Đào tạo nhân lực chất lượng cao cho sân bay Long Thành

Ngày 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và nhấn mạnh vai trò quan trọng của trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 được thành lập từ năm 1986, đến nay trường đã khẳng định vị thế, thương hiệu, uy tín trong hệ thống giáo dục, đào tạo nghề nghiệp ở Việt Nam, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao... Trường phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo nghề xuất sắc của cả nước và trở thành trung tâm thực hành vùng để xây dựng trung tâm hướng đến tiêu chuẩn G20.

Nhà trường đã đào tạo gần 7.000 kỹ thuật viên chất lượng cao, gần 800 sinh viên hệ kỹ sư thực hành; đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho hơn 40.000 lượt người đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đào tạo hơn 1.100 người chuyển đổi nghề do tác động của đại dịch COVID-19. Năm học 2023-2024, hơn 1.000 học sinh-sinh viên trung cấp và cao đẳng tốt nghiệp ra trường có việc làm.

Định hướng trong tương lai, Trường Lilama 2 cần tập trung xây dựng chiến lược, nguồn lực để xây dựng và phát triển nhà trường trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thực hành nghề có chất lượng, trình độ cao. Bên cạnh đó, tập trung nắm bắt nhu cầu, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là phục vụ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Cùng với đó, phải đặc biệt coi trọng thực hiện chuyển đổi số, tạo ra những giá trị mới, cách làm mới, đột phá về hiệu quả và chất lượng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động quản trị của nhà trường.

User
Ý KIẾN

Tôn sư trọng đạo là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Câu nói xưa “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhắc nhở chúng ta về truyền thống tri ân những người đã vun đắp cả tri thức lẫn nhân cách cho bao thế hệ. Đây chính là hành trang quý báu để chúng ta tiếp bước trên con đường hướng tới tương lai tươi sáng.

Năm 2025, bên cạnh một số trường đại học bỏ xét học bạ, nhiều trường vẫn dành vài nghìn chỉ tiêu để tuyển theo phương thức này.

Năm 2024, ngành giáo dục Hà Nội dẫn đầu cả nước về thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đổi mới phương pháp dạy học… Kết quả đạt được với sự tâm huyết, sáng tạo, sự nỗ lực của các trường trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn.

Giáo dục và đào tạo được xác định là đột phá chiến lược đảm bảo các điều kiện quan trọng cho sự bứt phá của dân tộc trong kỷ nguyên mới. Mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục là cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra năng suất lao động cao hơn cho nhiều lĩnh vực để góp sức vào kỷ nguyên mới.

Giáo dục và đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu, là đột phá chiến lược đảm bảo các điều kiện quan trọng cho sự bứt phá của dân tộc. Trước yêu cầu đó, mục tiêu đặt ra cho ngành Giáo dục đó là cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra năng suất lao động cao hơn, để góp sức vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025, phóng viên Đài Hà Nội đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn xung quanh chủ đề này.

Hội chợ xuân luôn là chủ đề hấp dẫn học sinh trong dịp cuối năm. Hiểu được điều đó, nhiều trường học đã tổ chức các hoạt động lý thú, bổ ích, giúp các em có thêm trải nghiệm để hiểu rõ hơn về phong tục, tập quán và văn hoá đón Tết cổ truyền của người Việt.

Năm 2024, chất lượng giáo dục mũi nhọn Thủ đô đứng đầu cả nước với 184 học sinh đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, nhiều hơn 43 học sinh so với năm 2023. Tại các kỳ thi quốc tế, học sinh Hà Nội cũng giành nhiều thành tích ấn tượng.

Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của sở này và Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024.

Hoạt động giáo dục về Tết cổ truyền tại các trường học không chỉ mang lại không khí vui tươi, gắn kết mà còn truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc đến các em học sinh ngay từ nhỏ.

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp đoàn tụ mà còn là cơ hội để thế hệ trẻ trải nghiệm và hiểu sâu sắc hơn giá trị truyền thống. Thông qua những chương trình như "Ngày hội Tết Việt", học sinh có thể khám phá, tham gia hoạt động sinh động để sống cùng nét đẹp Tết xưa-nay.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Học bổng Chính phủ Australia bậc Thạc sĩ, nhập học năm 2026, bắt đầu nhận hồ sơ của công dân Việt Nam từ ngày 1/2 đến 30/4/2025.

Sáng 24/1, thầy và trò trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình đã hào hứng tham gia Lễ hội Văn hóa dân gian 2025 với chủ đề “Tết Hà Nội xưa và nay – Làng nghề truyền thống – Người kể chuyện thời gian”.

Những năm gần đây, du học không còn là mơ ước quá xa vời đối với nhiều người trẻ. Vì họ ngày càng có thêm nhiều lựa chọn, trong đó có những nền giáo dục ở những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức học phí và chi phí sinh hoạt tương đối phù hợp với người Việt. Chưa kể đến khoảng cách địa lý và các chính sách học bổng đáng kể dành cho sinh viên Việt Nam.

Hiện nay, hầu hết các địa phương, trong đó có Hà Nội đang vướng ở khâu phát hành tài liệu Giáo dục địa phương một cách chính thống theo quy định của pháp luật, để trong thư viện và trong các tiết học, học sinh có thể tương tác trực tiếp. Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thêm một số môn học mới, trong đó môn Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc đối với cả ba cấp học phổ thông. Học sinh không chỉ học kiến thức mà còn trực tiếp trải nghiệm bằng những giờ học sống động.

Tết cổ truyền là dịp để các bé mầm non được khám phá và trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Trường mầm non ở Thủ đô đã tổ chức hội chợ Tết với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị.

