Dấu ấn của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trong đối ngoại quốc phòng
Dành cả cuộc đời để cống hiến vì độc lập, tự chủ và nền hòa bình bền vững của đất nước, trong hơn 40 năm quân ngũ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã để lại dấu ấn sâu sắc trên những lĩnh vực mà ông phụ trách.
Tâm huyết với công tác khắc phục hậu quả chiến tranh
Chia sẻ về Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, trong thâm tâm Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng Hóa học tràn ngập sự kính trọng, trân quý. Trong thời gian trên cương vị là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701), Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đề xuất nhiều chủ trương, quyết sách đúng đắn và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, để lại nhiều dấu ấn rất quan trọng.
Với vai trò là Trưởng Ban Chỉ đạo 33 Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình cho từng giai đoạn và hằng năm một cách cụ thể. Tại buổi kiểm tra tồn lưu chất độc hóa học/dioxin tại sân bay Biên Hòa ngày 27/6/2016, Thượng tướng chỉ đạo "Bộ Tư lệnh hóa học lập dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, đánh giá, phân tích, thử nghiệm công nghệ xử lý...".
Thực hiện chỉ đạo này, Binh chủng Hóa học lập dự án "Tiếp nhận trang bị phân tích dioxin và môi trường do Chính phủ Nhật Bản tài trợ" nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích phục vụ công tác khắc phục hậu quả chất độc sau chiến tranh và môi trường. Đến nay, dự án đã hoàn thành giai đoạn 1, tiếp nhận 20 danh mục trang thiết bị với nhiều loại máy móc hiện đại.
Cùng với đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vinh từng trực tiếp chỉ đạo Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân hoàn thành dự án "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng", xử lý hơn 90.000m3 đất nhiễm dioxin bằng công nghệ giải hấp nhiệt trong mố; triển khai thực hiện dự án "cơ sở hạ tầng và tiền xử lý dioxin chuẩn bị cho dự án hợp tác Việt Nam-Hoa kỳ xử lý dioxin sân bay Biên Hòa" và dự án "Xử lý ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa giai đoạn 1".
Ông cũng là người chỉ đạo Bộ Tư lệnh Binh chủng Hóa học lập và triển khai thực hiện dự án "Xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế" do Bộ Tư lệnh Hóa học làm chủ đầu tư. Đến nay, dự án cơ bản đã hoàn thành, chuẩn bị bàn giao đất sạch cho địa phương theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo 701.
Để giúp triển khai nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 701, theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, cần thiết phải có các Trung tâm hành động để triển khai công tác điều hành, phối hợp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chất độc hóa học. Ông đã trực tiếp ký Đề án của Bộ Quốc phòng (số 2862/ĐA-BQP ngày 22/3/2019) và Tờ trình về việc thành lập "Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường" (NACCET). Sau này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc thành lập Trung tâm, giao Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo, Bộ Tư lệnh Hóa học quản lý NACCET để thực hiện việc điều hành, phối hợp, tổ chức triển khai các nhiệm vụ khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh; xử lý ô nhiễm hóa chất độc, chất nguy hại, khắc phục sự cố hóa chất độc xạ và môi trường trong phạm vi toàn quốc.
Theo Thiếu tướng Hà Văn Cử, bằng những quyết sách kịp thời, đúng đắn, công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh và các hoạt động thiết thực vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin những năm qua mang đậm dấu ấn của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của đất nước; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội; thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nói chung, nạn nhân chất độc da cam/dioxin nói riêng.
Nỗ lực vì một ASEAN hợp tác, thống nhất giữa các lực lượng quốc phòng
Đại sứ Phạm Quang Vinh (nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) từ khi làm Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam (Các Quan chức cấp cao ASEAN của Việt Nam), giai đoạn 2007-2014, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ (giai đoạn 2014-2018) đã có thời gian dài làm việc với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Chia sẻ những kỷ niệm về người bạn "Năm Vịnh", Đại sứ Phạm Quang Vinh nhớ lại: Vào năm 2010, khi Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN, một vấn đề đặt ra là liệu có mở rộng cấp cao Đông Á được hay không? Khi đó hàm ý mời Hoa Kỳ và Nga tham gia làm thành viên với mong muốn tại khu vực này, ASEAN này có thể làm việc được với tất cả các nước lớn.
Phía bên quốc phòng cũng có một quyết tâm khởi động được tiến trình Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) gồm 10 nước ASEAN với 8 nước đối tác, trong đó có những nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. "Với tư cách là người giúp việc cho lãnh đạo cấp cao ở hai kênh là đối ngoại của quốc phòng và đối ngoại của ngoại giao, chúng tôi chia sẻ với nhau. Anh Vịnh đã đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cấp có thẩm quyền làm sao để xây dựng trong cộng đồng ASEAN có sự hợp tác, thống nhất giữa các lực lượng quốc phòng. Chính vì thế, Việt Nam đã có sáng kiến về thiết lập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và ADMM+", Đại sứ Phạm Quang Vinh kể.
Kết quả, ASEAN 2010 là một ASEAN đột phá trong liên kết, hợp tác toàn cầu, với sự tham gia lần đầu tiên của các cường quốc trên thế giới. Đặc biệt quan trọng khi sáng kiến ADMM+ đã đưa ra vài ba năm trước nhưng chưa được thông qua do không có được sự đồng thuận của các nước thì trong năm 2010, các bên đã nhất trí khởi động và triệu tập Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các nước đối tác (ADMM+) lần đầu tiên. ADMM+ trở thành cơ chế đối thoại chiến lược hàng đầu và thường xuyên của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác chủ chốt về các vấn đề quốc phòng - an ninh, góp phần mở rộng hợp tác ASEAN với các đối tác (khi đó chủ yếu là chính trị và kinh tế).
Trong những chuyến công tác trên cương vị là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Đại sứ Phạm Quang Vinh đã có dịp thăm Trung tâm của Cơ quan kiểm kê tù binh và người mất tích Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Hawaii. Ông cho biết, các tướng lĩnh phụ trách Trung tâm này đều nói rằng, sự hợp tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam với Hoa Kỳ là một hình mẫu trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh.
"Anh Vịnh là người chỉ đạo quyết liệt việc này, ngay cả trong 3 năm dịch COVID-19 vừa qua, khi phía Hoa Kỳ không thể cử người sang Việt Nam phối hợp, chúng ta vẫn tiếp tục chương trình tìm kiếm hài cốt người mất tích. Suốt 50 năm qua, hoạt động tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh trở thành hình mẫu trong hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, góp phần xây dựng biểu tượng về sự hòa giải", Đại sứ cho biết.
Trong câu chuyện khắc phục hậu quả chiến tranh, những nhân vật chủ chốt tại Hoa Kỳ mà Đại sứ Phạm Quang Vinh từng gặp đều đánh giá rất cao cống hiến, đóng góp và cách tiếp cận thẳng thắn nhưng rất chân tình của tướng Nguyễn Chí Vịnh, trong đó có Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, người từng đảm nhận vai trò Chủ tịch Thường trực Thượng viện, người có công rất lớn trong tạo lập quỹ và thúc đẩy các dự án về khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam, trong đó có tẩy độc ở hai sân bay. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã trở thành người bạn thân thiết của vợ chồng ông.
"Thượng nghị sĩ Patrick Leahy coi anh Vịnh là người cộng sự không thể thiếu trong nỗ lực chung nhằm giải quyết hậu quả chiến tranh để lại ở Việt Nam. Năm 2019, tới Hoa Kỳ công tác, anh Vịnh đã tặng ông Leahy một món quà đặc biệt - hộp đất lấy từ sân bay Đà Nẵng sau dự án tẩy độc dioxin, khiến ông rất xúc động", Đại sứ Phạm Quang Vinh nói.
Khát vọng hòa bình và sứ mệnh của người lính
Trong suy nghĩ của nhiều người gắn bó với lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là một chiến lược gia trong lĩnh vực đối ngoại quốc phòng, một vị tướng tài có tầm nhìn về chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Ông là một trong những người sáng lập và đặt nền móng cho những bước đi đầu tiên của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, nguyên Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng) chia sẻ, cả cuộc đời mình, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh luôn trăn trở, tìm tòi để đổi mới tư duy về bảo vệ Tổ quốc. Ông nhấn mạnh rằng, khi quân đội luôn sẵn sàng thì đất nước sẽ không bị tổn thương. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam sẵn sàng cống hiến để nhân dân được sống trong hòa bình, trong xã hội yên bình và phát triển, bởi giữ được hòa bình cho Tổ quốc vẹn toàn là điều quan trọng nhất cần đạt được.
Cuối năm 2017, tại trụ sở Bộ Quốc Phòng, diễn ra một sự kiện mang dấu ấn lịch sử của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam và cũng là khoảnh khắc rất đặc biệt trong cuộc đời binh nghiệp của Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga, Phó trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Khi đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, trên cương vị là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đã trao quyết định của Chủ tịch nước cho chị - nữ sĩ quan Việt Nam đầu tiên được cử đi thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, với vai trò Sĩ quan Tham mưu phụ trách theo dõi các hoạt động quân sự tại phái bộ UNMISS, Nam Sudan vào năm 2018.
Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga luôn xem Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là người thầy lớn của mình. "Tôi xin phép được gọi thủ trưởng Nguyễn Chí Vịnh là chú, bởi từ lâu tôi đã coi thủ trưởng như người cha, người chú và cũng là người thầy lớn của tôi. Tôi có thể thoải mái chia sẻ cũng như xin ý kiến chú về những khó khăn trong công việc hay cuộc sống và luôn nhận được những lời khuyên chân thành, cởi mở giúp tôi tiến bộ, trưởng thành", Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga bùi ngùi chia sẻ.
"Sau này, thông qua công việc, tôi có cơ hội được gần gũi, hiểu thêm về chú nhiều hơn. Chú là người quyết liệt, nghiêm khắc trong công việc, luôn có những hành động quyết đoán, nói đi đôi với làm. Nhưng chú cũng rất tâm lý và quan tâm đối với cấp dưới trong cuộc sống thường ngày, điều mà không phải vị tướng nào cũng có thể làm được", Thượng tá Hằng Nga nhớ lại.
Theo Thượng tá Hằng Nga, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là người có tầm nhìn sắc bén. Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam dù "tuổi đời" chưa nhiều, nhưng qua 9 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển đã đạt được những thành công như ngày hôm nay, có đóng góp lớn nhờ tầm nhìn xa và sự quyết tâm của ông. Đồng thời, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng là con người giàu tình cảm, trọng đạo lý. Dù là một tướng lĩnh cấp cao, song ông luôn tôn trọng cấp dưới, luôn tạo điều kiện giúp họ phát huy sở trường, hạn chế điểm yếu để hoàn thành tốt nhiệm vụ và thành công trong sự nghiệp.
Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.
Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.
Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng quân đội anh hùng của dân tộc, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Cách đây 10 năm, Bộ Quốc phòng đã thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, tiền thân của Cục Gìn giữ hòa bình hiện nay, đánh dấu sự ra đời của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam. Trong đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã góp phần không nhỏ lan tỏa nét đẹp của người lính Cụ Hồ đến với bạn bè quốc tế.
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định là quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý trên toàn thế giới.
Suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự là đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; luôn luôn là lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy và đáng tự hào của Đảng, nhà nước và nhân dân.
Dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của ngành nội vụ trong sáng nay 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chúng ta phải lựa chọn được tinh hoa vào trong bộ máy hành chính công, những người thực tâm huyết, có đóng góp, có kinh nghiệm, có bản lĩnh.
Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, năm 2024 (đến ngày 15/11/2024), Bộ đã tiếp nhận và xử lý 1.516 đơn, trong đó có 502 đơn tố cáo, 238 đơn khiếu nại và 776 đơn kiến nghị phản ánh. Tất cả các đơn thư đều được tiếp nhận, xem xét, giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn theo luật định.
Bầu trời xanh rộng lớn mà chúng ta vẫn nhìn lên mỗi ngày không chỉ là không gian tự do, bình yên, mà còn là một mặt trận thiêng liêng, nơi những người lính Không quân Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền, gìn giữ sự bình an cho đất nước.
Tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm và sự phát triển của công nghiệp quốc phòng của Việt Nam; đồng thời bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ được hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Tham gia lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu sắc tại những vùng đất xung đột như: Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Họ mang theo tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ", không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà còn hỗ trợ cộng đồng địa phương, lan tỏa hình ảnh một Việt Nam nhân ái và trách nhiệm. Những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần khẳng định vị thế của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ, diễn ra sáng 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ có chính sách vượt trội hỗ trợ người chịu tác động của đợt tinh gọn, song lưu ý cần có giải pháp giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết sẽ có chính sách vượt trội dành cho khoảng 100.000 người chịu tác động của đợt tinh gọn này, song lưu ý khi sắp xếp bộ máy cần tránh “người tài xin nghỉ, người dở ở lại” và có giải pháp giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.
Sáng 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự, chỉ đạo Hội nghị.
Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ báo cáo, đề án liên quan tinh gọn bộ máy. Đây là thông tin được Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ, diễn ra sáng 21/12. Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình dự hội nghị.
Theo thông báo mới nhất từ Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm tại sân bay Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội, từ 9h sáng nay 21/12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30.
Dự án tái hiện trọn vẹn hành trình "80 Năm hình thành và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam - Những mốc son lịch sử!" bằng công nghệ VR360 tiên tiến đã được giới thiệu tới công chúng trên không gian số, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sáng 20/12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đã trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong 80 năm hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta cùng toàn dân đã anh dũng chiến đấu giành chiến thắng trước những cường quốc. Thắng lợi vang dội trong các cuộc kháng chiến đã để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học tự chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh bại quân xâm lược, từ đó phát triển nền công nghiệp quân sự Việt Nam với nhiều đặc trưng độc đáo.
Sáng nay, 20/12, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và tướng lĩnh quân đội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội), Bộ Quốc phòng đã khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Nhiều chuyên gia và đối tác nước ngoài đánh giá cao công tác tổ chức và bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ được hợp tác sâu rộng với Việt Nam trên lĩnh vực này.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 19/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã thông tin thêm về việc Việt Nam vừa tiếp tục ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028.
Chiều 19/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc - Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc sang dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Trường hợp có yêu cầu đặc thù, Hà Nội và TP.HCM có thể xem xét, quyết định duy trì Sở Giao thông vận tải. Nếu Hà Nội và TP. HCM duy trì Sở Giao thông Vận tải thì có thể sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng.
Sáng nay, 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 - một trong những hoạt động chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân - hoạt động trọng điểm, điểm nhấn mang ý nghĩa và tầm vóc quốc tế.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024, đã xuất hiện nhiều loại vũ khí Việt Nam hiện làm chủ công nghệ sản xuất, trong đó có các vũ khí thế hệ mới.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 là sự tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam vào những phát triển chung của cộng đồng quốc tế.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã trưng bày, giới thiệu thiết bị giàn phóng chữa cháy từ xa do nhà máy Z113, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng sản xuất có thể phóng đồng thời 20 nòng với khoảng cách lên tới 200m.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "Người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại.
Tại gian hàng của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Nhà máy Z131, các sản phẩm quốc phòng đa dạng từ đạn sát thương, phương tiện bay không người lái đến vũ khí bộ binh đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn khách tham quan. Đặc biệt, các dòng UAV cảm tử và UAV tình báo, giám sát, thu thập mục tiêu, trinh sát cả ban ngày lẫn ban đêm đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khả năng tấn công và giám sát hiệu quả.
Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 khai mạc sáng 19/12, các chiến sĩ tinh nhuệ của Binh chủng Đặc công, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phô diễn sức mạnh bằng những màn trình diễn kỹ năng đặc biệt.
Đại sứ quán CHDCND Lào tại Việt Nam phối hợp với Ban liên lạc toàn quốc cựu quân tình nguyện viên và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào đã tổ chức lễ trao tặng huân, huy chương của Nhà nước và Bộ quốc phòng nước CHDCND Lào cho các tập thể và cá nhân Ban liên lạc toàn quốc cựu quân tình nguyện viên và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào.
Trong số các sản phẩm trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, thiết bị trinh sát phóng xạ đường không do Viện Điện tử (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng) phối hợp cùng Viện Hóa học Môi trường quân sự (Binh chủng Hóa học) nghiên cứu và chế tạo, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của khách tham quan trong và ngoài nước.
0