Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương với tiêu đề: “Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng”.

57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành sự quan tâm lớn đối với công tác tư tưởng của Đảng. Trải qua các cương vị quan trọng: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Ủy viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, Đồng chí đã chứng tỏ là một nhà chính trị, nhà tư tưởng đặc biệt xuất sắc. Trong mọi hoàn cảnh, Đồng chí luôn thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của người cộng sản có tầm nhìn chiến lược; tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc, các nguyên tắc của Đảng; giữ gìn, nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tiền phong, gương mẫu, khiêm tốn, bình dị, gần gũi Nhân dân.

1. Trên cương vị là một nhà lý luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều đóng góp, cống hiến đặc biệt, với nhiều công trình, tác phẩm, sách, bài viết mang tầm lý luận, có giá trị cao. Trong các công trình của mình, Đồng chí đã tổng kết sâu sắc thực tiễn, nâng lên thành lý luận đường lối đổi mới. Đồng thời, tuyên truyền Cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội.

Trong bối cảnh mới của thời đại, khi mục tiêu, chủ thuyết, thực tiễn đặt ra nhiều thách thức đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước, nhất là thách thức đấu tranh tư tưởng trong bối cảnh thăng trầm của chủ nghĩa xã hội hiện thực sau bài học xương máu về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu trong công tác tổ chức xây dựng Đảng…, Đồng chí luôn trăn trở, đau đáu làm thế nào để Đảng ta hiện thực hóa thành công học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo Đồng chí, trước hết, cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa yêu cầu của công tác lý luận trong thời kỳ mới, lý luận phải vươn lên dẫn đường và đồng hành với thực tiễn, phải có tầm nhìn vượt trước và tạo đột phá về lý luận phát triển, cung cấp kịp thời cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối đổi mới của Đảng.

Bằng bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy lý luận sắc bén và tinh thần cách mạng tiến công, Đồng chí đã có nhiều công trình hết sức sâu sắc, có giá trị lý luận, thực tiễn và hành động cao về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tiêu biểu như các tác phẩm: “Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã”; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”; “Biến thách thức thành cơ hội, quyết tâm tạo đột phá đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững”; “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”; “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”; “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam”; “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”… Các tác phẩm của Đồng chí đã tác động lớn đến nhận thức chính trị tư tưởng trong Đảng và xã hội, giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức đúng đắn lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên cả phương diện khách quan và chủ quan, nhất là về xây dựng Đảng và triển khai tổ chức các nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trên cơ sở đó, củng cố niềm tin của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vào đường lối, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, của dân tộc và Nhân dân ta vào con đường đã chọn, với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.

Bằng bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy lý luận sắc bén và tinh thần cách mạng tiến công, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều công trình hết sức sâu sắc, có giá trị lý luận, thực tiễn

Dù ở vị trí, cương vị công tác nào, Đồng chí luôn dành thời gian tổng kết thực tiễn, nâng tầm thành lý luận trên các lĩnh vực, rồi vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác lãnh đạo của Đảng, đúc rút thành các bài học kinh nghiệm, các mối quan hệ lớn mang tính quy luật về xây dựng chủ nghĩa xã hội, phù hợp với thực tiễn đất nước, đóng góp vào sự phát triển tư duy lý luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với tư duy chiến lược của nhà lãnh đạo Đảng xuất sắc, Đồng chí luôn thể hiện bản lĩnh, quan điểm, lập trường kiên định, nhất quán, tinh thần chiến đấu cách mạng không ngừng nghỉ của người chiến sĩ cộng sản. Đồng chí có nhiều đóng góp lớn đối với công tác tư tưởng của Đảng, nhất là trong việc bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp thực tiễn cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn, trên cơ sở đó, hình thành quan điểm, đường lối của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, ngày càng sáng tỏ hơn về mô hình, mục tiêu, bước đi của thời kỳ quá độ. “Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa”[1]. Điều này góp phần làm cho hệ tư tưởng của Đảng ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội, nâng cao nhận thức, củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội; giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tư duy lý luận sắc sảo của Đồng chí đã trở thành ngọn cờ lý luận, tiên phong, quy tụ, dẫn dắt, định hướng rõ nét công tác chính trị, tư tưởng, lý luận của Đảng: (i) Hoạch định đường lối, tầm nhìn chiến lược của Đảng, của dân tộc và cách mạng Việt Nam; (ii) Coi trọng tổng kết thực tiễn, hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; (iii) Chú trọng nguyên tắc sống còn, không cho phép “ngả nghiêng, dao động”: Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc.

Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

2. Trên lĩnh vực công tác tuyên truyền, cổ động, báo chí, truyền thông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người làm báo thực thụ, rất sắc bén, trở thành cây đại thụ trong nền báo chí cách mạng Việt Nam [2]. Điểm đặc biệt nổi bật trong các bài viết của Đồng chí là mang tầm chiến lược, nhìn xa trông rộng, nhưng vô cùng gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, mang tính chiến đấu cao và có sức lan tỏa, tác động, cảm hóa sâu sắc. Nhiều câu thơ, ca dao, tục ngữ, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Tổng Bí thư vận dụng trong lối viết báo, vừa thể hiện tính sắc sảo, tầm vóc trí tuệ chứa đựng tư tưởng chỉ đạo lớn lao của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa thể hiện bút pháp phong phú, đa dạng của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Bởi vậy, nội dung thông điệp dù rất trừu tượng, từ học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đến lý luận xây dựng Đảng, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối văn hóa, đường lối đối ngoại, quốc phòng - an ninh… đều được truyền tải hết sức dung dị, dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, trở thành“cẩm nang” sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Những bài viết, bài nói của Đồng chí góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; làm cho hệ tư tưởng của Đảng dần chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chủ động hơn trong nhận diện, đấu tranh, xử lý kịp thời, nghiêm minh một số tổ chức, cá nhân vi phạm, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những bài viết, bài nói của Đồng chí góp phần định hướng dư luận tích cực, chủ động, kịp thời, dự báo đúng và trúng, nắm chắc diễn biến tình hình tư tưởng, xử lý thông tin từ khi mới manh nha, không để tích tụ thành vấn đề lớn. Những bài viết, bài nói của Đồng chí góp phần vào việc tổ chức thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhanh chóng đưa các quyết sách của Đảng vào cuộc sống, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trên tinh thần ý chí, quyết tâm, nỗ lực đó, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử với những dấu ấn nổi bật, làm cho tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước ngày càng cao, bền vững.

3. Trên lĩnh vực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm, coi trọng, quyết tâm rất cao, kiên quyết, kiên trì mục tiêu xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, thể hiện rõ nét qua các điểm nổi bật sau:

(1) Nhiều chủ trương, quyết sách, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định... quan trọng đã được Tổng Bí thư cùng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành, bám sát yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đặt ra, lần sau sâu sắc hơn lần trước, tạo bước phát triển mới về lý luận, nhận thức và hành động của Đảng trong xây dựng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, tạo ra được sự chuyển biến rất tích cực trong việc kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn hơn giữa "xây" và "chống", toàn diện hơn trên các mặt công tác xây dựng Đảng [3].

(2) Tinh thần tiến công, kiên quyết, quyết liệt trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, “bất kể người đó là ai”,“không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”,“có vào, có ra; có lên, có xuống”, thể hiện tính nghiêm minh, kỷ luật, kỷ cương của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, tính nhân văn, tính giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần kiềm chế, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tình trạng tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”; “chủ nghĩa cá nhân”, “tha hóa quyền lực” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, giữ vững ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

(3) Đề cao đạo đức cách mạng, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các quy định về nêu gương và những điều đảng viên không được làm; tập trung làm tốt nội dung: học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên bằng những việc làm, hành động cụ thể với phương châm “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, “học tập đi đôi với làm theo” theo tinh thần của Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh, phẩm chất chính trị vững vàng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, tiên phong, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao, góp phần cùng toàn Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội kiến tạo những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

(4) Đề cao hệ giá trị cốt lõi văn hóa quốc gia - dân tộc, “sức mạnh mềm” của văn hóa trong các phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm: “Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn”. Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (tháng 11/2021) đã tạo ra nguồn sinh lực mới, khí thế mới cho sự nghiệp xây dựng, chấn hưng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị ngày càng nhận thức đúng đắn hơn và hành động tích cực, có hiệu quả hơn đối với vấn đề phát triển văn hoá, xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Phát triển toàn diện, đồng bộ kinh tế và xã hội; kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, từng bước đi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, sáng ngời về tự học, tự rèn luyện, tự soi, tự sửa và nêu gương trên các lĩnh vực công tác Đảng.

4. Trên lĩnh vực thực hành tư tưởng, đạo đức, lối sống, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương tiêu biểu, sáng ngời về tự học, tự rèn luyện, tự soi, tự sửa và nêu gương trên các lĩnh vực công tác Đảng, nhất là trong học tập, làm theo và nêu gương thực hành đạo đức cách mạng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đấu tranh tự phê bình và phê bình, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đồng chí có phương pháp làm việc dân chủ, lắng nghe, khoa học, khách quan, thận trọng, sâu sát và rất quyết đoán. Tư duy, phong cách, phương pháp lãnh đạo của Đồng chí trên các phương diện, các lĩnh vực, cả về đối nội và đối ngoại mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, kế thừa, phát huy sâu sắc phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là việc quán triệt các quan điểm khách quan, toàn diện, ổn định và phát triển, thực tiễn và lịch sử - cụ thể; kiên quyết, kiên trì về nguyên tắc, song luôn linh hoạt, mềm dẻo để đạt được thành công vì lợi ích cao nhất của quốc gia, dân tộc. Khi mong muốn tạo lập sự đoàn kết, thống nhất tư tưởng, ý chí, hành động trong Đảng, đồng thuận trong xã hội, Đồng chí nhiều lần nhắc nhở: “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”. Trong công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân, Đồng chí nhấn mạnh đặc trưng trường phái “cây tre Việt Nam” gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển: mềm mại, linh hoạt, khôn khéo, nhân văn, nhân ái nhưng cũng rất kiên cường, kiên quyết, ứng vạn biến trước mọi khó khăn, thử thách.

Cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đều bày tỏ sự yêu mến, kính trọng tài năng, đạo đức cách mạng, lối sống thanh bạch, chân tình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè, Tổng Bí thư luôn dành những tình cảm ấm áp, thủy chung, bao dung, nhân hậu, giúp đỡ, chia sẻ. Đối với đồng bào cả nước, các tầng lớp Nhân dân từ các giới đến các lĩnh vực nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, từ cụ già đến em nhỏ, Đồng chí luôn gần gũi, quan tâm chăm lo quyền lợi, lợi ích chính đáng, đồng cảm sâu sắc đến mọi nguyện vọng, mong muốn của người dân; trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, coi trọng tư tưởng cốt lõi “Dân là gốc”. Đối với bạn bè quốc tế, Đồng chí luôn dành tình cảm chân thành, tinh thần quốc tế trong sáng, tin cậy, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ trên tinh thần bảo đảm các nguyên tắc đối ngoại và đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong cuộc sống đời thường, Đồng chí và gia đình luôn khiêm tốn, mẫu mực, giản dị, hòa đồng…

Cuộc đời và sự nghiệp của Đồng chí là một tấm gương mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, nhất quán giữa nói và làm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, đúng như tâm nguyện của Đồng chí: “Tôi xin nguyện suốt đời phấn đấu, hy sinh, tuyệt đối trung thành với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng, ra sức tu dưỡng, rèn luyện; cố gắng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xứng đáng là một đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, như lời của một bài hát: "Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương; nếu là chim hãy là chim câu trắng; nếu là đá hãy là đá kim cương; nếu là người hãy là người cộng sản!". Nhân đây tôi cũng xin nhắc lại một vài câu trong tác phẩm nổi tiếng "Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn Liên Xô Nhi-cô-lai Ốt-xtơrốp-xki: "Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ty tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người mang lại hạnh phúc cho Nhân dân!"; "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề biết sợ!",... và lời thơ của Nhà thơ Tố Hữu: "Còn một giây, một phút tàn hơi; Là vẫn còn chiến đấu quyết không thôi!” [4].

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam". Ảnh: TTXVN

5. Trên cương vị Tổng Bí thư, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn thể hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo, cùng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, đẩy mạnh đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng sự đoàn kết, thống nhất tư tưởng, ý chí, hành động trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.

Đồng chí thường nhắc nhở: “Công tác tư tưởng - văn hóa phải bảo đảm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trên cơ sở giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo đảm tăng cường sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân (thống nhất nhận thức, thống nhất ý chí, thống nhất hành động), tạo ra một không khí phấn chấn đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước, thực hiện thắng lợi Cương lĩnh và đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước”[5].

Đồng thời, Đồng chí cũng chỉ rõ: “Công tác tư tưởng là công tác quan trọng hàng đầu, nhưng khó ở chỗ tư tưởng rất trừu tượng... Điều đáng sợ nhất bây giờ là trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, Nhân dân, kể cả trong cán bộ tuyên giáo là sự mơ hồ, không phân biệt đúng sai, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, mất hết nhuệ khí đấu tranh... Chính vì vậy, tôi mong muốn toàn thể cán bộ, đảng viên, nhất là ngành tuyên giáo và đặc biệt là Ban Tuyên giáo Trung ương nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa, vai trò, vị trò quan trọng của công tác tư tưởng. Ngành tuyên giáo phải làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Đấy chính là nền tảng tư tưởng, mục tiêu, lý tưởng, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường đã đi, tuyệt đối không dao động, mơ hồ... Đó là để tất cả chúng ta phải kiên định con đường đi lên dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [6].

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh bốn nhiệm vụ cần tập trung thực hiện: (1) Làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng; kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyệt đối không được dao động, mơ hồ, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; (2) Công tác thông tin, tuyên truyền phải tập trung vào việc xây dựng cho được sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong Nhân dân; (3) Đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh tư tưởng, phản bác các luận điệu thù địch, sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng; (4) Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo có trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên cường, trí tuệ, tâm huyết với công việc, có dũng khí đấu tranh, có trình độ chuyên môn, nói được, làm được, không bị cám dỗ, không bị mua chuộc bởi các thế lực thù địch.

Những tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo và nguyên tắc hành động trong công tác tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sợi chỉ đỏ, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy cần tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc và tổ chức thực hiện hiệu quả, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng làm công tác tư tưởng, trên cơ sở: Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng, nâng cao tính chiến đấu, chủ động, thuyết phục, hiệu quả, góp phần tạo thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo nền tảng vững chắc cho việc tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV, từng bước hiện thực hóa mục tiêu: “Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

-----------------

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 103

[2] Số lượng công trình sách lý luận của Đồng chí Tổng Bí thư hơn 40 cuốn, số lượng các bài viết bài phát biểu chỉ đạo, định hướng lên đến hàng nghìn văn bản.

[3] Quy định số 101-QÐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm...

[4] Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng, ngày 02/02/2023.

[5] Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb. CTQG Sự thật, Hà Nội, 2024, tr. 67.

[6] Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 88 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo, ngày 01/8/2018.

User
Ý KIẾN

Sáng 26/12, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị quân chính toàn quân năm 2024. Chủ tịch nước Lương Cường dự và chỉ đạo Hội nghị.

Sáng 25/12, “Báo cáo Kinh tế TP.HCM: Phục hồi và sẵn sàng sang kỷ nguyên mới” do Đại học Kinh tế TP.HCM và Cục Thống kê TP.HCM phối hợp thực hiện đã chính thức ra mắt. Trong đó đã chỉ ra 3 thách thức mà TP.HCM sẽ phải đối diện trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.

Sáng 25/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND thành phố đơn vị bầu cử số 2 (quận Hoàn Kiếm) đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố khóa XVI.

Chiều 25/12, Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cải cách tư pháp năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Các thành viên của Liên hợp quốc đã nhất trí lựa chọn Hà Nội là nơi tổ chức lễ ký Công ước về tội phạm mạng vào năm 2025. Theo Bộ Ngoại giao, đây là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam, bởi lần đầu tiên một địa điểm của nước ta được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu cho một lĩnh vực được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của thành phố thăm, chúc Tết cấp ủy, đơn vị trực thuộc; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp bằng mọi hình thức.

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, coi đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc thành phố tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về chống lãng phí. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.

Sáng 25/12, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức Hội thảo "65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài".

Năm 2024 là tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (hay còn gọi là UNCLOS 1982) chính thức có hiệu lực. Công ước là nền tảng để các nước cùng hợp tác quản trị đại dương một cách có trật tự và bền vững.

Chiều qua 24/12 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.

Chiều 24/12, tại nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp để xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã làm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương về tình hình tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW:

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

Đại tướng Nguyễn Quyết là người cộng sản kiên trung, dám nghĩ, dám làm. Ông là con người của quyết định lịch sử. Tháng 11/1944, Đảng và Bác Hồ chỉ định ông Nguyễn Quyết, khi đó mới 22 tuổi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Chiều 24/12, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thành phố Nguyễn Lan Hương cùng tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 – Kỳ họp thứ 20, tại quận Tây Hồ.

Tính đến 14h ngày 23/12/2024, toàn bộ các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương đã hoàn thiện và gửi đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.

Bộ Y tế đang khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao trong công tác tiếp nhận các nhiệm vụ từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng thời triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Bí thư Nguyễn Quyết và Thành ủy Hà Nội đã không thụ động chờ đợi, không ỷ lại, mà dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng trong tình thế cấp bách ở một thời cơ có một không hai trong lịch sử. Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã từ trần vào hồi 21 giờ 9 phút ngày 23/12/2024.

Sáng 24/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

Tại Hội thảo thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV được tổ chức chiều 23/12, những điểm nhấn về công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã được các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận, tổng kết đánh giá.

Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút, ngày 23 tháng 12 năm 2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Sáng 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Thấm nhuần tư tưởng “Kính Chúa yêu nước”, đồng bào Công giáo Thủ đô luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết một lòng xây quê hương ngày càng giàu mạnh.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 vừa diễn ra tại sân bay Gia Lâm, hàng trăm loại vũ khí, khí tài của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.

Nhân dịp lễ Giáng sinh 2024, chiều 23/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến thăm, chúc mừng Tòa Tổng giám mục Hà Nội.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2024, Việt Nam tự hào mang đến những sản phẩm vũ khí quân sự công nghệ cao do chính các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, phát triển và sản xuất.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Bộ Quốc phòng thông báo triển lãm quốc phòng sẽ được kéo dài thời gian mở cửa một số gian hàng, mở cửa thêm một ngày đến hết 23/12.

Hơn 5 năm chiến đấu, ông Nghiêm Xuân Đán (thôn Tri Chỉ, xã tri Trung, huyện Phú Xuyên) là người có thành tích chiến đấu đặc biệt xuất sắc, là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng tên lửa A72 tại chiến trường miền Đông Nam bộ.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).

“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.