Chương trình Tủ sách Nhân ái phối hợp với Dự án Jimmii Nguyễn Du ca vừa trao tặng 32 tủ sách cho Trường THCS Thượng Vực, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Những ngày trước Tết Nguyên đán, nhiều trường học ở Hà Nội tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh gắn liền với Tết cổ truyền, với mong muốn các thế hệ học sinh gìn giữ nét văn hoá truyền thống của dân tộc.

Từ tháng 1/2025, các trường đại học, cao đẳng tại Hà Nội đã thảo luận sôi nổi xung quanh chủ đề đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi sinh hoạt chính trị về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Triển khai đại trà giáo dục STEM ở các trường tiểu học là điểm đáng chú ý trong nhiệm vụ của giáo dục tiểu học năm học 2024-2025.

Với mục đích nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh các nhà trường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phối hợp cùng các văn phòng luật sư đã tổ chức phiên tòa giả định với đẩy đủ quy trình như một phiên tòa thực tế.

Tết Ất Tỵ 2025, hơn 1 triệu giáo viên trường công lập trên cả nước có chung niềm vui khi theo quy định mới, họ sẽ nhận mức thưởng cao nhất được chi từ quỹ lương (khoảng 6 - 7 triệu đồng/giáo viên).

Triển khai thực hiện Nghị quyết 18, nhiều cơ sở đào tạo lên kế hoạch giảm đầu mối quản lý, tinh gọn bộ máy và tăng cường tự chủ tài chính để giảm phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.

Sau khi tinh giản bộ máy cùng với việc chuyển giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, Chính phủ đã dự thảo nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhằm bảo đảm quyền lợi trẻ em, Hà Nội tiếp tục cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài.

Chiến dịch "Sưởi ấm con chữ vùng cao" của thầy trò trường liên cấp Everet đã bước sang năm thứ 9. Những bức tranh do các em học sinh nhà trường vẽ đã được bán đấu giá gây quỹ giúp điểm trường Khuổi Nộc.

Sáng nay, 20/1, hơn hai nghìn học sinh, phụ huynh và cán bộ giáo viên của trường THCS & THPT Lương Thế Vinh, cơ sở Tân Triều, đã tham gia chạy để gây quỹ ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Trẻ cần học những gì ở mẫu giáo, tiểu học; AI và công nghệ mới có làm thay đổi yêu cầu giáo dục tương lai hay không… là những câu hỏi được các phụ huynh đặt ra tại Hội thảo giáo dục sáng tạo cho trẻ từ mầm non tới tiểu học diễn ra sáng nay, 19/1, tại trường mầm non Osaka, Long Biên, Hà Nội.

Tháo gỡ những bất cập tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu của những đổi mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tăng sự công bằng cho các thí sinh khi tham gia xét tuyển là những yêu cầu đặt ra đối với dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, có hiệu lực từ mùa tuyển sinh 2025.

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học đang được hoàn thiện để ban hành. Một trong những điểm cần lưu ý trong quy chế sửa đổi năm nay liên quan đến công tác xét tuyển sớm.

Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, số lượng môn thi và định dạng cấu trúc đề thi có sự thay đổi lớn theo hướng đánh giá năng lực.

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều trường học tổ chức hoạt động gói bánh chưng và trò chơi dân gian để giúp học sinh có thêm không gian trải nghiệm Tết cổ truyền, từ đó củng cố ý thức gìn giữ văn hoá dân tộc.

Nhằm lan tỏa giá trị nhân văn và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh – Cơ sở Cầu Giấy đã tổ chức hoạt động Tết thường niên để sẻ chia, giúp học sinh hiểu hơn về phong tục cổ truyền của Việt Nam.

Trong hai ngày cuối tuần này, Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai đợt 1 Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2025, chính thức khởi động cho mùa tuyển sinh đại học 2025.

Bộ GD&ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia bậc THPT năm học 2024 - 2025. Với 200 giải đạt được, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước tại kỳ thi này.

Ngày 17/1, hơn 3.000 học sinh Hà Nội đã tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Thành phố các môn văn hóa lớp 9 cấp THCS năm học 2024 - 2025.

Để giúp sinh viên quốc tế có cơ hội tìm hiểu về lễ hội truyền thống lớn của Việt Nam, Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức Chương trình Tết Việt 2025.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư 30 quy định 3 phương thức tuyển sinh lớp 10 và chốt tuyển sinh lớp 6 theo phương thức xét tuyển. Những thay đổi trong quy chế lần này được đánh giá bảo đảm giáo dục toàn diện, công bằng với người học.

Sáng nay (17/1), tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Dù có nhiều điều chỉnh về kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng thời gian, cách thức đăng ký xét tuyển đại học năm 2025 giữ ổn định như năm trước.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị xem xét, thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh cùng cấp học trong cả nước, được gửi đến trước kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV.

Đầu năm 2025, nhiều liên đội tại thành phố Hà Nội tiến hành tổ chức Đại hội với chủ đề “Thiếu nhi Thủ đô - Vâng lời Bác dạy - Tự hào truyền thống- Tiếp bước cha anh”.

Sáng 16/1, Bộ GDĐT tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến đối với dự thảo Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học. Chuẩn này cũng là nền tảng để thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo ngành phụ, song bằng hoặc liên ngành liên quan đến vi mạch bán dẫn.

Trường Tiểu học Quỳnh Lôi, Hoàng Mai, Hà Nội, đã chủ động tổ chức "Ngày hội sáng tạo STEM", tạo sân chơi bổ ích cho cả thầy và trò.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định tổ chức Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây thành trường THPT chuyên, không tuyển sinh lớp thường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương triển khai tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh.