dưới thời Tổng thống Barack Obama, về cơ bản đã nới lỏng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran để đổi lấy việc cắt giảm chương trình hạt nhân của nước này và cho phép quốc tế giám sát chặt chẽ hơn đối với chương trình này.
Năm 2018, ông Trump từng nói: “Thỏa thuận Iran là một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất và phiến diện nhất mà Mỹ từng tham gia,”. Kể từ đó, Iran đã xây dựng kho dự trữ uranium đã làm giàu và tăng cường nguồn cung cấp tên lửa, được cho là đã đưa chương trình này đến gần hơn với việc phát triển năng lực hạt nhân.
Ông Trump cũng rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris về giảm phát thải khí nhà kính. Chính quyền ông Trump cũng phá vỡ các thỏa thuận khác, bao gồm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), một hiệp ước thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga nhằm hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân tầm ngắn và tầm trung; Hiệp ước Bầu trời Mở về các chuyến bay trinh sát quân sự; và hai hiệp định di cư quốc tế.
Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông Trump đã cam kết một lần nữa rút khỏi các hiệp định và tổ chức quốc tế. Ông sẽ rút Mỹ ra khỏi Hiệp định khí hậu Paris một lần nữa, sau khi Mỹ tái gia nhập thỏa thuận này dưới thời Tổng thống Joe Biden. Và ông Trump có thể hạn chế sự hợp tác của Mỹ với các tổ chức của Liên hợp quốc mà chính quyền của ông chỉ trích, như Tổ chức Y tế Thế giới.
Có thể ông Trump sẽ tìm cách để rút Mỹ khỏi NATO dù vấp phải sự phản đối của giới ngoại giao và quốc phòng của nước này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chính trị đánh giá, đây dường như chỉ là "chiến thuật đàm phán" nhằm thúc đẩy đồng minh của Mỹ tăng chi tiêu quốc phòng và giảm bớt gánh nặng cho Washington. Hơn nữa, một số người tin rằng, những phát biểu gần đây cho thấy, ông Trump ngày càng có xu hướng ít đề cập đến việc rút Mỹ khỏi NATO như thời gian trước. Ông đã phát biểu rằng, Mỹ sẽ "100% ở lại NATO dưới sự lãnh đạo của ông miễn là các nước châu Âu "chơi công bằng".
Theo James Lindsay, một thành viên cấp cao về chính sách đối ngoại của Mỹ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, điều này phụ thuộc nhiều vào các thành viên nội các như ngoại trưởng, bộ trưởng quốc phòng, hoặc cố vấn an ninh quốc gia. Những người nắm giữ các vị trí đó có thể có tác động lớn đến tất cả các định về chính sách đối ngoại.
Trong trường hợp không có một bộ máy ngoại giao mạnh mẽ và giàu kinh nghiệm, ông Trump có thể cố gắng tự mình đàm phán chính sách đối ngoại như ông đã từng làm trong quá khứ, như đàm phán của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kết thúc vào năm 2019, đàm phán với Taliban.
Đối với nhiều người Ukraine, việc ông Trump giành chiến thắng là điều vô cùng đáng lo ngại, bởi khi ông nhậm chức có thể rút lại sự hỗ trợ quân sự của Mỹ và gây áp lực lên các đồng minh NATO. Kế hoạch hòa bình của ông Trump được cho là liên quan đến việc gây áp lực để Ukraine từ bỏ lãnh thổ hoặc từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO.
Một số người cho rằng ở cương vị Tổng thống từ năm 2017 đến 2021, ông Trump đã có thể đạt được một số thành công chính sách đối ngoại đáng chú ý, bao gồm Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ được hồi sinh, Hiệp định Abraham, chia sẻ chi phí công bằng hơn giữa các thành viên NATO và liên minh an ninh mới và mạnh mẽ hơn ở châu Á. Bối cảnh địa chính trị đầy thách thức và biến động hơn đồng nghĩa với việc rủi ro sẽ cao hơn nhiều so với năm 2017 khi ông Trump mới nhậm chức. Ngoài ra, với những nét tính cách của ông Trump, trong nhiệm kỳ thứ hai, có thể ông còn đưa ra những chính sách đối ngoại cực đoan, gây bất ngờ và khó lường hơn đáng kể so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.
Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.
Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.
Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Mỹ đã công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đã vượt qua mốc 1.000 ngày và được dự báo sẽ còn kéo dài.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Nvidia vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 ấn tượng và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhu cầu chip AI vẫn còn rất cao.
Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
Hội đồng thành phố Los Angeles (Mỹ) đã thông qua một sắc lệnh nhằm bảo vệ quyền lợi của người nhập cư, trong đó cấm sử dụng các nguồn lực và nhân sự của thành phố để thực hiện các biện pháp thi hành luật nhập cư của chính quyền liên bang.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này và Nga đã ký nghị định thư về mở rộng hợp tác kinh tế, trong bối cảnh Moscow và Bình Nhưỡng đang thúc đẩy quan hệ đối tác song phương, bao gồm cả hợp tác quân sự.
