Dấu ấn Liên Xô trong quy hoạch Hà Nội

Các chuyên gia Liên Xô bắt đầu để lại dấu ấn lên quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị Hà Nội cách đây 60 năm, không chỉ ở thiết kế những công trình đơn lẻ mà còn ở tổng thể quy hoạch của thành phố.

Từ những bản quy hoạch đầu tiên

KTS. Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho hay, tính đến nay, Hà Nội có 7 lần phê duyệt quy hoạch chung và 4 lần điều chỉnh địa giới. Trong đó nhiều lần thành phố nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của chuyên gia Liên Xô, đặc biệt trong giai đoạn 1954 – 1989.

Khi tiếp quản Thủ đô năm 1954, Hà Nội chỉ rộng vỏn vẹn 152 km2, gồm 8 quận, huyện với dân số 370.000 ở nội thành và 160.000 ở ngoại thành. Nhu cầu xây dựng các công trình của thành phố thời điểm này bắt đầu lớn. Tuy nhiên, xác định không thể xây dựng manh mún như trước đây, Hà Nội tính tới quy hoạch đô thị với tầm nhìn dài hạn.

Năm 1956 - 1960

Năm 1956, được sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, các kiến trúc sư Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra sơ phác “Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội”. Mặc dù mới chỉ ở dạng sơ đồ, song phương án có một số điểm đáng chú ý và được sử dụng để tham khảo cho quy hoạch tổng thể Thủ đô sau này.

Giai đoạn 1960 -1972

Năm 1960, với sự hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia cao cấp của Viện quy hoạch Matxcơva, lần đầu tiên đồ án “Quy hoạch tổng mặt bằng Thủ đô Hà Nội”, hay còn gọi là Quy hoạch chung Hà Nội được hoàn thành. Lúc này, với vai trò Thủ đô, Hà Nội đã mở rộng địa giới hành chính lên tới 584 km2. Sau phê duyệt, quy hoạch lần thứ nhất được ứng dụng từ năm 1962 cho tới năm 1974.

Trong bản quy hoạch này, thành phố định hướng phát triển chủ yếu ở khu vực phía Nam sông Hồng và một phần khu phía Bắc là Gia Lâm, Đông Anh. Chủ yếu ở phía Tây Bắc là các khu Phú Thượng, Xuân La, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; phía Tây là khu vực Cầu Giấy, Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà; Tây Nam chủ yếu dọc theo Quốc lộ 6; phía Nam là khu vực Giáp Bát, một phần khu vực Định Công.

“Quy hoạch 1962-1974 xác định Thủ đô cần phát triển công nghiệp, Hà Nội từ thành phố tiêu thụ chuyển dần sang sản xuất. Đây là giai đoạn đánh dấu bước đầu thành phố đi theo con đường công nghiệp hoá”, ông Nghiêm nhớ lại.

Giai đoạn 1972 - 1982

Giai đoạn tiếp theo từ 1972 đến 1982, Hà Nội có thêm 4 lần quy hoạch, trong đó có một lần điều chỉnh quy hoạch mặt bằng năm 1976. Tất cả đều có sự tham gia hỗ trợ của chuyên gia Liên Xô. Đặc biệt, kết hợp với các chuyên gia thuộc Viện Quy hoạch Lêningrat, Quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội đến năm 2000 hoàn thành và được phê duyệt ngày 24/4/1981. Đây là quy hoạch tổng thể được nghiên cứu hoàn chỉnh, xác định định hướng phát triển và các chỉ tiêu tính toán quan trọng trong 20 năm (1981-2000). Quy hoạch dự kiến phát triển xây dựng hạn chế trong 4 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Thành phố giai đoạn này sẽ mở rộng về phía Đông Anh, Gia Lâm.

“Ở những giai đoạn Hà Nội khó khăn nhất, các chuyên gia quốc tế, đặc biệt trong đó có Liên Xô đã hỗ trợ Hà Nội có những quy hoạch tốt. Chính chuyên gia Liên Xô đã giúp Hà Nội đổi mới phương thức làm quy hoạch theo nguyên lý ổn định: lấy người dân làm gốc, lấy phát triển kinh tế làm nền tảng. Bên cạnh đó, phải biết bảo tồn, phát huy giá trị di sản đô thị”, KTS. Đào Ngọc Nghiêm chia sẻ.