Phát biểu tại Hội nghị COP29 đang diễn ra tại Thủ đô Baku của Azerbaijan, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - ông Haitham Al-Ghais đã nêu bật vai trò quan trọng của dầu mỏ và khí đốt tự nhiên; đồng thời nhấn mạnh các cuộc đàm phán về sự nóng lên toàn cầu nên tập trung vào vấn đề cắt giảm khí thải, chứ không phải việc lựa chọn nguồn năng lượng.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
Một cơn bão mạnh được đánh giá như là “bão bom” đã đổ bộ vào khu vực Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất hai người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng và làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Liên hợp quốc thông báo hơn 50 nước đã ký vào tuyên bố nhằm phát triển du lịch thân thiện với môi trường trên toàn cầu. Đây được coi là thành tựu lớn đạt được tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn luật sư Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Trung Quốc và Brazil đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên mức xây dựng một cộng đồng Trung Quốc - Brazil chia sẻ tương lai, vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn.
Mỹ hôm qua tiếp tục phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza. Đây là lần thứ tư Mỹ phủ quyết một nghị quyết như vậy kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái.
Sau khi Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kiev của Ukraine tạm thời đóng cửa, ba nước Italia, Tây Ban Nha và Hy Lạp đã có động thái tương tự, do lo ngại về khả năng Nga có thể tiến hành một cuộc không kích vào Kiev và toàn bộ Ukraine.
Trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề cuộc gặp cấp cao của Diễn đàn APEC ở thủ đô Lima, Peru, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra bốn tiêu chí được hình tượng hoá thành bốn lằn ranh đỏ trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ.
Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 20/11 cho biết đã bắt giữ một công dân Đức bị tình nghi hoạt động khủng bố và buôn bán thuốc nổ, đồng thời cáo buộc người này đã cho nổ đường ống tại một trạm phân phối khí đốt.
Ngày 20/11, tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra ở Baku (Azerbaijan), 25 quốc gia đã cam kết không xây dựng thêm nhà máy điện than nếu không có biện pháp kiểm soát khí thải.
Iraq đã tổ chức lễ khánh thành 5 bến tàu đầu tiên thuộc cảng Grand Faw trên bán đảo Al-Faw, miền Nam nước này.
Theo Bloomberg, quân đội Ukraine đã phóng các tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp vào khu vực Kursk và khu vực Krasnodar của Nga.
Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.
Ngày 20/11, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Noel Barrot cho biết những nỗ lực trung gian do Mỹ dẫn đầu nhằm thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban có thể tạo cơ hội cho một lệnh dừng giao tranh lâu dài.
Ngày 20/11, Mỹ đã đóng cửa Đại sứ quán tại Kiev và kêu gọi các công dân Mỹ ở Ukraine sẵn sàng tìm nơi trú ẩn nhanh chóng.
Ngày 20/11, ban lãnh đạo Cơ quan Năng lượng nguyên tử của Liên hợp quốc (IAEA) đã bắt đầu nhóm họp. Dự kiến, cơ quan này sẽ thông qua một nghị quyết chống Iran, cho dù nước này đã đưa ra những đề xuất thiện chí.
Bên lề Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro, Brazil, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lần lượt có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Nga có quyền tự vệ và kêu gọi các nước phương Tây đánh giá kỹ lưỡng việc Moscow điều chỉnh học thuyết hạt nhân.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho các vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, và Bộ trưởng Thương mại. Những lựa chọn này thể hiện ưu tiên của ông Trump dựa trên lòng trung thành và cam kết cải tổ các cơ quan liên bang.
Tờ Washington Post hôm nay, 20/11, dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine sau khi Kiev cam kết không sử dụng mìn ở những khu vực đông dân cư.
Ngày 19/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính quyền Ukraine đã đạt được thỏa thuận để hỗ trợ Ukraine khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Ban điều hành IMF vẫn cần phải cân nhắc về thỏa thuận này.
Giá dầu thế giới gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 19/11. Những dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga - Ukraine khiến các nhà đầu tư thận trọng trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
Ngày 20/11, quân đội Pakistan cho biết ít nhất 12 binh sĩ đã thiệt mạng do vụ tấn công liều chết nhằm vào đồn kiểm soát quân sự tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử tỷ phú Howard Lutnick, Giám đốc điều hành Công ty dịch vụ tài chính Cantor Fitzgerald làm Bộ trưởng Thương mại trong chính quyền sắp tới của mình. Việc bổ nhiệm ông Lutnick cần được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil.
Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Trung Đông - ông Amos Hochstein, đã tới thủ đô Beirut của Liban để thảo luận với các quan chức nước chủ nhà về một dự thảo ngừng bắn giữa lực lượng Hezbollah và Israel.
Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.
Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil.
Argentina đã chính thức thông báo rút binh sĩ khỏi Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL), đánh dấu bước ngoặt đáng lo ngại trong sự đoàn kết của lực lượng này, giữa bối cảnh xung đột tiếp tục leo thang trong khu vực.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đánh giá, năm 2025 sẽ là năm mang tính quyết định đối với xung đột Nga - Ukraine và khẳng định nước này sẽ không nhượng bộ.
Nhà Trắng cho biết, Mỹ không bất ngờ trước việc Nga hạ ngưỡng tấn công hạt nhân, đồng thời tuyên bố Washington không có kế hoạch điều chỉnh thế trận hạt nhân của mình để đáp trả.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận các kỹ thuật làm gốm thủ công của Hy Lạp là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, một dấu mốc quan trọng trong việc bảo tồn nghề gốm truyền thống của quốc gia châu Âu này.
0