Tới giá trị di sản từ khu tập thể lắp ghép

Ngoài hỗ trợ các quy hoạch tổng thể, ảnh hưởng của chuyên gia Liên Xô đối với cảnh quan đô thị Hà Nội được thể hiện rõ nét trong xây dựng các khu tập thể, chung cư.

Trước năm 1975, Hà Nội xây dựng tập thể cũ bằng gạch nhỏ, đổ bê tông, tốn vật liệu và mất rất nhiều thời gian. Với sự trợ giúp của chuyên gia Liên Xô, Trung Tự là khu tập thể đầu tiên của Hà Nội được xây dựng ứng dụng kỹ thuật lắp ghép tấm lớn. Sau đó, các khu tập thể Thanh Xuân, Giảng Võ và rất nhiều khu tập thể của thủ đô được xây theo kỹ thuật mới này.

“Với lợi thế vượt trội về thời gian lắp ghép nhanh, hợp lý trong huy động nhân lực, giai đoạn 1975-1986, tốc độ xây dựng nhà ở, đặc biệt là nhà tập thể tại Hà Nội tăng mạnh nhất. 200 dự án phát triển nhà ở, 74 khu tập thể với hơn 20 triệu m2 nhà ở của thành phố được xây dựng bằng kỹ thuật lắp ghép tấm lớn và theo mô hình nhà ở khép kín. Điều này giúp giải quyết nhanh chóng nhu cầu về chỗ ở tăng cao do sự gia tăng dân số mạnh mẽ của Thủ đô thời kỳ trước đổi mới”, KTS. Đào Ngọc Nghiêm thống kê.

Trong trí nhớ của người Hà Nội, các khu tập thể lắp ghép mang đậm dấu ấn của các kiến trúc sư Liên Xô, với đặc trưng của một lối sống Hà Nội trong những năm tháng bao cấp.

Những công trình kiến trúc đặc biệt

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Trung ương Đảng và Chính phủ ta đã đề nghị Trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô cử chuyên gia giúp đỡ thiết kế, cung cấp vật tư, xây dựng lăng để giữ gìn lâu dài thi hài Bác.

Lăng Bác được chính thức khởi công xây dựng ngày 2/9/1973 trên nền cũ của tòa lễ đài giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Đây là một trong những công trình kiến trúc đặc biệt mang tầm vóc quốc gia, thể hiện sự hợp tác, giúp đỡ chí tình của Liên Xô đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Ngoài ra, còn nhiều công trình kiến trúc mang tầm vóc quốc gia được xây dựng tại Hà Nội, với sự hỗ trợ của kiến trúc sư Liên Xô. Tiêu biểu là Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt-Xô đã tồn tại suốt 34 năm và trở thành một trong những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng, gắn liền với tình hữu nghị Việt – Xô.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, là đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với nội thành Hà Nội. Công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt - Xô được khởi công xây dựng năm 1974 và khánh thành năm 1985. Với quy mô 2 tầng, 25 nhịp cầu chính, đây là cây cầu có quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ, đồng thời có thời gian thi công lâu nhất của Hà Nội.

Bên cạnh đó, công viên Lê Nin, bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô… đều là những công trình kiến trúc lớn có sự chung tay hỗ trợ của các chuyên gia tới từ xứ sở Bạch Dương.

Từ năm 1954-1982, chuyên gia Liên Xô đã giúp Hà Nội trong Quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị. Được thể hiện rõ thông qua 5 vấn đề lớn:

  • Chuyển giao nguyên lý, lý thuyết quy hoạch mới.
  • Đào tạo nguồn nhân lực mới cho Việt Nam nói chung, và Hà Nội nói riêng.
  • Ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật xây dựng mới hiện đại. Nhờ đó, Hà Nội đứng đầu cả nước trong ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong xây dựng.
  • Trực tiếp giúp đỡ thiết kế các công trình kiến trúc điển hình, mang tầm vóc quốc gia.
  • Công tác quy hoạch Thủ đô. 

Thực hiện: Lệ Cẩm
Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

Để ghi nhận và biểu dương những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào hiến máu tình nguyện, sáng 29/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Đan Phượng đã tổ chức Lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu và tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện đợt 3 năm 2024.

Cụm thi đua số 2, Hội người cao tuổi thành phố Hà Nội vừa tổ chức Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm hoạt động Hội Người cao tuổi.

Tọa lạc trên mặt phố Thành Thái, khu đô thị Dịch Vọng, công viên Cầu Giấy có diện tích khoảng 6.500m2 với khoảng không gian rộng lớn, mát mẻ, cùng hệ thống cây xanh bao quanh.

Tính đến hôm nay (29/6), 30/30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội hoàn thành tổ chức thành công Đại hội Mặt trận cấp huyện nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) ra đời sẽ mang đến thông tin hữu ích và tính năng, tiện ích vượt trội, tạo môi trường tương tác giữa chính quyền với người dân Thủ đô.

Theo Dự thảo đề án quản lý, khai thác, sử dụng vỉa hè, mức giá cho thuê vỉa hè dự kiến tại Thủ đô Hà Nội cao nhất là 45.000/m2/tháng.

Khi hàng trăm dự án giao thông không thể giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Tài chính vừa công khai việc giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Để xử lý dứt điểm vi phạm ở phố “cà phê đường tàu”, trong sáng 29/6, lực lượng liên ngành đã ra quân để xử lý dứt điểm những tồn tại, vi phạm khu vực Khâm Thiên, quận Đống Đa.

Sáng nay, 29/6, Bộ Công an phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma tuý”, hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma tuý năm 2024.

Sau quá trình tổng hợp lượt bình chọn, trường mầm non Dịch Vọng Hậu tại Cầu Giấy (Hà Nội) vượt qua hàng trăm đồ án dự thi từ 80 quốc gia trên thế giới, giành chiến thắng tại giải thưởng Architizer A+Awards 2024.

Sở Du lịch Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống, hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - Đền thờ Chử Đồng Tử. Sắp tới mở thêm tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì.

Quận Hoàn Kiếm đã thí điểm cho thuê vỉa hè để kinh doanh từ năm 2021 ở 4 điểm, chủ yếu là cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh.

Ngày 21/6, Michelin đã công bố danh sách 42 cơ sở ăn uống của hạng mục Bib Gourmand tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Sáng 28/6, Hội nông dân Hà Nội đã tổ chức sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Trong đó ghi nhận nhiều mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã có vai trò và hiệu quả kinh tế cao.

Tối 28/6, tại khu vực Vườn hoa Đền bà Kiệu, Chung khảo Hội thi Tuyên truyền phòng chống ma tuý của Đội tình nguyện viên, Đội Công tác xã hội Hà Nội đã được tổ chức. Tham dự có Phó Chủ tịch thường trực UBND - Trưởng ban chỉ đạo 89 thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn.

Mới đây, Tòa án nhân dân quận Đông Anh, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử trực tuyến đối với bốn bị cáo trong một vụ án bắt giữ người trái pháp luật.

Hà Nội vẫn còn nhiều tuyến phố, các khu tập thể cũ chăng mắc chằng chịt dây điện, cáp viễn thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho cư dân.

Vỉa hè ở đường Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thuờng xuyên bị các gara ô tô, cửa hàng cửa hiệu chiếm dụng để đỗ xe và bày bán hàng hóa.

Phố Đặng Tiến Đông, đoạn giao với phố Trần Quang Diệu, rất nhiều hàng quán lấn chiếm vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.

Hà Nội phải là địa phương đi đầu phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, không chỉ là niềm vui của các cấp chính quyền thành phố mà còn là niềm vui chung của người dân Thủ đô.

Những nét kiến trúc cổ kính còn được lưu giữ đến ngày hôm nay ở phố Hàng Than, với chùa, đình, những căn nhà cũ xây theo lối Pháp...

Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 28/6, sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, các đại biểu đều mong muốn Thủ đô của cả nước ngày càng phát triển, xứng tầm với các nước trên thế giới.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2024 - 2025.

Năm 2024, thành phố Hà Nội tiếp tục dành nguồn ngân sách thành phố để hỗ trợ 70% học phí nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các doanh nghiệp.

Hà Nội xác định ba nhóm chỉ tiêu chính gồm: hình thành 10.000 doanh nghiệp công nghệ số, 10 nhóm sản phẩm công nghệ số, ươm tạo 10 doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ số.

Thực hiện Nghị quyết 09, hết quý 1, đã thành lập được 65/90 tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước; toàn Đảng bộ Thành phố Hà Nội kết nạp được 5.189 đảng viên, đạt 50% chỉ tiêu giao.

Với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 28/6, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong đó, Hà Nội theo Quy hoạch thủ đô vừa được Quốc hội thông qua sẽ là một siêu đô thị hiện đại và hài hòa với 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế, 5 trục động lực, 5 vùng kinh tế - xã hội, 5 vùng đô thị…. Miền đât kinh kỳ nghìn năm văn hiến sẽ được nâng lên xứng tầm một Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Sáng nay (28/6), Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 Chính phủ, đánh giá kết quả lập hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sáng nay (28/6), Hà Nội công bố và chính thức vận hành ‘siêu’ ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi, với khả năng cung cấp thông tin toàn diện, tạo lập kênh kết nối số nhanh chóng và thuận tiện giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp.

Văn phòng dịch vụ một điểm đến hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương và gia đình họ đã tiếp cận và tư vấn cho 59 lượt phụ nữ di cư hồi hương trong 6 tháng đầu năm 2024.

Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, huyện Mỹ Đức đã chủ động khuyến khích những tập thể, cá nhân trong công chức, viên chức, lao động có những sáng kiến trong chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá xây dựng hình ảnh chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân thuận lợi nhất.

Theo quy hoạch Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trục sông Hồng sẽ là không gian chủ đạo của đô thị trung tâm, với diện mạo mới xứng tầm một trong những thủ đô lâu đời nhất châu Á. Sau hơn nghìn năm âm thầm bồi đắp, nuôi dưỡng và trải qua bao thăng trầm cùng mảnh đất kinh kỳ, sông Hồng sẽ lại chứng kiến một giai đoạn phát triển mới của Thủ đô.

Cứ mỗi buổi chiều, vỉa hè, thậm chí là cả lòng đường Tố Hữu đều biến thành điểm tập kết xe thu gom rác, gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị nghiêm trọng.

Đảo giao thông tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt – Bưởi và đường dẫn lên tuyến đường vành đai 2 trên cao được trồng nhiều cây xanh đa tầng, tạo không gian xanh mát.

Ngày mai (28/6), theo chương trình, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo Luật Thủ đô (Sửa đổi). Sửa đổi Luật Thủ đô là điểm nhấn lập pháp quan trọng của Kỳ họp thứ 7 cũng như của cả nhiệm kỳ.

Nhiều người dân sinh sống trên địa bàn huyện Mỹ Đức cho biết, trên tuyến đường trục Bắc - Nam nối Hà Nội với các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa thi công ì ạch hơn 6 tháng khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Là dự án trọng điểm có vai trò giảm ùn tắc, tuy nhiên do vướng nhiều thủ tục, dự án đường Âu Cơ - Nhật Tân đã bị chậm nhiều năm vẫn chưa thể thông xe vào 30/6 như kế hoạch.

Theo các chuyên gia, vấn đề “làn đường riêng” hay “làn đường ưu tiên” cần đặt vào sự nghiên cứu tổng thể quy hoạch đô thị để phát triển hệ thống giao thông công cộng.

Tại kỳ họp thứ 13 HĐND quận Thanh Xuân khoá VI, các đại biểu đã xem xét những báo cáo và tập trung quyết liệt chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng, các dự án trọng điểm từ nay đến cuối năm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 6 và Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7, được các cơ quan hoàn thiện, tiếp thu chỉnh lý để trình Quốc hội bấm nút thông qua vào ngày 28/6 tới.

Sáng 27/6, Hội đồng nhân dân huyện Đông Anh, khoá XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 14 nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.

Đến nay, thành phố có thêm 75 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 48 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu,

Hôm nay, 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm hỏi, nói chuyện thân mật với nhân dân xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024).

Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức ra quân hai chiến dịch “Kỳ nghỉ hồng” và “Hành quân xanh” năm 2024 với sự tham gia của gần 1.000 đoàn viên, thanh niên là công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang Thủ đô.

Chiều 26/6, HĐND huyện Thanh Oai đã khai mạc kỳ họp thứ 16. Đây là kỳ họp thường lệ giữa năm theo luật định của HĐND huyện, xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi ngân sách, đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024 và quyết nghị kế hoạch phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm 2024 của huyện.